Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Tiết 61+69+73, Bài 14: Một số nhiên liệu - Năm 2021-2022
1. Kiến thức
Sau bài học, HS sẽ:
- Nêu được một số nhiên liệu thông dụng trong cuộc sống như than, gas, xăng dầu,.
- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu trong cuộc sống và sản xuất, sơ lược về an ninh năng lượng.
- Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của nhiên liệu và nêu được cách sử dụng chúng an toàn, hiệu quả.
HSKT: Biết được một số nhiên liệu thông dụng trong cuộc sống như than, gas, xăng dầu,.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
- Năng lực riêng:
• Năng lực vận dụng kiến thức vật lí.
• Năng lực thực hành
• Năng lực trao đổi thông tin.
• Năng lực cá nhân của HS.
3. Phẩm chất
- Hình thành phẩm chất tự trọng, tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện.
Ngày soạn: 28/12/2021. Ngày dạy: Tiết 61: .//. Tiết 69: .//. Tiết 73: .//. Tiết 61, 69, 73 BÀI 14: MỘT SỐ NHIÊN LIỆU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học, HS sẽ: - Nêu được một số nhiên liệu thông dụng trong cuộc sống như than, gas, xăng dầu,... - Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu trong cuộc sống và sản xuất, sơ lược về an ninh năng lượng. - Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của nhiên liệu và nêu được cách sử dụng chúng an toàn, hiệu quả. HSKT: Biết được một số nhiên liệu thông dụng trong cuộc sống như than, gas, xăng dầu,... 2. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp. - Năng lực riêng: Năng lực vận dụng kiến thức vật lí. Năng lực thực hành Năng lực trao đổi thông tin. Năng lực cá nhân của HS. 3. Phẩm chất - Hình thành phẩm chất tự trọng, tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: - Tư liệu, sách báo, video về các nhiên liệu và các nguồn cung cấp năng lượng cho cuộc sống ngày nay. 2. Đối với học sinh: - Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1:KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát thực hiện yêu cầu của GV c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức d. Tổ chức thực hiện: - GV đặt vấn đề: Để đảm bảo an ninh năng lượng khi dân số tăng cao, chúng ta cần phải làm gì? + Yêu cầu HS tìm hiểu về các nhiên liệu sử dụng hằng ngày và cho biết: các nhiên liệu này luôn có sẵn cho con người sử dụng hay sẽ cạn kiệt theo thời gian? Các nhiên liệu có tính chất như thế nào? - HS thảo luận trả lời câu hỏi 2. HOẠT ĐỘNG 2:HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về các nhiên liệu a. Mục tiêu: HS tìm hiểu nhiên liệu là gì? Chúng có tính chất gì? b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm liệt kê các nhiên liệu cần cho các hoạt động trong cuộc sống. + Nêu điểm chung của các nhiên liệu đó và rút ra nhiên liệu là gì? + Yêu cầu HS quan sát các nhiên liệu dùng trong đời sống hằng ngày và cho biết chúng tổn tại ở thể nào, nặng hay nhẹ hơn nước và tan trong nước không? + Trả lời các câu hỏi trong SGK Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. + GV quan sát, hướng dẫn HS Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + Đại diện nhóm báo cáo kết quả + Nhóm khác nhận xét, bổ xung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. GV bổ sung thêm kiến thức: + Đốt than tạo ra nhiều khí carbon dioxide (một loại khí nhà kính) hơn là đốt khí thiên nhiên hoặc xăng dầu. + Dầu có thể có tác động tàn phá đến môi trường khi nó tràn ra trong quá trình vận chuyển gặp tai nạn I. Các loại nhiên liệu - Nhiên liệu là những chất cháy được và khi cháy toả nhiều nhiệt. VD: Gỗ, than, dầu