Thiết kết giáo án dạy học lớp mầm - Lĩnh vực: Phát triển thể chất - Thể dục: Đi trong đường hẹp - Trò chơi: Bóng tròn to

I. Mục đích - yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ đi trong đường hẹp (3mx0,2m) không chạm vạch.

- Hứng thú chơi trò chơi , chơi đúng luật

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng đi trong đường hẹp không giẫm vào vạch, không cúi đầu, mắt nhìn thẳng phía trước, chân bước đều vừa phải, không lê chân,

- Phát triển tố chất nhanh, khéo, khả năng định hướng trong không gian.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ tính mạnh dạn, ưa thích hoạt động.

- Rèn luyện tính kỷ luật, tinh thần tập thể.

II. Chuẩn bị:

- 2 đường hẹp có chièu dài 3m , chiều rộng 20cm

- Địa điểm sân tập bằng phẳng, trang phục cô và trẻ gọn gàng.

 

doc66 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kết giáo án dạy học lớp mầm - Lĩnh vực: Phát triển thể chất - Thể dục: Đi trong đường hẹp - Trò chơi: Bóng tròn to, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON
( Thời gian thực hiện từ ngày 7/9 đến ngày 25/9/2015)
TUẦN 1 ( Từ ngày 7/9 đến ngày 11/9/2015)
CHỦ ĐỀ NHÁNH: TRƯỜNG MẦM NON
Ngày dạy: Thứ 2, ngày 7 tháng 9 năm 2015
 LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Thể dục
ĐI TRONG ĐƯỜNG HẸP
TC: BÓNG TRÒN TO
I. Mục đích - yêu cầu: 
1. Kiến thức:
- Trẻ đi trong đường hẹp (3mx0,2m) không chạm vạch.
- Hứng thú chơi trò chơi , chơi đúng luật
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đi trong đường hẹp không giẫm vào vạch, không cúi đầu, mắt nhìn thẳng phía trước, chân bước đều vừa phải, không lê chân,
- Phát triển tố chất nhanh, khéo, khả năng định hướng trong không gian.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ tính mạnh dạn, ưa thích hoạt động.
- Rèn luyện tính kỷ luật, tinh thần tập thể.
II. Chuẩn bị: 
- 2 đường hẹp có chièu dài 3m , chiều rộng 20cm 
- Địa điểm sân tập bằng phẳng, trang phục cô và trẻ gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
Cho trẻ hát bài “Trường chúng cháu là trường mầm non”
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Trường các con tên là trường gì? 
- Lớp con có những cô giáo nào ?
- Các con đang học ở lớp nào?
- Đến trường các con học những gì?
=> Các con ạ! Đến trường rất vui vì vậy các con phải chăm ngoan, học giỏi, và muốn đi học đều các con phải có một cơ thể khỏe mạnh để học tập và vui chơi.
- Bây giờ các con tập thể dục cùng cô nào?
2. Hoạt động 2: Khởi động: 
- Cô cho trẻ đi thành 1 vòng tròn khép kín. Sau đó cô đi vào trong và đi ngược chiều với trẻ: Đi thường -> đi bằng gót bàn chân -> đi thường -> Đi bằng mũi bàn chân -> đi thường -> chạy chậm -> chạy nhanh -> chạy chậm dần -> dừng lại
- Chuyển trẻ về đội hình 1 hàng dọc, giãn cách một cánh tay
3. Hoạt động 3: Trọng động:
a. BTPTC: 
- Cô giới thiệu bài tập
- Động tác tay: Đứng tự nhiên tay thả xuôi đầu không cúi xoay cổ tay.
- Động tác chân: Dậm chân tại chỗ.
- Động tác lườn: Cúi gập người về phía trước 
- Động tác bật: Trẻ bật tai chỗ.
* ( Tập xong cho trẻ chuyển đội hình, đứng 2 hàng quay mặt vào nhau cách nhau: 3,5m – 4m.).
b. VĐCB: Đi trong đường hẹp
- Trẻ đứng đội hình hàng ngang.
- Các con tập thể dục rất giỏi bây giờ cô mở cuộc thi xem bạn nào đi theo đường hẹp tới trường giỏi mà không bị chạm vạch nhé?
