Giáo án Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Bản thân

1. Phát triển thể chất.

1.1. Dinh dưỡng và sức khỏe:

- Biết lợi ích của việc ăn uống đủ chất, vệ sinh trong ăn uống, giấc ngủ đối với sức khoẻ bản thân.

- Biết làm một số việc tự phục bản thân.

- Biết giữ gìn vệ sinh thân thể, áo quần sạch sẽ.

- Biết tránh 1 số nơi nguy hiểm để an toàn cho bản thân mình.

1.2 Vận động:

- Rèn luyện các cơ thông qua các bài tập vận động : Chuyền bóng qua đầu, trườn sấp bò qua vật cản.

- Phát triển các yếu tố thể lực: nhanh, mạnh, khéo

- Phát triển các nhóm cơ thông qua các hoạt động khác nhau.

2. Phát triển nhận thức.

- Có một số hiểu biết về bản thân, đặc điểm, giới tính, sở thích riêng.

- Trẻ biết các bộ phận và các giác quan của cơ thể mình, chức năng và cách chăm sóc các bộ phận và các giác quan đó.

- Nhận biết các loại thực phẩm và lợi ích của chúng giúp cho cơ thể khỏe mạnh.

- Nhận biết, phân biệt được hình tam giác, chử nhật; nhận biết được tay phải, tay trái của bản thân.

 - Trẻ biết đọc thơ, kể chuyện và hát về chủ điểm.

- Trẻ biết tên trò chơi, nắm được cách chơi, luật chơi trò chơi dân gian: “Mèo đuổi chuột”.

 3. Phát triển ngôn ngữ.

 - Phát triển vốn từ cho trẻ.

- Biết sử dụng các từ, câu nói đơn giản để giới thiệu về mình.

- Biết lắng nghe và trả lời, lễ phép với mọi người.

- Biết bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của mình với mọi người xung quanh qua lời nói,cử chỉ, điệu bộ.

- Trẻ kể chuyện, đọc thơ về chủ đề to, rỏ ràng.

 4. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội.

- Biết cảm nhận cảm xúc khác nhau của mình và của người khác.

 - Biết yêu thương, giúp đỡ mọi người xung quanh.

 - Có ý thức gìn giữ đồ dùng, đồ chơi của lớp.

- Biết cách ứng xữ với bạn bè và người lớn một cách phù hợp.

 5. Phát triển thẩm mỹ

-Biết làm đẹp bản thân, giữ gìn sạch sẽ.

 -Trẻ có nhu cầu mong muốn tạo ra cái đẹp, giữ gìn cái đẹp thông qua sản phẩm tạo hình, hoạt động góc

 

