Giáo án Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Bé với những con vật đáng yêu - Vũ Thị Thanh Hải

- Trẻ biết tập trung theo hàng, chuyển đội hình theo hiệu lệnh của cô giáo.

- Trẻ biết hít thở sâu, phối hợp tay chân nhịp nhàng thông qua một số bài tập. Trẻ còn biết phối hợp các bộ phận trên cơ thể trong các hoạt động.

- Phát triển các cơ lớn thông qua các hoạt động như bật về phía trước, tung bóng, chuyền bóng, ném đích nằm ngang, bò thấp chui qua cổng

-Rèn luyện tố chất thể lực khéo léo thông qua bài tập bò thấp chui qua cổng.

- Phát triển các vận động tĩnh như khi cho trẻ tham gia xếp chồng( xếp chuồng nuôi cho con vật).

- Trẻ có thói quen trong ăn uống, tự phục vụ trong lao động và giữ gìn an toàn khi tiếp xúc với các con vật.

- Trẻ thường xuyên duy trì thói quen vệ sinh cá nhân như đánh răng, rửa mặt

 

doc35 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2274 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Bé với những con vật đáng yêu - Vũ Thị Thanh Hải, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ubnd huyện sóc sơn
Trường mầm non xuân giang
Kế hoạch thực hiện
các hoạt động học
 chủ đề 7: bé với những con vật đáng yêu
 Lứa tuổi: Mẫu giáo bé
 Lớp: C1
 Giáo viên:Vũ Thị Thanh Hải
 Năm học: 2010- 2011
Thời khoá biểu
Buổi
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Sáng 
Tạo hình
Khám phá khoa học xã hội
Thể dục
Làm quen với toán
Văn học
Chiều
Dạy trò chơi mới
Rèn kĩ năng vệ sinh
Âm nhạc
Ôn luyện
- Lao động tự phục vụ
- Nêugương bé ngoan
Kế hoạch hoạt động theo chủ đề
Chủ đề 7: Bé với những con vật đáng yêu
Thời gian thực hiện 4 tuần(13/12/2010- 07/01/2011)
Thứ 
Môn học
Tuần I
(13/12- 17/12/2010)
Con gà
Tuần II
(20/12- 24/12/2010)
Con cá
Tuần III
(27/12-31/12/2010)
Con voi
Tuần IV
(03/01- 07/01/2011)
Con chuồn chuồn
Thứ 2
Tạo hình
Vẽ con gà
Nặn con cá
Vẽ theo hình con voi và tô màu cho đẹp
Tô màu con chuồn chuồn, con bướm
Thứ 3
KPKH- XH
Quan sát tìm hiểu về con gà con
Quan sát tìm hiểucon cá chép
Quan sát tìm hiểu về con voi
Quan sát tìm hiểu về con chuồn chuồn
Thứ 4
Thể dục
Bật về phía trước
Tung bóng
Ném đích nằm ngang
Bò thấp chui qua cổng
Âm nhạc
TTDH: Con gà trống
TTVĐ: Cá vàng bơi
TTVĐ: Voi làm xiếc
TTNH: Con chuồn chuồn
Thứ 5
Làm quen với toán
Ôn: Dài hơn- ngắn hơn của 2 đối tượng
Đếm đến 3, nhận biết nhóm số lượng trong phạm vi 3
Ôn số lượng trong phạm vi 3. Nhận biết nhóm có 3 đối tượng
Nhận dạng và gọi tên hình tam giác
Thứ 6
Văn học
Truyện: Đôi bạn tốt
Thơ: Rong và cá
Truyện: Bác Gấu đen và 2 chú Thỏ
Truyện: Chuồn chuồn con
Nội dung giáo dục chủ đề 7: bé với những con vật đáng yêu
STT
Lĩnh vực
Nội dung
1
Phát triển thể chất
- Trẻ biết tập trung theo hàng, chuyển đội hình theo hiệu lệnh của cô giáo.
- Trẻ biết hít thở sâu, phối hợp tay chân nhịp nhàng thông qua một số bài tập. Trẻ còn biết phối hợp các bộ phận trên cơ thể trong các hoạt động.
- Phát triển các cơ lớn thông qua các hoạt động như bật về phía trước, tung bóng, chuyền bóng, ném đích nằm ngang, bò thấp chui qua cổng…
-Rèn luyện tố chất thể lực khéo léo thông qua bài tập bò thấp chui qua cổng.