mỏ, khí đốt, xăng, ... - Nhiên liệu có thể tổn tại ở thể rắn (than đá, gỗ.... ), thể lỏng (xăng, dầu hoả,...), thể khí (các loại khí đốt). Hầu hết các loại nhiên liệu nhẹ hơn nước (trừ than đá) và không tan trong nước (trừ cồn). Hoạt động 2: Tìm hiểu nguồn nhiên liệu, tính chất và cách sử dụng nhiên liệu a. Mục tiêu: HS tìm hiểu nguồn nhiên liệu, tính chất và cách sử dụng nhiên liệu b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu các nguồn nhiên liệu (than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên) ở nước ta, yêu cầu HS trả lời tại sao cần sử dụng chúng tiết kiệm, hợp lí và an toàn. + GV hướng dẫn HS quan sát việc sử dụng nhiên liệu trong đời sống hằng ngày và thảo luận nhóm từ đó rút ra tính chất của nhiên liệu, cách dập tắt đám cháy nhỏ (dập tắt bếp than củi). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi + GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + Đại diện nhóm báo cáo kết quả. + Nhóm khác nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét. Chốt kiến thức II. Nguồn nhiên liệu, tính chất và cách sử dụng nhiên liệu - Các nhiên liệu có thể sử dụng để đun nấu trong gia đình: gas, dầu hoả, củi. - Cách dùng các nhiên liệu an toàn và tiết kiệm: + Gas rất dễ bắt lửa nên cần kiểm tra sự rò rỉ của khí gas qua mùi đặc trưng của khí gas. + Khi phát hiện ra mùi khí gas cần mở các cửa để thông thoáng cho khí gas thoát ra rồi đò tìm điểm rò rỉ khí gas (tuyệt đối tránh dùng lửa soi chiếu). - Những tác động đến môi trường khi sử dụng nhiên liệu hoá thạch: + Khi dùng nhiên liệu hoá thạch dễ gây ra ô nhiễm không khí do đốt cháy không hoàn toàn nhiên liệu và khí carbon dioxide sẽ gây ra hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên. - Tính chất của nhiên liệu: + Than đá: rắn, không tan trong nước. + Cồn: lỏng, tan trong nước. + Xăng, dầu: lỏng, không tan trong nước. Hoạt động 3: Tìm hiểu về an ninh năng lượng a. Mục tiêu: Hướng dẫn HS tìm hiểu về an ninh năng lượng b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS tìm hiểu về một số loại năng lượng tái tạo và đưa ra các ví dụ. + Trả lời câu hỏi trong SGK Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS thảo luận trả lời câu hỏi + GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời + HS khác nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét. Chốt kiến thức III. Sơ lược về an ninh năng lượng - Các nguồn năng lượng thông thường là than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên (nhiên liệu hoá thạch), phải mắt hàng triệu năm để hình thành (không tái tạo), do đó sẽ cạn kiệt dần. - Một số loại năng lượng có thể dùng để thay thế năng lượng từ nhiên liệu hoá thạch: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều, năng lượng thuỷ điện... 3. HOẠT ĐỘNG 3:LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Câu 1. Em hãy cho biết các biểu tượng trong hình dưới đây chỉ loại nhiên liệu nào? Câu 2. Nêu một số ví dụ vè sử dụng nhiên liệu an toàn, hợp lí, tiết kiệm ở gia đình em. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời - GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. 4. HOẠT ĐỘNG 4:VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập, củng cố kiến thức b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Bài thực hành của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: + Trình bày các cách sử dụng nhiên liệu an toàn và tiết kiệm - HS thảo luận trình bày phương án * KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi Chú - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận Ngày soạn:.