Bài giảng Vệ sinh, dinh dưỡng - Chương 2: Vệ sinh trường Mầm Non

Chế độ vệ sinh hằng ngày

Vệ sinh nền nhà

Cần lau nhà ít nhất 2-3 lần/1 ngày. Mỗi phòng cần có khăn lau riêng.

Các phòng được lau bằng khăn ẩm, sau khi lau cần lau lại bằng khăn lau khô, sau đó tiến hành thông thoáng khí trong phòng. Khăn lau được giặc lại bằng chậu riêng, nước sạch, vắt và phơi khô hằng ngày.

Vệ sinh đồ dùng

Cần vệ sinh đồ dùng hàng ngày:

Chế độ vệ sinh hằng tuần

Trong phòng trẻ

Bao gồm các việc cọ rửa nền nhà và lau khô, cọ rửa bàn ghế, quét trần tường, lau cửa kính, chớp, bóng đèn; rửa các đồ dùng, dụng cụ ăn uống của trẻ, giặt tất cả các khăn, phơi nệm, chiếu.

Nhà bếp

Cọ rửa nhà bếp, toàn bộ xoong nồi, các dụng cụ nấu ăn và phơi khô; kiểm tra thực phẩm, phơi khô, tránh mốc, mọt.

Sân vườn

Quét dọn toàn bộ sân vườn, khơi thông cống rãnh.

 

