Bài giảng Lớp Mầm - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Nhận biết, gọi tên hình tròn và hình vuông - Nguyễn Thanh Phương

1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết, gọi đúng tên hình tròn, hình vuông.

- Trẻ biết được đặc điểm cơ bản của hình:

+ Hình tròn: Có đường bao cong, lăn được

+ Hình vuông: Đường bao thẳng, không lăn được.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ khả năng quan sát có chủ định của trẻ.

- Rèn kỹ năng phát âm nói đủ câu, rõ ràng, mạch lạc cho trẻ.

- Rèn kỹ năng tri giác hình, nói đúng đặc điểm của hình.

3. Thái độ:

- Tích cực tham gia hoạt động cùng cô theo nhóm, cá nhân.

- Trẻ lắng nghe và làm theo yêu cầu của cô.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 900 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp Mầm - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Nhận biết, gọi tên hình tròn và hình vuông - Nguyễn Thanh Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Chủ đề: Gia đình
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Lứa tuổi: 3-4 tuổi
Hoạt động làm quen với toán
Tên bài dạy: Nhận biết, gọi tên hình tròn và hình vuông.
Người dạy: Nguyễn Thanh Phương
I. Mục cầu đích yêu
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết, gọi đúng tên hình tròn, hình vuông.
- Trẻ biết được đặc điểm cơ bản của hình: 
+ Hình tròn: Có đường bao cong, lăn được
+ Hình vuông: Đường bao thẳng, không lăn được.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ khả năng quan sát có chủ định của trẻ.
- Rèn kỹ năng phát âm nói đủ câu, rõ ràng, mạch lạc cho trẻ.
- Rèn kỹ năng tri giác hình, nói đúng đặc điểm của hình.
3. Thái độ:
- Tích cực tham gia hoạt động cùng cô theo nhóm, cá nhân.
- Trẻ lắng nghe và làm theo yêu cầu của cô.
II. Chuẩn bị
 1. Đồ dùng của cô: 
- Hình tròn, hình vuông.
- Nhạc bài hát: Nhà của tôi, hình vuông hình tròn.
- Giỏ to, giỏ nhỏ
2. Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ một hình tròn, hình vuông, 1 túi đeo.
- Các hình vuông, tròn kích thước khác nhau; 03 bảng ghép hình;
- Đồ dùng, đồ chơi có dạng hình tròn, hình vuông để xung quanh lớp.
- Mỗi trẻ 1 quả to, quả nhỏ; bảng con gắn hình.
III. Tiến trình tổ chức
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Ôn to hơn - nhỏ hơn
- Giới thiệu đại biểu
- Cô rủ trẻ đến nhà búp bê chơi, cho trẻ chuẩn bị quà tặng búp bê. Cô hỏi trẻ:
+ Trên tay các con có gì? Quả cam màu gì?
+ Quả cam nào to hơn? Quả cam nào nhỏ hơn?
- Cho trẻ giơ quả theo yêu cầu của cô
Cô nói quả cam màu xanhà trẻ giơ và nói to hơn
 Quả cam màu vàngà trẻ giơ và nói nhỏ hơn
 Quả cam nhỏ hơnà trẻ giơ và nói quả cam màu vàng 
 Quả cam to hơnà trẻ giơ và nói quả cam màu xanh
- Cô và trẻ hát bài “nhà của tôi” đến thăm nhà búp bê; yêu cầu trẻ cho quả nhỏ vào giỏ nhỏ; quả to vào giỏ to.
* Hoạt động 2: Nhận biết, gọi tên hình tròn, hình vuông
- Cô chia trẻ làm 3 nhóm, tổ chức cho trẻ chơi lắp ghép hình (Lắp ghép hình đồng hồ, con lật đật, ngôi nhà)
- Cô hỏi trẻ: Các con vừa chơi có vui không? Các con ghép hình gì đấy?
