Giáo án điều khiển hoạt động - Chủ đề: Noel

I. Đón trẻ, thể dục sáng và điểm danh (7h20 – 8h30)

1, Đón trẻ

- Mục đích, yêu cầu:

• Cô đón trẻ nhẹ nhàng, ân cần, niềm nở, tạo cảm giác thoải mái cho trẻ khi đến lớp, đến trường.

• Nhắc nhở trẻ biết chào hỏi lễ phép khi đến lớp: chào cô, chào bạn, chòa ông bà, chào bố mẹ.

• Rèn cho trẻ thói quen tự phục vụ: cất ba lô, giày dép,cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.

- Chuẩn bị:

• Cô đến lớp sớm, mở cửa thông thoáng, vệ sinh lớp sạch sẽ, gọn gàng.

• Cô lấy nước nóng tráng cốc, thìa sạch sẽ.

- Tiến hành:

• Địa điểm: Cô đứng trước cửa lớp đón trẻ.

• Cô đón trẻ với thái độ ân cần, dịu dàng.

• Cô cho trẻ ngồi chơi ở 1 góc.

• Nhắc nhở trẻ chào hỏi phụ huynh và cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.

 

doc9 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 2432 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án điều khiển hoạt động - Chủ đề: Noel, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
ĐIỀU KHIỂN HOẠT ĐỘNG
Chủ đề: Noel
Đối tượng: Mẫu giáo bé - Lớp C1 – Trường MNTH Hoa Thủy Tiên
Số lượng trẻ: Cả lớp
Thời gian: Cả ngày
Ngày soạn: 9/12/2016
Ngày dạy: 16/12/2016
Người soạn và dạy: Nguyễn Phương Linh - Lớp 15TCMN-B - Trường CĐSPTW
Đón trẻ, thể dục sáng và điểm danh (7h20 – 8h30)
1, Đón trẻ
- Mục đích, yêu cầu:
Cô đón trẻ nhẹ nhàng, ân cần, niềm nở, tạo cảm giác thoải mái cho trẻ khi đến lớp, đến trường.
Nhắc nhở trẻ biết chào hỏi lễ phép khi đến lớp: chào cô, chào bạn, chòa ông bà, chào bố mẹ.
Rèn cho trẻ thói quen tự phục vụ: cất ba lô, giày dép,cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
- Chuẩn bị:
Cô đến lớp sớm, mở cửa thông thoáng, vệ sinh lớp sạch sẽ, gọn gàng.
Cô lấy nước nóng tráng cốc, thìa sạch sẽ.
- Tiến hành:
Địa điểm: Cô đứng trước cửa lớp đón trẻ.
Cô đón trẻ với thái độ ân cần, dịu dàng.
Cô cho trẻ ngồi chơi ở 1 góc.
Nhắc nhở trẻ chào hỏi phụ huynh và cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
2, Thể dục sáng
- Mục đích, yêu cầu:
Thông qua giờ thể dục sáng giúp trẻ rèn luyện và vận động sức khỏe, phát triển thể lực.
- Tiến hành:
Địa điểm: Sân trường
Trẻ tập với vòng.
Cô tập mẫu phía trước. Cô quan sát, bao quát, nhắc nhở, khích lệ trẻ tập.
3, Điểm danh
- Mục đích:
Cô nắm được sĩ số, giúp trẻ có cơ hội quan tâm bạn bè, phát hiện xem ai vắng mặt, ai chưa đến.
- Tiến hành:
Cô ổn định chỗ ngồi cho trẻ theo tổ hình chữ U
Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề “Noel”:
Các con có biết tuần này chúng mình học về chủ đề gì không? À, tuần này chúng mình học về chủ đề “Giáng Sinh” đấy!
