Giáo án dạy học lớp chồi - Chủ đề: Trường lớp mầm non - Chủ đề nhánh 3: Bé vui tết trung thu

- Cô giáo dục trẻ biết chào hỏi lễ phép.

- Cô nhắc nhở cháu tự lấy cất đồ dung cá nhân.

- Cô trò chuyện về trường lớp cháu đang học, đồ dung đồ chơi trong sân trường. Tên trường, địa chỉ, số điện thoại.

 - Hô hấp: 1, Tay vai: 1, Chân: 1, Bụng lườn: 1

PTTM:

TT dạy hát:

“ Đêm trung thu” PTTC:

Bò dích đắt chui qua cổng.

- Góc phân vai: Cửa hàng bán bánh trung thu, bán lồng đèn trung thu.

- Góc xây dựng: Xây dựng đường đi.

- Góc học tập: Xem tranh ảnh về ngày tết trung thu.

- Góc nghệ thuật: Trang trí các lồng đèn xung quanh lớp

- Góc thiên nhiên: Làm bánh trung thu bằng cát, chơi với lồng đèn.

 

docx19 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 3440 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy học lớp chồi - Chủ đề: Trường lớp mầm non - Chủ đề nhánh 3: Bé vui tết trung thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: TRƯỜNG LỚP MẦM NON
Tuần 3 - Chủ đề nhánh 3: BÉ VUI TẾT TRUNG THU
(Thực hiện: 21/09 - 25/09/2015)
HOẠT ĐỘNG
Thứ hai 21/09/2015
Thứ ba
22/09/2015
Thứ tư
23/09/2015
Thứ năm
24/9/2015
Thứ sáu
25/09/2015
ĐÓN TRẺ TRÒ CHUYỆN
TDS
- Cô giáo dục trẻ biết chào hỏi lễ phép.
- Cô nhắc nhở cháu tự lấy cất đồ dung cá nhân.
- Cô trò chuyện về trường lớp cháu đang học, đồ dung đồ chơi trong sân trường. Tên trường, địa chỉ, số điện thoại.
 - Hô hấp: 1, Tay vai: 1, Chân: 1, Bụng lườn: 1 
HOẠT ĐỘNG CHUNG
PTNT:
Trò chuyện về ngày tết trung thu.
PTTM: 
TT dạy hát:
“ Đêm trung thu”
PTTC:
Bò dích đắt chui qua cổng.
 PTTM:
Làm quen với đồ dung học tập: bút, vỡ
PTNN: 
Chuyện “Người bạn tốt”
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: Cửa hàng bán bánh trung thu, bán lồng đèn trung thu.
- Góc xây dựng: Xây dựng đường đi.
- Góc học tập: Xem tranh ảnh về ngày tết trung thu.
- Góc nghệ thuật: Trang trí các lồng đèn xung quanh lớp 
- Góc thiên nhiên: Làm bánh trung thu bằng cát, chơi với lồng đèn.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Trò chuyện về ngàyTết trung thu.
Đọc đồng dao “Chi chi chành chành”
Trò chuyện về ngàyTết trung thu.
Đọc đồng dao “Chi chi chành chành”
Trò chuyện về ngàyTết trung thu.
Đọc đồng dao “Chi chi chành chành”
- Vệ sinh - trả trẻ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
HOẠT ĐỘNG CHUNG HOẠT ĐỘNG KHÁC
- PTNT: Quan sát nhận xét quan cảnh trường mầm non.
 VSRM:
Làm quen các thao tác rửa tay, mặt, chải răng.
- PTNN:
Làm quen với sách, tư thết ngồi vào bàn học.
- Vệ sinh – nêu gương – trả trẻ.
Thứ hai, ngày 21/09/2015
THỂ DỤC SÁNG
 A. Khởi động:
- Cháu đi vòng tròn, kết hợp đi các kiểu: đi thường, đi bằng gót chân, đi bằng mủi bàn chân, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, đi thường.
 - Cháu về 3 hàng ngang tập bài tập phát triển chung.
 B. Trọng động:
 * Cho các cháu tập theo nhạc: Bài thể dục buổi sáng, Em đi mẫu giáo,
 - Hô hấp: Gà gáy
 - Tay vai: Hai tay đưa lên cao, ra phía trước, sang ngang.
 - Chân: Đứng, một chân đưa lên trước, khuỵu gối.
 - Bụng lườn: Nghiêng người sang hai bên.
 C. Hồi tĩnh:
 - Đi nhẹ nhàng, hít thở bình thường. 
HOẠT ĐỘNG PNNT
