Giáo án Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Bé và các bạn

- Quan sát trường và các phòng,nhóm trong trường.

- Nghe cô kể chuyện

- Nhặt lá vàng rơi

- Chơi : Về đúng nhà, Mèo và chim sẻ

- Chơi: Hãy nhận đúng tên mình,nhận biết thẻ tên, ký hiệu

- Chơi: “Giúp cô tìm bạn”: Nhận biết về một số đặc điểm hình dáng bề ngoài, sở thích .

 

doc73 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 4217 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Bé và các bạn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ : “BÉ VÀ CÁC BẠN”
Thực hiện từ ngày 8/ 9/ 2014 đến ngày 12 /9/2014
 Ngày
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
- ĐÓN TRẺ
- TDS
- Trò chuyện với trẻ về bản thân và các bạn trong nhóm.
-Tập theo băng nhạc: trường chúng cháu là trường mầm non
HOẠT
ĐỘNG CHƠI
- TẬP CÓ CHỦ ĐÍCH
PTNT
NBTN:
Bé giới thiệu về mình với các bạn
PTTCXH :
Tạo hình:
Chơi với đất nặn
PTTCXH:
-Dạy hát:
“Búp-bê ”
- TC:Hãy lắng nghe
PTNN:
Thơ :
Đôi mắt của em
PTTC:
Thể dục:
BTPTC:Chim sẻ
-VĐCB:Đi theo đườngngoằn ngoèo
- TCVĐ: Mèo và chim sẻ
HOẠT
ĐỘNG GÓC
- Góc thao tác vai: Bế em,nấu ăn,cho em ăn
- Góc hoạt động với đồ vật: Xâu vòng, Xếp đường đi đến trường, ,chơi “cắp cua bỏ giỏ”... )
- Góc vận động: Kéo cưa, chơi với bóng, với đồ vật .
- Góc sách chuyện: Xem sách và tranh về bé và các bạn của bé, về trường, lớp MN, về công việc của cô bác trong trường MN.
HOẠT ĐỘNG
NGOÀI TRỜI
 - Quan sát trường và các phòng,nhóm trong trường.
- Nghe cô kể chuyện
- Nhặt lá vàng rơi
- Chơi : Về đúng nhà, Mèo và chim sẻ
- Chơi: Hãy nhận đúng tên mình,nhận biết thẻ tên, ký hiệu
- Chơi: “Giúp cô tìm bạn”: Nhận biết về một số đặc điểm hình dáng bề ngoài, sở thích .
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Tổ chức chơi các trò chơi Nhận biết một số đặc điểm nổi bật về hình dáng
bên ngoài, về giới tính, nhận biết thẻ tên, ký hiệu đồ dùng cá nhân lớp.
- Tập kể lại chuyện theo tranh về bản thân và các bạn
- Đọc thơ: “Đôi mắt”, Đọc đồng dao: “Nu na nu nống”
- Hát cho trẻ nghe một số bài hát về chủ đề.
 MỤC TIÊU CẦN ĐẠT CHỦ ĐỀ NHÁNH
 "BÉ VÀ CÁC BẠN”
1- Kiến thức:
- Trẻ bước đầu biết đi theo đường ngoằn nghèo
- Biết giới thiệu mình với các bạn , biết cô và các bạn trong lớp 
- Trẻ chú ý nghe cô hát , hát theo cô, biết giai điệu bài bát , biết nội dung bài hát 
- Trẻ chú ý nghe cô đọc thơ , Bước đầu trẻ biết tên tên bài thơ ,. Biết trả lời các câu hỏi đơn giản ,biết đọc thơ cùng cô từ đầu đến cuối .
- Trẻ biết các bộ phận trên cơ thể mình 
- Bước đầu trẻ được làm quen với đất nặn .Biết tác dụng của đất nặn dùng để làm gì ?