pptx39 trang | Chia sẻ: trungquanz7 | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Vệ sinh, dinh dưỡng - Chương 2: Vệ sinh trường Mầm Non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỆ SINH – DINH DƯỠNG 
GV: Trần Thị Minh Hằng 
August 31 st , 2021 
Chương 2:Vệ sinh trường Mầm Non 
Ô nhiễm không khí 
Định nghĩa 
Nguyên nhân 
Biểu hiện 
Tác hại 
Cách xử lý và phòng tránh ở trường MN 
Định nghĩa 
Bụi mịn PM 2.5 và PM 1.0 trong không khí ô nhiễm 
Ô nhiễm không khí tại các khu công nghiệp 
Ô nhiễm môi trường không khí là khi trong không khí có mặt một hay nhiều chất lạ. Hoặc có sự biến đổi trong thành phần không khí gây ra những tác động có hại cho người và động vật 
” 
Nguyên nhân 
- Do thiên nhiên: Bụi nham thạch, hơi khí từ lòng đất phun ra từ các núi l 
ửa,... 
- Nhân tạo: Quá trình đốt cháy nhiên liệu, như gỗ, than đá, dầu mỏ. Khí thải công nghiệp, GTVT, sinh hoạt con người... 
Quá trình thối rữa xác động vật, thực vật ở tự nhiên.. 
Biểu hiện 
Sự tỏa mùi bất thường (mùi khét, mùi khai, mùi hôi thối, mùi hắc ...) 
Bụi bẩn xuất hiện nhiều trên bề mặt đồ vật trong nhà 
C ác đám bụi ngoài trời giống như sương mù 
M àu sắc không khí xung quanh xám xịt như màu khói... 
Tác hại 
Đối với con người 
Đối với 
động – thực vật 
Đối với tài sản 
Đối với toàn cầu 
Đối với con người 
Gây độc cho người khi hít phải, CO giảm khả năng vận chuyển ô xi trong máu và tăng áp lực lên tim và phổi. 
Bụi vào phổi gây kích thích cơ học, xơ hóa phổi dẫn đến các bệnh về hô hấp . 
G ây các bệnh ở mắt, da, bệnh đường máu và các hệ thống khác của cơ thể (Bụi vào cơ thể tan trong máu và các dịch cơ thể), bệnh về tim mạch  
G ây ung thư , tăng trường hợp tử vong, làm nghiêm trọng các bệnh hô hấp: bụi chứa thành phần độc hại, bụi amiang 
Ảnh hưởng phát triển trí tuệ của trẻ em và nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng khác 
Đối với động – thực vật 
Ðối với động vật, nhất là vật nuôi, chúng bị nhiễm độc fluor do hít trực tiếp và qua chuỗi thức ăn . 
Mưa acid làm thay đổi tính chất của nước ở các sông, suối,làm tổn hại đến những sinh vật sống dưới nước . 
Chất ozon làm cây chậm phát triển 
H2S gây tác hại đối với sự phát triển của mầm, chồi cây. 
NH3 và HCL làm ngưng trệ quá trình quang hợp và gây bệnh bạc lá, cháy lá. 
Đối với tài sản 
SO2: là tác nhân gây han gỉ mạnh với kim loại khi gặp thời tiết ẩm. 
Các loại bụi than, bụi xi măng chưa SO2 và vôi cũng có tác động tăng cường quá trình han gỉ. 
CO2, SO2 có tác hại rất lớn tới VLXD có nguồn gốc đá vôi. 
Hiện tượng mưa axit (do SO2, NO2) cũng là một tác nhân hóa học gây ăn mòn các công trình, đặc biệt nguy hiểm đối với những công trình công cộng, di tích lịch sử 
Làm mất màu, hư hại tranh. 
Giảm độ bền của giấy, cao su, sợi vải. 
Bụi làm cho quần áo chóng đen bẩn, chóng bị mài mòn. 
Bụi bám vào các thiết bị điện có thể gây chập, giảm khả năng tiếp xúc. 
Đối với toàn cầu 
Hiệu ứng nhà kính 
Suy giảm tầng ozon 
Mưa axit 
” 
Cách xử lý và phòng tránh ở trường MN 
Trường mầm non phải xây dựng ở nơi cách xa khu công nghiệp, bệnh viện và các trục đường giao thông đông đúc . 
 Có hàng rào và sân trường trồng nhiều cây bóng mát, có nhiều vườn hoa nhỏ. 
Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh về phân, rác, nước thải trong trường . 