Trò chuyện về ngày tết trung thu
I. Mục đích yêu cầu: 
 1. Kiến thức:
 - Trẻ biết những hoạt động trong ngày tết trung thu.
	- Trẻ biết ngày tết trung thu là ngày tết dành cho thiếu nhi.
	- trẻ biết ngày tết trung thu là ngày 15/8 âm lịch hàng năm.
2. Kỹ năng:
 - Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát tranh về tết trung thu.
	- Rèn cho trẻ ghi nhớ ngày 15/8 là ngày trế trung thu.
	- Rèn cho trẻ biết tham gia các hoạt động trong ngày tết trung thu.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục cháu biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi cẩn thận, biết yêu quý bạn bè, cô giáo.
 II. Chuẩn bị :
 *Đồ dùng cô: Tranh ảnh về ngày tết trung thu: lồng đèn, múa lân, bánh trung thu
 *Tích hợp: GDAN, LQVH.
 III. Tổ chức hoạt động :
Hoạt động của cô
Hoạt động của cháu
Hoạt động 1: Trò chuyện 
- Cô cho trẻ xem tranh về tết trung thu:
- Bé vừa xem tranh về cái gì?
- Bé có thích trung thu không?
- Bé làm gì vào tết trung thu?
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức 
- Nhìn xem! Nhìn xem!
- Xem cô có những gì ?
- Đây là tranh gì ?
- Ngày tết trung thu có những hoạt động nào?
- Ngoài ra, cô còn có gì đây nữa?
- Tết trung thu là ngày tết dành cho ai? 
- Tết trung thu diễn ra vào ngày nào?
- Ngày tết trung thu có gì nổi bật? 
* Cô củng cố về ngày tết trung thu cho trẻ.
Hoạt động 3: Luyện tập:
- Cho trẻ chọn tranh lô tô hình ảnh tết trung thu theo yêu cầu.
Hoạt động 4: Ai nhanh hơn
* Trò chơi: ghép tranh
- Cách chơi: Cô chia trẻ thành 3 đội phát cho mỗi đội 1 tranh về tết trung thu đã cắt rời đẻ trẻ ghép tranh.
- Luật chơi: Trong thời gian một đoạn nhạc dội nào ghép nhanh hơn sẽ thắng.
- Giáo dục: Cháu biết giữ gìn các đồ dùng đồ chơi trong trường và gia đình.
KẾT THÚC.
- Trẻ xem
- Trẻ biết trả lời tròn câu.
- Xem gì! Xem gì!
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chú ý, biết lắng nghe .
 - Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 Trò chuyện về ngày tết trung thu
Đọc đồng dao: Chi chi chành chành
 TCDG: KÉO CO
I. Mục đích yêu cầu:
 	1. Kiến thức: 
 	 -Trẻ biết ngày tết trung thu là tết dành cho thiếu nhi.
 	- Trẻ tích cực tham gia trò chuyện cùng cô.
 	2. Kỹ năng: 
 	- Phát triển ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc.
 	- Rèn cho trẻ sự khéo léo, nhanh nhẹn khi tham gia trò chơi.
 - Rèn kỹ năng vận động nhanh nhẹn của tay chân.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục cháu biết chia sẽ đồ chơi, tham gia cùng chơi.
 - Biết rửa tay chân sạch sẽ sau khi chơi.
 - Biết yêu quý vẻ đẹp đêm trăng rằm.
 II. Chuẩn bị:
 - Sân bãi sạch sẽ, an toàn cho trẻ tham gia trò chơi.
 - Hình ảnh bài thơ.
 - Bài hát “Rước đèn trung thu”.
 III. Tổ chức hoạt động:
- Hoạt động 1: Trò chuyện về ngày tết trung thu
- Hoạt động 2: Trò chơi “Chi chi chành chành”
- Hoạt động 3: Chơi tự do với các đồ chơi trên sân.
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc xây dựng: Xây đựng đường đi.
- Góc phân vai: Cửa hàng bán bánh trung thu, bán lồng đèn trung thu
- Góc học tập: Xem tranh ảnh về ngày tết trung thu.
- Góc nghệ thuật: Trang trí lồng đèn xung quanh lớp.
- Góc thiên nhiên: Làm bánh trung thu bằng cát.
