Bài giảng lớp Lá - Chủ điểm: Phương tiện giao thông
I/ MỤC TIÊU:
1. Phát triển thể chất:
* Giáo dục dinh dưỡng:
- Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể khoẻ nhanh lớn. Biết giữ gìn vệ sinh trong ăn uống.
* Thể dục:
- Thực hiện được các vận động cơ bản như: Bật, nhảy, chạy.
2. Phát triển nhận thức:
- So sánh và phận biệt được những đặc điểm giống và khác nhau của các phương tiện giao thông qua tên gọi, lợi ích, vận động, tiếng kêu.
- Phân nhóm phương tiện giao thông và tìm dấu hiệu chung của chúng.
- Nhận biết được một số biển báo giao thông đơn giản.
- Nhận biết được số lượng, chữ số, trong phạm vi 9.
- Biết được sự an toàn khi tham gia ngồi trên các loại phương tiện giao thông.
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Trả lời được một số câu hỏi về các phương tiện giao thông
- Biết đọc thơ diễn cảm, thể hiện được điệu bộ khi đọc thơ. Biết kể nội dung chuyện đơn giản theo tranh về các phương tiện giao thông.
- Biết được một số ký hiệu giao thông đơn giản như đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng.
CHỦ ĐIỂM: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG Thời gian thực hiện : 2 tuần từ ngày 14/3 đến ngày 25 tháng 3 năm 2011 I/ MỤC TIÊU: 1. Phát triển thể chất: * Giáo dục dinh dưỡng: - Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể khoẻ nhanh lớn. Biết giữ gìn vệ sinh trong ăn uống. * Thể dục: - Thực hiện được các vận động cơ bản như: Bật, nhảy, chạy.... 2. Phát triển nhận thức: - So sánh và phận biệt được những đặc điểm giống và khác nhau của các phương tiện giao thông qua tên gọi, lợi ích, vận động, tiếng kêu. - Phân nhóm phương tiện giao thông và tìm dấu hiệu chung của chúng. - Nhận biết được một số biển báo giao thông đơn giản. - Nhận biết được số lượng, chữ số, trong phạm vi 9. - Biết được sự an toàn khi tham gia ngồi trên các loại phương tiện giao thông. 3. Phát triển ngôn ngữ: - Trả lời được một số câu hỏi về các phương tiện giao thông - Biết đọc thơ diễn cảm, thể hiện được điệu bộ khi đọc thơ. Biết kể nội dung chuyện đơn giản theo tranh về các phương tiện giao thông. - Biết được một số ký hiệu giao thông đơn giản như đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng.... - Biết đọc theo từ khái quát “ Phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không ”. - Nhận biết và phát âm được chữ cái g, y trong tên các phương tiện giao thông. 4. Phát triển thẩm mỹ: - Biết sử dụng các vật liệu và phối hợp các màu sắc, đường nét hình dạng để tạo ra một số phương tiện giao thông. - Có kỹ năng tô màu, vẽ, xé dán, để tạo ra sản phẩm đẹp. Biết nhận xét đánh giá sản phẩm. - Hát tự nhiên, thể hiện cảm xúc, vận động nhịp nhàng theo nội dung bài hát nói về chủ điểm giao thông. 