- Cô tập mẫu: 2 lần.
 + Lần 1: Tập mẫu không phân tích động tác.
 + Lần 2: Tập mẫu kết hợp phân tích động tác. 
- Để cuộc thi diễn ra tốt các con lắng nghe cô nói về thể lệ cuộc thi nhé! Có một con đường dài đến trường Mầm non của chúng mình đó, các con sẽ đi theo con đường này để tới trường. Cô sẽ tập mẫu để các con thi tốt hơn nhé: Cô đứng trước vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh “ Đi”, cô đi theo đường hẹp, đi thẳng không chạm vạch, không cúi đầu. Cứ như vậy cho đến hết đoạn đường, đến cuối đường thì nhẹ nhàng về cuối hàng.
 + Gọi 1trẻ lên tập thử.
- Trẻ thực hiện:
 + Cô cho cả lớp thực hiện: 3- 4 lần ( Khi trẻ thực hiện cô chú ý sửa sai, động viên trẻ )
- Hỏi lại tên bài tập: 
 + Các con vừa tập vận động gì?
 + Gọi một trẻ khá lên tập.
c. TCVĐ: Bóng tròn to
- Giới thiệu tên trò chơi
- Cô giới thiệu cách chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần
- Quá trình trẻ chơi cô quan sát động viên trẻ chơi
- Cô hỏi lại tên trò chơi.
4. Hoạt động 4: Hồi tĩnh: 
- Cô cho trẻ giả làm động tác của máy bay đi 1-2 vòng 
- Cho trẻ ra chơi
* Kết thúc: Cho trẻ về sinh về lớp 
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ khởi động
- Trẻ về đội hình 1 hàng dọc
- Trẻ chú ý
- Trẻ tập cùng cô
- 3 lần x 4 nhịp
- 4 lần x 4 nhịp
- 3 lần x 4 nhịp
- 3 lần x 4 nhịp
- Trẻ chuyển đội hình
- Trẻ chú ý
- Trẻ chú ý 
- Trẻ tập
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chú ý
- Trẻ chơi 
- Trẻ đi 1-2 vòng nhẹ nhàng
- Trẻ chơi
- Trẻ thực hiện
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QUAN SÁT : CÂY ĐU ĐỦ
 TRÒ CHƠI : LỘN CẦU VỒNG 
I.Mục đích - yêu cầu
1.Kiến thức:
- Trẻ được hít thở không khí trong lành, mở rộng hiểu biết cho trẻ về thế giới xung quanh, nhận biết và gọi tên một số đặc điểm của cây đu đủ. (Quan sát kỹ phần thân cây đu đủ)
 2.Kỹ năng:
- Phát triển ngôn ngữ đáp ứng nhu cầu vận động của trẻ.
- Phát triển ở trẻ khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định
- Thông qua hoạt động vui chơi nhằm phát triển thể lực cho trẻ
3.Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, yêu trường lớp, có ý thức giữ gìn vệ sinh làm đẹp môi trường.
II.Chuẩn bị:
- Cây đu đủ để quan sát
- Trang phục của cổ trẻ gọn gàng
- Đồ chơi ở sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho trẻ
III.Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1.Quan sát cây đu đủ
- Cô cho trẻ đi ra sân đến địa điểm khu vườn của trường cho trẻ quan sát cây 2-3 phút, cô đặt câu hỏi gợi mở để trẻ nói lên những hiểu biết của mình.
+ Bạn nào giỏi cho cô biết đây là cây gì?
+ Cây có những phần nào?
=> Cô chốt lại: Đây là cây đu đủ, cây có phần gốc, thân và ngọn cây đu đủ.
- Cô chỉ và hỏi trẻ:
+ Đây là phần gì của cây đu đủ? ( Thân cây)
( Gọi 3- 5 trẻ trả lời)
+ Thân cây có đặc điểm gì? 
( Gọi 3- 5 trẻ trả lời)
=> Cô chốt lại: Đây là phần thân cây đu đủ, thân cây to, xù xì.
+ Trồng cây để làm gì?
+ Ngoài cây đu đủ chúng mình còn biết cây nào khác nữa?