Cải tạo và giữ vệ sinh môi trường xung quanh trường, lớp. 
Không đun nấu trong phòng, lớp trẻ, bếp nấu nhà trẻ phải bố trí hợp lý và cải tạo lò đun để tránh gây khói bụi vào phòng trẻ. 
Phòng học của trẻ phải thoáng mát và sáng sủa, để được như vậy thì phải tiến hành thông gió 
Thông gió toàn phần: Mở cửa sổ và cửa ra vào đổi diện nhau trong một thời gian ngắn có thể đưa không khó bẩn ra khỏi phòng. Thực hiện 3 lần/ ngày mỗi lần 15-20p và không có trẻ trong phòng. 
Màn che cửa sổ nên dùng bằng vải thưa hoặc dùng mành, không cản trở sự thông gió. 
Thông gió một phần bằng cách chỉ mở một hoặc tất cả các của thông gió, cách thông gió này có thể thực hiện cả khi có trẻ trong phòng 
Vệ sinh nền nhà hằng ngày. Quyét và lau từ 2 – 3 lần, quét nhẹ tay, tranh làm tung bụi bẩn vào không khí. Chỉ thực hiện khi không có trẻ trong phòng, lau bụi bằng khăn ẩm 
Thông gió có thể toàn phần hoặc một phần 
Ô nhiễm nguồn nước 
Định nghĩa 
Nguyên nhân 
Biểu hiện 
Tác hại 
Cách xử lý và phòng tránh ở trường MN 
Định nghĩa 
Một đoạn sông Tô L ịch bị ô nhiễm Nghiêm Trọng 
Đầm chứa nước xuất hiện màu tím, do xả thải gây ô nhiễm ở Vũng Tàu. 
Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi thành phần của nước khác với trạng thái ban đầu khi chưa ô nhiễm. Đó là sự biến đổi về lý, hóa tính và sinh vật làm cho nước trở nên độc hại. 
” 
Nguyên nhân 
Ô nhiễm do tự nhiên: thiên tai, bão, lũ lụt 
Ô nhiễm do bùng nổ dân số 
Ô nhiễm do rác thải sinh hoạt 
Ô nhiễm từ rác thải y tế 
Ô nhiễm do quá trình sản xuất nông nghiệp 
Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp 
Ô nhiễm do quá trình đô thị hóa 
Biểu hiện 
Thường thấy nhất là nước có màu lạ (màu vàng, màu đen, màu nâu đỏ..), mùi lạ (Mùi tanh hôi, thối nồng nặc, mùi thum thủm..) 
Xuất hiện vàng, nổi bọt khí, có nhiều sinh vật sống trong nước bị chết. 
Một đoạn sông Tô Lịch, TP Hà Nội bị ô nhiễm Nghiêm Trọng 
Tác hại 
Đối với con người 
Đối với 
Sinh vật dưới nước 
Đối với thực vật 
Đối với chất lượng nước 
🐟 
Đối với con người 
Sử dụng nguồn nước bị nhiễm kim loại nặng, các hóa chất độc hại gây ngộ độc và những căn bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột biến gen, dị tật bẩm sinh. 
T ăng nguy cơ mắc các bệnh về da, dịch tả, giun sán, thương hàn và bại liệt do các loại vi khuẩn trong nước thải gây ra. 
Ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế của người dân: giảm năng suất nông nghiệp, năng suất nuôi trồng thủy sản. 
Nếu ăn phải cá bị nhiễm độc, sức khỏe của con người cũng sẽ bị đe dọa. 
Hàng loạt tôm cá và những sinh vật dưới biển chậm phát triển. 
Khi mức độ ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép sẽ dẫn đến những cái chết hàng loạt, làm tài nguyên biển, hệ sinh thái dưới nước bị suy kiệt.. 
Đối với sinh vật dưới nước 
Đối với thực vật  
Dùng nước bị ô nhiễm tưới tiêu cho cây trồng, hoa màu sẽ khiến chúng bị còi cọc, chậm phát triển.  
Đất đai ngày càng bị cằn cõi, dễ xói mòn. 
Ảnh hưởng đến chất lượng nước  
Làm biến đổi chất lượng nguồn nước, bao gồm cả nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. 
Gây khan hiếm nguồn nước sinh hoạt, phục vụ nông nghiệp và công nghiệp 
Thảm họa vô cùng to lớn đối với toàn thể nhân loại. 
Cách xử lý và phòng tránh ở trường MN 