doc19 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 7543 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Bản thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỤC TIÊU
1. Phát triển thể chất.
1.1. Dinh dưỡng và sức khỏe: 
- Biết lợi ích của việc ăn uống đủ chất, vệ sinh trong ăn uống, giấc ngủ đối với sức khoẻ bản thân.
- Biết làm một số việc tự phục bản thân.
- Biết giữ gìn vệ sinh thân thể, áo quần sạch sẽ.
- Biết tránh 1 số nơi nguy hiểm để an toàn cho bản thân mình.
1.2 Vận động:
- Rèn luyện các cơ thông qua các bài tập vận động : Chuyền bóng qua đầu, trườn sấp bò qua vật cản. 
- Phát triển các yếu tố thể lực: nhanh, mạnh, khéo
- Phát triển các nhóm cơ thông qua các hoạt động khác nhau.
2. Phát triển nhận thức.
- Có một số hiểu biết về bản thân, đặc điểm, giới tính, sở thích riêng.
- Trẻ biết các bộ phận và các giác quan của cơ thể mình, chức năng và cách chăm sóc các bộ phận và các giác quan đó.
- Nhận biết các loại thực phẩm và lợi ích của chúng giúp cho cơ thể khỏe mạnh.
- Nhận biết, phân biệt được hình tam giác, chử nhật; nhận biết được tay phải, tay trái của bản thân.
 - Trẻ biết đọc thơ, kể chuyện và hát về chủ điểm.
- Trẻ biết tên trò chơi, nắm được cách chơi, luật chơi trò chơi dân gian: “Mèo đuổi chuột”.
 3. Phát triển ngôn ngữ.
	- Phát triển vốn từ cho trẻ.
- Biết sử dụng các từ, câu nói đơn giản để giới thiệu về mình.
- Biết lắng nghe và trả lời, lễ phép với mọi người.
- Biết bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của mình với mọi người xung quanh qua lời nói,cử chỉ, điệu bộ.
- Trẻ kể chuyện, đọc thơ về chủ đề to, rỏ ràng.
 4. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội.
- Biết cảm nhận cảm xúc khác nhau của mình và của người khác.
	- Biết yêu thương, giúp đỡ mọi người xung quanh.
 - Có ý thức gìn giữ đồ dùng, đồ chơi của lớp.
- Biết cách ứng xữ với bạn bè và người lớn một cách phù hợp.
 5. Phát triển thẩm mỹ
-Biết làm đẹp bản thân, giữ gìn sạch sẽ.
	-Trẻ có nhu cầu mong muốn tạo ra cái đẹp, giữ gìn cái đẹp thông qua sản phẩm tạo hình, hoạt động góc…
B. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng học tập:
 - Tranh các bạn trai, bạn gái, các thực phẩm cần thiết cho cơ thể.
 - Máy chiếu.
 - Tranh minh hoạ bài thơ: Đôi mắt.
- Đĩa chuyện: Nhổ củ cải, gấu con bị sâu răng.
 - Hình tam giác, chử nhật.
- Đất nặn, bảng, mẫu nặn sẳn, giấy , bút sáp màu.
- Nhạc cụ, mũ chóp, đàn, xắc xô.
- Bóng, ghế thể dục,túi cát.
- Mũ múa: Mèo và chuột.
 2. Đồ chơi ở các góc.
 	- Góc khám phá xã hội: Tranh ảnh về chủ đề, giấy màu, bút,... cho trẻ hoạt động ở trên tường.
 - Hột hạt, tranh truyện, các loại khối, hộp...
 3. Huy động phụ huynh.
 Các hộp nhựa, võ nước khoáng, vải vụn ,loong bia để làm đồ chơi bổ sung các góc
 Cây xanh, giống rau để cô và trẻ cùng gieo hạt.
 Lịch, báo, giấy để tạo môi trường học tập.
MẠNG NỘI DUNG
TÔI LÀ AI?