Þ Cô chốt lại giáo dục trẻ: Đúng rồi, các cô các bác đã rất vất vả để trồng được những cây như thế này đấy để cho trường chúng ta thêm đẹp, có quả ăn nữa vì vậy các con phải biết chăm sóc và bảo vệ các loại cây nhé! 
2. Hoạt động 2: Trò chơi: "Lộn cầu vồng”
- Cô giới thiệu cho trẻ tên trò chơi.
- Cô nhắc cho trẻ cách chơi.
- Cô cho trẻ chơi 3 - 4 lần xen kẽ các lần trẻ chơi cô bao quát trẻ động viên khuyến khích trẻ chơi.
- Cô giáo dục trẻ chơi đoàn kết chơi cùng với bạn. 
- Cô hỏi lại trẻ tên trò chơi.
3. Hoạt động 3: Kết thúc
- Cô tập chung trẻ, điểm danh về lớp vệ sinh chuyển hoạt động tiếp theo.
- Trẻ thực hiện
+Trẻ kể
+Trẻ trả lời các câu hỏi của cô.
- Trẻ chú ý
- Trẻ chú ý
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi
- Trẻ thực hiện
Ngày dạy: Thứ 4 ngày 9 tháng 9 năm 2015
 LĨNH VỰC : PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Văn học: 
 THƠ : MẸ VÀ CÔ
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức.
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, đọc thuộc bài thơ, biết đọc diễn cảm bài thơ.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ.
- Mở rộng vốn từ cho trẻ.
3. Thái độ.
- Trẻ thích đến trường, lớp mần non đoàn kết yêu mến cô giáo và các bạn 
- Chăm ngoan học giỏi
II. Chuẩn bị.
- Giáo án trình chiếu
- Que chỉ 
III. Tổ chưc hoạt động 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: Gây hứng thú – Giới tiệu bài 
- Cho trẻ hát bài “Trường chúng cháu là trường mầm non ”
- Cô trò chuyện với trẻ về trường mầm non .
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Lớp mẫu giáo bé A1 có những cô giáo nào ?
- Ngoài cô giáo ra trong lớp mình còn có ai nữa ?
- Sáng ai thường đưa các con đi học?
- Các con đến trường có vui không ?
- Các con được mẹ đưa đến trường, được các cô dạy học chăm sóc, còn rất nhiều đồ dùng đồ chơi. Hôm nay cô có bài thơ rất hay đó là bài thơ : Cô và mẹ cả lớp lắng nghe nhé!
2. Hoạt đông 2. Nội dung
- Cô đọc mẫu
+ Cô đọc lần 1- đọc diễn cảm –giới thiệu tên tác giả, tác phẩm 
+ Cô đọc lần 2 - chỉ hình ảnh minh họa
3. Hoạt động 3 : Đàm thoại
- Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Bài thơ do ai sáng tác?
- Bài thơ nói đến gì ?
- Buổi sáng bé như thế nào ?
- Buổi chiều bé làm gì?
- Hai chân trời của con là ai?
Buối sáng các bé chào mẹ đến trường với các cô 
 " Buổi sáng bé chào mẹ 
 Chạy đến ôm cổ cô "
- Cả ngày được các cô yêu thương, chăm sóc, được học, chơi đến chiều các bé lại được về với mẹ.
 “ Buổi chiều bé chào cô 
 Rồi xà vào lòng mẹ "
- Mẹ và cô giáo luôn là những người yêu thương, chăm sóc, luôn làn người để các bé hướng tới những điều tốt đẹp hơn.
 " Mặt trời mọc rồi nặn 
 Trên đôi chân lon ton
 Hai chân trời của con
 Là mẹ và cô giáo "
=> Cô chốt lại và giáo dục trẻ : Các con ạ, mẹ và cô giáo luôn là người hết mực yêu thương chăm sóc các con, nên các con phải chăm ngoan nghe lời người lớn, cô giáo.
4. Hoạt động 4 : Dạy trẻ đọc thơ 
- Cô cho cả lớp đọc 3 lần, thay đổi tư thế đọc 
- Luân phiên giữa tổ, nhóm, cá nhân.
- Cô chú ý quan sát và động viên sửa sai cho trẻ.
