Giáo án mầm non lớp Chồi - Chủ điểm: Gia đình - Chủ đề: Ngôi nhà của bé

1. Đón trẻ

- Cô đến sớm 15 phút mở cửa và quét dọn vệ sinh phòng nhóm sạch sẽ, thoáng mát.

- Cô sắp xếp, trang trí tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi các góc cho phù hợp theo chủ điểm gia đình

- Cô đón trẻ với thái độ vui vẻ, tạo không khí thoải mái, trẻ hứng thú đi học.

- Cô nhắc trẻ chào bố mẹ, cô giáo và cài ký hiệu, cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định.

- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ và học tập của trẻ.

2. Hoạt động tự chọn

- Cô dạy trẻ lễ giáo biết chào hỏi ông bà, bố mẹ, cô giáo và mọi ngư¬ời xung quanh. Trẻ biết kính trọng, lễ phép với ng¬ười lớn tuổi.

- Cô trò chuyện cùng trẻ về gia đình

- Cô gợi ý, hư¬¬ớng trẻ vào các góc chơi Và cho trẻ tự lấy đồ chơi ra chơi.

- Cô dạy trẻ giữ gìn và bảo vệ đồ dùng trong gia đình, biết sắp xếp ngăn nắp gọn gàng.

3. Điểm danh - báo ăn

Cô gọi tên trẻ – Chấm cơm – Báo ăn

 