2.Kỹ năng : 
- Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ .cung cấp vốn từ và vốn hiểu biết cho trẻ
- Rèn luyện trẻ đọc rõ câu đúng lời
- Luyện kỹ năng quan sát ghi nhớ có chủ định
- Rèn kỹ năng đi khéo léo ,phát triển cơ chân
- Rèn luyện kỹ năng hát đúng ,rõ lời ,trọn câu
3. Thái độ :
 - Trẻ mạnh dạn tin ,hứng thú tham gia vào hoạt động .
 - Giáo dục trẻ biết yêu quý cô giáo và các bạn trong lớp học .
 - Giáo dục trẻ biết yêu quý đôi mắt của mình và giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ
 - Trẻ vui vẻ hứng thú khi được đên trường đến lớp , biết vâng lời cô giáo và người lớn . 
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
CHỦ ĐỀ NHÁNH: “BÉ VÀ CÁC BẠN”
Thời gian thực hiện: Từ ngày 8/9 đến 12/9/2014
MỤC ĐÍCH
 YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
 TIẾN HÀNH
I. Góc thao tác vai.
1. Bế em
2.Nấu ăn
2. Cho em ăn
* Trẻ biết bế em bằng 2 tay, biết dỗ dành em
* Biết nấu ăn, cho em ăn 
* Một số búp bê to nhỏ khác nhau
- Nồi, bát, thìa…
1 Trò chuyện với trẻ trước khi hoạt động
- Cô cùng trẻ hát bài “Trường…non”
- Trò chuyện với trẻ về trường, lớp. Trong lớp có rất nhiều đồ chơi đẹp như bóng, xếp hình, hột hạt…
- Cô giới thiệu tên các góc chơi ở các trò chơi.
- Sau đó cho trẻ về góc theo nhóm để trẻ chơi
2. Quá trình hoạt động
- Cô đến từng nhóm hướng dẫn trẻ cách chơi
- Góc phân vai:Trẻ biết chơi với búp bê 
- Góc HĐVĐV:Cô hướng dẫn trẻ biết xếp kế tiếp nhau để tạo thành xản phẩm.
- Góc vận độngCô gợi ý cho trẻ chơi với đồ chơi
- Góc sách chuyện: Cô hướng dẫn trẻ cách giở sách, lật từng trang
- Chơi cùng trẻ
- Quan sát động viên, nhắc nhở trẻ chơi. Đặt các tình huống để hỏi trẻ: Con xâu gì, xếp gì… để tặng ai, gợi mở giúp trẻ giao tiếp trong khi chơi
3. Kết thúc hoạt động
- Cô đến từng nhóm để nhận xét trẻ chơi, nhắc nhở những trẻ chơi chưa ngoan ngày mai chơi ngoan hơn. Cô cùng trẻ chơi cất đồ vào nơi quy định
II. Góc HĐ với đồ vật.
1.Xâu vòng tặng bạn
2. Xếp đường đi đến trường
3.Chơi cắp cua bỏ giỏ
* Trẻ biết sử dụng các hột hạt để xâu thành vòng tặng bạn.
* Biết sử dụng các khối để xếp đường thẳng.
* biết dùng tay gắp hạt bỏ vào giỏ
* Các hột hạt nhiều màu và dây xâu
- Các loại hình khối khác nhau nhiều màu
III. Góc vận động.
1. Chơi trò chơi vận động: Kéo xe
2. Chơi với bóng, với đồ chơi
* Trẻ biết cách chơi theo yêu cầu của cô.
* Trẻ nắm được cách chơi và hứng thú chơi trò chơi
* Quần áo trẻ gọn gàng
- Đồ dùng đủ cho trẻ chơi
IV. Góc SC.
- Xem sách và tranh về bé và các bạn của bé, về trường, lớp MN, về công việc của cô bác trong trường MN
* Trẻ bước đầu biết cầm sách lật tong trang và xem hình ảnh
* Bộ tranh có các nội dung các bạn trong lớp, về lớp, trường MN
* TRÒ CHUYỆN VỀ CHỦ ĐỀ:
- Con tên gì ?