- Trẻ biết được 1 số đặc điểm: Họ và tên, tuổi, ngày sinh nhật. - Dáng vẽ, giới tính và sở thích, trang phục.
- Khả năng của bản thân.
- Quan hệ, tình cảm với người thân, những cảm xúc thể hiện sự yêu/ghét.
CƠ THỂ TÔI
- Tên gọi các bộ phận trên cơ thể, tác dụng và chức năng của chúng.
- Năm giác quan trên cơ thể: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác ( Tên gọi, vị trí, chức năng ).
- Cách chăm sóc, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ cơ thể.
 BÉ HÃY GIỚI THIỆU
VỀ MÌNH
TÔI CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHOẺ MẠNH.
- Chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng.
- Sống trong môi trường xanh, sạch đẹp.
- An toàn, yêu thương.
 MẠNG HOẠT ĐỘNG
 PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
 *HĐ tạo hình: 
- Nặn: Bánh tròn.
- Tô màu bàn tay.
* HĐ âm nhạc:
 - Hát múa: Tay thơm tay ngoan, bầu và bí.
 - Nghe hát: Cho con; Ru con.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
 *HĐKP KH - XH:
 - Giới thiệu về bản thân trẻ.
- Khám phá chức năng của mắt.
- Trò chuyện về một số món ăn
*HĐLQVT: 
- Nhận biết, phân biệt hình tam giác, chử nhật.
- Nhận biết tay phải, tay trái của bản thân
BÉ HÃY GIỚI THIỆU
VỀ MÌNH
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
*HĐLQVH:
- Thơ: Đôi mắt
- Chuyện : Nhổ củ cải, gấu con bị sâu răng.
- Đọc chuyện cho trẻ nghe: “Mỗi người một việc”
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT.
*HĐ vận động.
 - Chuyền bóng qua đầu.
- Trườn sấp, bò qua vật cản.
*TC: Tìm đúng nhà, mèo duổi chuột, thả đĩa ba ba. 
PHÁT TRIỂN TC&KNXH
- Trò chơi: Gia đình, bác sĩ, bán hàng, xây dựng, mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê...
- Trò chuyện và tìm hiểu những người chăm sóc bé.
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ: BÉ HÃY GIỚI THIỆU VỀ MÌNH
Thời gian: 3 tuần ( Từ ngày 27/ 9 đến 15/10/2010)
CĐ
 Thứ
TÔI LÀ AI?
CƠ THỂ TÔI
TÔI CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN?
2
HĐVĐ: Chuyền bóng qua đầu.
HĐTH: Tô màu bàn tay.
HĐVĐ: Trườn sấp bò qua vật cản.
3
HĐLQVT: Nhận biết phân biệt hình tam giác, chữ nhật.
HĐLQVT: Nhận biết tay phải tay trái của bản thân.
TCDG: Mèo đuổi chuột.
4
HĐTH: Nặn bánh tròn.
HĐÂN: Hát múa “Tay thơm tay ngoan”
HĐÂN: Hát “Bầu và bí”
5
HĐVH: Chuyện
Nhổ củ cải.
HĐVH : Thơ đôi mắt
HĐVH: Chuyện gấu con bị sâu răng.
6
HĐKPXH: Háy giới thiệu về mình.
HĐKHKH: Khám phá chức năng của mắt.
HĐKPXH: Trò chuyện về một số món ăn.
Chủ đề nhánh: " TÔI LÀ AI''
1 tuần ( Từ ngày 27/9 đến ngày 15/10 năm 2010 )
 	I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức:
- Trẻ biết được một số đặc điểm bản thân: họ và tên, tuổi, ngày sinh nhật, giới tính.
- Biết được hình dáng bên ngoài và trang phục của mình, của bạn.
- Nhận biết, phân biệt được hình tam giác, hình chữ nhật
- Biết trả lời các câu hỏi của cô đưa ra: Con biết gì về bản thân mình?