doc20 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1731 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi - Chủ điểm: Gia đình - Chủ đề: Ngôi nhà của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuân 8
 CHỦ ĐIỂM GIA ĐÌNH 
 CHỦ ĐỀ: NGÔI NHÀ CỦA BÉ 
 Ngày soạn: 26/ 09/ 2015
 Ngày giảng: Thứ 2 ngày 28/ 09/ 2015
A. ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH - TRÒ CHUYỆN ĐẦU TUẦN 
1. Đón trẻ 
- Cô đến sớm 15 phút mở cửa và quét dọn vệ sinh phòng nhóm sạch sẽ, thoáng mát.
- Cô sắp xếp, trang trí tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi các góc cho phù hợp theo chủ điểm gia đình 
- Cô đón trẻ với thái độ vui vẻ, tạo không khí thoải mái, trẻ hứng thú đi học. 
- Cô nhắc trẻ chào bố mẹ, cô giáo và cài ký hiệu, cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định.
- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ và học tập của trẻ. 
2. Hoạt động tự chọn 
- Cô dạy trẻ lễ giáo biết chào hỏi ông bà, bố mẹ, cô giáo và mọi người xung quanh. Trẻ biết kính trọng, lễ phép với người lớn tuổi. 
- Cô trò chuyện cùng trẻ về gia đình
- Cô gợi ý, hướng trẻ vào các góc chơi Và cho trẻ tự lấy đồ chơi ra chơi.
- Cô dạy trẻ giữ gìn và bảo vệ đồ dùng trong gia đình, biết sắp xếp ngăn nắp gọn gàng. 
3. Điểm danh - báo ăn 
Cô gọi tên trẻ – Chấm cơm – Báo ăn
4. Họp mặt đầu tuần 
- Bắt nhịp cho trẻ hát bài: “ Cả nhà thương nhau” 
- Cô trò chuyện với trẻ về 2 ngày nghỉ ở nhà, trẻ được gia đình cho đi chơi những đâu, trẻ giúp đỡ bố mẹ những việc gì? 
+ Trong ngôi nhà con có những ai? 
+ Nhà con có mấy tầng? Mầu gì
+ Con có yêu quý mọi người trong ngôi nhà của mình không?
- Qua buổi trò chuyện này giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng mọi người trong gia đình , lao động và có ý thức giúp đỡ bố mẹ, cô giáo những việc nhỏ vừa sức
B. HOẠT ĐỘNG CHUNG 
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Hoạt động: Thể dục 
Đề tài: Bé đập và bắt bóng
 TC: Bắt chước tạo dáng
I . Mục đích, yêu cầu 
1. Kiến thức 
- Trẻ biết cầm bóng bằng 2 tay, đập xuống phía dưới chân và đón bắt bóng bằng 2 tay khi bóng nảy lên.Biết tạo dáng giống dáng hình các con vật.
2. Kỹ năng 
- Rèn luyện kỹ năng đập và bắt bóng bằng 2 tay cho trẻ 
- Hiểu biết thêm một số từ mới
 	3. Giáo dục 
- Trẻ yêu thích thể dục thể thao. Giáo dục trẻ có tính mạnh dạn, tự tin, có ý thức tổ chức trong khi học cũng như khi chơi.
II. Chuẩn bị 
- Đồ dùng của cô
+ Giáo án
+ 4 - 5 quả bóng cao su to, nơi tập sạch sẽ,không có chướng ngại vật
+ Trang phục của cô gọn gàng, dễ tập 
- Đồ dùng của trẻ
+ Như cô đã chuẩn bị
+ Trang phục của trẻ gọn gàng, dễ tập 
- Phương tiện dạy học 
	+ Phương pháp dùng lời và đồ dùng trực quan
* NDTH: ÂN “ Chú gà trống gọi ”
III. Tiến Hành 
 Phương pháp của cô
 Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Bé ca hát
- Cho trẻ cùng hát bài hát “Chú gà trống gọi”
- Trò chuyện với trẻ về việc dậy sớm luyện tập thể dục giúp cho cơ thể khỏe mạnh,phát triển hài hòa,cân đối.
2. Hoạt động 2: Bé cùng làm đoàn tàu