 I. Mục đích yêu cầu: 
 1. Kiến thức:
 - Trẻ biết xây dựng đường đi, và bảo quả đường đi.
 - Biết thỏa thuận vai chơi với bạn và tạo tình huống trong quá trình chơi.
- Biết xem tranh ảnh về ngày tết trung thu và trang trí lồng đèn trung thu với màu sắc khác nhau thể hiện sự sáng tạo của mình.
 - Trẻ biết chơi làm bánh trung thu với cát.
 2. Kỹ năng:
 - Hình thành cho trẻ kỹ năng chơi theo nhóm.
 - Rèn kỹ năng thảo luận cùng bạn trong khi chơi.
 - Phát triển kỹ năng quan sát, nói tròn câu và kỹ năng khéo léo của đôi tay,
 3. Thái độ
- Trẻ biết hòa đồng cùng bạn, biết chơi trật tự và không tranh giành đồ chơi trong khi chơi.
 - Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi và biết cất dọn đồ dùng đồ chơi gọn gàng, ngăn nấp.
 - Giáo dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn sản phẩm mình làm ra.
 II. Chuẩn bị:
 - Đồ dùng đồ chơi cho các góc.
 - Hàng rào, cổng, gạch, các loại cây xanh, hoa, 
 - Tranh ảnh về ngày Tết trung thu cho trẻ xem.
 - Bàn, ghế, lồng đèn,
 * Tích hợp: GDAN; LQVH; MTXQ.
 III. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Hoạt động 1: Trò chuyện về các góc
- Cho cháu hát bài hát: “ Rước đèn trung thu”
- Cô đố các bạn, vào ngày tết thung thu các con thấy có những gì?
- Vào ngày đó, các bạn có được ba mẹ dẫn đi mua gì không? 
- Thế ở trường, các bạn được tặng gì nào?
- Rất giỏi! Tết trung thu đó chính là ngàu tết của thiếu nhi đó con. Vào ngày đó, các bạn được tặng quà trung thu, lồng đèn,
- Với chủ đề này, hôm nay ở các góc chơi cô có bổ sung nhiều đồ dùng mới. Bây giờ cô và các con cùng đi tham quan ở các góc nha!
- Cho trẻ hát: “ Dạo chơi”
- Cô tổ chức cho trẻ đi tham quan các góc chơi.
- Cô cháu mình đi thăm quan xong rồi, nào chúng ta cùng về lớp nha con!
- Thế với chủ đề này, các con xem ở góc xây dựng cô có bổ sung đồ dùng gì mới?
- Với những đồ dùng đó con sẽ chơi như thế nào?
- Muốn xây đường đi thật đẹp thì các con phải làm gì?
- Ngoài góc xây dựng, lớp chúng ta còn có những góc chơi nào nữa?
- Góc phân vai: Cô sẽ cho các con chơi trò chơi “ Cửa hàng bán bánh trung thu” nha! Thế con biết, người bán và người mua cần phải làm gì không? Và nhớ khi chơi, các con phải đóng đúng vai của mình nha!
- Góc nghệ thuật: Cô sẽ cho các con chơi “Trang trí lồng đèn trung thu” nha!
- Vậy còn góc học tập: Các bạn xem tranh ảnh về ngày tết trung thu
- Góc thiên nhiên: Cô sẽ cho các con chơi làm bánh với cát ?
- Với chủ đề ngày hôm nay, cô sẽ cho các con chơi trò chơi mới ở góc xây dựng là: “ Xây xưởng bánh trung thu”.
- Thế sáng nay, các bạn đã chọn góc chơi cho mình chưa?
- Nhớ khi về góc chơi, các bạn phải chơi trật tự, không ồn ào, không tranh giành đồ chơi nha! Bây giờ, các bạn lấy kí hiệu và về góc chơi của mình đi nào!
Hoạt động 2: Bé cùng chơi
- Cho trẻ đọc bài thơ: “ Trăng sáng” 
- Cháu lấy kí hiệu và đi về góc chơi.
- Cháu thảo luận cùng bạn.
- Cháu tham gia cùng chơi.
- Cô quan sát, bao quát, đến từng góc chơi giúp cháu hoàn chỉnh vai chơi của mình.
 + Góc phân vai: - Các bạn ở góc phân vai ơi! Các con chơi gì nào?
 - Con đóng vai nào?
 - Bán những gì?
 + Góc xây dựng: - Con xây gì?