- Hiểu và nhớ nội dung câu chuyện “ Nhổ củ cải”.
 2. Kỹ năng:
- Rèn sự khéo léo phối hợp giữa các bộ phận trên cơ thể thông qua hoạt động vận động: Chuyền bóng qua đầu.
- Rèn cho trẻ kỹ năng diễn tả về bản thân mình bằng những câu ngắn gọn, đủ câu.
- Rèn kỹ năng nặn thông qua hoạt động tạo hình: Nặn bánh tròn. 
3. Thái độ:
- Vui thích khi kể về mình cùng cô và các bạn.
- Tự hào về bản thân.
- Trẻ có một số hành vi tốt trong khi chơi, ăn uống, vệ sinh và giao tiếp lễ phép với những người xung quanh.
- Có ý thức giữ gìn, yêu quý bản thân.
- Tự hào về các sản phẩm của mình làm ra có ý thức giữ gìn, bảo vệ.
II. CHUẨN BỊ:
- Bóng nhựa.
- Máy chiếu: Trình chiếu về hình tam giác, hình chữ nhật; một số hình ảnh em bé tự giới thiệuvề mình.
- Đất nặn, bảng lăn, khăn lau tay.
- Tranh minh hoạ câu chuyện: Nhổ củ cải.
- Một số đồ dùng đồ chơi liên quan chủ đề ở các góc hoạt động: Tranh ảnh, hoạ báo...cho trẻ làm sách tranh và khám phá thêm.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thể dục sáng
Tập theo nhạc.
- - Hô hấp: Thổi nơ.
- Tay: Hai tay đưa ra trước, lên cao (5l x 4n).
- Chân: Co lên và duỗi về phía trước (4l x 4n)
- Bụng: Đứng hai chân dang rộng, giơ hai tay lên cao.(4l x 4n) 
- Bật: Đứng thẳng, hai tay chống hông. Bật tách khép chân tại chổ.(4l x 4n)
Hoạt động học có chủ đích
HĐVĐ: Chuyền bóng qua đầu
HĐLQVT: Nhận biết phân biệt hình tam giác, hình chữ nhật
HĐTH: Nặn bánh tròn.
HĐVH: Chuyện: Nhổ củ cải.
HĐKPXH: Hãy giới thiệu về mình.
Hoạt động ngoài trời
QS: Các bạn gái.
TC:
- Tìm bạn khác giới. 
- Tạo dáng người mẫu.
QS: Các bạn trai.
TC:
- Bạn có gì khác.
- Đổi đồ chơi cho bạn.
QS: Trang phục bạn trai.
TC: 
- Nhận đúng tên.
- Bỏ giẻ.
QS: Bức tranh các bạn vẽ ở tường rào. TC:
- Cây nào lá ấy.
- Gió thổi cây nghiêng.
QS: Trang phục bạn gái.
TC:
- Ai đoán giỏi.
- Về đúng nhà.
Hoạt động góc
*Góc xây dựng: Xây nhà của bé
*Góc phân vai: Chơi mẹ con; bác sỹ; bán hàng.
*Góc thư viện: Xem sách tranh; đọc thơ, truyện về bản thân.
*Góc nghệ thuật: Tô màu, vẽ về bản thân bé.
Hoạt động chiều
-Chơi trò chơi dân gian: Bịt mắt bắt dê.
- TC: Uống nước cam.
- Tập cho trẻ nhận biết ký hiệu khăn.
- Vẽ theo ý thích.
-Đọc chuyện cho trẻ nghe: “Mỗi người một việc”.
- Chơi ở các góc.
- Cho trẻ thực hành rửa tay.
- Cho trẻ hát múa: “Múa cho mẹ xem”
Đóng, mở chủ đề.
CMHTT. BBN.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
 Thứ 2 / 27 / 9 /2010
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HĐVĐ:
“ Chuyền bóng qua đầu”
HĐNT
- QS: Các bạn gái.
- TC:
+ Tìm bạn khác giới.
+ Tạo dáng người mẫu.
HĐC:
- Chơi trò chơi dân gian: Bịt mắt bắt dê.
- TC: Uống nước cam.
- Trẻ biết chuyền bóng qua đầu theo yêu cầu của cô.
-Phát triển cơ tay thông qua vận động chuyền bóng. 
 - Biết chơi cùng nhau không xô đẩy bạn.
- Trẻ được hít thở không khí trong lành.
-Trẻ biết quan sát và nhận xét được một số bộ phận trên cơ thể bạn gái.