* Cho trẻ thực hiện Các kiểu đi
- Cho trẻ đi theo cô kết hợp đi các kiểu đi thể dục (Đi bằng mũi chân, đi bằng gót chân), xen kẽ với đi thường và chạy chậm, đi thường rồi về hàng theo tổ
Bài tập đội hình và đội ngũ 
- Cô hô cho trẻ chỉnh đốn hàng, điểm số tách hàng, dãn cách đều.
- Sau đó hô cho trẻ quay về các phía: Bên phải, bên trái, đằng sau.
3. Hoạt động 3: Bé tập thể dục 
 - Cho trẻ tập các động tác thể dục theo lời bài hát “ Em đi mẫu giáo”. 
- Động tác tay: 2 tay đưa ra trước rồi lên cao.
- Động tác chân: ngồi khuỵu gối: ngồi xổm đứng lên liên tục .
- Động tác bụng1: Đứng quay người sang 2 bên 
- Động tác bật: Bật tại chỗ. 
4. Hoạt động 4: Bé đập và bắt bóng
- Các con nhìn xem cô có gì đây? (Quả bóng)
- Chúng mình sẽ chơi như thế nào với quả bóng này nhỉ? Các bé cùng xem cô chơi nhé.
+ Cô tập mẫu lần 1 (không phân tích động tác)
+ Cô tập mẫu lần 2 (Kết hợp phân tích động tác)
TTCB: Cô đứng chân rộng bằng vai, 2 tay cầm bóng ngang trước ngực. Khi có hiệu lệnh cô đập bóng xuống phía dưới chân và đón bắt bóng bằng 2 tay khi bóng nảy lên.
+ Cô tập mẫu lần 3: hoàn chỉnh 
- Cho 1 trẻ khá lên tập.
- Sau đó cho lần lượt 4 trẻ lên tập. Trong khi trẻ tập cô chú ý quan sát, nhắc nhở động viên trẻ đập bóng thẳng xuống phía dưới chân và đón bắt bóng bằng 2 tay khi bóng nảy lên, cố gắng không để rơi bóng và chú ý sửa sai cho trẻ (nếu có)
- Cô hỏi trẻ vừa cùng nhau làm gì?.
- Cho 1 trẻ khá thể hiện lại.
Trò chơi: “Bắt chước tạo dáng”
- Cô nói với trẻ: Cô cháu mình sẽ cùng nhau vừa đi vừa hát xung quanh lớp. Khi có hiệu lệnh”Trời mưa” Thì chúng mình sẽ tạo dáng đứng giống như các con vật nhé.
- VD:Có bạn bắt chước tạo dáng giống con cò đang ngủ” hoặc tạo dáng giống chú ếch
- Cô tổ chức cho trẻ cùng chơi 4-5 lần, khen ngợi động viên những trẻ chơi tốt.
5. Hoạt động 5: Bé cùng đi dạo
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng cùng cô 1-2 vòng.
* Kết thúc: cho trẻ ra ngoài
- Cả lớp hát cùng cô và trò chuyện về nội dung bài hát và về chủ điểm. 
- Trẻ đi theo hiệu lệnh của cô
- Trẻ về 2 hàng dọc
- Trẻ chỉnh đốn hàng và quay theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ tập 4 lần x 4 N. 
 - Trẻ tập 6 lần x 4 N. 
- Trẻ tập 4 lần x 4 N. 
 - Trẻ tập 4 lần x 4 N. 
- Trẻ cùng trả lời
- Chăm chú xem cô tập, lắng nghe cô phân tích động tác
- 1 trẻ khá lên tập
- 4 trẻ tập/ lần
- 1,2 trẻ trả lời
- 1 trẻ khá tập cho cả lớp xem
- Trẻ chăm chú lắng nghe cô nói cách chơi để chơi được tốt trò chơi.
- Trẻ cùng hứng thú và chơi vui vẻ với nhau
- Trẻ đi nhẹ nhàng cùng cô
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 
1. Hoạt động có chủ đích 
- Quan sát cây cảnh,chăm sóc cây cảnh trong gia đình
- Thăm quan một gia đình gần trường
2. Trò chơi vận động: “ kéo co ” 
3. Chơi tự do: Chơi vói đồ chơi ngoài trời - Nhặt lá rụng 
I. Mục đích, yêu cầu 
 - Trẻ gọi tên, nhận biết phân biệt được các loại cây cảnh trồng trong gia đình
 - Hiểu và biết cách chăm sóc cây cối trồng trong gia đình