- Con học lớp gì ? - Học trường nào ? ở đâu?
- Con biết lớp ta có cô gì dạy nào ? 
- Các con biết tên bạn nào ở trong lớp ? 
- Trong lớp con thích chơi bạn nào nhất ? 
* THỂ DỤC SÁNG:
Tập theo băng nhạc: “TRƯỜNG CHÚNG………..MẦM NON”
1. Yêu cầu
- Trẻ tập theo cô các động tác bài trường chung cháu là trường mầm non
- Rèn luyện và phát triển toàn thân cho trẻ
2. Chuẩn bị
- Nhà sạch thoáng mát
 III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
* Hoạt động1: Khởi động.
- Cô và trẻ vừa đi vừa hát bài”Một đoàn tàu”. Kết hợp các kiểu đi, chạy sau đó đứng lại thành vòng tròn.
* Hoạt động 2: Trọng động.
- ĐT1: 
 “Ai hỏi cháu…đấy” 
- TTCB: Đứng tự nhiên, hai tay thả xuôi
- Đưa tay lên cao nghiêng sang hai bên
- ĐT2: 
 “Bé nào ngoan…hay”
- TTCB: Đứng tự nhiên, hai tay thả xuôi
- Tay dang ngang, đưa ra phía trước
- ĐT3: 
 “Cô ….Mằm non”
- TTCB: Đứng tự nhiên, hai tay thả xuôi
 - Hai tay đưa lên cao vỗ tay theo nhịp bài hát
* Hoạt động 3: Kết thúc:
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh lớp 1 - 2 vòng.
- Trẻ đi theo cô thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi.
- Tập 3 - 4 lần.
- Tập 3 - 4 lần.
- Tập 3 - 4 lần.
 Thø 2 ngµy 8 th¸ng 9 n¨m 2014 
* ĐÓN TRẺ, CHƠI, THỂ DỤC SÁNG
* HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH:
 PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
 Nhận biết tập nói: 
 Đề tài: “BÉ GIỚI THIỆU VỀ MÌNH VỚI CÁC BẠN”
I.Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức:
-Trẻ biết được các bạn trong lớp , các bạn đang chơi gì?
-Trẻ biết giới thiệu mình với các bạn trong lớp về tên, tuổi, sở thích…
2.Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng nhận biết nói rõ ràng trọn câu 
- Cung cấp vốn từ cho trẻ: Tên trẻ,tuổi,trường,lớp cô….
3.Thái độ:
- Thông qua hoạt động trẻ biết yêu thương ,giúp đỡ bạn bè trong lớp,
II.Chuẩn bị:
- Hát bài : Ru em 
- Quần, áo màu đỏ hoặc xanh, vàng
III.Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định: (1-2p)
- Trẻ hát “ em búp bê” cùng đàn.
- Con vừa hát bài gì?
- Trong bài hát có ai?
- Em búp bê có ngoan không?
2. Nội Dung:
2.1 Hoạt động 1 : Trẻ giới thiệu về bản
 thân mình ( 8- 10p)
a. Cô giới thiệu về mình cho trẻ nghe :
( tên, tuổi ,công việc , ăn mặc khi đến lớp )
b.Trẻ giới thiệu về mình với các bạn , với cô 
- Cô cho trẻ lần lượt giới thiệu về mình 
Em búp bê xuất hiện. Mình chào các bạn. Mình xin tự giới thiệu mình tên là Ngọc Anh, năm nay mình 2 tuổi.tớ học trường MN Nghi Kim
- Tớ mặc váy màu đỏ
- Tớ có bộ tóc dài
- Bạn Ngọc Anh là con gái hay con trai?
- Vì sao con biết bạn là con gái?
À, đúng rồi. Bạn Ngọc Anh là con gái vì bạn ấy mặc váy và có mái tóc dài đấy.
- Vậy trong lớp mình bạn nào là con gái?