Bây giờ các con hãy quan sát quanh lớp học và tìm xem lớp học của chúng mình được trang trí những gì để đón giáng sinh nhé!
Giờ học
Môn học:
Người dạy: Nguyễn Thị Thu Trang.
Hoạt động ngoài trời (9h00 – 9h30)
1, Nội dung
- Hoạt động có chủ đích: Ném đích nằm ngang
- Trò chơi vận động: Tung bóng
- Trò chơi tự chọn: câu cá, bật vòng,thổi bong bóng và các trò chơi tự chọn trên sân (cầu trượt, xích đu...)
2, Mục đích, yêu cầu
- Mục đích:
Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với môi trường tự nhiên, được hít thở không khí trong lành, nâng cao sức đề kháng cho trẻ
Phát triển cho trẻ kỹ năng quan sát, nhận xét, phát triển vận động thô.
Thỏa mãn nhu cầu vui chơi cho trẻ.
- Yêu cầu:
Trẻ tham gia hoạt động tích cực, hứng thú, tự nguyện.
Trẻ nhớ cách chơi, luật chơi và có kỹ năng chơi trò chơi “Tung bóng”
Trẻ ngoan ngoãn, nghe lời cô, biết bảo vệ đồ dùng đồ chơi.
3, Chuẩn bị
- Địa điểm: sân trường, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn, bằng phẳng cho trẻ.
- Đồ dùng: bộ câu cá, cần câu, 10 vòng nhựa, 5 bộ thổi bong bóng, 10 quả bóng
- Tâm thế: Trẻ vui vẻ, thoải mái, sẵn sàng tham gia vào hoạt động.
4, Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động có chủ đích: Ném đích nằm ngang
Trước khi ra sân: Cô chia số trẻ, điểm danh, cho trẻ mặc trang phục phù hợp với thời tiết, nhắc nhở và dặn dò trẻ.
 * Sơ đồ vận động:
1,4 m
x x x x x x
x x x x x x
3 m
Rổ cát
Rổ cát
x
Ném vào vòng tròn
Hôm nay cô sẽ dạy chúng mình ném đích nằm ngang cả lớp có thích không nào?
Cả lớp cùng chú ý quan sát cô làm mẫu nhé.
+ Lần 1: Làm mẫu không giải thích.
+ Lần 2: Làm mẫu chậm kết hợp với giảng giải, giải thích.
Cô đi từ ghế ra trước vạch và lấy một túi cát. Khi có hiệu lệnh “chuẩn bị” cô đứng chân trước, chân sau, tay cầm túi cát cùng phía với chân sau, cô đưa tay cao ngang tầm mắt nhằm vào đích (vòng tròn). Khi có hiệu lệnh “ném” cô ném túi cát vào trong vòng tròn.
+ Lần 3: Làm mẫu và nhấn mạnh vào những điểm chính.
- Cho trẻ tập luyện:
+ Lần 1: Từng tổ lên tập.
+ Lần 2: Hai tổ thi đua.
Trong quá trình trẻ tập luyện cô quan sát sửa sai cho trẻ.
Trò chơi vận động:Tung bóng
Hôm nay cô thấy lớp mình học rất giỏi cô sẽ thưởng cho chúng mình 1 trò chơi chúng mình có thích không? Đó là trò chơi “Tung bóng”
Vậy bạn nào còn nhớ cách chơi và luật chơi trò chơi túng bóng không? nói cho cô và các bạn cùng nghe nào?
 + Luật chơi: Ném bắt bóng bằng 2 tay. Ai bị rơi 2 lần phải ra ngoài 1 lần chơi.
 + Cách chơi: 5 – 7 trẻ vào 1 nhóm, mỗi nhóm 1 quả bóng. Trẻ mỗi nhóm đứng thành vòng tròn. Một trẻ cầm quả bóng tung cho bạn. Bạn bắt xong lại tung cho bạn khác đối diện mình. Yêu cầu cháu phải chú ý bắt bóng để bóng không bị rơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
