Giáo án bài soạn lớp nhà trẻ - Chủ đề nhánh: Gia đình tôi

Cô giáo đến lớp mở cửa phòng cho thông thoáng và quét dọn sạch sẽ .

-Cô đón trẻ vào lớp, cho trẻ cất mủ dép và chơi tự do trong phòng .

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ

*Thể dục sáng:

- Cho trẻ đọc bài thơ “ Lời bé” và đi các kiểu chân và vận động đôi bàn tay.

- Hô hấp:Làm động tác gà gáy. Tay vai: Đưa tay ra phía trước và lên cao

- Bụng lường: Nghiên người sang trái và phải

- Chân: Khụy gối Bật: Bật tại chỗ

* Điểm danh: Cô điểm danh xem cháu nào hôm nay đi học, cháu nào vắng.

 

doc85 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án bài soạn lớp nhà trẻ - Chủ đề nhánh: Gia đình tôi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN I
 CHỦ ĐỀ NHÁNH: GIA ĐÌNH TÔI. 
(Thời gian thực hiện: Từ ngày 19/10 đến ngày 23/10/2015)
Hoạt động
 Thứ 2
 Thứ 3
 Thứ 4
 Thứ 5
 Thứ 6
Đón trẻ
Thể dục sáng
Điểm danh
-Cô giáo đến lớp mở cửa phòng cho thông thoáng và quét dọn sạch sẽ .
-Cô đón trẻ vào lớp, cho trẻ cất mủ dép và chơi tự do trong phòng .
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ 
*Thể dục sáng:
- Cho trẻ đọc bài thơ “ Lời bé” và đi các kiểu chân và vận động đôi bàn tay.
- Hô hấp:Làm động tác gà gáy. Tay vai: Đưa tay ra phía trước và lên cao
- Bụng lường: Nghiên người sang trái và phải
- Chân: Khụy gối	 Bật: Bật tại chỗ
* Điểm danh: Cô điểm danh xem cháu nào hôm nay đi học, cháu nào vắng.
Hoạt động có chủ đích 
KPKH: Trò chuyện về gia đình của bé.
PTVĐ:
Đi thăng bằng trên dây.
PTNT:
LQVT: 
Đếm đến 6. Nhận biết nhóm có 6 đối tượng, nhận biết số 6.
PTNN:
Làm quen nhóm chữ cái e, ê
Thơ: Giữa vòng gió thơm
PTTM: Hát, VĐTN: 
Múa cho mẹ xem.
Nghe hát: Chỉ có 1 trên đời
Trò chơi:Thi ai nhanh
Hoạt động ngoài trời
* Tìm hiểu về gia đình đông con, gia đình ít con, Quan sát cây cối xung quanh trường, quan sát thời tiết, quan sát vườn rau của bé, đọc thơ, đồng dao, hát các bài hát về chủ đề.
*Chơi vận động: mèo đuổi chuột, cáo và chim sẻ, kéo co
* Trò chơi dân gian: nu na nu nống, lộn cầu vồng, ô ăn quan 
* Chơi tự do: Vẽ phấn, xem tranh, xếp hình, lắp ghép
Hoạt động góc
- Góc phân vai; Trò chơi gia đình, bế em, chăm sóc em, bác sĩ khám bệnh, cô đầu bếp, cửa hàng bán thực phẩm 
- Góc âm nhạc: Hát, múa các bài hát theo chủ đề .
- Góc xây dựng; Xây dựng vườn rau gia đình, xây ngôi nhà
-Góc tạo hình: xé dán, tô màu các ngôi nhà, vẽ ngôi nhà.
- Góc học tập: Xem hình ảnh về các người thân trong gia đình.
- Góc khám phá khoa học: Tưới nước cho cây, nhặt lá cho cây.
Hoạt động chiều
- Vệ sinh cá nhân, ăn quà chiều 
- Hát múa, đọc thơ và nghe kể chuyện các bài theo chủ đề : “Cả nhà thương nhau, múa cho mẹ xem, thơ: Mẹ của em, Quạt cho bà ngủ, lời bétruyện: 3 cô gái, ba anh em.
- Thực hiện vở còn thiếu
 -Vẽ ngôi nhà, trò chuyện về các thành viên trong gia đình.
- Chơi tự do ở các góc chơi và cất đồ chơi đúng nơi quy định .
- Nhận xét , tuyên dương cuối ngày, cuối tuần .
KẾ HOẠCH TUẦN II
 CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGÔI NHÀ GIA ĐÌNH Ở