- Hôm nay lớp mình cũng có 1 bạn nữa đến chơi với các con đấy, chúng mình cùng chào đón bạn Tùng nào.
- Tùng chào các bạn. 
- Bạn Tùng mặc áo, quần màu gì?
- Tóc bạn như thế nào?
- Chân bạn Tùng đi dép hay giày
- Tớ đố các bạn biết tớ là con gái hay con trai?
- Vì sao con biết bạn là con trai.
- Cô cho trẻ giới thiệu về bản thân mình, với các bạn 
+ Nếu trẻ không biết cô gợi ý, nói cho trẻ nói theo .
* Cô tổng kết lại
- Vậy trong lớp mình bạn nào là con trai?
 *Giáo dục: Biết giữ dìn vệ sinh , thường xuyên tắm rửa sạch sẽ 
2.2 Hoạt động 2 : Luyện tập củng cố
 quần ( 2 - 3p) 
* Trò chơi “ Tìm bạn thân”
- Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi thành vòng tròn. Tất cả trẻ nhắm mắt lại, 1 trẻ trốn đi. Cô cho trẻ mở mắt ra, gọi 1 trẻ đoán xem bạn nào đó trốn đi. Nếu trẻ đoán đúng thì trẻ đi trốn chạy ra và tất cả vỗ tay hoan hô. Nếu trẻ không đoán được thì có thể nhờ bạn ngồi cạnh trợ giúp
3. Kết thúc: Cả lớp chơi: “Tập tầm vông”
- Trẻ hát theo cô 
- Bài : “ em búp bê”
- “ em búp bê”
- Có ạ !
* Trẻ nhận biết tập nói :
- Nghe cô giới thiệu về mình 
- Trẻ giới thiệu về mình :
( Tên gọi , tuổi ,học lớp , trường , màu quần áo đang mặc )
- Là con gái
- Vì bạn mặc váy, và tóc bạn dài
- Trẻ gái cùng dơ tay.
- Chúng mình chào bạn Tùng
- Bạn Tùng mặc áo,quần màu xanh
- Bạn Tùng tóc ngắn
- Chân bạn Tùng đi giày 
- Là Con trai 
- Vì bạn Tùng tóc ngắn….
- Trẻ chơi 2 - 3 lần
- Trẻ chơi và cùng đi ra ngoài. 
* HOẠT ĐỘNG GÓC 
 - Góc thao tác vai: Chơi trò chơi “Bế em ”
 - Góc HĐ với đồ vật: Chơi trò chơi “Xếp đường đến trường”
 - Góc vận động : Chơi trò chơi “Kéo xe”
* HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
- Nội Dung : - HĐCMĐ: Nhặt lá vàng rơi
 - Chơi trò chơi : về đúng nhà
 - Chơi tự do: Cô bao quát trẻ chơi
* HOẠT ĐỘNG CHIỀU :
1. Hoạt động chính:
- Hát cho trẻ nghe một số bài hát về chủ đề: Bài: Búp bê, bé ngoan...
- Cô trò chuyện với trẻ về các bạn trong lớp. 
- Cô cho trẻ xem cho trẻ nhận xét về bức tranh 
- Cô gợi hỏi cho trẻ trả lời 
- Có một bài hát rất hay nói về bạn búp các cháu lắng nghe xem đó là bài hát gì? 
- Cô hát cho trẻ bài hát 2 lần 
- Cô nói tên bài hát,tên tác giả 
- Cô nói nội dung bài hát 
- Cô cho cả lớp hát bài hát 2-3 lần 
- Cô cho từng tổ ,nhóm hát 
- Cá nhân trẻ hát
2. Trẻ chơi theo ý thích
* NHẬN XÉT CUỐI NGÀY:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
----------------------------------* * *---------------------------------------
 Thứ 3 ngày 9 tháng 9 năm 2014
* ĐÓN TRẺ, CHƠI, THỂ DỤC SÁNG
* HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH:
 Phát triển tình cảm xã hội: 
 Tạo hình: 
 Đề tài: “CHƠI VỚI ĐẤT NẶN” 
 I.Mục đích yêu cầu :
 1.Kiến thức: 
 - Trẻ biết nặn theo yêu cầu của cô.