- Trong quá trình chơi, cô quan sát trể chơi và kịp thời đưa ra biện pháp tác động, hướng dẫn trẻ chơi.
Trò chơi tự do: 
- Chúng mình vừa chơi xong trò chơi “Tung bóng” rồi, bây giờ chúng mình có thể chơi bật vòng mà cô đã chuẩn bị ở góc này. Còn có những đồ chơi mà cô mang theo như: thổi bong bóng, câu cá sẽ chơi ở góc kia (Cô chia khu vực chơi cho trẻ). Ngoài ra chúng mình có thể chơi cầu trượt, xích đu nữa. 
- Chúng mình nhớ chỉ chơi ở quanh khu vực của lớp mình thôi, không đi xa. Khi chơi chúng mình phải đoàn kết, không tranh giành nhau. Khi nào có hiệu lệnh của cô thì chúng mìh phải tập trung xung quanh cô nhé!
- Bây giờ cô mời các con chơi đồ chơi mà các con thích!
- Trong khi trẻ chơi, cô quan sát, bao quát trẻ, xử lí tình huống nếu có.
Kết thúc: Cô tập trung trẻ, điểm danh số trẻ và cho trẻ xếp hàng, rửa tay đi vào lớp 
- Trẻ đi theo cô, quan sát và trả lời các câu hỏi của cô.
- Dạ có ạ.
- Trẻ quan sát
- Có ạ.
Hoạt động góc (9h30 – 10h00)
1, Dự kiến góc chơi
- Góc tạo hình: 
Trang trí mặt nạ ông già Noel
Dán trang trí cây thông Noel
- Góc sách truyện:
Chú chuột Típ
Sóc nhỏ đón Noel
- Góc học tập:
Sưu tầm những hình ảnh về Noel trong sách báo, giấy gói quà.
Bài tập: Tìm và nối các cặp giống nhau.
- Góc xây dựng:
Xây công viên
2, Mục đích, yêu cầu
- Mục đích:
Thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ.
Củng cố, rèn luyện, phát triển kỹ năng chơi trong các góc cho trẻ.
Củng cố và phát triển cho trẻ kỹ năng chơi theo nhóm trong các góc.
Tạo cơ hội cho trẻ phát triển các mặt: xúc cảm, tình cảm, tư duy trực quan hành động, vận động tinh, ngôn ngữ.
- Yêu cầu:
Thái độ: trẻ chơi tích cực, hứng thú, tự nguyện.
Kỹ năng: 
Góc xây dựng:
Trẻ biết sử dụng các đồ chơi để có sẵn; tự tạo và làm ra các mô hình công viên.
Trẻ biết sắp xếp các đồ vật, biết sử dụng nguyên vật liệu thay thế, mở sáng tạo.
Góc học tập:
Trẻ tìm và nối các cặp giống nhau.
Trẻ sưu tầm những hình ảnh về Noel trong sách báo, giấy gói quà.
Góc tạo hình:
Trẻ có kỹ năng trang trí mặt nạ ông già Noel, trang
 trí cây thông đẹp, sáng tạo.
Trẻ có kỹ năng chấm phết hồ.
3, Chuẩn bị:
Góc tạo hình:
Mẫu:
Mặt nạ ông già Noel làm bằng bông, đĩa giấy, mũi, mắt, miệng, mũ.
Cây thông làm bằng que kem, giấy xốp và trang trí bằng các hình tròn nhỏ màu đỏ.
Đồ dùng bổ sung:
Giấy màu, bông, đĩa giấy, mắt, mũi, miệng cắt bằng giấy màu, mũ cắt bằng giấy màu đỏ.
Các hình tam giác cắt rời màu xanh lá cây có kích thước bằng nhau, các chấm tròn màu đỏ, các que kem tô màu nâu làm thân cây.