- Hỏi lại tên bài 
* Kết thúc
- Cho trẻ ra ngoài sân dạo chơi
- Trẻ hát 
- Trẻ lắng nghe và trả lời câu hỏi của cô
- Các bạn
- Trẻ trả lời
- Mẹ và cô 
- Trẻ trả lời 
- Mẹ và cô giáo 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Cả lớp đọc
- Trẻ đọc luân phiên các tổ
- Trẻ trả lời 
- Trẻ thực hiện
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ : DẠO CHƠI
TRÒ CHƠI : BÓNG TRÒN TO
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ được hít thở không khí trong lành, thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
- Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô đặt ra.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng quan sát, ý thức trong khi chơi.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ ngoan, chơi đoàn kết với các bạn, biết giữ gìn, bảo vệ trường lớp học
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi rộng sạch sẽ
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: HĐCCĐ - Dạo chơi
 - Cho trẻ ra sân đứng xung quanh cô và hát bài “Khúc hát dạo chơi”
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Bây giờ các con đang đứng ở đâu?
- Các con cùng nhau đi dạo quanh sân trường mình nhé?
- Cô cho trẻ vừa đi dạo vừa quan sát quang cảnh trường.
+ Các con thấy những gì ở trường?
+ Cô cho trẻ tìm hiểu những gì trẻ thích.
+ Các con có yêu quý ngôi trường của mình không?
+ Các con phải làm gì để bảo vệ trường, lớp của mình?
=> Giáo dục trẻ: Không vứt rác bừa bãi, không làm bẩn trường lớp, giữ gìn đồ dùng đồ chơi,ra chơi không ngắt lá bẻ cành. Trong khi chơi, chơi đoàn kết, không xô đẩy bạn.
2. Hoạt động 2: Trò chơi “Bóng tròn to ”
- Cô giới thiệu cho trẻ tên trò chơi.
- Cô nhắc cho trẻ cách chơi.
- Cô cho trẻ chơi 3 - 4 lần xen kẽ các lần trẻ chơi cô bao quát trẻ động viên khuyến khích trẻ chơi.
 - Cô giáo dục trẻ chơi đoàn kết không xô đẩy bạn và hỏi lại trẻ tên trò chơi.
- Cô tập chung trẻ, điểm danh về lớp vệ sinh chuyển hoạt động tiếp theo.
- Trẻ hát cùng cô
- Khúc hát dạo chơi
- Sân trường
- Trẻ kể
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý nghe cô
- Trẻ chú ý chơi
- Trẻ thực hiện
Ngày dạy : Thứ 6 ngày 11 tháng 9 năm 2015
 LĨNH VỰC : PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
 Âm nhạc : 
	DH: TRƯỜNG CHÚNG CHÁU LÀ TRƯỜNG MẦM NON 
 NH: NGÀY VUI CỦA BÉ 
	TC : NGHE ÂM THANH ĐOÁN TÊN DỤNG CỤ 
I.Mục đích yêu cầu :
1. Kiến thức :
- Trẻ thuộc và hát đúng giai điệu bài hát " Trường chúng cháu là trường mầm non " Lắng nghe cô hát và chú ý chơi trò chơi.
- Trẻ hiểu nội dung bài hát và thích được đến trường lớp học.
2. Kỹ năng :
- Rèn kỹ năng ca hát , đúng giai điệu của bài hát nhằn phát triển ngôn ngữ cho trẻ .
- Giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong học tập 
3. Thái độ :
- Yêu mến trường lớp mầm non 
- Trẻ chú ý lắng nghe và có ý thức trong học tập.
II.Chuẩn bị :
- Xắc xô , phách, mũ chóp
- Nhạc các bài hát
- Cô và trẻ gọn gàng thỏa mái 
III.Tổ chức hoạt động :
 Hoạt động của cô 
Hoạt động của trẻ 
1. Hoạt động 1. Gây hứng thú – giới thiệu bài 
 " Lắng nghe,lắng nghe"
- Các con nghe cô hỏi này?
- Các con đang học ở chủ điểm nào?
- Thế mỗi sáng thức dạy ai đã đưa các con đến lớp học?
- Thế các con đến trường, lớp học có vui không?