 - Trẻ biết nắm, bóp làm mềm đất, chia đất và gộp đất
 2.Kỹ năng:
 - Luyện kỹ năng làm mềm đất và gộp đất, rèn sự khéo léo của đôi bàn tay 
 3.Thái độ: 
 - Trẻ biết giữ gìn không bôi đất bẩn ra quần áo
II.Chuẩn bị : 
- Đất nặn và bảng con 
- Mỗi trẻ 1 rổ có 1 thỏi đất 
- Bảng con, đất nặn 
III.Tiến trình hoạt động : 
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. ổn định:(1-2 phút)
 - Cô và trẻ hát bài : “Em búp bê”
 - Hỏi trẻ : 
 + Đó là bài hátgì?
 + Hôm nay búp bê tặng các con quà gì đây?
2. Nội Dung: 
2.1 Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét (1 - 2 phút)
Trò chuyện với trẻ: 
 - Cô đưa đất nặn ra hỏi trẻ: 
 + Đây là cái gì?
 + Có màu gì?
 + Để làm gì?
 - Đất nặn dùng để nặn các đồ chơi mà các con thích
2.2 Hoạt động 2: Cô làm mẫu: (2-3 phút)
=>muốn nặn được đồ chơi trước hết chúng mình phải bóp đất làm mềm đất sau đó mới nặn(cô vừa giới thiệu vừa làm cho trẻ xem)lăn tròn làm viên bi, lăn dài làm con giun…
2.3 Hoạt động 3: Trẻ thực hiện: (8 - 10 phút)
- Cô phát cho mỗi trẻ 1 rổ và gợi hỏi trẻ màu sắc của thỏi đất 
 - Cô cho trẻ thực hiện , cô bao quát, gợi ý động viên trẻ làm
 - Hỏi trẻ:
 + Con làm gì đây?
 + Thỏi đất của con có màu gì?
 + Chia đất và gộp đất như thế nào?
2.4 Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm: ( 1-2 phút)
 - Trưng bày sản phẩm lên giá
 + Hôm nay các con làm gì ?
 - Cho trẻ chọn sản phẩm đẹp, dặn dò nhắc nhở sản phẩm chưa đẹp để hôm sau làm tốt hơn 
 - Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm
3. Kết thúc: cả lớp hát bài búp bê và vệ sinh tay sạch sẽ
- Trẻ hát
- Em búp bê
- Đất nặn
- Thỏi đất
- Trẻ trả lời 
- Để nặn đồ chơi
- Trẻ quan sát cô làm mẫu- Trẻ trả lời
- Màu xanh( màu đỏ)
- Trẻ thực hiện 
-Trưng bày sản phẩm lên giá
- Chơi với đất nặn
- Chọn sản phẩm
-Trẻ hát cùng cô 
* HOẠT ĐỘNG GÓC
 - Góc thao tác vai: Chơi trò chơi “Bế em ”
 - Góc HĐ với đồ vật: Chơi trò chơi “Xếp đường đến trường”
 - Góc vận động : Chơi trò chơi “Kéo xe”
* HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI :
- Nội Dung: - HĐCMĐ : Quan sát trường và các phòng, nhóm trong trường
 - TCVĐ : Mèo và chim sẻ
 - Chơi tự chọn.
* HOẠT ĐỘNG CHIỀU :
1. Hoạt động chính:
- Tổ chức chơi trò chơi các góc
- Cô giới thiệu các góc chơi, hướng dấn cho từng nhóm chơi
- Trẻ chơi cô bao quát và cùng chơi với trẻ.