- Phát triển các vận động tĩnh như khi cho trẻ tham gia xếp chồng( xếp chuồng nuôi cho con vật).
- Trẻ có thói quen trong ăn uống, tự phục vụ trong lao động và giữ gìn an toàn khi tiếp xúc với các con vật.
- Trẻ thường xuyên duy trì thói quen vệ sinh cá nhân như đánh răng, rửa mặt…
2
Phát triển nhận thức
- Giới thiệu với trẻ về một số loài vật khác nhau.
- Biết so sánh để thấy được sự giống và khác nhau của các con vật quen thuộc gần gũi qua một số đặc điểm của chúng: cấu tạo, vận động, sinh sản, môi trường sống, thức ăn, thói quen,kiếm mồi…
- Biết mô phỏng vận động di chuyển, dáng điệu của các con vật.
- Trẻ biết lợi ích của các loài vật: cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao( tôm, cua ,cá, thịt gà…)
- Trẻ biết tên, đặc điểm và phân biệt được con vật có ích và có hại.
- Trẻ so sánh được sự dài hơn ngắn hơn của 2 đối tượng. Biết đếm đến 3 và nhận biết được nhóm có 3 đối tượng. Trẻ nhận dạng và gọi được tên hình tam giác.
3
Phát triển ngôn ngữ
- Rèn trẻ nói câu đủ thành phần, nói lễ phép. Diễn đạt suy nghĩ của mình một cách đủ ý, rõ ràng.
- Biết diễn đạt những câu đơn giản về cấu tạo của một số các con vật.
- Biết nói lên những điều trẻ quan sát được về hình dáng, đặc điểm của các con vật.
- Biết sử dụng các từ chỉ tên gọi các bộ phận và một số đặc điểm nổi bật, rõ nét của các con vật gần gũi, các con vật sống trong rừng, các con vật sống dưới nước, các con côn trùng.
- Trẻ nói được tên một số truyện, một số bài thơ có trong chủ đề: rong và cá, đàn gà con, bác gấu đen và 2 chú thỏ, chuồn chuồn con.
- Trẻ có thể thuộc một số bài thơ có trong chủ đề.
- Rèn trẻ không nói ngọng, phát âm chuẩn, mạnh dạn giao tiếp bằng lời với mọi người xung quanh.
4
Phát triển thẩm mỹ
- Giới thiệu với trẻ những tác phẩm tạo hình và âm nhạc, giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp thẩm mĩ của tác phẩm đó.
- Rèn kĩ năng vẽ theo nét chấm mờ, vẽ nét thẳng nét xiên thông qua một số bài tạp cụ thể: nặn con cá, vẽ con gà, vẽ con voi, tô màu con chuồn chuồn.
- Rèn trẻ kĩ năng xoay tròn, ấn dẹt : nặn con cá.
- Giúp trẻ cảm nhận được giai điệu của bài hát, thể hiện sự hưởng ứng theo giai điệu bài hát : đố quả, cây bắp cải, màu hoa…
- Vận động cơ thể nhịp nhàng theo giai điệu của bài hát: con gà trống, cá vàng bơi, voi làm xiếc, con chuồn chuồn…
- Trẻ biết lắng nghe và cảm nhận bài hát nghe: gà gáyle te, chú voi con ở Bản Đôn…
5
Phát triển tình cảm quan hệ xã hội
- Khuyến khích trẻ biểu lộ cảm xúc, dùng các từ ngữ biểu lộ xúc cảm trước vẻ đẹp của các loài động vật.
- Trò chuyện cùng trẻ về những con vật mà trẻ yêu thích, cách chăm sóc chúng như thế nào ?
- Trẻ biết yêu thích các con vật nuôi, biết cách chăm sóc và bảo vệ chúng.
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống và các loài vật quý hiếm.
- Biết quý trọng người chăn nuôi.
Kế hoạch hoạt động tuần I
Nhánh 1: Con Gà
Thời gian thực hiện từ ngày 13/12- 17/12/2010
Hoạt động
Nội dung
Đón trẻ
Cô đón trẻ vào lớp , nhắc trẻ chào bố mẹ. Cho trẻ cất đồ dùng cá nhân, trẻ chơi nhẹ nhàng.
Thể dục sáng
Cô cho trẻ đi thành vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy nhanh, chạy chậm. Sau đó trẻ đứng về hàng ngang tập theo sự hướng dẫn của cô. Trẻ tập 2 lần x 8 nhịp.