- Các con học ở trường nào ? lớp nào 
- Trong lớp có những ai ?
- Thế có bạn nào đến lớp học khóc nhè không?
=> Chốt lại. Cô thấy lớp chúng mình bạn nào đi học cũng ngoan còn biết tên trường tên lớp để về kể cho ông bà và bố mẹ nghe đấy.
- Có một bài hát cũng đã nói nên điều đó các bạn nhỏ . Đó chính là nội dung bài hát " Trường chúng cháu là trường mầm non mà giờ học hôm nay cô dạy các con học đấy!
2. Hoạt động 2: Dạy hát : Trường chúng cháu là trường mầm non
" Lắng nghe " 2
+ Cô hát lần 1 – Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả, nội dung bài hát.
+ Cô hát lần 2 kết hợp làm động tác minh họa 
- Các con nghe cô bắt nhịp và hát vang bài hát " Trường chúng cháu là trường mầm non " nhé!
- Cô bắt nhịp cả lớp hát 3 lần 
-Tổ hát :
- Nhóm hát :
- Cá nhân :
- Khi trẻ hát cô bao quát, động viên khuyến khích, kịp thời sửa sai cho trẻ 
- Cô vừa dạy các con học bài hát gì ?
3. Hoạt động 3:Trò chơi âm nhạc 
 " Trò chơi" 2 
- Cô thấy các con học ngoan và giỏi vậy cô thưởng cho chúng mình 1trò chơi đó là trò chơi "Nghe âm thanh đoán tên dụng cụ" 
- Để tham gia trò chơi tốt các con hãy nhắc lại luật chơi và cách chơi .
- Cô nhắc lại
- Cô tổ chức cho trẻ chơi , cô bao quát động viên khuyến khích trẻ kịp thời 
- Chúng mình vừa chơi trò chơi gì ?
4. Hoạt động 4: Nghe hát – Ngày vui của bé 
- Cô hát lần 1:
- Cô giới thiệu tên bài hát và tên tác giả 
- Cô hát lần 2 kết hợp làm động tác mimh họa, tóm tắt 
 nội dung bài hát
- Cô hát lần 3 cho trẻ hưởng ứng cùng cô 
- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
* Kết thúc giờ học :
- Cô cùng trẻ đi nhẹ nhàng ra sân chơi 
 " Nghe gì "2
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Chú ý lăng nghe 
- Cả lớp hát 
- 3 tổ mỗi tổ 1 lần
- Trẻ hát theo nhón
- 2-4 trẻ 
 - Trẻ trả lời
 - "Chơi gì"2
- Trẻ biết tên trò chơi 
- Trẻ nhắc lại luật chơi và cách chơi 
- Trẻ chú ý nghe
- Trẻ hứng thú chơi 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ chú ý lắng nghe 
- Trẻ hiểu nội dung bài hát 
- Trẻ trả lời
- Trẻ ra chơi 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ : LÀM ĐỒ CHƠI TỪ GIẤY
CHƠI TỰ DO
I. Mục đích yêu cầu:	
1. Kiến thức:
- Trẻ được hít thở không khí trong lành, biết làm một số đồ chơi đơn giản từ giấy.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng thao tác với giấy của bàn tay, ngón tay.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ ngoan, chơi đoàn kết với các bạn, biết giữ gìn, bảo vệ trường lớp.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi rộng sạch sẽ
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: HĐCCĐ “Làm đồ chơi từ giấy”
 - Cho trẻ ra sân đứng xung quanh cô và hát bài “Khúc hát dạo chơi”
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Bây giờ các con đang đứng ở đâu?
- Chúng mình thấy hôm nay có gì khác biệt?
- Cô và các con cùng nhau làm đồ chơi từ giấy này nhé!
+ Cô gợi ý một số đồ chơi làm từ giấy
+ Cô cùng trẻ thự hiện,và giúp đỡ trẻ thực hiện hoàn thành sản phẩm của mình
+ Cô tổ chức cho trẻ chơi với đồ chơi làm được từ giấy.
=> Giáo dục trẻ: Không vứt rác bừa bãi, không làm bẩn trường lớp, giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
2 Hoạt động 2.Chơi tự do
- Cô tổ chức cho trẻ vệ sinh trường học ( Nhặt lá cây bỏ vào sọt rác)
- Cô cho trẻ chơi tự do với đồ chơi có sẵn trên sân.