 - Để xây xưởng bánh được đẹp hơn, con có thể thêm những gì?
 + Góc nghệ thuật:- Con nặn gì?
 + Góc học tập: - Con đang xem gì? Các bạn hãy chuyền tay cho các bạn cùng xem nào!
 - Cháu tạo ra sản phẩm.
Hoạt động 3: “ Ai chơi giỏi nào”
- “ Lạy đây với cô”
- Các bạn chơi có vui không?
- Để biết các bạn chơi như thế nào, cô và các bạn cùng đến tham quan các góc chơi nhé!
- Cho cháu đến thăm quan góc xây dựng, góc nghệ thuật.
- Cho cháu nhận xét sản phẩm.
- Các bạn ơi! Mình đã đi thăm quan ở các góc. Bây giờ chúng ta cùng về lớp đi nào!
- Cô tập trung các cháu, nhận xét các góc còn lại.
- Cô mời từng nhóm kể xem hôm nay mình đã chơi gì?
 + Bạn nào chơi ở góc phân vai?
 + Con đóng vai gì? Công việc của con là gì? 
 + Bạn nào chơi ở góc học tập?
 + Con đã chơi gì?.....
- Cô nhận xét chung.
* Các bạn ơi! Khi chơi xong, các bạn phải làm gì? ( Sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nấp). Nhớ khi chúng ta chơi xong, tay ta đã bị bẩn rồi. Vì vậy, khi các bạn rửa tay, phải rửa cho thật sạch. Rửa xong thì phải khóa vòi nước lại, để tiết kiệm điện và còn tiết kiệm nguồn nước để mọi người đều có nước dùng. 
KẾT THÚC
- Trẻ tham gia hát và biết trả lời câu hỏi cùng cô.
- Trẻ tham gia tích cực vào hoạt động.
- Trẻ hứng thú tham quan các góc chơi.
- Trẻ biết quan sát đồ dùng đồ chơi ở các góc.
- Trẻ biết trả lời tròn câu.
- Trẻ chú ý và biết lắng nghe cô giới thiệu.
- Trẻ biết trả lời câu hỏi.
- Cháu tham gia đọc và lấy kí hiệu về góc.
- Trẻ tham gia tích cực cùng chơi.
- Trẻ trả lời đạt các câu hỏi.
- Trẻ biết và tạo được sản phẩm.
- Trẻ trả lời.
- Cháu tham quan.
- Cháu tham gia nhận xét sản phẩm.
-
Trẻ trả lời tương đối.
- Thu dọn.
- Trẻ biết lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Quan sát và nhận xét về quan cảnh trường mầm non
 I. Mục đích yêu cầu: 
 1. Kiến thức:
 - Trẻ biết quan sát quang cảnh xung quanh trường mầm non
 - Trẻ biết chú ý, ghi nhớ những quang cảnh ở trường mầm non. 
 2.Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.
 - Phát triển ở trẻ khả năng tưởng tượng, sáng tạo hoạt động động.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục trẻ tích cực tham gia vào mọi hoạt động.
 - Trẻ biết yêu quý cô giáo, bạn bè, trường lớp, ham thích đến trường...
 PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
 TTCH: “ĐÊM TRUNG THU”
Thứ ba, ngày 22 tháng 9 năm 2015
I. Mục đích yêu cầu:
 1. Kiến thức:
 - Trẻ thuộc và nhớ tên tác giả, tên của bài hát: “Đêm trung thu”.
 - Trẻ hát và vận động bài hát nhịp nhàng.
 2.Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng ca hát ở trẻ.
 - Phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ âm nhạc, giai điệu bài hát.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục trẻ tích cực tham gia vào hoạt động và chơi.
 - Trẻ biết yêu quý cô giáo, bạn bè, trường lớp...
 	 II. Chuẩn bị:
 - Nhạc cụ cho trẻ: Xắc xô, phách, trống lắc,
 - Mũ chóp
 * Tích hợp: - GDAN, LQVH, MTXQ
 III. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Hoạt động 1: Trò chuyện
- Xúm xa xúm xít!
- Các con ơi! Mỗi buổi sáng thức dậy, các con đánh răng, rửa mặt để đi đâu nhỉ?