 - Trẻ được thăm quan một gia đình ở gần trường. Được tìm hiểu về công dụng của một số đồ dùng và cách bố trí sắp xếp các đồ dùng trong gia đình...
 - Giáo dục trẻ yêu quý giữ gìn các đồ dùng trong gia đình
 - Phát triển khả năng quan sát, nhận biết cho trẻ.
 - Qua trò chơi vận động rèn cho trẻ sự nhanh nhẹn và khả năng ghi nhớ
II. Chuẩn bị 
- Một số câu hỏi gợi mở của cô. 
- Một đoạn dây dứa dài 4m để trẻ chơi kéo co.
III. Tiến hành 
1.Hoạt động 1: Hoạt động có chủ đích
* Quan sát cây cảnh, chăm sóc cây cảnh trong gia đình
 - Cô cho trẻ tới thăm một gia đình quan sát các loại cây cảnh, đặt một số câu hỏi gợi mở hướng trẻ quan sát gọi tên và nhận xét đặc điểm của một số loại cây cảnh trồng xung quanh nhà...Có những đặc điểm gì giống và khác nhau
 - Cùng trò chuyện và quan sát cách chăm sóc cây cảnh: Tưới nước, tỉa cành, lá....
* Thăm quan một gia đình gần trường
 - Cô tổ chức cho trẻ đi thăm quan một gia đình ở gần trường, cùng trò chuyện với các thành viên trong gia đình, cùng tìm hiểu về tác dụng và cách bố trí sắp xếp các đồ dùng trong gia đình...
 - Qua đó giáo dục trẻ kính trọng yêu quý các thành viên trong gia đình, giữ gìn và bảo vệ đồ dùng trong gia đình
2. Hoạt động 2: Trò chơi dân gian 
* Trò chơi: Kéo co
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Phổ biến luật chơi cách chơi
+ Luật chơi: Bên nào dẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc. Khi dứt tiếng xắc xô, trẻ dừng lại ngay.
+ Cách chơi: Chia trẻ ra thành 2 nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, sếp thành hai hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn một trẻ khoẻ nhất đứng ở đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm sợi dây thừng và các trẻ khác cũng cầm vào dây. Khi có hiệu lệnh của cô, tất cả kéo mạnh dây về phía mình. Nếu người đầu hàng nhóm nào giẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc (Cho trẻ chơi 2 -3 lần) 
- Cô động viên khen trẻ sau mỗi lần chơi.
+ Nhận xét giờ chơi
- Cô hỏi lại tên trò chơi. Trẻ nhận xét.
- Cô nhận xét chung, động viên khen trẻ kịp thời
3. Hoạt động 3: Chơi tự do 
* Chơi với đồ chơi ngoài trời - Nhặt lá rụng
- Cô bao quát trẻ chơi. 
- Nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết với nhau không chen lấn, xô đẩy nhau.
D. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc phân vai: Siêu thị gia đình - Nấu ăn.
2. Góc xây dựng: Xây ngôi nhà của bé - Xây vườn hoa.
3. Góc học tập: Vẽ ngôi nhà của bé - Tô mầu người thân trong gia đình
4. Góc nghệ thuật: Hát múa về chủ điểm gia đình
I. Mục đích, yêu cầu 
 - Biết phản ánh đúng công việc của người bán hàng và mua hàng, biết tỏ thái độ: Tôn trọng lẫn nhau, lịch sự, niềm nở.
 	- Trẻ biết dùng các thực phẩm khác nhau để chế biến nhiều món ăn và gọi được tên các món ăn đó.
 - Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu khác nhau để xây dựng lắp ghép các kiểu nhà khác nhau.
 	- Biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để xây dựng ngôi nhà và các công trình xung quanh ngôi nhà như vườn hoa, vườn rau, chuông nuôi gia súc...