Thực hiện ăn chín, uống sôi. Sử dụng nước đun sôi để nguội cho trẻ uống. 
Sử dụng các thiết bị lọc nước tân tiến, để loại bỏ chất bẩn trong nước. 
Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh về phân, nước thải trong trường . 
Cải thiện điều kiện vệ sinh từ việc đảm bảo khu nhà vệ sinh sạch sẽ. 
 Không xả chất thải trực tiếp vào nguồn nước sạch, có biện pháp thu gom và xử lý rác hàng ngày, đảm bảo tuyệt đối không gây lây lan ô nhiễm môi trường nước. 
Tiết kiệm nước, sử dụng hiệu quả. Không sử dụng nước sạch lãng phí. 
Thường xuyên kiểm tra chất lượng nguồn nước trong trường học. 
Giáo dục cho trẻ nhận thức được hậu quả của ô nhiễm nước và tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước 
Khuyến khích sử dụng các sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường. 
Bảo vệ nguồn nước 
Ô nhiễm đất 
Định nghĩa 
Nguyên nhân 
Biểu hiện 
Tác hại 
Cách xử lý và phòng tránh ở trường MN 
Định nghĩa 
Đất bị ô nhiễm bởi dầu nhớt thải 
Đất bị ô nhiễm bởi rác thải 
Ô nhiễm đất là sự thay đổi tính chất của đất theo chiều hướng xấu, các chất độc hại vượt quá ngưỡng cho phép khiến tài nguyên đất bị nhiễm bẩn, gây ra hại cho đời sống con người, động vật và kéo theo nhiều hệ quả khôn lường. 
” 
Nguyên nhân 
Các loại phân bón (phân gia súc, phân hóa học..) dùng để bón ruộng và kích thích các loại cây trồng và tiêu diệt các loại sâu hại 
Lượng lớn chất thải từ sản xuất công nghiệp như xỉ than, quặng.. được đào thải ra môi trường đất 
Chất thải sinh hoạt (tro than, đồ ăn, rác thải, nước thải, phân, nước tiểu ). 
Biểu hiện 
Đ ất bị khô cằn, có màu đỏ hoặc xám không đồng đều, xuất hiện các chất Xenobiotic, các hạt sỏi có lỗ hỏng hay các hạt màu trắng trong đất. 
Môi trường đất bị ô nhiễm có những biểu hiện không giống nhau tùy thuộc vào mức độ nhiễm độc nặng hay nhẹ 
Tác hại 
Đối với con người 
Đối với 
Nguồn nước ngầm 
Đối với sản xuất nông nghiệp 
Đối với chất lượng đất 
Đối với hệ sinh thái 
Đối với con người 
Là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng chậm phát triển ở trẻ em. 
Tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, rối loạn hô hấp, ung thư và các bệnh ngoài da  qua việc tiếp xúc với đất ô nhiễm trực tiếp, qua đường hô hấp hoặc sử dụng nguồn nước ngầm bị nhiễm chất độc từ đất 
Một số loại chất độc khác gây buồn nôn, mệt mỏi, phát ban, thậm chí là tử vong 
Đối với nguồn nước ngầm 
Các hóa chất độc hại có trong đất bị ô nhiễm nặng có thể ngấm vào nước ngầm, gây ra ô nhiễm. Điều này vô cùng nguy hại chon con người, vì phần lớn lượng nước phục vụ cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, tưới tiêu hàng ngày chính là nước ngầm. 
Đối với hệ sinh thái 
Gây hại đến sự chuyển hóa của các động vật chân đốt và vi sinh vật đặc hữu. 
Làm chuỗi thức ăn chính bị mất, ảnh hưởng đến động vật ăn thịt và cả con người. 
Gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa thực vật, giảm năng suất của các loại cây trồng, làm mất cân bằng sinh thái, đe dọa sự sống còn của hệ sinh vật và loài người. 
Đất bị thoái hóa và xuống cấp trầm trọng vì phần phần lớp mặt đất bị thay đổi, dễ bị xói mòn khi mưa lớn, dễ bị nấm gây hại. 
Đ ất bị cạn kiệt chất dinh dưỡng, bị phèn chua hoặc nhiễm mặn, trở nên chai cứng, thậm chí là mất đi khả năng, giá trị khai thác . 