Hồ dán, đĩa đựng hồ, khăn ẩm lau tay.
Góc sách truyện:
Bổ sung thêm truyện: Chú chuột Típ, Sóc nhỏ đón Noel.
Góc học tập:
Bài tập: Bé tìm và nối các cặp giống nhau.
Bảng: Sưu tầm những ảnh về noel.
Đồ dùng bổ sung: 
Sách báo, giấy gói quà.
Kéo, hồ dán, bút sáp màu, khăn ẩm lau tay.
Góc xây dựng:
Đồ dùng bổ sung:
Cây nhựa, cây thông noel, tuần lộc
4, Tiến hành:
Bước 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú
Cho bé hát và vận động theo bài “We wish you are merry Christmas”
Hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ chơi để chúng mình chơi góc đấy!
Ở góc xây dựng hôm nay chúng mình xây công viên và trang trí công viên bằng các cây nhựa, cây thông noel và những chú tuần lộc để chuẩn bị đón giáng sinh nhé!
Ở góc học tập chúng mình sẽ tìm và nối các cặp giống nhau. Hay là chúng mình còn có thể sưu tầm những hình ảnh về Noel trong sách báo, giấy gói quà mà cô đã chuẩn bị sẵn cho chúng mình đấy!
Góc sách truyện cô đã chuẩn bị thêm cho chúng mình truyện “Chú chuột Típ” này, và cả truyện “Sóc nhỏ đón Noel” nữa đấy!
Còn góc tạo hình thì chúng mình sẽ cùng nhau trang trí mặt nạ ông già Noel, trang trí cây thông nữa nhé!
Cô thăm dò ý tưởng chơi của trẻ:
Con sẽ chơi ở góc nào?
Con sẽ làm gì ở góc đó?
Thỏa thuận trước khi chơi: Cả lớp ơi! Khi chơi thì chúng mình phải đoàn kết, vui vẻ, không tranh giành đồ chơi của nhau. Và nhớ phải giữ gìn đồ chơi nhé! Cô chúc cả lớp có 1 buổi chơi thật vui vẻ. Bây giờ, cô mời các con nhẹ nhàng về góc chơi mà mình thích.
Bước 2: Quá trình trẻ chơi
Trong khi trẻ chơi, cô quan sát, nắm bắt các thông tin và xử lý tình huống:
Trẻ có hứng thú hay không có hứng thú.
Trẻ có kỹ năng hay không có kỹ năng.
Trẻ chơi 1 nội dung hay nhiều nội dung.
Giúp đỡ những nhóm trẻ chơi:
Chán chơi ở góc đó.
Chưa về góc chơi.
Xử lý tình huống nếu có:
Dự kiến tình huống:
Trẻ không biết chơi ở góc đó: Cô sẽ đến bên trẻ và hướng dẫn chi tiết cho trẻ chơi hoặc định hướng cho trẻ chơi ở các góc khác.
Trẻ chưa về góc chơi: Cô đến gần trẻ và hỏi lí do tại sao trẻ vẫn chưa về góc chơi. Nếu trẻ chưa chọn được góc chơi cho mình thì cô gây hứng thú cho trẻ bằng đồ dùng đồ chơi ở các góc, hướng trẻ về 1 góc. Nếu trẻ mệt không muốn chơi thì cô cho trẻ ngồi nghỉ ngơi.
Bước 3: Nhận xét, kết thúc
Góc nào giảm hứng thú cô nhận xét trước, còn hứng thú nhận xét sau.
Hết giờ, cô cho trẻ cất đồ dùng đò chơi vào đúng nơi quy định và đưa ra 1 số ý tưởng mới ở góc chơi chưa tốt.
Vệ sinh, ăn trưa (10h20 – 11h20)
1, Mục đích, yêu cầu:
Rèn cho trẻ thói quen vệ sinh, rứa tay trước và sau khi ăn, thói quen tự phục vụ.
Rèn cho trẻ thói quen mời cô và bạn trước khi ăn.
