Giáo án Lớp Chồi - Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên - Đề tài: Truyện "Chú bé giọt nước" - Trần Thị Tuyền

I. Mục đích – yêu cầu

- Trẻ nhớ tên câu chuyện, hiểu nội dung truyện, biết nói tên các hình ảnh nhân vật trong truyện.

- Rèn cho trẻ phát triển ngôn ngữ: nói rõ ràng, mạch lạc, trả lời đúng câu hỏi của cô, rèn cho trẻ bước đầu có kỹ năng diễn đạt lời thoại của các nhân vật trong truyện.

- Trẻ biết yêu quý thế giới tự nhiên, biết sử dụng nước hợp lý và bảo vệ nguồn nước

II. Chuẩn bị:

+Đồ dùng của cô:

- Giáo án đầy đủ, Video truyện

- Nhạc một số bài hát trong chủ đề

- Mô hình câu chuyện

- Cô thuộc truyện và kể diễn cảm câu chuyện, thể hiện giọng điệu của các nhân vật.

+ Đồ dùng của trẻ:

- Tranh nội dung câu chuyện để cháu chơi trò chơi chọn tranh

• Tích hợp: GDAN: Cho tôi đi làm mưa với, Giọt mưa và em bé

• KPKH: Tìm hiểu về ích lợi của nước

- Giáo dục lồng ghép kỹ năng sống: Sử dụng nước tiết kiệm và cháu biết cách giữ cho nguồn nước sạch sẽ

 