(Thời gian thực hiện: Từ ngày 26/10 đến ngày 30/10/2015)
Hoạt động
 Thứ 2
 Thứ 3
 Thứ 4
 Thứ 5
 Thứ 6
Đón trẻ
Thể dục sáng
Điểm danh
-Cô giáo đến lớp mở cửa phòng cho thông thoáng và quét dọn sạch sẽ .
-Cô đón trẻ vào lớp, cho trẻ cất mủ dép và chơi tự do trong phòng .
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng:
- Cho trẻ đọc bài thơ “ Lời bé” và đi các kiểu chân và vận động đôi bàn tay.
- Hô hấp:Làm động tác gà gáy. - Tay vai: Đưa tay ra phía trước và lên cao
- Bụng lường: Nghiên người sang trái và phải
- Chân: Khụy gối	 - Bật: Bật tại chỗ
* Điểm danh: Cô điểm danh xem cháu nào hôm nay đi học, cháu nào vắng.
Hoạt động có chủ đích 
KPKH: Trò chuyện về ngôi nhà của bé.
PTTC: Ném trúng đích thẳng đứng
PTNT: (LQVT)
Thêm bớt, chia nhóm đồ vật có số lượng 6 thành 2 phần
PTNN:
- Tập tô nhóm chữ cái e, ê.
- Kể chuyện: 3 Cô gái
PTTM: TH: Cắt, dán ngôi nhà.
Hoạt động ngoài trời
* Quan sát:Ngôi nhà 1 tầng, ngôi nhà 2, 3 tầng, quan sát ngôi nhà 3 giang, quan sát bầu trời, đọc thơ, đồng dao.
*Chơi vận động: Nhảy bao bố, mèo đuổi chuột, nhảy dây, cáo và chim sẻ
* Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng, chi chi chành chành, vuốt hột nổ
* Chơi tự do: Vẽ phấn dưới sân, xem tranh, xếp hình, lắp ghép
Hoạt động góc
- Góc phân vai; Trò chơi gia đình , Cô giáo, cửa hàng bán hoa tươi 
- Góc âm nhạc: Hát, múa các bài hát theo chủ đề .
- Góc xây dựng; Xây dựng ngôi nhà của bé, xây dựng vườn cây xung quanh nhà.
- Góc học tập: Xem tranh các kiểu nhà, tô màu các ngôi nhà, vẽ ngôi nhà .
- Góc khám phá khoa học: Chơi với cát và nước.
Hoạt động chiều
- Vệ sinh cá nhân, ăn quà chiều 
- Hát múa, đọc thơ và nghe kể chuyện các bài theo chủ đề : “Cả nhà thương nhau, múa cho mẹ xem, thơ: Mẹ của em, Quạt cho bà ngủ, lời bétruyện: 3 cô gái
 -Vẽ về các ngôi nhà khác nhau.
- Chơi tự do ở các góc chơi và cất đồ chơi đúng nơi quy định .
- Nhận xét, tuyên dương cuối ngày, cuối tuần .
Thứ 2 ngày 19 tháng 10 năm 2015
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG HỌC: KHÁM PHÁ KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: TRÒ CHUYỆN VỀ GIA ĐÌNH CỦA BÉ
ĐỘ TUỔI: 5 - 6 TUỔI
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU.
1.Kiến thức:
- Trẻ biết được các thành viên trong gia đình mình. 
- Trong gia đình gồm có những ai? Biết tên gọi, sở thích, công việc hằng ngày(như: Đi làm, nấu cơm, quét nhà, chăm sóc cây)
- Trẻ biết được thế nào là gia đình đông con, gia đình ít con, gia đình lớn, vị trí cảu mình trong gia đình.
- Trẻ biết cần phải làm những việc vừa sức để giúp đỡ ông, bà, bố, mẹ.
2. Kỹ năng.
-Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, trả lời các câu hỏi của cô.
- Có kỹ năng quan sát, so sánh, ghi nhớ trong các hoạt động.
- Có kỹ năng làm việc theo nhóm.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
- Biết nói lễ phép với người thân trong gia đình.
- Đoàn kết trong khi chơi.
II. CHUẨN BỊ:
- Máy tính, hình ảnh gia đình lớn, gia đình nhỏ, gia đình đông con.
- Bài hát “Cả nhà thương nhau”
- Ảnh về các thành viên trong 1 gia đình.