Trò chuyện
Cô đón trẻ vào lớp , nhắc trẻ chào bố mẹ. Cho trẻ cất đồ dùng cá nhân, trẻ chơi nhẹ nhàng.
Hoạt động học
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Tạo hình
Vẽ con gà (mẫu)
KPKH-XH
Quan sát tìm hiểu về con gà con
Thể dục
- Bật về phía trước
- Lăn bóng
LQ với toán
Ôn dài hơn ngắn hơn
Văn học
Truyện: Đôi bạn tốt
Hoạt động ngoài trời
- QS: Tranh con gà con
- VĐ: Gà gáy vịt kêu
- Chơi tự do
- QS: Tranh con gà mái
- VĐ: Gà gáy vịt kêu
- Chơi tự do
- QS: Tranh con gà trống
- VĐ: Gà gáy vịt kêu
- Chơi tự do
- QS: Tranh con vịt
- VĐ: Gà gáy vịt kêu
- Chơi tự do
- QS: Tranh con chó
- VĐ: Gà gáy vịt kêu
- Chơi tự do
Hoạt động góc
* Chuẩn bị cho các góc chơi của trẻ:
- Góc phân vai: Trẻ chơi trong các góc chơi. Cô chuẩn bị thêm một số các loài động vật bằng bìa.
- Xây dựng: Mô hình công viên, nhà ở , thảm cỏ khối to , khối nhỏ .
- Nghệ thuật: Đất nặn, bảng con( hướng dẫn trẻ nặn những loài vật mà trẻ thích ).
- Thiên nhiên: Một số loại cây cảnh, cát sỏi, nước, rơm, lá cây, kéo, băng dính .
- Học tập: Tranh ảnh về một số loài động vật.
* Kỹ năng chơi: Trẻ biết xếp chuồng cho vật nuôi. Trẻ biết đóng vai bác sĩ thú y, người chăn nuôi.
Hoạt động chiều
Vận động nhẹ nhàng sau ngủ dậy
Dạy trò chơi mới
- Bắt chước dáng đi tiếng kêu của một số con vật
Rèn kĩ năng vệ sinh: Rửa tay
- DHTT: Con gà trống
- NH: Gà gáy le te
- TC: Thi ai nhanh
- Ôn cao hơn thấp hơn
- Vệ sinh đồ dùng cá nhân
- Nêu gương bé ngoan
Kế hoạch hoạt động ngày
Nội dung
Mục đích- yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành hoạt động
Thứ 2
(13/12/2010)
Tạo hình
Vẽ con gà (mẫu)
*Kiến thức:
- Trẻ biết miêu tả hình dáng bên ngoài của con gà.
- Trẻ biết tên các bộ phận của con gà: chân, mỏ, mào, cánh, đuôi.
- Trẻ biết màu sắc của từng bộ phận: lông vàng, mỏ vàng, mào đỏ…
*Kĩ năng
- Trẻ biết kết hợp các nét thẳng, nét xiên để vẽ được con gà đẹp.
- Trẻ biết chọn màu phù hợp để tô con gà, trẻ tô không ra ngoài nét vẽ.
- Trẻ ngồi đúng tư thế, biết cách cầm bút. 
*Thái độ
- Trẻ biết yêu quý các con vật nuôi trong gia đình.
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
- Tranh mẫu của cô (1 tranh).
- Vở của trẻ, bút chì, màu cho trẻ tô.
- Nhạc bài hát: con gà trống.
*Bước 1: ổn định tổ chức
- Cô cho trẻ hát bài con gà trống. Cô trò chuyện với trẻ về một số con vật nuôi trong gia đình. Cô dẫn vào bài.
*Bước 2: Nội dung chính
- Cô cho trẻ quan sát tranh mẫu và trò chuyện với trẻ về tranh mẫu:
+ Cô có bức tranh vẽ con vật gì ? Con gà sống ở đâu ?
+ Con gà có những bộ phận nào ? Lông(mào, mỏ) màu gì ?
+ Muốn vẽ được con gà thật đẹp các con phải làm thế nào ?( cô cho nhiều trẻ trả lời)
- Cô vẽ mẫu cho trẻ quan sát vừa vẽ vừa nêu cách vẽ.
- Cô cho một vài trẻ nêu ý định của mình.
*Trẻ thực hiện.