5. Phát triển tình cảm xã hội: - Nhận thấy được những công việc, việc làm, cử chỉ tốt đẹp của các bác các chú điều khiển phương tiện giao thông. - Biết được một số quy định dành cho người đi bộ, đi theo tín hiệu của đèn giao thông. - Biết được một số hành vi văn minh khi ngồi trên xe, đi trên đường bộ. - Biết giữ gìn an toàn cho bản thân khi tham gia giao thông trên đường. - Biết sử dụng các vật liệu phối hợp và màu sắc bố cục cân đối hài hoà về hình ảnh của các phương tiện giao giao thông II/ MẠNG NỘI DUNG: * Tuần 1: Phương tiện giao thông - Trẻ biết các loại phương tiện giao thông quen thuộc đường bộ, đường thủy, đường hàng không, phương tiện giao thông địa phương. - Biết đặc điểm màu sắc, âm thanh, tốc độ, nhiên liệu, nơi hoạt động. - Người điều khiển các loại phương tiện giao thông như tài xế, phi công. Công dụng, ích lợi chở người, chở hàng. * Tuần 2: Luật lệ giao thông - Trẻ biết một số qui định đơn giản của luật lệ giao thông đường bộ. - Một số tín hiệu đèn giao thông. - Chấp hành luật lệ giao thông và giữ an toàn khi tham gia giao thông đi trên đường. - Biết một số qui định khi ngồi trên tàu, xe. III/ MẠNG HOẠT ĐỘNG: * PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC: + LQVT: - Mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 9 - Thêm bớt chia nhóm đối tượng 9 thành 2 phần + MTXQ: - Quan sát một số phương tiện giao thông phổ biến. - Quan sát một số biển hiệu giao thông đường bộ đơn giản. * PHÁT TIỂN THỂ CHẤT: + Thể dục: - Bật liên tục 4-5 vòng. Chạy nhanh 12m. - Nhảy khép và tách chân. Nhảy lò cò. * PHÁT TRIỂN THẨM MỸ: + Tạo hình: - Dán hình ô tô chở khách. - Xé dán thuyền trên biển. + Âm nhạc: - Hát “ Em đi qua ngã tư đường phố”. Nghe hát “ Em đi chơi thuyền” Trò chơi “ Ai đoán giỏi” - Hát “ Đường em đi”. Nghe hát “ Anh phi công ơi”. Trò chơi “ Nghe tiếng hát tìm đồ vật” * PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: + Văn học: - Truyện: “ Vì sao thỏ cụt đuôi” - Thơ: “ Cô dạy con” + LQCC: - Tô chữ G Y - Ôn nhóm chữ G Y * PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM – XÃ HỘI: + Góc phân vai: Quầy bán vé xe, cửa hàng dịch vụ bán vé xe. + Góc xây dựng: Lắp ráp ô tô, máy bay. Xây bến xe. + Góc học tập: Xem tranh, đọc chữ cái, tô màu, tô chữ cái, đọc thơ, đọc chuyện về chủ đề phương tiện giao thông. + Góc nghệ thuật: Hát vận động một số bài hát của chủ đề, tô màu, vẽ, xé dán, các loại phương tiện giao thông. + Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, tưới nước cho cây, lau lá cây. + Góc thư viện: Xem sách tranh ảnh về phương tiện giao thông. + Trò chơi vận động: Bánh xe quay, ô tô vào bến + Trò chơi dân gian: Rồng rắn, kéo co, bỏ giẻ. IV/ CHUẨN BỊ HỌC LIỆU: - Tranh ảnh về một số phương tiện giao thông. - Một số biển báo đơn giản về giao thông. - Ghi âm thanh của một số phương tiện giao thông. - Lựa chọn một số trò chơi, bài hát, câu chuyện, có liên quan đến chủ đề phù hợp với khả năng của trẻ. thẻ chữ cái, chữ số. Một số đồ chơi bằng xe nhựa. - Bút đen chì tô, giấy màu, hồ dán. Một số đồ dùng như xe, máy bay để phục vụ học toán. Người lên kế hoạch Võ Thị Kiều Tiên KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT TUẦN TUẦN 1: Chủ đề: Phương tiện giao thông ( Từ ngày 14/3 đến ngày 18/03 /2011 ) I/ Đón trẻ trò chuyện: - Đón trẻ đầu giờ. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề một số phương tiện giao thông. - Điểm danh trẻ II/ Thể dục buổi sáng: - ĐT hô hấp: Máy bay “ ù..ù”. - ĐT Tay vai: Tay đưa ra phía trước, đưa lên cao. - ĐT Chân: Ngồi khụyu gối (tay đưa cao, ra trước) - ĐT bụng lườn: Đứng cúi gập người về phía trước, tay chạm ngón chân. - ĐT bật nhảy: Bật tách chân, khép chân. III/ Hoạt động ngoài trời: - Trẻ tập thể dục xong cho trẻ đi theo hàng lối quan sát thiên nhiên, thời tiết. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề một số phương tiện giao thông. - Cho trẻ ôn lại những kiến thức đã học. - Làm quen với bài sắp học trong tuần. - Trò chơi vận động: Bánh xe quay - Chơi dân gian: Rồng rắn, kéo co - Chơi tự do: vẽ tự do theo ý thích, chơi thả thuyền dưới nước, thả máy bay. IV/ Hoạt động chung: Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 MTXQ: - Quan sát một số phương tiện giao thông phổ biến. Thể dục: - Bật liên tục 4-5 vòng. Chạy nhanh 12m. LQVT - Mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 9 Hát “ Em đi qua ngã tư đường phố”.Nghe hát: “ Em đi chơi thuyền” Trò chơi: Ai đoán giỏi Tạo hình: “Dán hình ô tô chở khách” - Truyện: “ Vì sao thỏ cụt đuôi” LQCC: - Tô chữ G Y V. Hoạt động góc: * Góc phân vai: “ Quầy bán vé xe” Yêu cầu: Trẻ biết thể hiện vai chơi mua bán vé xe ở bến xe khách. Chuẩn bị: Góc chơi, giấy giả làm tiền bằng số, giấy vé xe. * Góc nghệ thuật: Vận động các bài hát trong chủ điểm.Vẽ, tô màu, cắt dán, xé dán các loại phương tiện giao thông. Yêu cầu: Trẻ vận động được một số bài hát về chủ đề. Có kĩ năng vẽ, nặn, cắt, xé, xếp để tạo ra sản phẩm về phương tiện giao thông. Chuẩn bị: Dụng cụ âm nhạc, giấy, bút màu, đất, nặn, góc chơi, hồ dán. giấy, kéo * Góc xây dựng: “Lắp ráp ô tô, máy bay” Yêu cầu: Trẻ biết dùng các miếng ghép để ghép thành ô tô, máy bay hoặc theo ý thích của mình. Chuẩn bị : Khối gạch, đồ chơi lắp ghép * Góc học tập: Xem tranh ảnh, xem sách, đọc chữ cái và số, đọc thơ, kể chuyện về chủ đề. Yêu cầu: Trẻ có kĩ năng mở sách, luyện đọc phát âm rõ ràng qua bài thơ. Chuẩn bị : Tranh ảnh về phương tiện giao thông, sách, thẻ chữ cái, chữ số. * Góc thiên nhiên: Quan sát, chăm sóc cây. Yêu cầu : Trẻ biết lau cây, tưới nước cho cây, trồng cây, quan sát cây. Chuẩn bị : Cây xanh, nước, khăn lau, góc chơi. *Cách tiến hành chung cho các góc chơi: Cho trẻ tập trung lại hát bài hát trong chủ điểm. Cô và trẻ cùng nhau thảo luận trò chuyện về chủ đề, chủ điểm chơi, chọn góc chơi, thoả thuận trong nhóm, cho trẻ phân vai và nhận vai chơi, sau đó đi về góc chơi chơi thực hiện Trong khi trẻ chơi cô bao quát hướng dẫn cho trẻ cùng chơi với trẻ để trẻ thể hiện được vai chơi trong nhóm. - Cho trẻ quan sát từng góc chơi, sau đó cô và trẻ cùng nhận xét đánh giá sản phẩm chơi ở các góc, cô nhấn mạnh vào góc chơi chính khuyến khích hướng dẫn trẻ lần sau chơi tốt hơn. - Kết thúc