III. CÁCH TIẾN HÀNH.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức.
- Cho trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau” Sáng tác Phan Văn Minh.
- Trò chuyện về bài hát.
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Trong bài hát có ai nào?
* Giáo dục: Các con ai cũng có 1 gia đình dù lớn hay nhỏ thì các con cũng phải biết yêu thương, quý trọng gia đình của mình nhé!
Hoạt động 2:Nôi dung trọng tâm.
- Cho trẻ đọc bài thơ “ Ông mặt trời” và về chỗ ngồi.
a. Trò chuyện về gia đình bé.
- Các con nhìn xem cô có bức tranh gì đây? 
( Hình ảnh về các thành viên trong gia đình)
-Cô giới thiệu về hình ảnh: Đây là hình ảnh các thành viên trong một gia đình, trong gia đình có bố, có mẹ và có 2 đứa con.
- Cô mời 1 vài trẻ giói thiệu về gia đình của mình.Giới thiệu tên, công việc hằng ngày của họ, sở thíchcủa các thành viên trong gia đình( Cô gọi ý, đặt câu hỏi gợi mở để trẻ kể về đình của mình) 
+ Gia đình con có mấy người?
+ Ai là người lớn tuổi nhất trong nhà?
+Ai là người nhỏ tuổi nhất?
* Cô cùng trẻ tìm hiểu về gia đình lớn và gia đình nhỏ.
- Cô giải thích thêm:Gia đình có 1 -2 con gọi là gia đình nhỏ, gia đình lớn là gia đình đông con hoặc gia đình có nhiều thế hệ cùng sống trong 1 gia đình.
- Cô giớ thiệu thêm với trẻ về mối quan hệ của các thành viên trong gia đình qau các câu hỏi.
+ Ai là người sinh ra bố các con?
+ Anh của bố các con gọi là gì?
+ Em của bố các con gọi là gì?
+Ông, bà sinh ra bố được gọi là gì?( Ông, bà nội)
+ Ông bà sinh ra mẹ được gọi là gì? 
- Cô hỏi trẻ thêm về công việc của các thành viên trong gia đình.
+Mọi người trong gia đình sống với nhau như thế nào?
+ Muốn ông, bà, bố, mẹ vui các con phải làm gì?
+Các con ở nhà thường giúp bố, mẹ những công việc gì?
* Giáo dục: Phải biết yêu thương, kính trọng ông, bà, bố, mẹ và những người thân trong gia đình và nhường nhịn em nhỏ. Các con còn nhỏ phải biết tự làm những công việc vừa sức của mình như tự mang dép, đánh răng, mặc quần, áođể bố mẹ đỡ vất vả.
b.Củng cố: 
-Trò chơi: Gia đình thân yêu.
+ Cách chơi: Cô cho trẻ đi quanh lớp và hát theo nhạc.Khi bài hát kết thúc trẻ phải tìm bạn để tạo thành gia đình lớn hoặc gia đình nhỏ hoặc gia đình có nhiều thế hệ.
+ Luật chơi: Khi bài hát kết thúc trẻ trong nhóm phải nói được số lượng thành viên trong 1 gia đình và vai mình đang đóng là vai gì? Nhóm nào nói không đúng thì nhảy lò cò quanh lớp.
- Tổ chức cho trẻ chơi vài lần.
- Cô nhận xét sau mỗi lần chơi.
Hoạt động 3: Kết thúc.
- Cô nhận xét tuyên dương lớp học, sau đó cho trẻ chuyển hoạt động.
-Trẻ hát
-Trẻ cùng trò chuyện
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ thực hiện
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
-Trẻ chú ý lắng nghe và chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ thực hiện
-Trẻ thực hiện
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Hoạt động có chủ đích: Tìm hiểu về gia đình đông con
Trò chơi vận động: Kéo co
Trò chơi tự do: Chơi với đồ chơi có sẵn ngoài trời và đồ chơi mang theo như: Bóng, phấn, vòng.