- Cô bao quát trẻ. Nhắc nhở trẻ khi chơi đoàn kết, chơi quanh khu vực sân trường.
- Hết giờ cô nhắc trẻ thu dọn đồ dùng, kiểm tra sĩ số trẻ, nhắc trẻ vệ sinh sau khi chơi và về lớp.
- Trẻ hát cùng cô
- Khúc hát dạo chơi
- Sân trường
- Có nhiều giấy
- Trẻ trả lời.
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chú ý
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chơi tự do ở sân
- Trẻ thực hiện
TUẦN 2( Từ ngày 14/9 đến ngày 18/9/2015)
CHỦ ĐỀ NHÁNH: LỚP HỌC CỦA BÉ
Ngày dạy: Thứ 3, ngày 15 tháng 9 năm 2015
 LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
Tạo hình:
VẼ ĐƯỜNG ĐI TỚI TRƯỜNG (Mẫu)
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cầm bút bằng tay phải, vẽ những nét thẳng, nét ngang tạo thành con đường đi.
2. Kĩ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ năng cầm bút, tư thế ngồi.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ yêu quý con đường mà hàng ngày trẻ vẫn đi tới trường.
II.Chuẩn bị:
- Tranh vẽ về con đường.
- Giấy, bút sáp màu đủ cho trẻ
- Nhạc chủ đề
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động1: Trò chuyền về chủ đề
- Hát bài hát “Đường và chân”
- Trò chuyện với trẻ về con đường hàng ngày trẻ đi tới trường.
- Bài hát nói về gì?
- Hôm nay ai đưa các con đi học?
- Muốn đi được tới trường các con đi ở đâu?
- Con thấy con đường như thế nào?
- Khi đi trên đường con thấy những gì?
2.Hoạt động 2: Quan sát đàm thoại mẫu.
Cô có bức tranh gì đây?
Con đường này như thế nào?
2 bên đường có những gì?
Muốn có được con đường đẹp phải vẽ những nét như thế nào?
Cô đã dùng màu gì để tô con đường đây nhỉ?
Những bông hoa được cô tô như thế nào?
Cô đã dùng màu gì để tô nền cho bức tranh?
=> Cô chốt lại
* Hỏi ý định của trẻ: 
- Con định vẽ đường đi tới trường như thế nào?
- Co sẽ vẽ gì hai bên đường?
- Vẽ song con dùng màu gì để tô?
- Co sẽ tô như thế nào?
( Cô hỏi 2- 3 trẻ nói nên ý tưởng của mình và hướng trẻ vào tranh mẫu cô chuẩn bị)
3.Hoạt động 3. Cô vẽ mẫu+ Trẻ thực hiện:
- Cô hỏi trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút vẽ, tô màu.
- Cô vẽ mẫu một lần. Cô vừa vẽ vừa nói cách vẽ, tư thế ngồi, cách cầm bút. Cô vẽ nét thẳng ngang thứ nhất sau đó cô vẽ tiếp nét thẳng ngang thứ 2 để tạo thành con đường. Cô cho trẻ cùng thực hiện
- Trên đường đi tới trường còn có cỏ, nhiều hoa( Cô vẽ và gợi ý trẻ thực hiện trên bài của mình)
- Muốn có con đường đẹp cô tô màu con đường, cô dùng màu nâu để tô. Cô cho trẻ chọn màu và tô màu con đường. Màu đỏ cô tô bông hoa, màu xanh cô tô lá, cỏ.
- Để bức tranh thêm đẹp hơn cô tô màu nề cho bức tranh( Cô nói cách chọn màu và cho trẻ tìm màu và thực hiện cùng cô)
- Cô nhắc nhở trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút, cách cầm giấy.
- Khi trẻ vẽ cô quan sát nhắc nhở, động viên trẻ vẽ trẻ.
 + Trẻ yếu cô nhắc lại kỹ năng vẽ và giúp đỡ trẻ để trẻ có thể hoàn thiện sản phẩm của mình.