thu dọn đồ chơi vào nơi quy định gọn gàng. VI/ Hoạt động chiều: - Đón trẻ đầu giờ. - Điểm danh trẻ. - Ôn lại kĩ năng trẻ thực hiện chưa tốt ở hoạt động buổi sáng. - Làm quen với kiến thức ngày hôm sau. - Chơi tự do xem tranh ảnh, đọc thơ, nghe chuyện, chơi vận động, dân gian, chơi trò chơi học tập - Nêu gương - cắm cờ - Vệ sinh - trả trẻ trao đổi với phụ huynh, kết quả học tập, sức khỏe, vệ sinh, của trẻ trong tuần. - Nhận xét- đánh giá cuối ngày KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY Thứ 2 ngày 14 tháng 03 năm 2011 Chủ đề: Phương tiện giao thông I/ Các hoạt động trong ngày: 1. Đón trẻ, điểm danh trẻ. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề phương tiện giao thông 2. Thể dục: Tập các động tác như kế hoạch tuần đã soạn 3. Hoạt động ngoài trời : - Cô và trẻ dạo chơi quanh sân trường, các con quan sát bầu trời hôm nay như thế nào? thời tiết như thế nào? ( kết hợp giáo dục trẻ đi học phải sạch sẽ nhớ đội mũ mang dép mặc áo ấm khi thời tiết thay đổi), Hàng ngày bố mẹ đưa các con đi học bằng phương tiện gì? trên đường đi con nhìn thấy xe gì nữa? - Trò chuyện với trẻ các loại phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không, kết hợp cho trẻ xem tranh - Chơi vận động : “Bánh xe quay” * Mục đích: Rèn luyện cho trẻ sự dẻo dai, nhanh nhẹn khéo léo, phát triển các cơ chân, tay * Chuẩn bị: 1 cái xắc xô, * Cách chơi: Chia trẻ làm hai nhóm đều nhau, xếp thành hai vòng tròn đồng tâm quay mặt vào trong. Khi cô gõ xắc xô trẻ cầm tay nhau chạy vòng tròn theo hướng ngược nhau ( theo nhịp xắc xô). Khi cô ngừng gõ thì ngồi xuống. Cô gõ lúc nhanh, lúc chậm để cho trẻ chú ý. - Chơi dân gian: “Rồng rắn” * Mục đích: Thông qua trò chơi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và phát triển các cơ, khéo léo nhịp nhàng * Chuẩn bị: Trẻ đọc thuộc lời “đối thoại ” * Cách chơi: Số trẻ chơi từ 10- 12 trẻ. Một trẻ làm “ thầy thuốc” đứng một chỗ. Các trẻ khác túm đuôi áo nhau thành “ rồng rắn” ( trẻ đứng đầu chọn cháu lớn nhất, khỏe nhất trong nhóm) “ Rồng rắn” đi lượn vòng vèo, vừa đi vừa hát: “ Rồng rắn..” Đến câu cuối cùng thì dừng lại trước mặt “ thầy thuốc”. Rồng rắn và thầy thuốc đối thoại nhau: “Thầy thuốc” đuổi bắt “rồng rắn”. Trẻ đứng đầu dang tay cản “thầy thuốc”, “thầy thuốc” tìm mọi cách để bắt được “khúc đuôi”. Nếu “thầy thuốc” bắt được khúc đuôi thì “ rồng rắn” thua, nếu “ rồng rắn” bị đứt khúc hoặc bị ngã thì cũng thua. - Chơi tự do: Vẽ tự do theo ý thích, chơi thả thuyền dưới nước, thả máy bay. II/ Hoạt động có chủ đích: Hoạt động I: Thể dục Đề tài : Bật liên tục 4 - 5 vòng. Chạy nhanh 12m. 1/ Yêu cầu: - Trẻ biết nhún bật liên tục 4 - 5 vòng. Chạy nhanh 12m - Rèn luyện phát triển cơ chân cho trẻ. 2/ Chuẩn bị: - 4 - 5 vòng thể dục, sân học bằng phẳng, máy nghe nhạc. Lá cờ Nội dung tích hợp: Âm nhạc, 3/ Phương pháp: Luyện tập - thực hành 4/ Hoạt động trọng tâm: a. Mở đầu hoạt động - Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề phương