Giáo án bài soạn lớp Mầm - Hoạt động làm quen với văn học - Chủ đề: Giao thông - Đề tài: Bài thơ “Chú cảnh sát giao thông”

I. Mục đích, yêu cầu

- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả.

- Trẻ hiểu được nội dung bài thơ và biết được ý nghĩa của một số từ khó.

- Trẻ đọc thuộc bài thơ và biết thể hiện điệu bộ bài thơ.

- Trẻ hiểu được một số luật lệ khi tham gia giao thông.

- Rèn luyện cho trẻ khả năng ghi nhớ, chú ý, tập trung.

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

- Rèn luyện cho trẻ kĩ năng đọc thơ diễn cảm.

- Giáo dục trẻ biết yêu mến và kính trọng chú cảnh sát giao thông.

 

docx5 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bài soạn lớp Mầm - Hoạt động làm quen với văn học - Chủ đề: Giao thông - Đề tài: Bài thơ “Chú cảnh sát giao thông”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
 HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC
Chủ đề: Giao thông
Đề tài: Bài thơ “ Chú cảnh sát giao thông”
Độ tuổi: 5 - 6 tuổi
Thời gian : 30 – 35 phút
 Người soạn: Hoàng Thị Hiếu
 Người dạy: Hoàng Thị Hiếu
 Ngày soạn: 25/2/2016
 Ngày dạy: 29/2/2016
 Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Thảo Lý
 Trần Thị Hồng Hiệp
Mục đích, yêu cầu
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả.
- Trẻ hiểu được nội dung bài thơ và biết được ý nghĩa của một số từ khó.
- Trẻ đọc thuộc bài thơ và biết thể hiện điệu bộ bài thơ.
- Trẻ hiểu được một số luật lệ khi tham gia giao thông.
- Rèn luyện cho trẻ khả năng ghi nhớ, chú ý, tập trung.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Rèn luyện cho trẻ kĩ năng đọc thơ diễn cảm.
- Giáo dục trẻ biết yêu mến và kính trọng chú cảnh sát giao thông.
- Khi ra đường trẻ biết chấp hành luật an toàn giao thông.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
Chuẩn bị
Đối với cô
- Giáo án đầy đủ
- Sile về bài thơ “Chú cảnh sát giao thông”.
- Nhạc bài bát theo chủ đề.
Đối với trẻ
- Nhân vật theo nội dung bài thơ và xốp hình ngã tư đường phố đủ cho trẻ chơi.
- Tâm thế thoải mái khi tham gia hoạt động.
Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ổn định - trò chuyện.
- Lại đây với cô nào, mau lại đây với cô nào. Xem ai nhanh nào?
- Các con cùng cô hát bài hát “Đường em đi” nhé!
- Trò chuyện với trẻ:
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Khi tham gia giao thông các con phải làm gì?
- Khi tham gia giao thông các con nhớ phải tuân thủ luật giao thông, đèn đỏ thì dừng lại, đèn xanh các con mới được qua được qua đường và khi các con qua đường phải có người lớn dắt nhé!
- Cô đọc câu đố:
“Ai người đi sớm về trưa
Gió sương chẳng quản nắng mưa chẳng sờn
Đứng canh ở các ngã đường
Người xe qua lại bốn phương an toàn”
 Là ai?
- Có bạn nào đã nhìn thấy chú cảnh sát chưa?
- Công việc vất vả của các cô chú cảnh sát giao thông được nhà thơ Hương Mai nhắc đến trong bài thơ “Chú cảnh sát giao thông” mà hôm nay cô sẽ dạy cho các con đó. 
Hoạt động 2: Hướng dẩn.
a) Đọc tác phẩm văn học:
- Các con chú ý lắng nghe cô đọc thơ nhé!
- Cô đọc thơ:
- Lần 1 cô đọc diển cảm
+ Các con ơi cô vừa đọc bài thơ gì nào?
+ Bài thơ do ai sáng tác?
- Lần 2 cô đọc diển cảm kết hợp sile về bài thơ “Chú cảnh sát giao thông”.
 b) Đàm thoại, trích dẩn, giải thích từ khó:
- Cô vừa đọc xong bài thơ gì? Do ai sáng tác?
- Bài thơ nhắc đến ai các con?
- Trên đầu chú cảnh sát giao thông đội gì nào?
+ Giải thích từ khó kê pi nghĩa là một chiếc mũ.
- Còn tay của chú đeo gì các con?
- Mặc cho trời nắng trời mưa chú cảnh sát giao thông cũng đứng ở đâu để giúp mọi người và phương tiện đi lại an toàn?
Trích dẩn:
“Đầu đội kê pi
Tay đeo găng trắng
Mặc cho trời nắng
Giữa ngã tư đường”
- Thế chú đứng giữa ngã tư đường để làm gì nào?
- Vậy khi gậy chú đưa thẳng đứng thì mọi người và phương tiện giao thông như thế nào?
- Câu thơ nào thể hiện điều đó nào?
Trích dẩn:
“Gậy chỉ bốn phương
Người người đi đúng
Gậy đưa thẳng đứng
Mọi hướng dừng ngay”
- Còn khi chú dang tay thì như thế nào?
- Ai cho cô biết câu thơ nào nói lên điều đó?
Trích dẩn: 
“Khi chú dang tay
Hai chiều xuôi ngược
Phía sau phía trước
Đừng ngại chờ lâu”
- Mọi nhười nhắc nhau như thế nào các con?
Trích dẩn:
“Mọi người nhắc nhau
Đợi tay chú chỉ”
- Nhờ có các cô chú cảnh sát giao thông mà mọi người và các phương tiện đi lại trên đường được dể dàng hơn, công việc của các chú cảnh sát giao thông rất vất vả. Vì vậy các con phải biết yêu mến, quý trọng các cô chú cảnh sát giao thông các con nhớ chưa nào.
 c) Dạy trẻ đọc thơ:
- Cho trẻ đọc thơ cùng cô (1 – 2 lần).
- Cô mời: nhóm nam, nhón nử, 3 tổ đọc theo yêu cầu, nhóm 6 – 7 trẻ, nhóm 4 – 5 trẻ, nhóm 3 – 4 trẻ, cá nhân trẻ.
- Cô động viên khuyến khích và sửa sai cho trẻ.
 d)Trò chơi: “Gắn nhân vật theo nội dung bài thơ”
- Cô đã chuẩn bị hai bảng có hai bức tranh, cô chia lớp thành 2 đội. Nhiệm vụ của 2 đội là lên tìm và gắn những nhân vật theo nội dung bài thơ. Sau khi gắn xong thì chạy về chạm nhẹ vào tay bạn tiếp theo và về đứng cuối hàng, bạn tiếp theo sẽ tiếp tục lên gắn cho đến khi trò chơi kết thúc. Kết thúc trò chơi đội nào gắn đúng là đội thắng cuộc.
- Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được gắn 1 nhân vật và kết thúc trò chơi đội nào gắn đúng là đội thắng cuộc.
- Cho trẻ chơi.
- Cô theo dõi và động viên trẻ chơi.
- Cô mời đại diện 2 đội lên nhận xét và nói nội dung bức tranh.
- Mời trẻ đại diện đọc thơ theo nội dung bức tranh.
- Giáo dục: Khi tham gia giao thông các con nhớ tuân theo luật lệ giao thông, đi đến các ngã tu đường phố nếu không có tín hiệu đèn giao thông thì các con nhớ phải đi theo sự chỉ dẩn của chú cảnh sát giao thông nhé!
Hoạt động 3: Kết thúc
- Cho trẻ nhắc lại tên bài thơ, tên tác giả.
- Nhận xét, đánh giá, động viên trẻ.
- Cô ngâm bài thơ “Chú cảnh sát giao thông” cho trẻ nghe và nghỉ.
Trẻ hát cùng cô
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe và quan sát
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ đọc thơ
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ đọc thơ
Trẻ đọc thơ
Trẻ lắng nghe
Trẻ tham gia chơi
Trẻ nhận xét
Trẻ đọc thơ
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
 Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe và nghỉ

File đính kèm:

  • docxTho_Chu_canh_cat_giao_thong.docx