 - Trẻ biết sử dụng các kỹ năng đà học để vẽ ngôi nhà.
 - Trẻ tô màu được người thân trong gia đình.
 - Biết biểu diễn hát múa các bài hát về chủ điểm gia đình hoặc có nội dung về gia đình một cách mạnh dạn.
 	- Biết đoàn kết và giúp đỡ nhau trong khi chơi.
II. Chuẩn bị 
 	- Một số đồ dùng trong gia đình, cây cảnh...
 	- Bộ đồ chơi nấu ăn. 
 - Bộ đồ xây dựng, lắp ghép và một số đồ dùng, đồ chơi,cây, hoa, cây quả...
 - Bút chì, sáp màu cho trẻ.
 - Một số đạo cụ âm nhạc: Xắc sô, phách tre...
III. Tiến Hành 
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
 	- Cho trẻ hát bài : “ Nhà của tôi ”
 - Trò chuyện với trẻ về gia đình trẻ có bao nhiêu người, gồm những ai? Trong gia đình có những đồ dùnh gì ? 
2. Hoạt động 2: Bé cùng chơi
 	a. Thoả thuận trước khi chơi
 	- Cô giới thiệu lần lượt các góc chơi và tên trò chơi của mỗi góc
 	- Giới thiệu đến góc nào cô gợi hỏi đẻ trẻ tự nói cách chơi của góc đó
 	- Cho trẻ tự nhận vai chơi, phân nhóm trưởng và lên lấy ký hiệu về góc chơi của mình 
 	b. Thực hiện quá trình chơi 
 	- Trẻ chơi ở các góc mình đã chọn
 - Cô bao quát các góc chơi, hướng dẫn, gợi hỏi 
 + Các con đang chơi ở góc nào?
 + Chơi những gì?
 + Chơi như thế nào?...và chơi cùng trẻ giúp trẻ phản ánh đúng vai chơi.
 	- Động viên trẻ biết giúp đỡ nhau trong khi chơi và biết liên kết các nhóm chơi với nhau.
 	- Cuối giờ cô tổ chức cho các nhóm đi thăm quan góc xây dựng, nghe nhóm trưởng nhóm đó giới thiệu về công trình của nhóm mình. Và múa hát quanh góc xây dựng.
c. Kết thúc trò chơi
 	- Cô nhận xét chung, động viên khen trẻ
 	- Tổ chức 1- 2 tiết mục biểu diễn văn nghệ - Cho trẻ cất đồ dùng, đồ chơi vào nơi quy định.
E. VỆ SINH - ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA
1. Vệ sinh
- Nhắc trẻ đi rửa tay sạch sẽ trước khi ăn.
2. Ăn trưa
- Cô giới thiệu các món ăn, chia cơm cho từng trẻ. Trong quá trình ăn nhắc trẻ ăn gọn gàng, không làm rơi vãi, không nói chuyện gây mất vệ sinh...Động viên trẻ ăn hết xuất.
- Trẻ ăn xong cho trẻ đi làm vệ sinh sạch sẽ chuẩn bị vào ngủ trưa.
3. Ngủ trưa 
- Cô chải sẵn chiếu, gối cho trẻ. Nhắc trẻ nằm ngay ngắn không nói chuyện trong giờ ngủ trưa. 
 - Cô kiểm tra trước khi trẻ vào ngủ xem trẻ có mang theo vật dụng hoặc đồ chơi gì hay không?
 - Trong khi trẻ ngủ cô bao quát trẻ, tạo cho trẻ có cảm giác ngủ an toàn giúp trẻ ngủ ngon, ngủ đủ giấc.
***********************************
 Ngày soạn: 27/ 09/ 2015
 Ngày giảng: Thứ 3 ngày 29/ 09/ 2015
A. ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH – THỂ DỤC SÁNG
1. Đón trẻ - Điểm danh
 Thực hiện tương tự như thứ 2 
2. Thể dục sáng
Tập thể dục nhịp điệu chung với toàn trường.
B. HOẠT ĐỘNG CHUNG
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Hoạt động: MTXQ
Đề tài: Ngôi nhà thân yêu của bé
I. Mục đích, yêu cầu
- Trẻ biết ngôi nhà là mái ấm gia đình, là nơi mọi người sống quây quần bên nhau cùng ăn, chơi, ngủ.
 - Rèn kỹ năng quan sát chú ý, so sánh, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ, nói rõ ràng, mạnh lạc đủ câu.