tiện giao thông. Các con biết có những loại phương tiện giao thông nào? Khi ngồi trên xe con phải ngồi như thế nào? Cho trẻ hát bài “ Đoàn tàu nhỏ xíu” b. Tiến hành hoạt động * Hoạt động 1: Khởi động : - Cho trẻ đi thường, nhanh, chậm, kiễng gót, hạ chân, khom lưng, chạy nhanh chạy chậm, sau đó giãn hàng cách đều * Hoạt động 2: Bài tập phát triển chung: - Động tác tay vai: Tay đưa ra phía trước, đưa lên cao. - Động tác chân: Ngồi khụyu gối (tay đưa cao, ra trước) - Động tác bụng lườn: Đứng cúi gập người. - Động tác bật : Bật tách chụm chân. Chuyển đội hình thành hai hàng ngang. * Hoạt động 3 : Vận động cơ bản: Bật liên tục 4 - 5 vòng. - Cô hướng dẫn cách bật. Cô làm mẫu - Cho 1 – 2 trẻ lên làm thử sửa sai - Lần lượt 2 cho trẻ thực hiện - Cô động viên khuyến khích sửa sai cho trẻ kịp thời. + Vận động chạy nhanh 12m - Cho trẻ chạy nhanh 12m đến lá cờ, đi nhẹ nhàng trở về. Cho trẻ chạy theo nhóm, lớp. * Hoạt động 4: Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng hít thở sâu. c. Kết thúc tiết học : Trẻ thu dọn đồ dùng Hoạt động II: Môi trường xung quanh Đề tài : Quan sát một số phương tiện giao thông phổ biến. 1. Mục đích yêu cầu. - Trẻ biết phân nhóm các loại phương tiện giao thông theo nơi hoạt động. Rèn luyện khả năng quan sát, chú ý của trẻ. - Giáo dục cho trẻ khi ngồi trên xe phải ngồi ngay ngắn. 2. Chuẩn bị: - Tranh về các loại phương tiện giao thông Nội dung tích hợp: Âm nhạc, 3. Phương pháp: Đàm thoại, quan sát 4. Tiến hành : a. Mở đầu hoạt động: - Cho trẻ hát bài “ Em đi chơi thuyền” Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề các loại PTGT, có những loại PTGT nào? b. Hoạt động trọng tâm: * Hoạt động 1: - Các cháu hãy kể về PTGT đường bộ gồm có những xe gì? Cô cho trẻ xem tranh quan sát - Nhận xét chi tiết về xe máy, ô tô, xe đạp, tàu hỏa. Cho trẻ đọc chi tiết từng phần. Đọc tên các loại phương tiện giao thông. Các loại xe này chạy ở đâu. Các loại PTGT này dùng để làm gì? Nó chạy bằng nhiên liệu gì? - Đi xe đạp và xe máy đi xe nào nhanh hơn. - Con hãy kể về PTGT đường thủy, đường hàng không, các bước tiến hành như trên. - Kết hợp giáo dục trẻ khi ngồi trên xe phải ngồi ngay ngắn, không thò đầu thò tay ra ngoài. - Trò chơi xe gì biến mất * Hoạt động 2: - So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa xe đạp và xe máy * Hoạt động 3: Phân nhóm các loại phương tiện giao thông. - Cho trẻ lên phân loại các nhóm PTGT - Trò chơi: Hãy kể đúng tên. - Cô nói: “ Trên đường” Trẻ nói: ô tô, xe máy, xe đạp. “ Dưới nước” Trẻ tàu thủy, thuyền. “ Trên không” Trẻ máy bay, phi cơ. c. Kết thúc: Cho trẻ hát bài ra chơi III/ HOẠT ĐỘNG GÓC: * Góc phân vai : “Quầy bán vé xe”. Yêu cầu: Trẻ biết thể hiện vai chơi mua bán vé xe ở bến xe khách. Chuẩn bị: Góc chơi, giấy giả làm tiền bằng số, giấy vé xe. * Góc xây dựng : “Lắp ráp ô tô, máy bay”. Góc chơi chính. Yêu cầu: Trẻ biết dùng các miếng ghép để ghép thành ô tô, máy bay hoặc theo ý thích của mình. Chuẩn bị: Khối gạch, đồ chơi lắp ghép * Góc thiên nhiên: “Quan sát, chăm sóc cây” Yêu cầu: Trẻ biết chăm sóc cây, tưới nước cho cây, lau lá cây. Chuẩn bị: Cây xanh, nước, khăn lau, góc chơi, đất. * Cách tiến hành: Cô và trẻ cùng hát bài hát về chủ điểm, gợi mở cho trẻ hướng trẻ các góc chơi, thảo luận trò chuyện với trẻ về góc chơi. Cho trẻ nhận vai chơi, sau đó đi về các góc chơi thực hiện. - Trẻ chơi cô bao quát hướng dẫn giúp trẻ trong quá trình chơi. - Nhận xét giao lưu giữa các góc chơi. - Kết thúc thu dọn đồ chơi. IV/ Vệ sinh - trả trẻ V/ Hoạt động chiều: - Đón trẻ - Điểm danh - Ôn lại một số hoạt động của bài học ở buổi sáng. Kể về các loại PTGT - Cho trẻ làm quen với bài học sáng ngày hôm sau. Mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 9 - Trò chơi tự do. - Nêu gương - cắm cờ - Vệ sinh - trả trẻ - trao đổi với phụ huynh VI/ Đánh giá cuối ngày : ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY Thứ 3 ngày 15 tháng 03 năm 2011 Chủ đề: Phương tiện giao thông I/ Các hoạt động trong ngày: 1. Đón trẻ, điểm danh trẻ. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề phương tiện giao thông 2. Thể dục: Tập các động tác như kế hoạch tuần đã soạn 3. Hoạt động ngoài trời : - Cô và trẻ dạo chơi quanh sân trường, các con quan sát bầu trời hôm nay như thế nào? thời tiết như thế nào? ( kết hợp giáo dục trẻ đi học phải sạch sẽ nhớ đội mũ mang dép mặc áo ấm khi thời tiết thay đổi), Hàng ngày bố mẹ đưa các con đi học bằng phương tiện gì? trên đường đi con nhìn thấy xe gì nữa? - Ôn bài cũ: Trò chuyện với trẻ các loại phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không, kết hợp cho trẻ xem tranh - Làm quen bài mới: Mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 9 - Chơi vận động : “Bánh xe quay” * Mục đích: Rèn luyện cho trẻ sự dẻo dai, nhanh nhẹn khéo léo, phát triển các cơ chân, tay * Chuẩn bị: 1 cái xắc xô, * Cách chơi: Chia trẻ làm hai nhóm đều nhau, xếp thành hai vòng tròn đồng tâm quay mặt vào trong. Khi cô gõ xắc xô trẻ cầm tay nhau chạy vòng tròn theo hướng ngược nhau ( theo nhịp xắc xô). Khi cô ngừng gõ thì ngồi xuống. Cô gõ lúc nhanh, lúc chậm để cho trẻ chú ý. - Chơi dân gian: “Rồng rắn” * Mục đích: Thông qua trò chơi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và phát triển các cơ, khéo léo nhịp nhàng * Chuẩn bị: Trẻ đọc thuộc lời “đối thoại ” * Cách chơi: Số trẻ chơi từ 10- 12 trẻ. Một trẻ làm “ thầy thuốc” đứng một chỗ. Các trẻ khác túm đuôi áo nhau thành “ rồng rắn” ( trẻ đứng đầu chọn cháu lớn nhất, khỏe nhất trong nhóm) “ Rồng rắn” đi lượn vòng vèo, vừa đi vừa hát: “ Rồng rắn..” Đến câu cuối cùng thì dừng lại trước mặt “ thầy thuốc”. Rồng rắn và thầy thuốc đối thoại nhau: “Thầy thuốc” đuổi bắt “rồng rắn”. Trẻ đứng đầu dang tay cản “thầy thuốc”, “thầy thuốc” tìm mọi cách để bắt được “khúc đuôi”. Nếu “thầy thuốc” bắt được khúc đuôi thì “ rồng rắn” thua, nếu “ rồng rắn” bị đứt khúc hoặc bị ngã thì cũng thua. - Chơi tự do: Vẽ tự do theo ý thích, chơi thả thuyền dưới nước, thả máy bay. II/ Hoạt động có chủ đích: Hoạt động: LQVT Đề tài: Mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 9. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 9. - Tạo nhóm số lượng 9, ôn nhận biết số lượng 9. 2/ Chuẩn bị: - Mỗi trẻ 9 ô tô, 9 máy bay. Thẻ chữ số 1 – 9, các nhóm đồ chơi hoa quả có số lượng 8 - 9. - Đồ dùng của cô giống của trẻ nhưng kích thước to hơn. Nội dung tích hợp: Âm nhạc, MTXQ 3/ Phương pháp: Luyện tập – thực hành 4/ Tiến hành hoạt động: a, Mở đầu: - Cho trẻ hát bài “Đường em đi”. Các con vừa hát bài gì? Hàng ngày bố mẹ đưa các con đi học bằng phương tiện giao thông gì? Con hãy kể có những loại PTGT nào? Hôm nay cô cùng các con đếm tiếp đến 9 nhé. b, Hoạt động trọng tâm: Hoạt động 1: Ôn bài cũ - Cho trẻ tìm các nhóm có số lượng 9. - Tìm số 9 gắn vào và đếm. Hoạt động 2: So sánh thêm bớt và tạo nhóm có 9 đối tượng - Cô và cháu cùng xếp 9 xe ô tô. Đếm - Xếp 8 máy bay. Cùng đếm - Xem nhóm nào nhiều hơn, nhóm nào ít hơn - Muốn 2 nhóm bằng nhau ta phải làm thế nào. 8 thêm 1 là mấy.( Trẻ đọc) - 9 quả bớt 2 còn lại mấy?( còn 7). so sánh nhóm quả và nhóm hoa nhóm nào nhiều hơn. Muốn cho bằng nhau ta làm thế nào? - 7 quả thêm 2 là mấy ( là 9) - Lần lượt cô và trẻ thêm bớt tạo nhóm trong phạm vi 9. Gắn số tương ứng - Đọc số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 và ngược lại. - Số đứng liền sau số 8 là số mấy. Số đứng trước số 9 là số mấy. Hoạt động 3: * Luyện tập cá nhân - Cho trẻ lên gắn thêm đủ số lượng là 9 chiếc thuyền, 9 xe ô tô. - Trò chơi: Cho 2 nhóm trẻ thi đua nhau gắn 9 ô tô, 9 máy bay. Khi lên phải bật qua vòng thể dục. Kiểm tra trò chơi - Trò chơi: “ Tô màu cây có nhiều quả hơn”. Cho cả lớp thục hiện trong vở toán Hoạt động 4: trò chơi “ Uống nước chanh” c, Kết thúc tiết học: thu dọn dụng cụ III/ HOẠT ĐỘNG GÓC : * Góc phân vai : “Quầy bán vé xe”. Yêu cầu: Trẻ biết thể hiện vai chơi mua bán vé xe ở bến xe khách. Chuẩn bị: Góc chơi, giấy giả làm tiền bằng số, giấy vé xe. * Góc xây dựng : “ Lắp ráp ô tô, máy bay”. Yêu cầu: Trẻ biết dùng các miếng ghép để ghép thành ô tô, máy bay hoặc theo ý thích của mình. Chuẩn bị: Khối gạch, đồ chơi lắp ghép. - Chuẩn bị bổ sung. Thêm các loại xe, máy bay * Góc học tập : Xem tranh ảnh, xem sách, đọc thơ, tô màu, đếm các nhóm có số lượng 9. (Góc chơi chính) - Chuẩn bị bổ sung : Vở toán, các đồ vật, đồ vật có số lượng 9. * Cách tiến hành: Cô và trẻ cùng hát bài hát về chủ điểm, gợi mở cho trẻ hướng trẻ các góc chơi, thảo luận trò chuyện với trẻ về góc chơi. Cho trẻ nhận vai chơi, sau đó đi về các góc chơi thực hiện. - Trẻ chơi cô bao quát hướng dẫn giúp trẻ trong quá trình chơi. - Nhận xét giao lưu giữa các góc chơi. - Kết thúc thu dọn đồ chơi. IV/ Vệ sinh - trả trẻ V/ Hoạt động chiều : - Đón trẻ - Điểm danh - Ôn lài một số kĩ năng trẻ thực hiện chưa tốt ở hoạt động buổi sáng. Đếm trong phạ
File đính kèm:
- CHỦ ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG.doc