2. Trẻ chơi theo ý thích
* NHẬN XÉT CUỐI NGÀY:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
------------------------------------* * *-------------------------------------
Thứ 4 ngày 10 tháng 9 năm 2014
* ĐÓN TRẺ, CHƠI, THỂ DỤC SÁNG
* HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH:
 Phát triển tình cảm xã hội :
 ÂM NHẠC: 
 Đề tài: NDTT : Dạy hát: “BÚP BÊ” 
 NDKH: Trò chơi: Hãy lắng nghe 
I. Mục đích yêu cầu : 
1. Kiến thức:
 - Trẻ biết tên bài hát, biết hát theo cô bài “Búp bê”
 - Trẻ biết cách chơi trò chơi “ Hãy lắng nghe”
2 .Kỹ năng:
 - Luyện kỷ năng hát rõ lời, ngắt nghỉ đúng nhịp
 - Phát tình cảm, xúc cảm cho trẻ
3.Thái độ: 
 - Trẻ đến lớp ngoan không khóc nhè , biết chào cô, chào bố mẹ 
II. Chuẩn bị : 
- Cô hát thuộc và hát đúng nhịp bài hát 
 - Búp bê
III. Tiến trình hoạt động :
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ 
1. Ổn định : (1-2 phút)
- Hỏi : Các con nhìn xem ai đến thăm lớp mình đây ?
- Các con thấy búp bê thế nào?
- Có bài hát nói đến em búp bê mà hôm nay cô sẽ cho các con làm quen. Các con có thích không?
2. Nội Dung
2.1 Hoạt động 1 : Dạy hát Búp bê (6-8 phút)
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1: không đàn
* Giảng nội dung: Em búp bê bé tí nhưng em rất ngoan, không khóc nhè đấy.
- Cô hát lần 2: Kết hợp đàn,cử chỉ điệu bộ , 
- Hỏi trẻ: Cô vừa hát các con nghe bài gì?
- Cô bắt nhịp cho trẻ hát theo cô cả lớp hát 2 lần (cô chú ý sửa sai cho trẻ )
- Cho tổ 3 tổ thi nhau hát
- Nhóm bạn trai,gái lên hát,
 - Cho cá nhân
- Cho cả lớp hát lần cuối
- Các con Vừa được hát bài gì? 
 2.2 Hoạt động 2: Trò chơi: Hãy lắng nghe ( 3- 4 p)
* Giới thiệu tên trò chơi: “Hãy lắng nghe”
- Cô cho trẻ xem, gợi cho trẻ nói tên các nhạc cụ, tiếng kêu của nhạc cụ đó.
 * Cách chơi: Cô sẽ giấu các nhạc cụ âm nhạc sau lưng cô. Khi cô vỗ, các con hãy lắng nghe xem đó là tiếng kêu của nhạc cụ nào thì các con nói tên nhạc cụ đó nhé. 
- Cho trẻ chơi 3-4 lần. 
- Nhận xét, tuyên dương trẻ. 
3. Kết thúc : Trẻ cùng cô chơi “Dung dăng dung dẻ”và đi ra ngoài
- Búp bê 
- Búp bê ngoan 
- Có ạ !
- Trẻ lắng nghe cô hát 
- Bài “Búp bê”
- Trẻ hát
- 3 tổ hát
 2 nhóm lên hát
- Cá nhân trẻ hát
- Trẻ cả lớp hát 
- Búp bê
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát và đi ra ngoài
* HOẠT ĐỘNG GÓC
 - Góc thao tác vai: Chơi trò chơi : Nấu ăn
 - Góc HĐ với đồ vật: Chơi với bóng
 - Góc Sách Chuyện: Xem sách và tranh Bé và các bạn của bé 
* HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
- Nội dung: - HĐCMĐ: Nghe kể chuyện
 - TCVĐ Chơi trò chơi : Giúp cô tìm bạn
 - Chơi tự do
* HOẠT ĐỘNG CHIỀU :
1. Hoạt động chính: 
 Làm quen bài thơ: “ĐÔI MẮT”
a. Yêu cầu : 
- Tập trẻ đọc theo nhịp bài thơ ( Đôi mắt ) 
b. Chuẩn bị :
- Hình ảnh minh họa bài thơ “Đôi mắt”
c. Tiến trình hoạt động: 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
- Cho trẻ xem tranh ( Đôi mắt ) hỏi : 
+ Bức tranh vẽ hình ảnh gì đây ?