- Cô cho trẻ ngồi vào bàn, nhắc trẻ ngồi đúng tư thế và cầm bút bằng 3 ngón tay.
- Cô bao quát trẻ hướng dẫn và gợi ý trẻ vẽ sáng tạo.
+ Trưng bày sản phẩm: 
- Cô cho trẻ treo tranh lên bảng, cho trẻ nhận xét bài của bạn và giới thiệu bài của mình.
- Con thích bài nào nhất ? Vì sao ?
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ có bài đẹp động viên những trẻ chưa hoàn thành bài.
*Bước 3: Củng cố ôn luyện
- Cô cho trẻ chơi vận động: bắt chước dáng đi của các con vật.
Nhật ký………………………………………………………………………………………………………………………
Nội dung
Mục đích- yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành hoạt động
Thứ 3
(14/12/2010)
KPKH- XH
Quan sát tìm hiểu con gà con
*Kiến thức
- Trẻ nhận biết được con gà, nhận biết các bộ phận của con gà.
- Trẻ biết con gà là động vật nuôi trong gia đình và là con vật có ích.
*Kĩ năng
- Trẻ gọi được tên của con gà, nói được chính xác tên các bộ phận của con gà.
- Trẻ phân biệt được các bộ phận của con gà.
- Trẻ phân biệt được con gà với các con vật nuôi khác.
*Thái độ
- Trẻ có ý thức chăm sóc, bảo vệ các con vật nuôi.
- Giáo dục trẻ ăn thịt gà dể cung cấp nhiều chất đạm.
- Trẻ hứng thú tham gia giờ học.
- Tranh ảnh một số con gà và một số con vật nuôi trong gia đình khác.
- Các bộ phận rời của con gà cho trẻ chơi trò chơi.
- Tranh con gà cho trẻ tô màu.
- Sáp màu.
*Bước 1: ổn định tổ chức
- Cô cho trẻ hát bài: con gà trống. Cô trò chuyện với trẻ về nội dung của bài hát. Cho trẻ kể tên một số con vật nuôi trong gia đình mà trẻ biết.
- Cô dẫn vào bài.
*Bước 2: Nội dung chính
- Cô gợi ý để trẻ kể về những con gà gia đình trẻ có( cô cho nhiều trẻ kể).
- Cô cho trẻ quan sát tranh con gà. Cô đàm thoạ với trẻ về bức tranh:
+ Cô có bức tranh vẽ con gì ?Con gà được nuôi ở đâu ?
+ Con gà có những bộ phận nào ?(cô chỉ vào các bộ phận của con gà cho trẻ gọi tên và cho nhiều trẻ nói).
- Cô cho trẻ nêu nhận xét về đặc điểm của từng bộ phận của con gà . Cho trẻ nhận biết các bộ phận.
- Cô cho trẻ quan sát tranh các con vật nuôi khác. Trẻ gọi tên các con vật, cho trẻ phân biệt con gà với các con vật khác.
*Bước 3: Củng cố ôn luyện
+ TC 1: Thi xem ai nhanh
Cô cho trẻ chọn tranh theo hiệu lệnh của cô. Mỗi lần giơ tranh trẻ nói to tên tranh con vật đó.
+ TC 2: Thi ghép tranh
- Cô cho trẻ chia làm 2 đội, đội nam và đội nữ.
- Cho 2 đội ghép tranh con gà. Cô nêu cách chơi luật chơi.
- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần. Sau mỗi lần chơi cô đổi vị 
trí cho 2 đội. Cô động viên tuyên dương trẻ.
+ Hoạt động nối tiếp: Tô tranh con gà con.

Nhật ký………………………………………………………………………………………………………………………
Nội dung
Mục đích- yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành hoạt động
Thứ 4
(15/12/2010)
Thể dục
Bật về phía trước
- TC: Lăn bóng
*Kiến thức
- Trẻ biết tên vận động cơ bản.
- Trẻ biết cách bật: bật 2 chân cùng 1 lúc, 2 tay chống hông.
* Kĩ năng
- Trẻ bật bằng 2 nửa bàn chân trên, bật được liên tục, bật không lao người về trước.
- Phát triển cơ chân cho trẻ.
- rèn cho trẻ sự tự tin khéo léo.
*Thái độ
- Giáo dục trẻ nề nếp, biết lắng nghe hiệu lệnh của cô.
- Trẻ hứng thú trong luyện tâp.
