Giáo án dạy học lớp chồi - Ghép thành cặp những đối tượng có mối liên quan

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Dạy trẻ biết ghép các cặp đối tượng có liên quan với nhau như: Bát thìa, ấm chén, bàn ghế, quần áo

- Củng cố sự hiểu biết của trẻ về đồ dùng trong gia đình.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng sắp xếp đúng các đối tượng liên quan với nhau để thành một cặp.

- Rèn kỹ năng nhanh nhẹn, khéo léo trong khi chơi.

3. Thái độ:

- Trẻ biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình.

- Trẻ có nề nếp học tập, có tinh thần đoàn kết, hợp tác với nhau khi chơi.

II. Chuẩn bị:

- Đồ dùng của cô: Cái bàn, cái ghế đồ chơi, cái bát, cái thìa, cái ấm, cái chén thật, que chỉ, 2 bức tranh mỗi khung đã có sẵn một đối tượng, 2 rổ lô tô để ở hai ghế, 2 bảng từ, 2 bức tranh vẽ các đối tượng để trẻ nối, bút chì, nam châm.

- Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ 1 lô tô cái bàn, cái ghế, cái ấm, cái chén, cái bát, cái thìa để trong rổ, bảng con.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 15152 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy học lớp chồi - Ghép thành cặp những đối tượng có mối liên quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GHÉP THÀNH CẶP NHỮNG
ĐỐI TƯỢNG CÓ MỐI LIÊN QUAN
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: 
- Dạy trẻ biết ghép các cặp đối tượng có liên quan với nhau như: Bát thìa, ấm chén, bàn ghế, quần áo
- Củng cố sự hiểu biết của trẻ về đồ dùng trong gia đình.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng sắp xếp đúng các đối tượng liên quan với nhau để thành một cặp.
- Rèn kỹ năng nhanh nhẹn, khéo léo trong khi chơi.
3. Thái độ: 
- Trẻ biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình.
- Trẻ có nề nếp học tập, có tinh thần đoàn kết, hợp tác với nhau khi chơi.
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: Cái bàn, cái ghế đồ chơi, cái bát, cái thìa, cái ấm, cái chén thật, que chỉ, 2 bức tranh mỗi khung đã có sẵn một đối tượng, 2 rổ lô tô để ở hai ghế, 2 bảng từ, 2 bức tranh vẽ các đối tượng để trẻ nối, bút chì, nam châm.
- Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ 1 lô tô cái bàn, cái ghế, cái ấm, cái chén, cái bát, cái thìa để trong rổ, bảng con. 
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định - Gây hứng thú:
- Các con ơi! Chúng mình đang học chủ điểm gì?
- Cô biết có một bài thơ rất hay nói về đồ dùng trong gia đình đó là bài “Cái bát xinh xinh”. Bây giờ cô cùng các con đọc bài thơ này nhé.
- Chúng mình vừa cùng cô đọc bài thơ nói về cái gì?
- Cái bát là đồ dùng được dùng ở đâu?
- Vậy ngoài cái bát ra, trong gia đình của chúng mình còn có những loại đồ dùng gì?
- À! Trong gia đình cần phải có rất nhiều loại đồ dùng như đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống, đồ để mặc, để ngủ, nó bổ sung và hỗ trợ cho nhau thì sử dụng mới có hiệu quả được. Ví dụ có bát thì phải có thìa mới ăn cơm được, có dao thì phải có thớt mới thái được thức ăn, có quần thì phải có áo, có bàn phải có ghếVì vậy hôm nay cô sẽ dạy các con bài “Ghép thành cặp những đối tượng có mối liên quan”.
- Cho trẻ nhắc lại tên bài 2-3 lần để trẻ nhớ.
2. Vào bài mới:
*Hoạt động 1: Cung cấp kiến thức mới
*Cô có một câu đố rất hay muốn thử tài lớp mình, chúng mình chú ý lắng nghe nhé.
- Đó là cái gì nhỉ các con?
- Đúng rồi! Chúng mình xem cô có cái gì đây?
- Cho trẻ xếp cái bàn ra bảng con của trẻ.
- Cái bàn dùng để làm gì?
- Có bàn để bày thức ăn, để học bài rồi thì các con cần cái gì để ngồi?
- Đúng rồi! Chúng mình xếp cái ghế cạnh cái bàn nào.
- Muốn ăn cơm ngon, muốn học bài được giỏi thì không thể thiếu ghế ngồi được. Vậy ghế và bàn ghép thành cặp đôi có mối liên quan với nhau đấy.
- Chơi “Cái gì biến mất” cất bàn ghế.
*Cô còn có một loại đồ dùng nữa, chúng mình xem cô có gì đây?
- Cho trẻ xếp cái bát ra bảng con của trẻ.
- Cái bát dùng để làm gì?
- Khi muốn xúc cơm ăn, ta cần đến cái gì?
- Đúng rồi! Chúng mình xếp cái thìa cạnh cái bát nào.’
- Cái bát và cái thìa là đồ dùng để làm gì?