- Cô nói: Búp bê tặng cho mỗi bạn một túi quà, chúng mình cùng đi lấy quà nào. 
* Nhận biết hình tròn:
- Cô cũng được bạn búp bê tặng quà đấy.
- Cô có hình gì đây (Hình tròn)
- Cô giới thiệu: Đây là hình tròn
- Cho cả lớp nhắc lại tên hình
- Cô hỏi trẻ: Trong túi quà của các con có hình giống của cô không?
- Cô hỏi trẻ:
+ Các con đang cầm hình gì?
+ Hình tròn có gì đây? (cô chỉ vào đường bao)
+ Đường bao hình tròn như thế nào?
=>Cô chốt lại: Hình tròn có đường bao cong.
- Cả lớp nhắc lại 2-3 lần.
- Hình tròn có lăn được không?
- Cô cho trẻ lăn hình
- Vì sao hình tròn lăn được?
=> Hình tròn có đường bao cong nên lăn được.
- Cô cho trẻ cất hình tròn vào túi.
- Cho trẻ chơi lăn hình với hình tròn của cô
* Nhận biết hình vuông
- Trốn cô, trốn cô
- Trên tay cô đang cầm hình gì?
- Cô giới thiệu với các con đây là hình vuông
- Cho cả lớp nhắc lại tên hình
- Các con hãy tìm hình vuông giống của cô trong túi quà của các con và giơ lên.
- Cô hỏi trẻ:
+ Các con đang cầm hình gì?
+ Hình vuông có gì đây? (cô chỉ vào đường bao)
- Cô cho trẻ sờ xung quanh đường bao của hình vuông
- Ai có nhận xét gì về đường bao của hình vuông?
=> Cô chốt lại: Hình vuông có đường bao thẳng
- Hình vuông có đường bao thẳng, không biết hình vuông có lăn được không?
- Cô cho trẻ lăn hình
- Vì sao hình vuông không lăn được?
=> Hình vuông có đường bao thẳng nên không lăn được.
- Cô giới thiệu: Đường bao thẳng của hình vuông chính là cạnh của hình vuông; hình vuông còn có các góc. (cô chỉ và giới thiệu với trẻ)
* Tổ chức cho trẻ chơi: Giơ hình theo yêu cầu của cô
- Trẻ cầm 2 hình trên tay
Cô nói tên hìnhà trẻ tìm, giơ hình và gọi tên hình
Cô nói đặc điểm hìnhà trẻ trẻ tìm, giơ hình và gọi tên hình.
* Liên hệ thực tiễn:
- Cho trẻ tìm và kể tên các đồ vật trong lớp có dạng hình tròn, hình vuông.
* Hoạt động 3: Luyện tập
 Trò chơi: “Bé sáng tạo”
- Cách chơi: Cô tặng cho mỗi trẻ 1 chiếc bảng, các hình tròn, hình vuông khác nhau. Trẻ sử dụng các hình tròn, hình vuông ghép thành các đồ chơi, đồ dùng trẻ thích.
- Tổ chức cho trẻ chơi
* Kết thúc.
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
- Cả lớp lắng nghe
- Cả lớp trả lời, cá nhân 1-2 trẻ trả lời
- Cả lớp thực hiện
- Cả lớp thực hiện
- Cả lớp thực hiện
- Cả lớp thực hiện
- Cả lớp thực hiện theo yêu cầu của cô
- Trẻ chia làm 3 nhóm cùng chơi
- Cả lớp, cá nhân 2-3 trẻ trả lời
- Cá nhân trẻ thực hiện
- Cả lớp, cá nhân trả lời theo khả năng
- Cả lớp nhắc lại
- Cá nhân trẻ lấy hình
- Cả lớp, cá nhân 3-4 trẻ trả lời
- Trẻ trả lời theo khả năng
- Cả lớp, cá nhân 3-4 trẻ trả lời
- Cả lớp trả lời
- Trẻ thực hiện lăn hình
- Cá nhân trả lời theo khả năng
- Cả lớp chơi lăn hình cùng cô
- Cả lớp trả lời
- Cá nhân, cả lớp trả lời
- Cá nhân trẻ thực hiện
- Cá nhân trả lời
- Cá nhân trả lời theo khả năng
- Cá nhân thực hiện
- Cá nhân 2-3 trẻ trả lời
- Cả lớp nhắc lại 2-3 lần
- Cả lớp lắng nghe
- Cá nhân trẻ thực hiện lăn hình
- Cả lớp chơi cùng cô
- Cá nhân 3-4 trẻ thực hiện
- Cả lớp chơi cùng cô

File đính kèm:

  • docTAO HINH Lop 5 tuoi_12840912.doc
Giáo Án Liên Quan