- Thực hiện đúng luật và cách chơi.
- Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi,luật chơi, của trò chơi
- Trẻ biết thực hiện các thao tác làm nước cam.
- 2- 3 quả bóng nhựa.
- Xắc xô, sân bải sạch sẽ.
- Xắc xô, sân bải sạch sẽ.
- Đồ chơi ngoài trời.
- Sân bãi sạch sẽ, xắc xô.
- Khăn bịt mặt.
*Hoạt động 1: "Rèn các kiểu đi, chạy"
 Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi chạy với tốc độ khác nhau.
* Hoạt động 2: "Bài tập phát triển chung"
- Tay: Hai tay đưa ra trước, lên cao (5l x 4n).
- Chân: Co lên và duỗi về phía trước (4l x 4n)
- Bụng: Đứng hai chân dang rộng, giơ hai tay lên cao.(4l x 4n) 
- Bật: Đứng thẳng, hai tay chống hông. Bật tách khép chân tại chổ.(4l x 4n)
* Hoạt động 3: Vận động cơ bản: “Chuyền bóng qua đầu"
- Với những quả bóng của cô đây c/c sẽ làm gì? ( Đá bóng, tung bóng, chuyền bóng....)
- Đúng rồi, con sẽ chuyền bóng nhưng c/c sẽ chuyền bóng như thế nào? ( Cho trẻ lên thực hiện).
- Cô làm mẫu:
 +Lần 1: LM toàn phần không dùng lời.
+Lần 2: LM kết hợp giải thích rỏ ràng: Cô cầm bóng bằng 2 tay , chân đứng rộng bằng vai. Khi có hiệu lệnh, 2 tay cô đưa bóng lên cao, đầu hơi ngữa người về phía sau, chuyền bóng cho người đứng liền sau , người đứng liền phía sau sẽ nhận lấy bóng. Và cứ tiếp tục cho đến bạn cuối cùng trong hàng.
- Trẻ thực hiện: Cô mời một số trẻ lên làm thử, sau đó cho trẻ thực hiện (2 lần). Cô chú ý sửa sai.
- Cô tổ chức thi đua giữa các nhóm trẻ với nhau( 2 lần). Cô nhận xét sau mỗi lần trẻ thi đua.
 * Hoạt động 4: Trò chơi vận động: “Thả đĩa ba ba”
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi 1-2 lần.
* Hoạt động 5: Hồi tĩnh
Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng.
*Hoạt động 1: Qs các bạn gái.
- Cô dặn dò và cho trẻ xuống sân.
- Cho trẻ quan sát các bạn gái trong lớp của mình. Cô gợi ý cho trẻ tập nhận xét.
- Cho trẻ nói những gì mình đã dược quan sát. 
- Cô khái quát lại, mỡ rộng nội dung giáo dục.
*Hoạt động 2: Trò chơi vận động
- TC1: Tìm bạn khác giới
- TC2: Tạo dáng người mẫu.
 Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi 2-3 lần
 Nhận xét trẻ chơi.
- Cho trẻ chơi xích đu, cầu trượt. Cô bao quát trẻ chơi.
- Cho trẻ xuống sân chơi
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi luật chơi.
- Cho trẻ chơi.
- Cô quan sát và hướng dẫn, giúp đỡ trẻ chơi đúng.
- Cho trẻ làm động tác làm nước cam để uống. Giáo dục trẻ nên uống nhiều nước trái cây để cho cơ thể khỏe mạnh.
 III. ĐÁNH GIÁ. 
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ 3 /28 / 9 /2010
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HĐLQVT: Nhận biết, phân biệt hình tam giác, hình chữ nhật.
HĐNT: 
- QS: Các bạn trai.
- TC: 
+ Bạn có gì khác?
+ Đổi đồ chơi cho bạn.
HĐC:
- Tập cho trẻ nhận biết ký hiệu khăn. 
- Vẽ theo ý thích.
- Nhận biết và phân biệt được hình tam giác, hình chử nhật qua các đặc điểm cơ bản của chúng.