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU.
- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Thỏa mãn nhu cầu vận động và vui tươi của trẻ.
 - Trao dồi óc quan sát, tư duy, tưởng tượng, rèn kỹ năng tạo hình.
 - Giúp trẻ hiểu và kể về cá gia đình đông con mà trẻ biết.
 - Biết so sánh giữa 2 gia đình ( đông con và ít con).
 - Chơi đúng luật và hứng thú khi chơi.
 - Trẻ được vui chơi thoải mái, cô cần đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi.
 - Giáo dục trẻ có ý thức tập thể và rèn luyện sức khỏe.
II. CHUẨN BỊ.
- Địa điểm: Sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ, an toàn cho trẻ.
- Trang phục: Cô và trẻ gọn gàng, dễ dàng dễ vận động.
- Đồ chơi: Vòng, phấn, bóng, rổ.
III. CÁCH TIẾN HÀNH.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trẻ.
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức.
- Cô giáo tập trung trẻ lại, cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc, nhắc nhở trẻ giữ trật tự.
- Kiểm tra sỉ số, giới thiệu nội dung buổi hoạt động ngoài trời.
Hoạt động 2: Nội dung trọng tâm.
a. Hoạt động có chủ đích: Tìm hiểu về gia đình đông con.
- Cô cho trẻ ra sân và đứng thành vòng tròn rộng.
- Cô cùng trò chuyện với trẻ về 1 số gia đình đông con. 
+ Các cháu có biết gia đình đông con là gia đình như thế nào? ( gia đình có 3 con trở lên..)
- Khi gia đình có đông con cuộc sống của họ như thế nào?
- Họ có cho con được đi học đầy đủ không? 
- Những bạn nhỏ trong gia đình đó có được chăm sóc tốt không?
- Hôm nay cô sẽ cho các con tìm hiểu về gia đình có 1 con và gia đình có đông con để biết được sự khác nhau giữa 2 gia đình nhé! –Gia đình có 1 con cuộc sống của họ như thế nào?
- Bạn nhỏ được chăm sóc chu đáo không?
- Còn gia đình có đông con thì sao? (Họ rất vất vả)
* Giáo dục: Bố,mẹ rất vất vả để kiếm tiền nuôi các con vì vậy các con phải biết yêu thương quý trọng bố, mẹ nhé! 
b. Trò chơi vận động: “Kéo co”.
- Hôm nay cô sẽ tổ chức cho các con 1trò chơi đó là trò chơi “ Kéo co”.
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi.
- Cho trẻ chơi 2 -3 lần.
- Cô nhận xét sau mỗi lần chơi.
c. Chơi tự do.
- Cô phát vòng, phấn, bóng cho trẻ chơi, những trẻ còn lại cho trẻ chơi với các đồ chơi có sẵn ngoài trời.
- Cô chú ý bao quát trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi chơi.
Hoạt động 3: Kết thúc.
- Gần hết giờ cô giáo gọi trẻ tập trung lại, nhận xét buổi dạo chơi, điểm danh lại trẻ, cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc đi rửa tay sạch rồi đi về lớp.
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiệ
- Trẻ kể
- Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
Hoạt động vệ sinh ăn trưa và hoạt động chiều
1. Hoạt động ăn: 10h00
a. Chuẩn bị:
- Bàn ăn, ghế, đĩa, bát, thìa, khăn. Thức ăn: Cơm, canh, đồ ăn mặn.
- Xà phòng, khăn sạch.
b. Cách tiến hành. 
- Cho trẻ đi vệ sinh và rửa tay sạch với xà phòng.
+ Bước 1: Làm ướt 2 tay bằng nước sạch, thoa xà phòng vào lòng bàn tay, chà sát 2 lòng bàn tay vào nhau.
+ Bước 2: Dùng bàn tay này cuộn từng ngón vào bàn tay kia và ngược lại từ trong ra ngoài.
+ Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát lên mu bàn tay kia và ngược lại.
+ Bước 4: Dùng bàn tay này miết từng kẻ tay bàn tay kia từ trên xuống và ngược lại.
+ Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của bàn tay này xoay vào lòng bàn tay kia và ngược lại.
+ Bước 6: Rửa tay sạch với nước sạch và lấy khăn sạch lau khô.
- Cho trẻ ngồi vào bàn.
- Giới thiệu món ăn, chia cơm và thức ăn cho trẻ, cho trẻ đi lấy cơm về ngồi vào bàn ăn.
- Cô bao quát lớp, nhắc nhở trẻ những hành vi văn hóa trong khi ăn ( không nói chuyện trong khi ăn, không để thức ăn rơi xuống sàn, không lấy thức ăn rơi để ăn) sau khi ăn phải đi đánh răng sạch,lấy khăn lau mặt, uống nước.
- Động viên, giúp đỡ những trẻ ăn chậm ăn hết phần.
- Không quát mắng, dọa nạt trẻ.
2. Hoạt động ngủ: 11h00
a. Chuẩn bị:
- Lau sàn thật sạch, lót sạp phát gối cho trẻ.
- Trời nóng phải mở quạt cho trẻ. Về mùa đông cho trẻ đắp chăn và mang tất chân.
- Đóng cửa làm giảm độ sáng cho trẻ, phòng thoáng mát sạch sẽ.
b. Cách tiến hành.
- Cho trẻ ngủ đúng nệm của mình.
- Tránh làm ồn trong khi trẻ ngủ.
- Sửa tư thế cho trẻ trong khi trẻ ngủ.
3. Hoạt động chiều và chăm sóc vệ sinh: 14h00’
* Mục đích – yêu cầu.
- Trẻ nắm được các góc chơi và nhóm chơi.
- Nhận biết được các mối qua nhệ trong gia đình.
- Trẻ biết thể hiện vai chơi, nhóm chơi.
a. Chuẩn bị:
- Bàn, ghế, thìa, bát, khăn, đĩa đựng khăn.
- Cho trẻ đi vệ sinh, rửa mặt, cô đem nệm cất, vệ sinh phòng.
- Lượt chải tóc, dây thun.
b. Cách tiến hành.
- Cô chải tóc, và buột tóc cho những trẻ có tóc dài.
- Cô giới thiệu thức ăn và chia thức ăn cho trẻ.
- Những cháu ăn chậm cô giúp đỡ cháu ăn.
- Cho trẻ đi vệ sinh răng miệng, lấy khăn lau mặt, uống nước.
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi với trò chơi mới, đọc thơ, hát những bài hát theo chủ đề.
- Nêu gương những trẻ hoạt động tích cực trong ngày.
- Động viên những trẻ còn lúng túng, nhút nhát
4. Hoạt động trả trẻ.
a. Mục đích – yêu cầu.
- Giúp phụ huynh nắm được tình hình học tập, sức khỏe của trẻ trong ngày khi ở trường thông qua giáo viên.
- Rèn cho trẻ tính lễ phép, ngoan ngoãn.
b.Chuẩn bị:
- Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhắc nhở trẻ đi vệ sinh.
- Kiểm tra lại áo quần, dày dép, cặp mũ cho trẻ.
- Trao đổi với phụ huynh một số ý kiến về tình hình trong ngày của trẻ.
c. Cách tiến hành.
- Trả trẻ tận tay phụ huynh, nếu có người lạ đón thì gọi điện hỏi phụ huynh mới cho đón.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình trong ngày của trẻ.
5. Đánh giá cuối ngày.
.
Thứ 2, ngày 27 tháng 10 năm 2015
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
HOẠT ĐỘNG HỌC : VẬN ĐỘNG
CHỦ ĐIỂM : THẾ GIỚI THỰC VẬT
ĐỀ TÀI : NÉM TRÚNG ĐÍCH THẲNG ĐỨNG
ĐỘ TUỔI : 5- 6 TUỔI
THỜI GIAN : 30 -35 PHÚT
NGÀY SOẠN : 26/10/2015
I MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU .
1. Kiến thức .
- Dạy trẻ biết ném thẳng hướng.
 - Trẻ biết phối hợp giữa tay và chân để ném.
2 . Kỹ năng .
 -Rèn khả năng nhanh nhẹn và khéo léo ở trẻ .