+Giới thiệu: Đọc thơ ( Đôi mắt )
- Cô đọc mẫu : 1 - 2 lần 
- Tập trẻ đọc thơ :( Đôi mắ)
+Khuyến khích trẻ đọc thơ , chú ý sửa sai 
- GD : Các con phải biết giữ gìn đôi mắt cẩn then, không đưa tay bẩn lên mắt,…
- Trẻ xem tranh ( Đôi mắt )
- Trẻ trả lời 
- Nghe cô đọc thơ 
Trẻ đọc theo nhịp bài thơ ( Đôi mắt) 
( Lớp,tổ, nhóm , cái nhân đọc thơ )
Khuyến khích trẻ đọc thơ
2. Trẻ chơi theo ý thích : ( Cô bao quát trẻ chơi )
* NHẬN XÉT CUỐI NGÀY:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
-----------------------------------* * *--------------------------------------
 Thứ 5 ngày 11 tháng 9 năm 2014
* ĐÓN TRẺ, CHƠI, THỂ DỤC SÁNG
* HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH:
 Phát triển ngôn ngữ :
 Đề tài : Thơ : “ĐÔI MẮT” (Loại tiết đa số trẻ chưa biết)
I.Mục đích yêu cầu: 
1.Kiến thức: 
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ , trẻ nhớ tên bài thơ 
-Trẻ đọc thuộc thơ,đọc diễn cảm bài thơ “Đôi mắt ” 
2.Kỹ năng:
 - Phát triển ngôn ngữ ở trẻ
3.Thái độ:
 - Giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo vệ đôi mắt để cho đôi mắt luôn sáng đẹp .
II. Chuẩn bị : 
- Cô đọc thuộc và diễn cảm bài thơ
-Tranh vẽ nội dung bài thơ “ Đôi mắt ” 
 - Khăn ,nước để trẻ rửa mặt 
III. Tiến trình hoạt động
 Hoạt động của cô 
Hoạt động của trẻ 
1. Ổn định :(1-2 phút)
 - Cô hát cho trẻ nghe bài: Búp bê 
- Cô hỏi: 
 + Em búp bê đã ngoan chưa ?
 + Chúng mình phải làm gì để cô thương?
- Có một bài thơ giáo dục chúng mình giữ gìn cơ thể đó là bài thơ đôi mắt của em mà hôm nay cô sẽ dạy các con
2. Nội Dung:
2.1 Hoạt động 1: Cô đọc thơ trẻ nghe (3 - 4p)
- Cô đọc mẫu lần 1: Không tranh
- Cô đọc mẫu lần 2 : ( Kết hợp theo tranh ) 
2.2 Hoạt động 2: Đàm thoại - Trích dẫn: (2-3 phút) 
 + Các cháu vừa nghe cô đọc bài thơ gì ? 
 + Đôi mắt của các con như thế nào ? 
* Trích: “Đôi mắt……….tròn tròn”
 + Giúp các con nhìn thấy những gì?
 + Các con có yêu quý đôi mắt của mình không? 
 + Muốn cho đôi mắt sáng hơn các cháu phải làm gì ?
* Trích: “Giúp em……đến hết”
 =>Giáo dục trẻ cần phải bảo vệ mắt vì đôi mắt là bộ phận quan trọng … .Các cháu không được dụi mắt làm bụi vào mắt, ném cát . 
2.3 Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ: (4-5 phút)
 - Cho lớp đọc 2-3 lần 
 - Cho tổ đọc: 3 tổ 
 - Cho nhóm đọc:2-3 nhóm
 - Cá nhân đọc: 1-2 trẻ
* Củng cố: Cho cả lớp đọc lại lần cuối
 + Các con vừa đọc bài thơ gì? 