- Nắm được cách chơi và chơi tốt trò chơi củng cố.
- Trẻ biết quan sát và nhận xét được một số bộ phận trên cơ thể bạn trai.
- Thực hiện đúng luật và cách chơi.
- Trẻ biết nhận biết ký hiệu khăn của mình.
- Rèn kỹ năng chú ý, ghi nhớ cho trẻ.
- Trẻ thể hiện được ý thích của mình thông qua hoạt động vẽ.
- Mỗi trẻ có các hình tam giác, hình chữ nhật.
- Máy chiếu.
- Sân bãi sạch sẽ, xắc xô.
- Các bạn trai trong lớp.
- Khăn lau mặt của trẻ.
- Giấy vẽ, bút sáp màu.
*Hoạt động1: Cho cả lớp vừa đi vừa hát và đến góc hoạt động “ Bé vui học toán” cùng cô quan sát xem ở góc học toán hôm nay có gì ?
* Hoạt động 2: “ Bé nào tinh mắt?”
- Cho trẻ 3-4 trẻ lên tìm hình theo yêu cầu của cô và gọi tên các hình đó.
- Cho trẻ về ngồi thành 3 tổ và xem hình trên máy chiếu. Nhận xét đặc điểm của 1 cơ thể con người được vẽ bởi những hình học nào?( Đầu là hình tròn, tay có dạng hình tam giác...). Cho cả lớp và cá nhân trẻ nhắc lại nhiều lần.
*Hoạt động 3: " Bé thông minh?”
- Cô đố trẻ hình gì qua máy chiếu và yêu cầu trẻ chọn hình giống cô đưa lên. Cho cả lớp, cá nhân trẻ nhắc lại tên hình ( Hình tam giác)
- Cả lớp đếm xem hình tam giác có mấy cạnh nào?
Cho trẻ kiểm tra lại kết quả cùng cô qua máy chiếu.
Cô khái quát lại: Hình tam giác có 3 cạnh.
- Cho trẻ chọn hình chữ nhật tương tự.
- Cho trẻ cầm 2 hình trên tay và lăn xem 2 hình đó có lăn được không? Vì sao không lăn được?
- Cho trẻ chỉ vào đường bao và cô khái quát lại cho trẻ biết: Hình tam giác và hình chữ nhật đều không lăn được vì chúng đều có các cạnh, các góc.
*Hoạt động 4: TC: “Bé nào nhanh nhất”.
- Chọn theo yêu cầu của cô: Chọn hình theo cô đưa lên và nhắc lại tên hình. Sau đó cô nói đặc điểm của hình, trẻ chọn hình đưa lên, nhắc lại tên hình đó.
-Thi xem ai nhanh: Cô vẽ giữa lớp các hình tam giác và hình chữ nhật. Cho trẻ vừa đi vừa hát :
“ Ông sảo ông sao
Ông vào cửa sổ
Ông ở với tôi
Ông ngồi trên chiếu”
Cô nói: Chiếu hình chữ nhật ( Tam giác). Trẻ nhảy vào và chiếu hình chữ nhật (Tam giác).
Cho trẻ chơi vài lần. Cô nhận xét.
*Hoạt động 1: Qs các bạn trai.
- Cô dặn dò và cho trẻ xuống sân.
- Cho trẻ quan sát 2 bạn trai trong lớp. Cô gợi ý cho trẻ quan sát.
- Cho trẻ nói những gì mình đã được quan sát. 
- Cô khái quát lại, mỡ rộng nội dung giáo dục.
* Hoạt động 2: TCVĐ: 
-TC1: Bạn có gì khác.
-TC2: Đổi đồ chơi cho bạn.
Hướng dẫn cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi 2-3 lần.
Nhận xét trẻ chơi.
*Hoạt động 3: Nhặt lá.
- Cho trẻ nhặt lá vàng ở sân trường và bỏ vào sọt rác.
- Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
- Cô ổn định lớp. 
- Cho trẻ nhận khăn của mình và quan sát ký hiệu trên khăn, nói lên những ký hiệu trên khăn của mình cho cô và các bạn biết. 
Cô giáo dục trẻ: Dùng đúng khăn của mình, lau mặt khi mặt bẩn.
- Cho trẻ vẽ theo ý thích về bản thân mà trẻ thích. Cô bao quát hướng dẫn trẻ vẽ.