 - Rèn sức mạnh của tay, xác định được hướng ném trúng đích.
 - Rèn tính tập trung và chú ý 
3 . Giáo dục .
- Biết yêu quý các thành viên trong gia đình. 
 - Biết lắng nghe và chú ý theo cô .
 - Có tính tập thể .
II. CHUẨN BỊ 
 1. Đồ dùng của cô.
-20 – 25 túi cát.
- 4 bảng và vẽ vòng tròn đích để trẻ ném.
 - Phòng tập sạch sẽ thoáng mát , bằng phẳng.
 2 .Đối với trẻ 
 - Aó quần gọn gàng 
 - Tâm thế sẵng sàng 
III .CÁCH TIẾN HÀNH.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1 : Ổn định tổ chức – giới thiệu bài.
- Cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau” 
- Trò chuyện về bài hát.
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Do ai sáng tác?
+ Bài hát nói về điều gì?
- Giới thiệu bài:
 - Hôm nay lớp chúng ta mở cuộc thi “bé khỏe bé ngoan” để chọn ra các bạn khéo và khỏe nhất lớp mình để tham gia hội thi của trường .
- Các cháu có muốn tham gia không ?
- Muốn có cơ thể khỏe mạnh chúng ta phải làm gì ?
 - Hôm nay cô sẽ dạy các con bài dạy “ Ném trúng đích nằm ngang” để có sức khỏe nhé! .
Hoạt động 2 .Nội dung trọng tâm
a. Khởi động 
 - Cho trẻ đi vòng tròn và đi các kiểu đi ( đi bằng bàn chân – đi bằng gót chân , mũi bàn chân , chạy chậm , chạy nhanh , đi bằng bàn chân )
 - Cho trẻ về 3 tổ tập thể dục
b. Trọng động
@ Bài tập phát triển chung.
- Động tác hô hấp: Làm động tác gà gáy buổi sáng 4 -8 lần.
- Động tác tay vai : 4 lần x 16 nhịp
+ Nhịp 1 : Bước chân trái sang ngang hai tay cầm vòng đưa ra trước .
+ Nhịp 2 : Hai tay đưa vòng lên cao 
+ Nhịp 3 : như nhịp 1
+ Nhịp 4 : Về tư thế chuẩn bị
+ Nhịp 5, 6, 7, 8 tương tự đổi chân .
- Động tác bụng lườn . Thực hiện 2 lần x 8 nhịp .
+ Nhịp 1 : Đưa chân trái sang ngang hai tay đưa vòng lên cao. 
+ Nhịp 2: ngiêng người sang trái.
+ Nhịp 3 : Như nhịp 1
+ Nhịp 4 : Về tư thế chuẩn bị
+Nhịp 5 , 6, 7 , 8 tương tự đổi chân
- Động tác chân: Thực hiện 2 x 8 nhịp
+ Nhịp 1 : 2 Tay đưa vòng lên cao
+ Nhịp 2 : 2 Tay đưa vòng ra trước ngực, đồng thời khụy gối.
 + Nhịp 3 : như nhịp 1 
+ Nhịp 4 : Về tư thế chuẩn bị
+ Nhịp 5, 6, 7, 8 tương tự đổi chân .
- Động tác bật : Bật tại chỗ 8 -10 lần.
* Bài tập vận động cơ bản : “Ném trúng đích thẳng đứng’’
- Chúng ta đã đến nơi tổ chức cuộc thi rồi ,nhưng muốn có cơ thể khỏe mạnh để thi tốt . Hôm nay cô sẽ dạy các con bài vận động “Ném trúng đích thẳng đứng.”
Cho trẻ đứng thành hai hàng ngang đối diện nhau.
- Cô làm mẫu lần 1 không giải thích .
- Cô làm mẫu lần 2 : Giaỉ thích động tác 
+ Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước, chân sau ,tay cầm túi cát cùng phía với chân sau ngang tầm mắt.
- Thực hiện: Nhìn vào đích và dùng sức của cánh tay để ném mạnh túi cát tới đích sau đó đi nhặt túi cát và về cuối hàng .
- Cô vừa thực hiện vận động gì ?
- Cho 1 trẻ trong lớp lên thực hiện cho cả lớp xem.
- Cho cả lớp luyện tập 2 lần.
- Cho nhóm luyện tập.
- Cho 2 tổ thi đua.
* Củng cố: 
Cho 2- 3 trẻ làm đẹp thể hiện lại cho cả lớp xem.
c. Hồi tỉnh: Cho cả lớp đi nhàng trong sân 2 - 3 vòng.
Hoạt động 3: Kết thúc.
- Nhận xét tuyên dương buổi học.