// Ngày dạy: T77: .// T81: .// BÀI 15: MỘT SỐ LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học, HS sẽ: - Hiểu và phân biệt được các nhóm lương thực, thực phẩm; vai trò cung cấp dưỡng chất của từng nhóm thức ăn. - Biết cách sử dụng các loại thực phẩm để có cơ thể khoẻ mạnh, có đủ năng lượng cho học tập và vui chơi. - Hiểu được tại sao phải ăn uống nhiều loại thực phẩm khác nhau chứ không phải chỉ một số loại thực phẩm nhất định. - Hiểu được tác hại của một số đồ ăn nhanh, ăn quá nhiều mà ít hoạt động dẫn đến cơ thể không cân đối, sức khoẻ không tốt. - Biết được sự biến đổi của lương thực, thực phẩm và biết cách bảo quản lương thực, thực phẩm. 2. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp. - Năng lực riêng: Năng lực vận dụng kiến thức vật lí. Năng lực thực hành Năng lực trao đổi thông tin. Năng lực cá nhân của HS. 3. Phẩm chất - Hình thành phẩm chất tự trọng, tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: - Tư liệu, hình ảnh giới thiệu về món ăn và các loại lương thực, thực phẩm. - Gạo, 2 chiếc hộp, nước. - Rau, thịt, cá, 1 cốc sữa. 2. Đối với học sinh: - Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát thực hiện yêu cầu của GV c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: Kể lại việc cùng với bố mẹ chuẩn bị bữa ăn cho gia đình như thế nào + GV cung cấp cho HS một số tạp chí, sách báo quảng cáo về lương thực, thực phẩm. Yêu cầu HS thảo luận nhóm, lựa chọn những loại thực phẩm an toàn từ các bài báo, quảng cáo đó. Yêu cầu HS cắt hình các loại lương thực, thực phẩm ra (hoặc vẽ) và dán chúng lên mảnh giấy. Sau đó, các nhóm lên trình bày trước lớp về lựa chọn của mình và giải thích lí do. - HS thảo luận nhóm, trình bày lựa chọn B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của lương thực, thực phẩm a. Mục tiêu: HS tìm hiểu vai trò của lương thực, thực phẩm b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát Hình 15.1 đặt ra các câu hỏi cùng thảo luận với HS: + Lương thực, thực phẩm nào có nguồn gốc từ thực vật từ động vật? + Lương thực, thực phẩm nào có thể ăn sống? phải nấu chín? + Tại sao cần phải bảo quản lương thực, thực phẩm đúng cách? nhẹ hơn nước và tan trong nước không? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. + GV quan sát, hướng dẫn HS Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS trả lời + HS khác nhận xét, bổ xung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. I. Vai trò của lương thực, thực phẩm - Lương thực, thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: gạo, ngô, khoai lang, mía, các loại quả, đậu, đỗ, dầu thực vật, bơ, lạc, vừng, rau xanh. - Lương thực, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật: mật ong, cá, thịt, trứng, mỡ lợn, sữa. - Lương thực, thực phẩm có thể ăn sống: rau xanh, củ quả tươi, sữa,... Lương thực, thực phẩm phải nấu chín: cá, thịt,... - Cần bảo quản lương thực, thực phẩm đúng cách vì chúng dễ bị hư hỏng sinh ra những chất độc, có hại cho sức khoẻ. Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm a. Mục tiêu: HS tìm hiểu các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia nhóm, yêu cầu HS quan sát hình 15.1, đọc thông tin và trả lời câu hỏi: N1: Tìm hiểu về Carbohydrate 1. Hãy kể tên các lương thực có trong hình 15.1 và một số thức ăn được biến từ các loại lương thực đó 2. Nhóm carbohydrate có vai trò gì với cơ thể N2: Tìm hiểu về các chất dinh dưỡng khác ( Protein, Lipid) 1. Thực phẩm nào cung cấp protein, thực phẩm nào cung cấp lipid. 