Giáo án mầm non lớp mầm năm học 2017 - Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường bộ

Trò chuyện với trẻ về các phương tiện giao thông đường bộ.

 + Sáng nay ai đưa con đi học?

 + Bố đưa con đi học bằng phươn g tiện gì?

 + Cho trẻ xem tranh về phương tiện giao thông.

 

docx10 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 695 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm năm học 2017 - Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠT HOẠT ĐỘNG: BÉ CÓ THỂ ĐI KHẮP NƠI BẰNG PHƯƠNG TIỆN GÌ?
Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường bộ - Nhóm: 24-36T
Thời gian thực hiện: Từ ngày 06/03 đến ngày 11/03/2017
Tên hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ, trò chuyện
- Trò chuyện với trẻ về các phương tiện giao thông đường bộ.
 + Sáng nay ai đưa con đi học?
 + Bố đưa con đi học bằng phươn g tiện gì?
 + Cho trẻ xem tranh về phương tiện giao thông.
Thể dục buổi sáng
 Bài: Ô tô.
- Cho trẻ tập theo cô mỗi động tác tập 3 lần.
Hoạt động chơi tập.
Nhận biết
- Xe máy.
Vận động
- Đi đều bước.
Nhận biết
- Phân biệt ô tô to, ô tô nhỏ.
Kể chuyện
- Xe lu và xe ca
Âm nhạc
- Dạy hát: Em tập lái ô tô.
- VĐTN: Lái ô tô.
Hoạt động ngoài trời
- Dao chơi, quan sát xe máy có dưới sân trường.
- TCDG: Lộn cầu vồng.
- Chơi tự do: Chơi với phấn vẽ.
- Dao chơi quan sát thiên nhiên.
- TCVĐ:
Chim sẻ và ô tô.
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi vận động.
- Dạo chơi quan sát xe đạp, xe máy dưới sân trường:
- TCVĐ: Đi có mang vật trên đầu.
- Chơi tự do: Chơi với phấn vẽ.
- Dạo chơi cho trẻ quan sát thời tiết.
- TCDG:
Dung dăng dung dẻ.
- Chơi tự do: Chơi với phấn vẽ.
- Dao chơi quan sát xe máy, xe đạp dưới sân.
- TCVĐ: 
Chim sẻ và ô tô.
- Chơi tự do: Chơi với phấn vẽ
Chơi với đồ chơi ở các góc
- Góc phân vai: Chơi bán cửa hàng xe máy.
- Góc nghệ thuật:
 + Chơi với dụng cụ âm nhạc (Phách tre, xúc xắc,). Nghe nhạc qua máy về phương tiện giao thông.
 + Chơi tô màu lên hình vẽ sẵn: Xe máy, xe đạp, vẽ bánh xe, dán bánh xe, chơi với đất nặn, vo giấy.
 + Tập giở trang sách, xem tranh, anbum về phương tiện giao thông, kể chuyện: Xe lu và xe ca.
- Góc vận động: Chơi với vòng nhỏ.
- Góc hoạt động với đồ vật: 
 + Chơi với khối xốp, khối gỗ xếp đường đi, ô tô,
 + Chơi với đồ chơi ô tô có kích thước to-nhỏ.
Chơi tập buổi chiều
- Ôn: Xe đạp-xe máy.
- Đọc câu đố về xe đạp, xe máy.
- Trò chuyện với trẻ về phương tiện giao thông.
- Trò chơi: Bơm lốp xe.
- Chơi ở các góc chơi. 
-Ôn: Kể chuyện: Xe lu và xe ca.
- Chơi: Ở các góc chơi.
-Ôn: Vỗ tay hát cùng cô bài hát Em tập lái ô tô.
Trả trẻ
- Cho trẻ chơi ở các góc chơi, giáo dục trẻ biết cất đồ chơi sau khi ra về.
- Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhác trẻ chào cô, chào bố mẹ. Nhắc phụ huynh đeo yếm, mặc thoáng mát cho trẻ khi đến trường.
	Thứ hai ngày tháng năm 2017
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Hoạt động: Nhận biết
Đề tài: Xe máy
I. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ nhận biết và gọi tên xe máy, bbiết được một số đặc điểm nổi bậc của xe máy.
- Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô: Cái gì đây? (yên xe, bánh xe, tay lái), xe máy chạy ở đâu?
- Giáo dục trẻ khi đi ra đường phải đội mủ bảo hiểm.
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh, đồ chơi về xe máy đủ với số trẻ.
- Máy cassette, đĩa nhạc: Lái ô tô,
- Vòng nhỏ, bảng hiệu đèn xanh-đèn đỏ.