Rèn hành vi văn hóa khi ăn: không nói chuyện khi ăn, ho lấy tay che miệng.
Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ.
2, Chuẩn bị:
Không gian: phòng lớp sạch sẽ, thông thoáng.
Đồ dùng: bàn, ghế, bát, đĩa, thìa, khay, khăn lau tay, khăn lau bàn
3, Tiến hành:
Cô kê bàn, kê ghế.
Cô chia thìa, đĩa, khay, khăn lau tay, khăn lau bàn ra các bàn.
Cô cho trẻ đi rửa tay trước khi ăn.
Khi có đồ ăn cô chia đồ ăn về các bàn
Bữa ăn: Cô giới thiệu món ăn và mời trẻ ăn. Cô nhắc trẻ trước khi ăn phải mời cô và bạn, không nói chuyện khi ăn, ho phải che miệng.
Cô động viên trẻ ăn ngoan, hết suất, cho trẻ ăn nhanh có thể tự lấy cơm dưới sự quan sát của cô, cô chú ý đến trẻ ăn yếu, chậm để cô giúp đỡ.
Ăn xông cô nhắc trẻ để bát, thìa vào nơi quy định rồi đi cất ghế ra lau miệng, rửa tay, đi vệ sinh vào ngủ trưa.
Ngủ trưa (11h30 – 14h00)
1, Mục đích, yêu cầu:
Trả lại sự cân bằng của hệ thần kinh cho trẻ, tạo cảm giác thoải mái, yên tĩnh cho trẻ.
Đảm bảo chế độ sinh hoạt điều độ, giúp trẻ nghỉ ngơi lấy lại sức lực.
Cô yêu cầu trẻ không gây ồn ào, mất trật tự.
2, Tiến hành:
Cô kê đệm
Cô nhắc trẻ đi vệ sinh, xúc miệng nước muối, cởi bớt quần áo phù hợp với thời tiết và cho trẻ uống thuốc nếu phụ huynh gửi trước khi ngủ.
Trong khi ngủ: Cô quan sát trẻ, xử lý tình huống xảy ra.
Vận động chiều, ăn quà chiều (14h00 – 15h00)
1, Mục đích, yêu cầu:
Tạo sự thoải mái khi ngủ dậy.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng trong ngày.
2, Tiến hành:
Cô đánh thức trẻ dậy từ từ.
Cô cất đệm, cất chăn vào nơi quy định, cho trẻ đi vệ sinh và uống nước. Sau đó cho trẻ vận động để tỉnh táo hơn.
Cô cùng trẻ chuẩn bị bàn ăn, đồ dùng.
Cô cho trẻ kê ghế vào bàn ăn quà chiều. Cô động viên, khuyến khích giúp trẻ ăn ngon miệng.
Trẻ ăn xong cất ghế, lau miệng, đi vệ sinh.
Hoạt động chiều (15h00 – 16h00)
Cô cho trẻ đi học năng khiếu (nếu có).
Dạy trẻ nhận dạng các hình trong thực tế (dạng hình vuông, dạng hình tròn, dạng hình chữ nhật, dạng hình tam giác).
Dạy trẻ nhận biết sự khác nhau rõ nét về chiều cao của 2 đối tượng bằng trực quan và diễn đạt được bằng từ “cao hơn”. “thấp hơn”.
Trò chơi tự chọn: nút ghép, bảng chun, lồng hộp.
Vệ sinh, trả trẻ (16h30 – 17h00)
1, Mục đích:
Tạo hứng thú, thoải mái khi trẻ chuẩn bị được về nhà.
2, Tiến hành:
Cô sửa sang đầu tóc, trang phục cho trẻ.
Trả trẻ tận tay phụ huynh và trao đổi với phụ huynh tình hình của trẻ ở lớp.
Hết giờ cô đưa những trẻ còn lại xuống lớp trả muộn.
Vệ sinh lớp học, đóng điện/ nước, đóng cửa trước khi về.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dieu_khien.doc
Giáo Án Liên Quan