 - Giáo dục trẻ ăn nhiều thịt động vật để bổ xung chất đạm.
- Kẻ vạch chuẩn để trẻ bật.
- Bóng nhựa nhỏ 10- 12 quả.
Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề và hướng trẻ vào bài học.
*Bước 1: Khởi động: Cô cho trẻ đi thành vòng tròn đi các kiểu chân, chạy nhanh, chạy chậm sau đó cho trẻ đứng hàng ngang để tập BTPTC.
*Bước 2: Trọng động:
+ BTPTC: - Cô cho trẻ tập 2 lần x8 nhịp. Tay 1, chân 2, bụng 4, bật 6.
+ VĐCB: - Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang ở giữa cô kẻ vạch chuẩn.
- Cô giới thiệu tên của vận động cơ bản.
- Cô tập mẫu lần 1(chưa phân tích động tác).	
- Cô tập mẫu lần 2 và phân tích động tác: Khi chuẩn bị cô đứng chân trước , chân sau , tay phải cầm bao cát. Khi có hiệu lệnh “chuẩn bị” tay cô chống hông, mắt nhìn thẳng. Khi có hiệu lệnh“ bật ” cô khuỵu gối, lưng thẳng, cô kiễng nửa bàn chân lên và bật mạnh về phía trước. Cứ như vậy cô bật tiếp 2 bước nữa, giữa các bước cô bật liên tục. Khi bật cô không lao người về phía trước để không bị ngã.
- Cô cho 1-2 trẻ lên tập thử (lưu ý sửa sai cho trẻ).
- Cô cho lần lượt các trẻ tập, mỗi trẻ tập ít nhất 2 lần.(cô sửa sai cho trẻ). Động viên trẻ nhát lên tập.
- Cho trẻ tập dưới hình thức thi đua.
- Cô động viên tuyên dương trẻ. Nêu bài học giáo dục
+ TC: Tung bóng. Cô cho trẻ chơi 1-2 lần.
*Bước 3: Hồi tĩnh:
- Trẻ đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng hát bài “ đàn gà con” và cho trẻ vận động nhẹ nhàng.
Nhật ký………………………………………………………………………………………………………………………
Nội dung
Mục đích- yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành hoạt động
Âm nhạc
- TTDH: Con gà trống
- NH: Gà gáy le te
- TC: Thi ai nhanh
*Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả.
- Trẻ hiểu nội dung bài hát.
* Kĩ năng:
- Trẻ hát đúng lời bài hát, hát đúng theo giai điệu của bài.
- Trẻ thuộc bài hát.
* Thái độ.
- Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học, giờ chơi 
- Giáo dục trẻ biết yêu quý , bảo vệ động vật.
- Trẻ hứng thú nghe bài hát nghe.
- Đĩa nhạc có bài “con gà trống” và bài “gà gáy le te”.
- Hoa cài tay.
* Bước 1: ổn định tổ chức:
- Cho trẻ đọc bài thơ: Mười quả trứng tròn.
- Cô trò chuyện với trẻ về nội dung của bài thơ. Trẻ kể tên các con vật nuôi trong gia đình mà trẻ biết.
- Dùng nội dung bài thơ để giới thiệu bài mới.
* Bước 2: Nội dung chính( dạy hát)
- Cô giới thiệu bài mới: Có một bài hát kể về một con gà trống rất đẹp.Cô hát một câu trong bài để trẻ đoán tên của bài hát, tên tác giả.
- Cô hát cho trẻ nghe bài hát lần 1, cô hỏi tên bài tên tác giả.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 2, hỏi lại tên bài, tên tác giả.
- Cô và trẻ cùng hát 2-3 lần, trẻ hát theo nhịp tay cô.
- Trẻ cho trẻ hát theo tổ, nhóm bạn nam, nhóm bạn nữ, nhóm 2 bạn, nhóm 3 bạn…).
- Cô mời 3 - 4 bạn lên biểu diễn.
(Trong quá trình trẻ hát cô làm hát trẻ).
* Bước 3: TC thi ai nhanh
- Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. Mỗi lần chơi cô động viên trẻ để trẻ hứng thú.
*Bước 4: NH gà gáy le te
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1.Giới thiệu tên bài, tên tác giả.
- Cô hỏi lại tên bài, tên tác giả. Hát cho trẻ nghe lần 2 sau đó cô giảng giải nội dung của bài đồng thời nêu bài học giáo dục.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 3 và làm một số động tác minh hoạ.