- Đồ chơi, đồ thật về áo quần mùa hè.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu:
- Cô trò chuyện với trẻ: Sáng nay ai đưa con đi học? Bố mẹ chở con đi bằng phương tiện gì?
- Trong lớp cũng có rất nhiều đồ chơi về phương tiện giao thông.
2. Hoạt động trọng tâm:
a/ Hoạt động 1: Bé nhận biết xe máy.
- Cô gợi ý cho trẻ chọn cho mình một đồ chơi xe máy, cô quan sát và hỏi trẻ:
	+ Bé đang chơi gì đó?
	+ Xe máy của con có màu gì?
	+ Xe máy chạy ở dâu? Nhà bé nào có xe máy?
	+ Xe máy chạy được nhờ có cái gì?
	+ Xe máy có mấy bánh xe? Cô và trẻ cùng đếm 1-2 bánh xe.
- Các con cho xe chạy, cô cho chơi một lúc, cô nói: Các con cho xe máy vào nhà xe nhé!
b/ Hoạt động 2: Bé quan sát tranh.
- Cô cho trẻ xem tranh và hỏi trẻ:
	+ Cái gì đây? (yên xe, tay lái, bánh xe,..)
	+ Bố mẹ ngồi ở đâu?
	+ Còi xe máy kêu như thế nào?
- Ngoài xe máy ra các con nhìn thấy xe gì chạy trên đường bộ? Trẻ kể theo suy nghĩ của mình.
c/ Hoạt động 3: Trò chơi: “Bé nào nhanh hơn”
- Cô giới thiệu cách chơi: Cô đọc câu đố trẻ đoán và chọn tranh lô tô đưa lên, gọi tên, xe máy hay xe đạp.
	Chơi giả làm tiếng còi xe máy,
3. Hoạt động kết thúc:
- Cô mở nhạc bài “Em lái ô tô” trẻ lái ô tô theo nhạc.
IV. Nhận xét cuối ngày:
..
	Thứ ngày tháng 3 năm 2017
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Hoạt động: Phát triển vận động
Đề tài: Đi đều bước.
I. Mục đích - yêu cầu:
- Tập cho trẻ biết đi nhấc chân cao vào các vòng.
- Trẻ đi đều bước lần lượt bước từng chân vào một vòng và lần lượt bước liên tục vào các vòng. Trẻ đi 2-3 vòng.
- Trẻ tự tin và hứng thú tham gia hoạt động sôi nổi cùng các bạn, biết thu dọn đồ dùng, đồ chơi sau khi hoạt động.
II. Chuẩn bị:
- Vòng nhỏ (đường kính 25cm) đủ với số trẻ.
- Máy casset, đĩa nhạc bài “lái ô tô”
- Đồ chơi: Mũ chim
III. Tiến trình hoạt động:
1. Khởi động:
- Cho trẻ đi các kiểu chân theo nhạc bài “Đoàn tàu nhỏ xíu”.
2. Trọng động:
a/ Bài tập phát triển chung: Ô tô.
	+ Động tác 1: Ô tô kêu.
- Giả klàm tiếng còi ô tô kêu.
	+ Động tác 2: Ô tô lên dốc.
- Hai tay cầm vòng đưa lên rồi hạ xuống kết hợp nói ô tô lên dốc, ô tô xuống dốc.
	+ Động tác 3: Ô tô qua trái-phải.
- Hai tay cầm vòng, đứng thẳng quay sang trái về thế chuẩn bị, quay sang phải, kết hợp nói ô tô rẽ phải, ô tô rẽ trái.
	+ Động tác 4: Ô tô chạy.
- Hai tay cầm vòng xoay chạy một vòng.
(Mỗi động tác tập theo cô 3-4 lần)
b/ Vận động cơ bản: Đi đều bước.
Hoạt động 1: Bé chơi với vòng.
- Cô để trẻ chơi một lúc với vòng của mình bằng nhiều hình thức như: Xếp sát cạnh nhau, đi, nhảy, hỏi trẻ:
	+ các con đang chơi gì đấy? Trẻ trả lời theo suy nghĩ.
- Cô hướng dẫn trẻ tập trung đến một chỗ đã có dụng cụ thể dục, cô đi vào các vòng.
Hoạt động 2: Cô và bé trỗ tài.
	Làm mẫu: Cô đi đều bước 2-3 lần, hỏi trẻ: Cô đang làm gì đấy? Cô vừa đi vừa hướng dẫn kỹ năng đi đều bước, khi đi cô bước mỗi chân vào một vòng, không chạm vòng.
	Luyện tập: 
- Cô chọn trẻ khá lên tập đi đều bước, cho 2 trẻ lên tập đi.
- Cho 4 trẻ cùng đi với cô vài lần.
- Cô chia trẻ thành 2 nhóm lên tập đi.
- Trong khi trẻ tập cô quan sát nhắc nhở trẻ đi mỗi chân là một vòng.
- Chọn 1 trẻ khá lên đi lại 2-3 lần.
- Chú ý động viên những trẻ nhút nhát tham gia hoạt động cùng cô và các bạn.
c/ Trò chơi vận động: Chim sẻ và ô tô.
- Cô giới thiệu cách chơi, nhờ cô phụ làm chú lái xe, còn trẻ và cô làm những chú chim sẻ đi kiếm mồi, khi nghe tiễng ô tô bấm còi bim bimchim sẻ bay qua một bên, ô tô đo chim sẻ lại đi kiếm mồi.