2. Hãy tìm hiểu và cho biết những mặt tốt và mặt xấu của lipit đối với sức khỏe con người. N3: Tìm hiểu về chất khoáng và vitamin 1. Hãy tìm hiểu và cho biết những thực phẩm bổ sung nhiều calcium cho cơ thể 2. Vitamin nào tốt cho mắt? 3. Vitamin nào tốt cho sự phát triển của xương GV nhắc HS chú ý đến các thực phẩm của nhiều địa phương khác nhau ở Việt Nam và một số thực phẩm nước ngoài thường xuất hiện gần đây ở nước ta. Sau đó HS tìm hiểu sự biến đổi của lương thực, thực phẩm trong đời sống: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS trả lời câu hỏi về các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm. Tìm hiểu được sự biến đổi của lương thực thực phẩm và biết cách bảo quản chúng Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + Đại diện nhóm báo cáo kết quả. + Nhóm khác nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét. Chốt kiến thức II. Các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm 1. Carbohydrate: Nguồn năng lương chính CH 1: Lương thực và một số thức ăn được chế biến từ chúng ở hình 15.1 ( SGK) Lúa gạo: cơm, bún, phở, bánh đúc, bánh tẻ, bánh nếp ( làm từ bột gạo nếp,...) Ngô: bánh bột ngô, bỏng ngô, xôi ngô,.... Khoai lang: khoai lang luộc, nướng, bánh khoai lang rán,..... Nhóm carbohydrate có vai trò là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể CH2: 1. Hạt gạo trong hộp nhựa có thểm nước mềm hơn, dễ bị nghiền vụn 2. Bát cơm có mùi ôi thiu, mềm nát hơn, có đốm trắng, đen hoặc xanh lá 3. Bảo quản lương thực khô: Ngô, gạo: đóng bao, bảo quản trong kho hoặc cho vào chum, vại, thùng phuy,... để nơi khô ráo Sắn: làm sạch, gọt vỏ, thái lát, phơi khô rồi đóng bao để nơi khô ráo Khoai: hong, khô, phủ cát,... để nơi khô ráo Bảo quản lương thực đã nấu chín ( cơm, cháo): Cơm: không để lẫn thức ăn khác, để nơi thoáng mát hoặc để tủ lạnh Cháo: cho vào hộp rồi để tủ lạnh 2. Các chất dinh dưỡng khác a. Protein ( chất đạm) và b) Lipis ( chấy béo) CH1: 1. Các thực phẩm cung cấp protein có nguồn gốc từ thực vật: các loại đậu, đổ,... Các thực phẩm cung cấp protein có nguồn gốc từ động vật: thịt,cá, trứng,... Các thực phẩm cung cấp lipid: bơ, dầu thực vật, thịt lạc, vừng, sữa,.... 2. Mặt tốt của chất béo đối với cơ thể người: khi bị dư thừa, chất béo làm rối loạn trao đổi chất, sinh ra bệnh tật c. Chất khoáng và vitamin CH 1: 1. Nguồn thực phẩm bổ sung nhiều calcium cho cơ thể: thủy sản, hải sản ( cá, tôm, cua,...) sữa, trứng,... 2. Vitamin tốt cho mắt là vitamin A 3. Vitamin tốt cho mắt là vitamin A 3. Vitamin tốt cho sự phát triển của xương là vitamin D CH 2: 1. Rau hư, thối và thân lá úa vàng 2. Cá, thịt bốc mùi thiu, thối, cốc sữa nổi váng, chua và mất mùi thơm 3. Bảo quản thịt tươi: dùng ngắn ngày thì để ngăn đá tụ lạnh, dài ngày thì sấy khô, hun khói,... Bảo quản thịt chín: để tủ lạnh Hoạt động 3: Tìm hiểu về sức khỏe và chế độ dinh dưỡng a. Mục tiêu: Hướng dẫn HS tìm hiểu về an ninh năng lượng b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, xem video do giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV có thể cho HS xem video ngắn dược trình bày bởi chuyên gia dinh dưỡng, nói về những thói quen giúp sức khoẻ tốt, các loại thực phẩm cẩn ăn trong một ngày để có cơ thể khỏe mạnh. Sau đó yêu cầu HS thảo luận nhóm về câu hỏi: “Những thực phẩm hằng ngày các em sử dụng đã tốt cho sức khoẻ chưa?” + GV đặt ra các câu hỏi, cùng thảo luận với HS về các vấn để: Những thực phẩm nào tốt cho sức khoẻ? Thực phẩm nào là phù hợp với các lửa tuổi khác nhau? Thời gian nào phù hợp với việc ăn uống để có sức khoẻ tốt? Có nên ăn nhiều đồ ăn ngọt không và tại sao? Tại sao khẩu phần cho một bữa ăn nên có nhiều loại thức ăn khác nhau? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tìm hiểu về khẩu phần một bữa ăn có nhiều loại thức ăn khác nhau, tìm hiểu về thực đơn cho lứa tuổi của bản thân + GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời + HS khác nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét. Chốt kiến thức III. Sức khỏe và chế độ dinh dưỡng Khẩu phần một bữa ăn nên có nhiều loại thức ăn khác nhau để cung cấp cho cơ thể đủ chất dinh dưỡng trong các nhóm dưỡng chất cơ bản, có như vậy cơ thể mới khỏe mạnh. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Gv yêu cầu HS hoàn thiện bài tập Câu 1: Hãy nối các hình minh họa lương thực, thực phẩm với nhóm chất dinh dưỡng trong hình bên Câu 2: Kể tên các loại thực phẩm trong hình dưới đây và cho biết chúng thuộc nhóm thực phẩm nào? D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập, củng cố kiến thức b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Bài thực hành của HS d. Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS quan sát tranh và hoàn thiện câu hỏi a. Thực phẩm nào giúp phát triển cơ bắp? b. Thực phẩm nào chứa nhiều vitamin? c. Thực phẩm nào cung cấp nhiều năng lượng? d. Thực phẩm nào giúp cho xương phát triển tốt? IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi Chú - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....) Ngày soạn: //2022 Ngày dạy: Tiết 85: //2022 Tiết 89: //2022 Tiết 93: //2022 Tiết 102: //2022 CHƯƠNG IV: HỖN HỢP. TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP BÀI 16: HỖN HỢP CÁC CHẤT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học, HS sẽ: Nhận biết được vật thể xung quanh ta có thế làm tử một chất duy nhất (chất tính khiết) hoặc hai hay nhiều chất khác nhau (hỗn hợp). Nhận biết được các tính chất cơ bản của chất không thay đổi khi tham gia vào hỗn hợp; các tính chất riêng, thành phần của hỗn hợp sẽ tạo ra tỉnh chất chung của hỗn hợp. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan, đụng địch thường trong suốt. Huyền phù, nhũ tương là các hỗn hợp không đồng nhất, chúng thường không trong suốt. Quan sát một số hiện tượng trong thực tiễn để phân biệt được dung dịch với huyển phù, nhũ tương. Tìm được ví dụ về chất tỉnh khiết, nêu tính chất cơ bản của chất đó. Tìm được ví dụ về hỗn hợp, kể tên các chất có trong hỗn hợp đó. Tìm được ví dụ về đụng dịch, xác định chất tan và dụng mới trong dung dịch đó. Tìm được ví dụ về huyển phù, nhũ tương; kể tên các chất có trong hỗn hợp đó. Nhận biết được chất tan trong dung dịch có thể là chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí. Nhận biết được các chất khác nhau có khả năng hoà tan khác nhau. Tìm được ví dụ về sự hoà tan chất khi trong thực tế. Phân biệt được khả năng hoà tan của các chất rắn trong nước. Đánh giá được ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự hoá tan chất rắn và chất khí, thông qua quan sát các hiện tượng tự nhiên. 2. Năng lực - Năng lực chung: nhận thức KHTN, tìm hiểu tự nhiên và vận dụng kiến thức, năng lwicj đã học - Năng lực riêng: Năng lực nghiên cứu khoa học Năng lực phương pháp thực nghiệm. Năng lực trao đổi thông tin. Năng lực cá nhân của HS. 3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: Chuẩn bị dụng cụ, đồ dùng: Hoạt động Tính chất của chất tan dung dịch có khác với ban đầu không? cần chuẩn bị 1 lọ muối ăn,
File đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_tiet_616973_bai_14_mot_so_nh.docx