- Biết yêu quý, giữ gìn cho ngôi nhà sạch đẹp.Trẻ cú ý thức trong giờ học và hứng thỳ học.
II. Chuẩn bị
- Đồ dùng cô 
+ Giáo án
+Tranh 1: vẽ nhà lợp ngói đỏ, có vườn, ao, sân.
+ Tranh 2: vẽ nhà 1 tầng, nhà nhiều tầng.
+ Tranh 3: Vẽ nhà sàn 
- Đồ dùng trẻ
	+ Giấy vẽ, bút màu.
- Phương tiện dạy học
	+ Phương pháp dùng lời, đồ dùng trực quan
- Nội dung tích hợp 
+ Hát “nhà của tôi”
+ Thơ “Em yêu nhà em”
+ Đếm số lượng trong tranh
III.Tiến hành
 Phương pháp của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt Động 1: ngôi nhà của bé
- Cả lớp hát “ nhà của tôi".
- Cô trò chuyện cùng với trẻ nội dung bài thơ, về tình cảm bé dành cho ngôi nhà.
2. Hoạt Động 2: khám phá
Cô cho trẻ kể về ngôi nhà của mình và đặt câu hỏi gợi mở như
- Nhà cháu có mấy tầng? trước cửa có sân và cổng ra vào không? phía trước còn có những gì? nhà cháu ở tổ bao nhiêu? phường nào?
- Cô đưa tranh vẽ ngôi nhà ở vùng nông thôn ra cho trẻ quan sát và hỏi trẻ.
- Tranh vẽ gì?
- Cho 1-2 trẻ lên chỉ tranh và nêu nhận xét.
+ Các cháu ạ! những ngôi nhà này chỉ có ở vùng nông thôn trên đất nước ta mới có, đặc biệt là ở miền xuôi ngôi nhà này có mái hình tam giác, mái ngói màu đỏ, tờng nhà màu xanh, có cửa sổ hình vuông, cửa ra vào hình chữ nhật. Phía trước có sân, có ao cá, phía sau thì có chuồng để nuôi các con vật.
- Cô hỏi nhà bạn nào có nhà giống như ngôi nhà này không ?
- Cô đưa tranh vẽ ngôi nhà cao tầng ở thành phố ra cho trẻ quan sát và hỏi trẻ.
- Tranh vẽ gì?
- Ngôi nhà này mấy tầng?
- Cho 1-2 trẻ lên chỉ tranh và nêu nhận xét.
=> Ngôi nhà này 3 tầng, những ngôi nhà nhiều tầng chỉ có ở thành phố và thị xã mới có. Có tường sơn màu vàng ( màu xanh ), phía trước có lan can, có các chậu hoa, cây cảnh rất đẹp. Mỗi 1 tầng có nhiều phòng riêng. 
- Cô đưa tranh vẽ ngôi nhà ở vùng núi ra cho trẻ quan sát và hỏi trẻ.
- Tranh vẽ gì?
- Cho 1-2 trẻ lên chỉ tranh và nêu nhận xét.
=> Ngôi nhà sàn ở vùng cao có nhiều cây cối, núi cao, có thác chảy
* Chốt: Mỗi một ngôi nhà dù ở vùng cao, thành phố, thị xã hay nông thôn, nhiều tầng hay 1 tầng thì đều có 1 gia đình sống quây quần trong một ngôi nhà. Và mọi người đều yêu quý ngôi nhà của mình dù đi đâu mọi người cũng muốn trở về ngôi nhà thân thương của mình.
+ Cô cho trẻ so sánh giữa ngôi ở nông thôn và ngôi nhà ở thành phố.
 - Nhà nông thôn - Nhà thành phố
 - Có mái ngói, hình tam giác - Có nhiều tầng
 - Tường quét vôi - Tường sơn màu
 - Có vườn, ao, chuồng. - Không có 
* Mở rộng: Ngoài những ngôi nhà 1 tầng hay nhiều tầng các cháu còn biết những ngôi nhà kiểu khác không? ( nhà tranh, nhà cấp 4 )
- Cô cho trẻ quan sát thêm ngôi nhà ở miền núi ( nhà rông ở tây nguyên, nhà gỗ ở vùng cao ).
* giáo dục: Bạn nào cũng có một ngôi nhà riêng của mình vì vậy các cháu phải biết giữ gìn không được vẽ bậy lên tường, hàng ngày phải biết giúp đỡ bố mẹ quét nhà để ngôi nhà chúng mình luôn sạch sẽ gọn gàng nhé.
3. Hoạt Động 3: Bé vui chơi
- Bé cho trẻ chơi tranh gì biến mất