- Cô khuyến khích trẻ sáng tạo, tô màu con đường cho đẹp hơn.
4.Hoạt động 4. Nhận xét trưng bày sản phẩm:
- Cô cho trẻ treo tranh lên trưng bày
- Trẻ nhận xét tranh của mình, của bạn.
- Con thích bức tranh của bạn nào nhất?
- Vì sao con thích?
- Bạn vẽ gì? Bạn tô màu như thế nào?
- Để vẽ được bức tranh con cần có gì, vẽ như thế nào ? Bạn vẽ có giống tranh mẫu không? 
=> Cô nhận xét chung, tuyên dương trẻ có bài làm tốt, động viên trẻ khác trong giờ sau cố gắng hoàn thiện bài tốt hơn.
- Giáo dục trẻ khi đi trên đường phải đi bên phải và mình còn nhỏ phải có người lớn đi cùng.
5. Hoạt động 5: Kết thúc:
Cho trẻ đứng dậy ra ngoài sân trường dạo chơi
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời.
Trẻ quan sát tranh.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chú ý nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát cô vẽ mẫu
Trẻ thực hiện.
- Mang sản phẩm lên trưng bày.
 Trẻ thực hiện
- Trẻ chú ý
- Trẻ thực hiện
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ : DẠO CHƠI
TRÒ CHƠI : KÉO CƯA LỪA XẺ
CHƠI TỰ DO	
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ được hít thở không khí trong lành, thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
- Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô đặt ra.
2. Kỹ năng: 
 - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh và ghi nhớ.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ ngoan, chơi đoàn kết với các bạn, biết giữ gìn, bảo vệ trường lớp.
II. Chuẩn bị:
 - Sân chơi rộng sạch sẽ
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: HĐCCĐ “Dạo chơi”
 - Cho trẻ ra sân đứng xung quanh cô và hát bài “Khúc hát dạo chơi”
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Bây giờ các con đang đứng ở đâu?
- Các con cùng nhau đi dạo quanh sân trường mình nhé?
- Cô cho trẻ vừa đi dạo vừa quan sát quang cảnh trường.
+ Các con thấy những gì ở trường?
+ Cô cho trẻ tìm hiểu những gì trẻ thích.
+ Các con có yêu quý ngôi trường của mình không?
+ Các con phải làm gì để bảo vệ trường, lớp của mình?
=> Giáo dục trẻ: Không vứt rác bừa bãi, không làm bẩn trường lớp, giữ gìn đồ dùng đồ chơi,ra chơi không ngắt lá bẻ cành.
2. Hoạt động 2: Trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ ”
- Cô giới thiệu cho trẻ tên trò chơi.
- Cô nhắc cho trẻ các chơi.
- Cô cho trẻ chơi 3 - 4 lần xen kẽ các lần trẻ chơi cô bao quát trẻ động viên khuyến khích trẻ chơi.
 - Cô giáo dục trẻ chơi đoàn kết không xô đẩy bạn và hỏi lại trẻ tên trò chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
- Cô tổ chức cho trẻ vệ sinh trường học ( Nhặt lá cây bỏ vào sọt rác)
- Cô cho trẻ chơi tự do với đồ chơi có sẵn trên sân.
- Cô bao quát trẻ. Nhắc nhở trẻ khi chơi đoàn kết, chơi quanh khu vực sân trường.
- Hết giờ cô nhắc trẻ thu dọn đồ dùng, kiểm tra sĩ số trẻ, nhắc trẻ vệ sinh sau khi chơi và về lớp 
- Trẻ hát cùng cô
- Khúc hát dạo chơi
- Sân trường
- Trẻ kể
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý nghe cô
- Trẻ chú ý chơi
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chơi tự do ở sân
- Trẻ thực hiện
Ngày dạy: Thứ 5, ngày 17 tháng 9 năm 2015
 LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
MTXQ:
TRÒ CHUYỆN VỀ LỚP HỌC CỦA BÉ
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết được tên lớp, tên cô giáo và một số hoạt động của lớp, một số đồ dùng đồ chơi có ở trong lớp.
2. 

File đính kèm:

  • docGIAO_AN_MG_BE_CHU_DE_MN_BAN_THAN_GIA_DINH.doc