- Rất giỏi! Mỗi buổi sáng chúng mình dậy sớm đánh răng, rửa mặt để đến trường học. Trên con đường đến trường, có ánh nắng ban mai, có tiếng chim hót, đến trường chúng mình học ngoan, học giỏi được cô giáo khen và cô có bài hát thưởng cho các con đây bài hát: “Đêm trung thu”. Để bài hát này được hay hơn trong buổi học ngày hôm nay, các con nên kết hợp vận động khi hát, con có đồng ý không nào!
Hoạt động 2: Trẻ ca hát “Đêm trung thu”
- Cô hát mẫu lần 1
- Cô hát lần 2 có minh họa bài hát.
- Cô mời cả lớp hát. 
- Cô vừa hát xong bài hát gì?
- Bài hát do ai sáng tác?
- Bài hát nói về diều gì thế con? 
Rất giỏi! Bây giờ, cô sẽ chia lớp mình thành 3 tổ: ( tổ 1, tổ 2, tổ 3). Các tổ sẽ thi hát và vận động xem tổ nào thể hiện đẹp nhất nhé! Các tổ có đồng ý không nào?
- Cô mời từng tổ hát vận động bài hát.
- Mời nhóm lên biểu diễn.
- Mời cá nhân biểu diễn.
- Cô quan sát, chú ý sửa sai cho trẻ (Mỗi lần cháu biểu diễn).
- Cô quan sát, tuyên dương trẻ.
- Mời cả lớp hát vận động lại.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý cô giáo, bạn bè và biết yêu trường, yêu lớp.
Hoạt động 3: Bé ơi nghe nào!
- Các con à! Ngày đầu tiên đi học, bạn nhỏ nào cũng đều bỡ ngỡ, có bạn khóc nhè nữa đấy. Nhưng không sao, đến lớp đã có cô giáo yêu thương, chăm sóc các con. Qua những hình ảnh đó, tác giả đã sáng tác lên bài hát: “ Ngày đầu tiên đi học”. Bây giờ, cô mời các bạn hãy cùng lắng nghe xem tình yêu thương của cô giáo đối với các bạn trong bài hát như thế nào nhé!
- Cô hát lần 1: diễn cảm.
- Cô vừa hát bài hát gì?
- Cô hát lần 2: kết hợp với nhạc.
- Cô và cả lớp cùng hát.
Hoạt động 3: Bé ơi vui nhé!
* Trò chơi: “ Tai ai tinh”
- Cách chơi: Cô mời 1 bạn đội mũ chóp kín che mắt lại, và cô mời 1 bạn dưới lớp đứng dậy hát.
- Luật chơi: Sau một thời gian, bạn đội mũ chóp kín phải đoán đúng ai hát? hát bài hát gì?
- Cô tổ chức cho trẻ chơi. ( 4- 5 lần)
- Cô quan sát nhận xét, tuyên dương.
- Mời cả lớp hát và vận động lại bài hát: “ Đêm trung thu”
KẾT THÚC
- Xít lại gần cô.
- Trẻ biết trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ nghe cô hát.
- Trẻ tích cực trả lời.
- Trẻ về 3 hàng dọc vận động cùng cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Nhóm biểu diễn.
- Cá nhân biểu diễn.
- Trẻ tham gia nhận xét.
- Cả lớp vận động.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ biết lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe cách chơi và luật chơi.
- Trẻ tham gia cùng chơi.
- Trẻ nhận xét cùng cô.
- Cả lớp hát và vận động .
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: Cửa hàng bán bánh trung thu, bán lồng đèn trung thu
I. Mục đích yêu cầu: 
 	1. Kiến thức:
 - Trẻ biết thao tác mua bán hàng, biết vai chơi người mua, người bán.
 	2. Kỹ năng:
 - Hình thành cho trẻ kỹ năng chơi theo nhóm.
 - Rèn kỹ năng thảo luận cùng bạn trong khi chơi.
 - Phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
 	3. Thái độ:
- Trẻ biết hòa đồng cùng bạn, biết chơi trật tự và không tranh giành đồ chơi trong khi chơi. 
 - Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi và biết cất dọn đồ dùng đồ chơi gọn gàng, ngăn nấp.
 - Giáo dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn sản phẩm mình làm ra.