	- Lần sau cô cho trẻ làm chú lái xe.
	- Cho trẻ chơi 3-4 lần.
3. Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi quanh lớp hít thở nhẹ nhàng, sau đó ngồi xoa bóp tay chân.
IV. Nhận xét cuối ngày:
..
	Thứ ngày tháng 3 năm 2017
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Hoạt động: Kể chuyện
Đề tài: Xe lu và xe ca.
I. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ biết tên câu chuyện, nội dung câu chuyện “Xe lu và xe ca”
- Trẻ chú ý lắng nghe cô kể chuyện, trẻ kể được tên câu chuyện, tên n hâ vật trong truyện: Xe lu, xe ca.
- Thông qua câu chuyện giáo dục trẻ tính cẩn thận khi đi trên đường.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa chuyện: “xe lu và xe ca” nhân vật rời: xe lu, xe ca.
- Máy cassette, nhạc bài “Lái ô tô,”
III. Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu:
- Cô cho trẻ quan sát một số phương tiện giao thông và hỏi trẻ:
	+ Xe gì đây?
	+ Xe ô tô, xe đạp, xe máy chạy ở đâu?
- Có một câu chuyện kể về 2 bạn xe chạy rất nhanh, cô sẽ kể cho các con nghe nhé!
2. Hoạt động trọng tâm:
a/ Hoạt động 1: Cô kể chuyện bé nghe.
- Dẫn dắt giới thiệu tên câu chuyện, cô kể cho trẻ nghe toàn bộ câu chuyện.
	+ Lần 1 không tranh cho trẻ nghe.
	+ Lần 2 cô kể có tranh.
b/ Hoạt động 2: Đàm thoại.
- Cô Vừa kể vừa đàm thoại với trẻ:
	+ Tên câu chuyện? Trong chuyện “xe lu và xe ca” có bạn nào?
	+ Xe lu và xe ca đang đi đâu?
	+ Xe nào to hơn? Xe lu to hơn xe nào?
	+ Xe ca chế nhạo xe lu đi chậm như rùa.
	+ Thế rồi xe ca có thắng được xe lu không?
Luyện tập:
- Cô cho nhóm, cá nhân trẻ tập kể chuyện cùng cô.
- Động viên những cháu nhút nhát mạnh dạng kể chuyện cùng cô, chú ý sửa sai trẻ kể chưa đúng từ.
- Cô kể lại toàn bộ câu chuyện 1 lần.
- Lồng giáo dục trẻ: Không được chế giễu bạn của mình.
3. Hoạt động kết thúc:
- Cô mở nhạc cho trẻ chơi lái ô tô vài lần.
IV. Nhận xét cuối ngày:
..
	Thứ sáu ngày tháng 3 năm 2017
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Hoạt động: Giáo dục âm nhạc.
Đề tài: Dạy hát: Em tập lái ô tô
VĐTN: Lái ô tô.
I. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ biết tên bài hát, hiểu nội dung bài hát “Em tập lái ô tô”.
Trẻ cảm thụ được âm nhạc, vỗ tay hát theo cô cả bài hát “Em tập lái ô tô”, vận động theo nhịp cùng cô nhịp nhàng bài “Lái ô tô”.
- Trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động cùng các bạn.
II. Chuẩn bị:
- Nhạc bài “Em tập lái ô tô; Lái ô tô”
- Máy cassette, đĩa nhạc. Đồ chơi vòng nhỏ đủ với số trẻ.
- Xúc xắc, trống lắc.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu:
- Cô và trẻ cùng chơi lái ô tô.
- Có một bài hát nói về bạn Bi tập lái ô tô, cô cháu mình tập hát.
2. Hoạt động trọng tâm:
a. Hoạt động 1: Dạy hát: Em tập lái ô tô.
- Cô mở một đoạn bài hát trẻ đoán tên bài hát. Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hỏi trẻ:
	+ Tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát cho trẻ nghe một lần, hỏi trẻ đó là bài hát gì?
- Cô bắt nhịp cho trẻ hát cùng cô 2 lần.
Luyện tập: Cô cho cá nhân xen kẽ tốp, nhóm cùng hát với cô.
- Cô chú ý động viên khuyến khích trẻ mạnh dạng vỗ tay và hát theo cô đúng nhịp.
b. Hoạt động 2: VĐTN: “Lái ô tô”
- Cô trò chuyện cùng trẻ: Các con có thích lái ô tô không?
- Mỗi con hãy chọn cho mình một cái vòng làm vô lăng.
- Cô mở nhạc cho trẻ nghe và vận động theo nhạc vài lần.
IV. Nhận xét cuối ngày:

File đính kèm:

  • docxChu_de_giao_thong_Be_di_khap_noi_bang_phuong_tien_gi.docx
Giáo Án Liên Quan