- Cho trẻ đọc bài thơ “Mẹ của em” và chuyển tiếp hoạt động.
- Trẻ hát
- Trẻ cùng trò chuyện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trể thực hiện theo cô
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chú ý
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Hoạt động có chủ đích: Quan sát các kiểu nhà
Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột
Trò chơi tự do: Chơi với đồ chơi có sẵn ngoài trời và đồ chơi mang theo như: Bóng, phấn, vòng.
	I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU.
- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Thỏa mãn nhu cầu vận động và vui tươi của trẻ.
- Trao dồi óc quan sát, tư duy, tưởng tượng, rèn kỹ năng tạo hình.
- Giúp trẻ hiểu và kể về các kiểu nhà mà trẻ biết hoặc trẻ thích .
- Biết so sánh giữa 2 ngôi nhà.
 - Chơi đúng luật và hứng thú khi chơi.
- Trẻ được vui chơi thoải mái, cô cần đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi.
- Giáo dục trẻ có ý thức tập thể và rèn luyện sức khỏe.
II. CHUẨN BỊ.
- Địa điểm: Sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ, an toàn cho trẻ.
- Trang phục: Cô và trẻ gọn gàng, dễ dàng dễ vận động.
- Đồ chơi: Vòng, phấn, bóng, rổ.
III. CÁCH TIẾN HÀNH.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trẻ.
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức.
- Cô giáo tập trung trẻ lại, cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc, nhắc nhở trẻ giữ trật tự.
- Kiểm tra sỉ số, giới thiệu nội dung buổi hoạt động ngoài trời.
Hoạt động 2: Nội dung trọng tâm.
a. Hoạt động có chủ đích: Vẽ các kiểu nhà
- Cô cho trẻ ra sân và đứng thành vòng tròn rộng.
- Cô cùng trò chuyện với trẻ về cá kiểu nhà mà trẻ biết hoặc trẻ thích.
+ Các cháu biết có những kiểu nhà nào?
( nhà 1 tầng, nhà ngói, nhà cao tầng..)
- Có rất nhiều kiểu nhà, mỗi ngôi nhà khác nhau lại phù hợp với điều kiện sinh hoạt của mỗi gia đình khác nhau.
- Cô hỏi 1 vài trẻ về kiểu nhà mà trẻ thích.
( Trẻ trả lời theo tự do của trẻ)
- Hôm nay cô sẽ cho các con quan sát ngôi nhà 1 tầng và ngôi nhà 2 tầng để biết được sự khác nhau giữa 2 ngôi nhà nhé!
 - Ngôi nhà 1 tầng nó có màu gì?
- Ngói có màu gì?
- Ngôi nhà 1 tầng này có mấy phòng?( 6 phòng, có 2 phòng ngủ, 1 phòng ăn, 1 phòng khách, 1 phòng bếp, 1 phòng vệ sinh)
- Ngôi nhà 2 tầng có gì khác? ( cao hơn và có cầu thang)
- Nền được lát gì? ( gạch hoa)
- Xung quanh ngôi nhà có gì? ( Sân vườn, có bể cá)
b. Trò chơi vận động: “Mèo đuổi chuột”.
- Hôm nay cô sẽ tổ chức cho các con 1trò chơi đó là trò chơi “Mèo đuổi cuột”.
- Cô nhắc cách chơi và luật chơi.
+ Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn và cầm tay nhau đưa tay lên làm hang cho chuột và mèo chạy. 2 trẻ trong lớp 1 bạn đóng vai “mèo” và 1 bạn đóng vai “chuột”. Khi có hiệu lệnh thì chuột chạy còn bạn mèo đuổi theo chuột. Nếu bạn mèo bắt được bạn chuột thì bạn chuột phải nhảy lò cò trong sân.
- Cho trẻ chơi 2 -3 lần.
- Cô nhận xét sau mỗi lần chơi.
c. Chơi tự 

File đính kèm:

  • docgiao_an_chu_de_gia_dinh.doc
Giáo Án Liên Quan