3. Kết thúc: Cho chơi trò chơi “dấu tay”
- Trẻ hát cùng cô 
- Trẻ trả lời 
- Ngoan ngoãn, sạch sẽ 
- Nghe cô đọc thơ
- Đôi mắt của em 
- Xinh xinh, tròn tròn
- Mọi vật xung quanh 
- Có ạ
- Giữ gìn đôi mắt sạch sẽ 
- Lớp đọc 3 lần
- 3 tổ đọc nối tiếp 
- 2 nhóm đọc
- Cá nhân đọc thơ
- Trẻ chơi cùng cô
- “ Đôi mắt của em ” 
- Trẻ chơi trò chơi.
* HOẠT ĐỘNG GÓC:
 - Góc thao tác vai: Chơi trò chơi : Nấu ăn
 - Góc HĐ với đồ vật: Chơi với bóng
 - Góc Sách Chuyện: Xem sách và tranh Bé và các bạn của bé 
* HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI :
- Nội Dung: HĐCMĐ: Nhặt là vàng rơi
 TCVĐ : Hãy nhận đúng tên mình
 Chơi tự do
* HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
1. Hoạt động chính:
- Chơi với đất nặn 
- Trò chuyện với trẻ: 
- Cô đưa đất nặn ra hỏi trẻ: + Đây là cái gì?
 + Có màu gì?
 + Để làm gì?
 - Đất nặn dùng để nặn các đồ chơi mà các con thích
=> muốn nặn được đồ chơi trước hết chúng mình phải bóp đất làm mềm đất sau đó mới nặn(cô vừa giới thiệu vừa làm cho trẻ xem)lăn tròn làm viên bi, lăn dài làm con giun…
- Cô phát cho mỗi trẻ 1 rổ và gợi hỏi trẻ màu sắc của thỏi đất 
- Cô cho trẻ thực hiện , cô bao quát, gợi ý động viên trẻ làm
- Hỏi trẻ: + Con làm gì đây?
 + Thỏi đất của con có màu gì?
 + Chia đất và gộp đất như thế nào?
2. Chơi tự do theo ý thích
* NHẬN XÉT CUỐI NGÀY:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
 Thứ 6 ngày 12 tháng 9 năm 2014
* ĐÓN TRẺ, CHƠI, THỂ DỤC SÁNG
* HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH:
 PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT: 
 Đề tài: Thể Dục: VĐCB: “ĐI THEO ĐƯỜNG NGOẰN NGOÈO”
 BTPTC: Chim sẻ
 TCVĐ : Mèo và chim sẻ
I. Mục đích yêu cầu :
1. Kiến thức :
- Trẻ biết đi theo đường ngoằn ngoèo, không chạm vạch, mắt nhìn thẳng không cúi đầu. Trẻ biết cách chơi trò chơi “ Mèo và chim sẻ ”
2. Kỹ năng :
- Rèn kỹ năng khéo léo, phát triển cơ chân
3. Thái độ :
- Trẻ mạnh dạn tự tin trong học tập, trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động .
II. Chuẩn bị :
- 2 dây dài 3m, rộng 30-35 cm - Trang phục trẻ gọn gàng
- Mô hình nhà búp bê, bóng - Sân rộng rãi, bằng phẳng
- Một con bướm cột dây
III. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
1. Ổn định: (1 - 2p)
- Cho trẻ chơi: Dung dăng dung dẻ
- Các con vừa chơi trò chơi gì?
- Các con có thích đi chơi nữa không?
* Kiểm tra sức khỏe
- Có bạn nào bị đau chân , mệt trong người không?
2. Nội dung:
2.1 Hoạt động 1: Khởi động : (2-3 phút )
- Cô và trẻ đi đội hình vòng tròn và kết hợp với các ki

File đính kèm:

  • docchu de ban than(1).doc
Giáo Án Liên Quan