 III. ĐÁNH GIÁ.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 4 / 29 / 9 /2010
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HĐTH: Nặn bánh tròn.
HĐNT:
 - QS: Trang phục bạn trai
- TC:
+ Nhận đúng tên.
+ Bỏ giẻ.
HĐC: 
- Đọc chuyện cho trẻ nghe: “Mỗi người một việc”
- Hoạt động tự chọn: Chơi tự do ở các góc
- Trẻ biết chia đất, biết xoay tròn, ấn bẹt để tạo thành những chiếc bánh tròn.
- Phát triển và rèn luyện sự dẻo dai của đôi tay.
- Rèn kỹ năng xoay tròn tạo nên các loại bánh.
- Biết giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn. 
 - Trẻ biết quan sát và nhận xét được một số đặc điểm nổi bật trang phục của bạn trai.
- Nắm được cách chơi và luật chơi.
- Trẻ hiếu được nội dung câu chuyện
và các nhân vật trong chuyện.
- Một số bánh cô nặn mẫu.
- Bảng con và đất nặn cho từng trẻ.
- Sân bãi sạch sẽ, xắc xô.
- Trang phục bạn trai gọn gàng, sạch sẽ.
Tranh minh họa câu chuyện.
*Hoạt động 1: "Siêu thị của bé".
Cô cùng trẻ đi siêu thị.
Cho trẻ quan sát hàng được bán ở siêu thị và nhận xét những gì trẻ thấy ở siêu thị: Con thấy những chiếc bánh này như thế nào? Nó có hình gì?
* Hoạt động 2: "Bé nào khéo tay?".
- Nhận xét những chiếc bánh qua vật mẫu:
Cho trẻ chuyền tay nhau xem những chiếc bánh cô nặn.
Cho trẻ nhận xét về những chiếc bánh đó: Chiếc bánh này có hình gì? Nó như thê nào?( To, nhỏ). Có màu gì?
Cô khái quát lại: Để nặn được chiếc bánh này, cô phải chia đất, xoay tròn viên đất, dùng ngón cái ấn bẹt viên đất xuống để tạo thành chiếc bánh.
- Cho một số trẻ nhắc lại các kỹ năng theo sự gợi ý của cô: Chia đất, nhồi đất, xoay tròn đất, ấn bẹt.
- Hỏi ý định của một số trẻ: Con thích nặn chiếc bánh như thế nào? ( To, nhỏ )
*Trẻ nặn: Trẻ thực hiện cô đi đến từng bàn để gợi ý, nhắc nhở trẻ nặn .Cô khuyến khích trẻ nặn nhiều loại bánh có kích cỡ khác nhau để tạo nên nhiều sản phẩm phong phú.
*Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.
* Hoạt động 3"Chiếc bánh nào đẹp nhất?"
 Cho tất cả trẻ trưng bày sản phẩm và cùng cô nhận xét.
*Hoạt động 1: QS trang phục bạn 
trai
- Cô dặn dò và cho trẻ xuống sân.
- Cho trẻ quan sát trang phục của một số bạn trai trong lớp. Cô gợi ý cho trẻ tự nhận xét.
- Cho trẻ nói những gì mình đã được quan sát.
- Cô khái quát lại, mỡ rộng nội dung giáo dục.
* Hoạt động 2: TCVĐ: 
- TC1: Nhận đúng tên.
- TC2: Bỏ giẻ.
Hướng dẫn cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi 2-3 lần.
Nhận xét trẻ chơi.
*Hoạt động 3: Vẽ bạn trai, bạn gái.
- Cho trẻ vẽ trên sân trường với những gì mà trẻ thích về bạn trai, bạn gái.
- Cô bao quát, hướng dẫn trẻ vẽ.
- Cô ổn định lớp.
- Cô giới thiệu câu chuyện sau đó kể cho trẻ nghe vài lần.
- Hỏi trẻ tên chuyện và các nhân vật trong chuyện.
- Cho trẻ tập kể chuyện cùng cô.
- Cho trẻ chơi tự chọn ở các góc, cô bao quát trẻ chơi
 III. ĐÁNH GIÁ
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docCHU DE BAN THAN(2).doc
Giáo Án Liên Quan