- Cô cất từng tranh và hỏi trẻ tranh gì biến mất
- Cô cho trẻ xếp ngôi nhà bằng gỗ, có cổng, có mái che, sân, cổng...Cô có thể cho trẻ thi đua 
nhau xếp theo tổ
- Kết thúc : Cả lớp đọc thơ “ Em yêu nhà em”
- Trẻ hát cùng cô 
- Trẻ vui trò chuyện 
- Trẻ trả lời các câu hỏi của cô 
- Lắng nghe
- Trẻ trả lời các câu hỏi của cô
- Lắng nghe
- Trẻ trả lời các câu hỏi
- Lắng nghe
- Trẻ tập so sánh
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Trẻ cùng chơi
- Trẻ đọc thơ và ra chơi
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 
1. Hoạt động có chủ đích: Quan sát cây cảnh, chăm sóc cây cảnh trong gia đình
2. Trò chơi vận động: “ kéo co ” 
3. Chơi tự do: chơi với đồ chơi ngoài trời. 
( Cô hướng dẫn trẻ thực tương tự như thứ 2 ) 
D. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc phân vai: Siêu thị gia đình.
2. Góc xây dựng: Xây ngôi nhà của bé.
3. Góc học tập: Vẽ ngôi nhà của bé.
4. Góc nghệ thuật: Hát múa về chủ điểm gia đình
 Thực hiện tương tự như thứ 2 
E. VỆ SINH – ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA 
****************************************
 Ngày soạn: 28/ 09/ 2015
 Ngày giảng: Thứ 4 ngày 30/ 09/ 2015
A. ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH – THỂ DỤC SÁNG
1. Đón trẻ - Điểm danh
 Thực hiện tương tự như thứ 2 
2. Thể dục sáng
Tập thể dục nhịp điệu chung với toàn trường.
B. HOẠT ĐỘNG CHUNG 
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Hoạt động : Làm quen với toán
Đề tài: ôn " Bé nhận biết số lượng 1-2,đếm đến 2, so sánh 1 và 2 đối tượng"
I. Mục đích, yêu cầu 
1. Kiến thức 
- Trẻ đếm đến 2. Nhận biết các nhóm có 1, 2 đối tượng.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
2. Kỹ năng 
Luyện kỹ năng so sánh 2 nhóm đối tượng có số lượng là 1và 2
3. Giáo dục
 Trẻ yêu thích môn học, hứng thú học. Có ý thức tổ chức kỷ luật trong giờ học. Yêu quý, giữ gìn và bảo vệ đồ dùng, đồ chơi.
II. Chuẩn bị 
- Đồ dùng của cô
+ Giáo án
+ Mô hình các ngôi nhà 1,2 tầng, 2 bông hoa to, 2 con bướm to.
+ 1 số nhóm đồ dùng có số lượng 1,2 xếp ở xung quanh lớp
- Đồ dùng của trẻ:
+ Mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi:Có 2 con bướm, 2 bông hoa.
+ 3 cây xanh 2 cây xanh cao bằng nhau cây xanh còn lại thấp hơn
- Phương tiện dạy học
+ PP dùng lời, PP trực quan, pp Đàm thoại
* NDTh: + Thơ: “Yêu mẹ”, Thăm nhà bà" 
 + Trò chuyện về ngôi nhà
III. Tiến hành 
 Phương pháp của cô
 Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Bé trò chuyện cùng cô
- Cho trẻ đọc thơ “ Yêu mẹ ”
+ Bài thơ nhắc đến ai?
+ Bạn nhỏ trong bài thơ thể hiện tình cảm với mẹ như thế nào?
- Trò chuyện cùng trẻ về gia đình:
+ Gia đình cháu có những ai?
+ Cháu có yêu quý mọi nguời không? Cháu thể hiện tình cảm đo bằng cách nào?
2. Hoạt động 2: Bé đi tham quan
- Cho trẻ cùng nhau đến thăm quan mô hình các ngôi nhà khu trung cư.
- Trò chuyện về các ngôi nhà đó: Có mấy nhà 1 tầng? Mấy nhà 2 tầng.
- Cho trẻ tìm nhóm cây có số lượng là 1(1 cây đào, 1 cây na, 2 cây hoa hồng, 2 con gà trống)