 	II. Chuẩn bị:
 - Đồ dùng đồ chơi cho các góc.
 - Hàng rào, cổng, gạch, các loại cây xanh, hoa, 
 - Tranh ảnh về ngày Tết trung thu cho trẻ xem.
 - Bàn, ghế, lồng đèn,
 	* Tích hợp: GDAN; LQVH; MTXQ.
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Đề tài: Bò dích dắt chui qua cổng
Thứ tư, ngày 23 tháng 9 năm 2015
 	I. Yêu cầu :
 	 1. Kiến thức:
 - Trẻ biết phối hợp tay và chân khi bò, biết bò không chạm vạch dích dắt. 
- Trẻ nhớ tên vận động được học.
 	 2. Kỹ năng:
 - Phát triển khả năng vận động cho trẻ, phát triển cơ tay, cơ chân.
- Rèn cho trẻ sự khéo léo khi bò qua đường dích dắt.
 	 3. Thái độ:
 - Giáo dục cháu thường xuyên tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh. 
 	II. Chuẩn bị :
* Đồ dùng cô:
 - Sân sạch sẽ an toàn, đường dích dắt, cổng thể dục.
 - Tích hợp : GDAN, LQVH.
 * Đội hình : 2 hàng dọc, ngang, tròn.
 	III. Tổ chức hoạt động :
 HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG TRẺ
Hoạt động 1 : Trò chuyện - Khởi động
- Cô và cháu cùng hát bài hát: “Em đi mẫu giáo”
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Cô đố các bạn, đến trường các con gặp ai?
- Có vui không? Để vui hơn, chúng ta cần phải có sức khỏe tốt. Thế các con, muốn có sức khỏe tốt không nào?
- Vậy các con sẳn sàng tập thể dục chưa?
- Cho cháu hát cùng đi các kiểu: Đi thường, đi khom, chạy chậm, chạy nhanh, đi thường, sau đó về 3 hàng ngang.
Hoạt động 2 : Trọng động 
 * BTPTC:
- Hô hấp: Gà gáy
- Tay vai: Hai tay đưa lên cao, ra phía trước, sang ngang.
- Chân: Đứng, một chân đưa lên trước, khuỵu gối.
- Bụng: Nghiêng người sang hai bên
- Bật: Bật tách khép chân.
b/ VĐCB :
- Cho cháu về 2 hàng ngang đối diện.
- Cô làm mẫu lần 1: không giải thích.
- Cô làm mẫu lần 2: Kết hợp giải thích.
* Giải thích :
Cô đứng tự nhiên, khi óc hiệu lệnh chuẩn bị cô bước sát vạch chuẩn. hai tay chống sát sàn, khuỵu gối sát mặt đất, khi nghe hiệu lệnh trống lắc cô phối hợp tay nọ chân kia bò theo đường dích dắt chui qua cổng.
- Mời 2- 3 cháu lên làm mẫu.
- Cả lớp tập.
- Nhóm tập.
- Cá nhân tập.
- Số cháu yếu tập.
- Số cháu khá tập.
- Giáo dục: Cháu thường xuyên tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh. 
c/ TCVĐ : Bắt chước tạo dáng
- Cách chơi : Cô làm như thế nào thì con bắt chước tạo dáng giống như cô.
- Luật chơi : Làm đúng theo yêu cầu của cô.
- Cô tổ chức trẻ chơi.
- Cô quan sát nhận xét.
- Cô nhận xét cháu sau khi chơi.
Hoạt động 3 : Hồi tỉnh.
 Cho trẻ đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng .
KẾT THÚC.
- Trẻ biết hát và hát cùng cô.
- Trẻ biết trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời tốt.
- Trẻ thực hiện tốt.
- 1lần 8 nhịp.
- 2 lần 8 nhịp.
- 2 lần 8 nhịp.
- 2 lần 8 nhịp.
- 2 lần 8 nhịp.
- Cháu về 2 hàng ngang đối diện.
- Trẻ chú ý và lắng nghe.
- 2 – 3 cháu.
- Lớp tập.
- Nhóm tập.
- 2-3 cháu.
- 3-4 cháu.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ biết lắng nghe cách chơi và luật chơi.
- Trẻ tham gia tốt trò chơi.
- Trẻ tham gia nhận xét.
- Trẻ thực hiện.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Trò chuyện về ngày tết trung thu
Đọc đồng dao: Chi chi chành chành
TCDG: KÉO CO