- Có bát thì cần phải có thìa mới xúc cơm ăn được. Vậy cái bát và cái thìa ghép thành cặp đôi có mối liên quan với nhau đấy.
- Chơi “Cái gì biến mất” cất bát thìa.
*Cô còn có một loại đồ dùng nữa, muốn biết đó là cái gì chúng mình cùng chơi trò chơi “Trời tối, trời sáng” nhé.
- Cô có cái gì đây?
- Cho trẻ xếp cái ấm ra bảng con của trẻ.
- Cái ấm dùng để làm gì?
- Khi muốn uống nước ta cần đến cái gì?
- Đúng rồi! Chúng mình xếp cái chén cạnh cái ấm nào.
- Cái ấm và cái chén là đồ dùng để làm gì?
- Có ấm thì phải có chén để rót nước ra uống. Vậy cái ấm và cái chén ghép thành cặp đôi có liên quan với nhau.
- Vừa rồi, cô và các con đã ghép thành cặp đối tượng có mối liên hệ như ấm chén, bàn ghế, bát thìa. Ngoài ra còn có rất nhiều cặp đối tượng khác như quần áo, chăn gối
- Ngoài các cặp đối tượng trên, các con còn biết các cặp đối tượng nào khác nữa không nào?
- Ở trong gia đình chúng mình, kể cả ở lớp có rất nhiều loại đồ dùng mà chúng mình phải dùng hằng ngày thường xuyên. Vì vậy muốn sử dụng chúng được lâu dài chúng mình phải như thế nào nhỉ?
- Cô giáo dục trẻ.
- Vừa rồi cô thấy lớp mình ai cũng học giỏi và chăm ngoan, cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi với tên gọi “Ghép tranh”, các con có thích chơi không nào? 
*Hoạt động 2: Luyện tập củng cố
*Trò chơi 1: Ghép tranh
- Luật chơi: Đội nào ghép được nhiều cặp đối tượng đúng sẽ là đội thắng cuộc và nhận được quà. Đội nào ghép được ít cặp đôi là đội thua cuộc và sẽ không nhận được quà.
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội chơi với số lượng thành viên bằng nhau. Khi có hiệu lệnh thì trẻ của 2 đội phải tìm tranh để ghép thành cặp các đối tượng có mỗi liên quan.
- Cho trẻ chơi, cô bao quát và nhận xét kết quả chơi của 2 đội.
*Trò chơi 2: Nối gạch cặp các đối tượng
- Sau đây cô còn có một trò chơi nữa, các con có thích chơi không nào?
- Cô sẽ cho các con chơi trò chơi “Nối gạch cặp các đối tượng”.
- Cô cho trẻ xem tranh và hỏi trẻ trong tranh có những gì?
- Luật chơi: Khi nào hát hết bài “Cả nhà thương nhau” bạn nào nối được nhiều cặp đôi đúng và nhiều hơn sẽ giành chiến thắng và nhận được phần quà. 
- Cách chơi: Các con dùng bút chì nối các cặp đối tượng có mối liên quan như: Bát nối với thìa, bàn nối với ghế, quần nối với áo, bút nối với vở.
- Cho 2 trẻ chơi, cô nhận xét kết quả khi trò chơi kết thúc.
*Trò chơi 3: Tìm bạn
- Vừa rồi cô thấy chúng mình chơi trò chơi rất là hứng thú, để chúng mình hiểu hơn về bài học cô vẫn còn có một trò chơi nữa, đó là trò chơi “Tìm bạn”. Các con có thích chơi không?
- Luật chơi: Đôi bạn nào tìm đúng cặp đối tượng được thưởng 10 điểm, đôi bạn nào tìm không đúng thì phải nhảy lò cò 1 vòng.
- Cách chơi: Trên tay các con đều cầm 1 đối tượng mà chúng ta vừa mới làm quen, chúng mình sẽ vừa đi vừa hát khi nào có hiệu lệnh của cô nói “Tìm bạn” thì bạn có ấm phải tìm bạn có chén, bạn có bát thì tìm bạn có thìa, bạn có bàn tìm bạn có ghế. Các con biết cách chơi chưa nào?
- Cho trẻ chơi 2-3 lần, mỗi lần chơi cho trẻ đổi thẻ cho nhau.
- Cô nhận xét sau mỗi lần chơi.
3. Kết thúc:
- Hôm nay cô dạy chúng mình bài gì nhỉ?
- Cô nhận xét tiết học, giáo dục trẻ.
- Cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau” và ra chơi.
- Chủ điểm: Gia đình ạ
- Trẻ nghe cô nói
- Vâng ạ
- Cái bát ạ
- Dùng trong gia đình, ở lớp
- Trẻ kể
- Nghe cô nói
- Nhắc lại tên bài
- Vâng ạ
- Cái bàn ạ
- Cái bàn 
- Để bày thức ăn, để học bài
- Cái ghế
- Trẻ nghe
- Cái bát
- Để đựng cơm, thức ăn
- Cái thìa ạ
- Đồ dùng để ăn ạ
- Trẻ nghe
- Cái ấm ạ
- Để đựng nước ạ
- Cái chén ạ
- Đồ dùng để uống
- Trẻ nghe
- Bút, vở - Bảng, phấn
- Trẻ nghe
- Giữ gìn và bảo vệ
- Nghe cô giáo dục
- Có ạ
- Trẻ nghe cô phổ biến luật chơi
- Trẻ nghe cô phổ biến cách chơi
- Trẻ chơi trò chơi
- Có ạ
- Trẻ liệt kê
- Nghe cô phổ biến luật chơi
- Nghe cô phổ biến cách chơi
- Chơi trò chơi
- Có ạ
- Nghe cô phổ biến luật chơi
- Nghe cô phổ biến cách chơi
- Chơi trò chơi
- Ghép thành cặp những đối tượng có mối liên quan
- Hát vui tươi

File đính kèm:

  • docgiao_an_ghep_thanh_tung_cap_cac_doi_tuong_co_moi_lien_quan.doc
Giáo Án Liên Quan