Ảnh hưởng đến chất lượng đất 
Đối với sản xuất nông nghiệp 
Đất cằn cõi, thiếu dinh dưỡng khiến cây chậm lớn, mùa màng thất bát, chất lượng giảm nông sản giảm sút nghiêm trọng .... 
Cách xử lý và phòng tránh ở trường MN 
Xử lí phân, nước, rác thải hợp vệ sinh là biện pháp quan trọng để tránh ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và đề phòng một số bệnh do các chất thải gây ra theo các đường gián tiếp hoặc trực tiếp. 
Xử lý phân: Phân người chứa nhiều vi khuẩn nên khi trẻ đi vệ sinh xong cần được vệ sinh sạch sẽ, mỗi nhà trẻ cần có nhà vệ sinh đảm bảo. 
Xử lý nước thải: Nước thải từ nhà bếp, nơi giặt giũ, tắm rửa, vệ sinh cho trẻ thải ra. Có hệ thống cống rãnh để thoát nước và hệ thống cống rãnh chung hoặc có thể chảy vào các hố thấm. 
Cách xử lý: 
Xử lý rác: Rác thải hằng ngày phải được thu gom vào sọt rác, không được vứt rác bừa bãi. Mỗi phòng của các nhóm trẻ, nhà bếp phải có một sọt rác để riêng nơi quy định và có nắp đậy. Cuối ngày, rác phải được đổ vào xe rác công cộng hoặc các hố rác trong trường, thường xuyên đốt hoặc chôn. 
Xây dựng các công trình vệ sinh không chỉ đúng kỉ thuật mà còn phải mang tính giáo dục cho trẻ và mọi người thay đổi tập quán và thói quen đi vệ sinh cũ, tạo nên thói quen mới. 
Các hoạt động vệ sinh ở trường mầm non 
Hằng ngày 
Step 2 
Tháng quý năm 
Hằng tuần 
Chế độ vệ sinh hằng ngày 
Đ ồ dùng cá nhân như ca, thìa, bát, khăn... được rửa, giặt bằng xà phòng, luộc nước sôi 2 lần/tuần và thường xuyên phơi nắng. 
Đ ồ dùng trong phòng: bàn, ghế, giường, tủ... được lau bằng khăn ẩm hằng ngày . 
Đ ồ chơi phải được lau rửa thường xuyên bằng xà phòng. Các đồ dùng vệ sinh: bô, xô, chậu... phải được thường xuyên cọ bằng xà phòng và phơi nắng 
. 
C ần lau nhà ít nhất 2-3 lần/1 ngày. Mỗi phòng cần có khăn lau riêng. 
Các phòng được lau bằng khăn ẩm, sau khi lau cần lau lại bằng khăn lau khô, sau đó tiến hành thông thoáng khí trong phòng. Khăn lau được giặc lại bằng chậu riêng, nước sạch, vắt và phơi khô hằng ngày. 
Vệ sinh nền nhà 
Vệ sinh đồ dùng 
Cần vệ sinh đồ dùng hàng ngày: 
Đ ồ dùng vệ sinh : bô, xô, chậu... phải được thường xuyên cọ bằng xà phòng và phơi nắng 
. 
Chế độ vệ sinh hằng tuần 
Cọ rửa nhà bếp, toàn bộ xoong nồi, các dụng cụ nấu ăn và phơi khô; kiểm tra thực phẩm, phơi khô, tránh mốc, mọt. 
Quét dọn toàn bộ sân vườn, khơi thông cống rãnh... 
. 
Bao gồm các việc cọ rửa nền nhà và lau khô, cọ rửa bàn ghế, quét trần tường, lau cửa kính, chớp, bóng đèn; rửa các đồ dùng, dụng cụ ăn uống của trẻ, giặt tất cả các khăn, phơi nệm, chiếu... 
Trong phòng trẻ 
N hà bếp 
Sân vườn 
 Mỗi tuần phải tổ chức tổng vệ sinh chung trong toàn trường vào một ngày quy định. 
Chế độ vệ sinh hằng tháng, quý, năm 
Mỗi tháng tổng vệ sinh nhà cửa và các đồ dùng, định ngày giặt chăn màn, rèm cửa .   
Mỗi năm đóng cửa trường 3 ngày để tổng vệ sinh, tu bổ trường và phun thuốc diệt muỗi ... 
Trần Hoàng Lê Na 
Thành viên nhóm 
VS - DD 
Dương Thị Huyền Trang 
Nguyễn Thị Thanh Thanh 
Nguyễn Thị Nhật Hạ 
Nguyễn Thị Diệu Ly 
Hồ Thị Quyên 
Nguyễn Thị Thoa 
Thank for watching! 
Nhóm 4 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ve_sinh_dinh_duong_chuong_2_ve_sinh_truong_mam_non.pptx
Giáo Án Liên Quan