I. Mục đích yêu cầu:
 1. Kiến thức: 
 -Trẻ biết ngày tết trung thu là tết dành cho thiếu nhi.
 - Trẻ tích cực tham gia trò chuyện cùng cô.
 2. Kỹ năng: 
 - Phát triển ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc.
 - Rèn cho trẻ sự khéo léo, nhanh nhẹn khi tham gia trò chơi.
 - Rèn kỹ năng vận động nhanh nhẹn của tay chân.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục cháu biết chia sẽ đồ chơi, tham gia cùng chơi.
 - Biết rửa tay chân sạch sẽ sau khi chơi.
 - Biết giữ gìn môi trường “ Xanh, sạch, đẹp”.
 - Biết yêu quý vẻ đẹp đêm trăng rằm.
 II. Chuẩn bị:
 - Sân bãi sạch sẽ, an toàn cho trẻ tham gia trò chơi.
 - Hình ảnh bài thơ.
 - Bài hát “Rước đèn trung thu”. 
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc học tập: Xem tranh ảnh về ngày tết trung thu.
I. Mục đích yêu cầu: 
 	1. Kiến thức:
 - Trẻ biết thao tác đúng với sách tranh ảnh, biết giữ gìn sách tranh ảnh.
 	2. Kỹ năng:
 - Hình thành cho trẻ kỹ năng chơi theo nhóm.
 - Rèn kỹ năng thảo luận cùng bạn trong khi chơi.
 - Phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
 	3. Thái độ:
 - Trẻ biết hòa đồng cùng bạn, biết chơi trật tự không tranh giành đồ chơi.
 - Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi và biết cất dọn đồ dùng đồ chơi gọn gàng, ngăn nấp.
 II. Chuẩn bị:
 - Đồ dùng đồ chơi cho các góc.
 - Hàng rào, cổng, gạch, các loại cây xanh, hoa, 
 - Tranh ảnh về ngày Tết trung thu cho trẻ xem.
 - Bàn, ghế, lồng đèn,
 	* Tích hợp: GDAN; LQVH; MTXQ.
VỆ SINH RĂNG MIỆNG
Làm quen thao tác: Rửa tay, rửa mặt, chải răng
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 I. Mục đích yêu cầu:
 1. Kiến thức :
 - Trẻ biết được tác dụng của việc rửa tay, rửa mặt, chải răng.
 - Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
 - Biết được thao tác rửa tay, rửa mặt, chải răng.
 2. Kỹ năng :
 - Rèn cho trẻ thói quen rửa tay, rửa mặt, chải răng đúng cách.
 3. Thái độ :
 - Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch đẹp.
 - Biết rửa tay, rửa mặt, chải răng hang ngày.
 II. Chuẩn bị: 
	* Đồ dùng cô:
 - Chuyện: “ Hai chú thỏ con”.
 - Mẫu hàm răng, khăn lau mặt, bàn chải chà răng, kem dánh răng, khăn lau tay.
* Đồ dùng trẻ:
 - Khăn lau mặt, bàn chải chà răng, kem dánh răng, khăn lau tay đủ số lượng trẻ.
 * Tích hợp: - GDAN, MTXQ, LQVH 
 III. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Hoạt động 1: Bé trò chuyện cùng cô nào?
- Xúm xa xúm xít!
- Các con ơi! Buổi sáng khi con thức dậy con phải làm những công việc gì?
- Để có hàm răng đẹp và không bị sâu thì chúng ta phải làm gì?
- Rất giỏi! Và cô cũng biết một câu chuyện rất hay.Bây giờ, các con hãy chú ý lắng nghe xem nội dung câu chuyện này như thế nào nha!
- Cô kể chuyện: “ Hai chú thỏ con”
Hoạt động 2: Bé cùng tham gia
- Các con vừa nghe cô kể câu chuyện có tên là gì?
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Cô đố con, thỏ anh như thế nào? ( Siêng năng)
- Nhờ sự siêng năng ấy, kết quả thì thỏ anh được gì?
- Thế còn thỏ em thì sao? Vì sao?
- Qua câu chuyện, con bắt chước ai? Tại sao?
- Các con à! Để có được

File đính kèm:

  • docxChu_de_Truong_MN_lop_45_tuoi_Nhanh_3.docx
Giáo Án Liên Quan