Nhật ký……………………………………………………………………………………………………………………
Nội dung
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành hoạt động
Thứ 5:
(30/12/2010)
LQVT
Ôn dài hơn, ngắn hơn của 2 đối tượng
*Kiến thức:
- Trẻ nhận biết được một số con vật nuôi trong gia đình.
- Trẻ xác định được đối tượng dài hơn, đối tượng ngắn hơn.
*Kĩ năng:
- Trẻ phân biệt được chính xác đối tượng dài hơn, ngắn hơn.
- Trẻ nói đúng từ dài hơn, ngắn hơn.
- Phát triển khả năng ghi nhớ thông qua các trò chơi.
*Thái độ:
- Trẻ hào hứng tham gia vào các hoạt động.
- Bài hát con gà trống.
+ Đồ dùng của cô:
- 1 băng giấy đỏ dài hơn, một băng giấy xanh ngắn hơn.
- Một số hình ảnh con vật nuôi trong gia đình.
+ Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ 1 băng giấy đỏ dài và một băng giấy xanh ngắn.
* Bước 1: ổn định tổ chức 
- Cô cho trẻ hát bài: con gà trống. Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát và cho trẻ nhận biết một số con vật nuôi trong gia đình qua tranh ảnh. Cô dẫn vào bài.
*Bước 2: Nội dung chính
- Cô cho trẻ lấy đồ dùng ở phía sau. Hỏi trẻ xem trong rổ đồ chơi có gì ?
- Cô cho trẻ cầm hai băng giấy lên, trẻ nêu màu sắc của 2 băng giấy và cô cho trẻ nêu nhận xét về hai băng giấy.
+ Hai băng giấy này như thế nào với nhau ?
+ Băng giấy màu đỏ như thế nào so với băng giấy màu xanh ?
+ Muốn biết băng giấy nào dài hơn( ngắn hơn) phải làm thế nào ?
- Cô cho trẻ nêu lại cách so sánh hai băng giấy. Sau đó cô củng cố lại và cho trẻ thực hành(lưu ý trẻ đặt 2 đầu của hai băng giấy trùng khít vào nhau)
- Cô cho nhiều trẻ nói từ dài hơn, ngắn hơn. Cô cho các tổ nói, nhóm nói.
- Trẻ chơi trò chơi: thi ai nhanh. Trẻ tìm các băng giấy theo hiệu lệnh của cô.
VD: Cô nói: tìm cho cô băng giấy dài hơn. Trẻ sẽ tìm và giơ băng giấy màu đỏ đồng thời trẻ nói “dài hơn”.
+ Cô nói: tìm cho cô băng giấy màu xanh. Trẻ sẽ tìm và giơ băng giấy màu xanh lên đồng thời trẻ nói “ngắn hơn”.
- Cô cho trẻ chơi nhiều lần, mỗi lần chơi cô đều cho nhiều cá nhân trả lời.
*Bước 3: Kết thúc.
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
- Cho trẻ hát và vận động theo nhạc bài “đàn gà con”.
Nhật ký………………………………………………………………………………………………………………………
Nội dung
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành hoạt động
Thứ sáu:
(31/12/2010)
Văn học:
Truyện: Đôi bạn tốt
 *Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện , tên các nhân vật trong truyện.
- Trẻ hiểu nội dung truyện .
 *Kĩ năng:
- Trẻ biết bắt chước giọng của các nhân vật trong truyện . 
- Rèn khả năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ nói mạch lạc, rõ ràng.
- Rèn cho trẻ khả năng ghi nhớ và sự tập trung chú ý.
 *Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết giúp đỡ bạn trong lúc 
khó khăn
- Tranh minh hoạ nội dung câu chuyện.
- Cô thuộc truyện kể chuyện diễn cảm.
- Bài hát : đàn vịt con.
* Bước 1: ổn định tổ chức:
- Cô cho trẻ hát bài: “đàn gà con”.
- Cô vừa cho các con hát bài hát gì ?
- Bài hát nói về những con vật gì ? Những đó sống ở đâu? Ngoài ra còn những con vật nào khác ?
- Có một câu chuyện ca ngợi về một bạn vịt xám đã rất dũng cảm, đã cứu được bạn khi bạn gặp nguy hiểm. Để biết bạn vịt xám dũng cảm ra sao các con cùng đến với câu chuyện: đôi bạn tốt
* Bước 2: Nội dung chính .