- Cô vỗ tay và yêu cầu trẻ giả làm những chú gà trống cất tiếng gáy bằng số tiếng vỗ tay cô vừa vỗ
- VD: Cô vỗ 2 tiếng thì trẻ đáp lại bằng 2 tiếng gáy “Ò ó o” “Ò ó o”. Tiếng gáy của những chú gà trống đã đánh thức các cô bác trong khu trung cư dậy sớm để tưới nước cho cây và chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình.
- Các con có muốn gia đình mình trồng được nhiều cây ăn quả không?
- Muốn có các cây con để trồng trước tiên chúng mình phải làm gì? “Gieo hạt”
- Cho trẻ cùng chơi trò chơi "gieo hạt"
- Bạn búp bê thấy chúng mình gieo hạt và trồng cây rất giỏi và bạn muốn nhờ chúng mình trồng hoa giúp bạn vậychúng mình hãy giúp bạn búp bê trồng hoa nhé.
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng về chỗ ngồi.
3. Hoạt động 3: Bé thích trồng hoa.
- Yêu cầu trẻ xếp các cây hoa ra thành 1 hàng ngang (Nhắc trẻ xếp từ trái sang phải) .
- Các con hãy lấy 1 con bướm ra cho bướm đậu trên bông hoa.
- Cho trẻ đếm nhóm hoa(1,2 - tất cả có 2 cây hoa)
- Các cháu thấy số bướm và số hoa như thế nào với nhau? Vì sao các con biết số hoa và số bướm không bằng nhau? (Thừa ra 1 cây hoa)
+ Đúng rồi vì mỗi cây hoa có 1 con bướm và thừa ra 1 cây hoa không có bướm đậu.
- Thế số hoa và số bướm số nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy? Số nào ít hơn? Ít hơn là mấy? 
- Muốn cho số bướm bằng số hoa ta phải làm như thế nào? (Thêm 1 con bướm )
- Đếm nhóm hoa (2 cây hoa) - Cô hỏi trẻ: 1 con bướm thêm 1 con bướm là mấy con bướm?
- Cho trẻ nhắc lại: 1 con bướm thêm 1 con bướm là 2 con bướm. Cho cả lớp đếm lại cả 2 nhóm
- Cô nói: 1 thêm 1 là 2 
- Cho trẻ nhắc lại: 1 thêm 1 là 2
+ Nhà búp bê đã xây đã xây xong trang trại nhưng chưa mua được con giống. Vậy chúng mình sẽ mua con giống tặng cho búp bê nhé. - Mua vịt tặng búp bê (2 con vịt)
- Mua lợn tặng búp bê (1 con lợn)
- Mua tặng (2 con mèo)
- Cho mèo ăn cá (1 con cá)
- Đếm nhóm mèo (2 con mèo)
- Đếm nhóm cá (1 con cá)
- 2 nhóm như thế nào với nhau? (Không bằng nhau)
- Nhóm nào nhiều hơn? Nhóm nào ít hơn?
- Muốn bằng nhau phải làm như thế nào? (Thêm 1 con cá nữa)
- Cho trẻ cùng đếm nhóm mèo, cá, gà, lợn.
- Chúng mình vừa tặng: Gà, lợn, mèo, cá và nhóm chậu, hoa trên bảng đều bằng mấy? (Là 2)
=> Giới thiệu: Cô cháu mình đã tạo được các nhóm đều có số lượng là 2
- Cô cho trẻ đếm và cất dần số hoa và bướm (Cất từ phải sang trái)
4. Hoạt động 4: Các bé thi tài
=> Không chỉ các bé muốn đến thăm khu trung cư mà ngay cả những bạn thỏ trắng cũng muốn đến thăm khu trung cư (Cô đưa ra 1 bạn thỏ).
- Hỏi trẻ có mấy bạn thỏ?( Có 1 bạn thỏ)
- Cô muốn có 2 bạn thỏ đi cùng thì cô phải làm như thế nào? (Thêm 1 bạn thỏ nữa). Cho 1 trẻ lên lấy thêm 1 con thỏ nữa. 
 *Trò chơi : “Về đúng nhà mình”
 Cô giới thiệu: Nhà 1 tầng và nhà 2 tầng
- Phát cho mỗi trẻ 1 lô tô có gắn 1,2 chấm tròn.
- Cách chơi: Trẻ cầm lô tô vừa đi vừa hát xung quanh lớp. Khi có hiệu lênh “Tìm về đúng nhà”Thì trẻ phải chạy nhanh về nhà có số tầng bằng với số chấm tròn trên lô tô 

File đính kèm:

  • docgiao_an_gia_dinh.doc