doc4 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 4023 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Chồi - Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên - Đề tài: Truyện "Chú bé giọt nước" - Trần Thị Tuyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HỘI THI CẤP THÀNH PHỐ
Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên
Đề tài: Truyện chú bé giọt nước
Nhóm lớp: Chồi
Độ tuổi: 4-5 tuổi
Thời gian: 20-25 phút
Giáo viên: Trần Thị Tuyền
I. Mục đích – yêu cầu
- Trẻ nhớ tên câu chuyện, hiểu nội dung truyện, biết nói tên các hình ảnh nhân vật trong truyện. 
- Rèn cho trẻ phát triển ngôn ngữ: nói rõ ràng, mạch lạc, trả lời đúng câu hỏi của cô, rèn cho trẻ bước đầu có kỹ năng diễn đạt lời thoại của các nhân vật trong truyện.
- Trẻ biết yêu quý thế giới tự nhiên, biết sử dụng nước hợp lý và bảo vệ nguồn nước
II. Chuẩn bị:
+Đồ dùng của cô:
- Giáo án đầy đủ, Video truyện
- Nhạc một số bài hát trong chủ đề
- Mô hình câu chuyện
- Cô thuộc truyện và kể diễn cảm câu chuyện, thể hiện giọng điệu của các nhân vật.
+ Đồ dùng của trẻ: 
Tranh nội dung câu chuyện để cháu chơi trò chơi chọn tranh
Tích hợp: GDAN: Cho tôi đi làm mưa với, Giọt mưa và em bé
KPKH: Tìm hiểu về ích lợi của nước
Giáo dục lồng ghép kỹ năng sống: Sử dụng nước tiết kiệm và cháu biết cách giữ cho nguồn nước sạch sẽ 
III. Tiến trình hoạt động:
1/ Ổn định:
Tạo tình huống cho trẻ nghe thấy tiếng mưa rơi
Cô hỏi cháu đã nghe thấy tiếng gì?
Cô giải thích: mưa là một hiện tượng tự nhiên
Mưa rơi xuống tạo thành cái gì?
Vậy các con có biết chú bé giọt nước được ai sinh ra không?
Để biết Chú bé Giọt Nước được ai sinh ra. Hôm nay cô sẽ kể cho các con câu chuyện: “Chú bé Giọt Nước” 
2/ Nội dung:
2.1/ Hoạt động 1: Cô kể chuyện cho trẻ nghe 
+ Cô kể chuyện lần 1 kết hợp video
- Câu chuyện cô vừa kể có tên là gì?
- Trong câu chuyện nói về ai?
* Vận động: Giọt mưa và em bé và di chuyển đội hình 
+ Cô kể chuyện lần 2 trên mô hình
Trò chơi: Trời mưa
Mưa nhỏ: tí tách, tí tách
Mưa to: lộp bộp, lộp bộp
Sấm nổ : đùng
Sấm nổ : đùng
2.2/ Hoạt động 2: Cô đàm thoại trích dẫn về nội dung của câu chuyện 
- Trong câu chuyện cô vừa kể có những nhân vật nào? ( chú bé giọt nước, mẹ biển cả, ông mặt trời, tia nắng, mây trắng, mây đen, đá thần, bầy ong, )
- Câu chuyện nói về ai? (nói về chú bé giọt nước)
- Chú bé giọt nước được ai sinh ra? (chú bé giọt nước được mẹ biển cả sinh ra ngày nào chú cũng dạo chơi trên vương quốc đại dương).
- Các bé biết đại dương là gì không? (đại dương là một vùng biển rất là rộng lớn).
- Ai là người xuống rủ giọt nước đi chơi? ( ông mặt trời cho tia nắng xuống rủ giọt nước đi chơi thoắt một cái chú đã ở trên mây trắng rồi)
- Mây trắng là mây như thế nào? (mây trắng vốn ham chơi đi đến đâu cũng kéo giọt nước theo đến đấy)
- Mây trắng và giọt nước đã gặp ai? (một hôm có gã mây đen hùng hổ chặn mây trắng lại mây trắng chưa kịp nói gì thì thấy một tia chớp sáng loáng, sấm vang ùng ục. Bầu trời tối sầm lại)
 - Các con nghe thấy tiếng sấm bao giờ chưa? Tiếng sấm ra sao?
Cho cả lớp chơi: Sấm nổ: đùng, sấm: nổ đùng
* Khi gặp mây đen chú bé giọt nước sợ quá ngã vật ra.
- Khi tỉnh dậy chú thấy mình đang ở đâu? (khi tỉnh dậy chú thấy mình nằm trên 1 ngọn cỏ cạnh đó là một tảng đá, đó là đá thần)
- Đá thần đã nói gì với chú bé? (này chú bé ta sẽ cho chú ba điều ước).
* Cho trẻ nói giọng đá thần. Các con lặp lại lời nói của đá thần nhé. 
- Đầu tiên chú bé ước gì?? (ước gì ta có thể về nhà nhỉ, vừa nói dứt lời chú thấy mình nằm trong một dòng suối nhỏ).
- Điều ước thứ hai ra sao? (ước gì ta có thể bay lên trời nhỉ, vừa nói xong chú thấy mình nằm trên ngọn cỏ lúc trước)
* Đá thần đã nhắc nhở chú chỉ còn một điều ước nữa thôi đấy. Giọt nước suy nghĩ mãi lăn ra ngủ lúc nào không biết. 
- Và cuối cùng điều gì đã xảy ra? (khi ngủ dậy chú thấy mình đang ở một cửa sông lớn, trước mặt là vương quốc bao la rộng lớn, mẹ biển cả đang đợi chú ở đấy, chú chạy như muốn ôm trầm lấy mẹ và gọi to: mẹ ,mẹ ơi!)
* Tóm tắt nội dung: Các con ạ câu chuyện cho chúng ta biết sự sinh ra và phưu lưu của Giọt nước. Chú bé giọt nước trong câu chuyện được mẹ biển cả sinh ra chú đã đi chơi rất nhiều nơi nhưng cuối cùng chú vẫn về với mẹ vì mẹ luôn bao la rộng lớn và đón đợi chú
* Giáo dục: 
- Nước những ích lợi gì với cuộc sống của chúng ta?
- Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với chúng ta vậy các bé làm gì để bảo vệ nguồn nước ?
2.3/ Hoạt động 3: Trò chơi Chọn tranh
- Cô giới thiệu cách chơi: Chia lớp làm 3 đội. Bạn đứng đầu hàng chạy lên phía trước chọn đúng tranh có nội dung trong câu chuyện gắn lên bảng. sau đó chạy nhanh về hàng đập tay bạn tiếp theo, chạy về cuối hàng đứng. Cứ như vậy bạn tiếp theo chạy lên thực hiện như vậy cho đến khi hết giờ
- Cô cho cháu chơi
3/ Kết thúc:
Nhận xét- tuyên dương lớp học
Mở nhạc cho đôi đi làm mưa với vừa nghe nhạc và ra ngoài

File đính kèm:

  • docphat trien ngon ngu 4 tuoi Truyen chu be giot nuoc_12731678.doc
Giáo Án Liên Quan