+ Cô kể cho trẻ nghe lần 1(không dùng tranh minh hoạ).
- Cô hỏi trẻ tên truyện, tên các nhân vật trong truyện.
+ Cô kể lần 2: (dùng tranh minh hoạ).
- Cô giảng nội dung truyện .
- Đàm thoại về nội dung truyện, kết hợp kể trích dẫn :
+ Câu chuyện có tên là gì? . 
+ Trong truyện có mấy nhân vật ? Đó là những nhân vật nào ?
+ Bác Vịt bận việc gì ? Bác Vịt mang vịt con đi đâu ? 
+ Gà con và Vịt xám đã đi đâu ?
+ Gà con có thái độ như thế nào với Vịt xám ?
+ Vịt xám đã bỏ đi đâu ? Tại sao bạn Vịt xám lại bỏ đi ?
+ Chuyện gì đã xảy ra với Gà con ? 
+ Nhờ ai mà Gà con thoát chết ?
 - Cô tom tắt nội dung truyện sau đó cô nêu bài học giáo dục. 
+ Cô kể lại truyện lần 3(dùng tranh minh hoạ)
- Động viên tuyên dương trẻ.
* Bước 3 : Kết thúc
- Cô cho trẻ hát và vận động bài “đàn vịt con”.
Nhật ký…………………………………………………………………………...............................................................
Kế hoạch hoạt động tuần II
Nhánh 2: Con Cá
Thời gian thực hiện từ ngày 20/12-24/12/2010
Hoạt động
Nội dung chủ đề
Đón trẻ 
Cô đón trẻ vào lớp , nhắc trẻ chào bố mẹ. Cho trẻ cất đồ dùng cá nhân, trẻ chơi nhẹ nhàng
Thể dục sáng
Cô cho trẻ đi thành vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy nhanh, chạy chậm. Sau đó trẻ đứng về hàng ngang tập theo sự hướng dẫn của cô. Trẻ tập 2 lần x8 nhịp.
Trò chuyện
Trò chuyện với trẻ về con vật sống dưới nước.Cho trẻ biết đặc điểm cơ bản của con cá.
Hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Tạo hình
- Nặn con cá (mẫu)
KPKH - XH
- Quan sát tìm hiểu về con cá chép
Thể dục
- Tung bóng
- TC: Bong bóng xà phòng
Toán
- Đếm đến 3. Nhận biết các nhóm có 3 đtượng
Văn học:
- Thơ: Rong và cá
Hoạt động ngoài trời
-QS: Tranh con tôm
 -VĐ: Thi bắt cá
- TD: Chơi đồ chơi ngoài trời
- QS: Tranh con cá vàng
-VĐ: Cá bơi
TD: Vẽ theo ý thích.
- QS: Tranh con ốc - VĐ: Thi bắt cá
- TD: Chơi đồ chơi ngoài trời
- QS: Tranh con ốc
-VĐ: Cá bơi 
- TD: Chơi ngoài trời
- QS: Tranh con cá vàng
- TC: Thi bắt cá
- TD: Chơi ngoài trời
Chơi hoạt động góc
* Chuẩn bị cho các góc chơi của trẻ:
- Góc phân vai: Hướng dẫn trẻ làm quen với đồ dùng trong các góc chơi 
- Xây dựng: Mô hình trang trại cho những con vật đáng yêu ở , thảm cỏ khối to ,khối nhỏ .
- Nghệ thuật: Đất nặn, bảng con(hướng dẫn trẻ nặn những con vật sống dưới nước mà trẻ thích).
- Thiên nhiên: Một số loại cây cảnh, cát sỏi, nước, rơm, lá cây, kéo, băng dính .
- Học tập: Tranh ảnh về các con vật ở trong rừng,dưới nước,những con côn trùng .
Hđộng chiều 
Vận động nhẹ nhàng sau ngủ dậy
Dạy trò chơi mới:
Bắt chước tạo dáng
RKNVS:
Hướng dẫn trẻ cách rửa tay.
- TTVĐ: Cá vàng bơi
- NH: Chú voi con ở Bản Đôn .
- TC: Thi ai nhanh .
Ôn:
- Ôn số lượng trong phạm vi 3.
-Vệ sinh đồ dùng cá nhân: ca, cốc
- Biểu diễn văn nghệ, nêu gươn

File đính kèm:

  • docchu de dong vat 34 tuoi.doc
Giáo Án Liên Quan