Giáo án lớp chồi - Chủ đề: Thế giới thực vật - Bài dạy: Nhận biết các buổi trong ngày Sáng, Trưa, Chiều,Tối

I MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết được các buổi trong ngày: Sáng, trưa, chiều, tối và biết gọi đúng tên các buổi trong ngày.

- Trẻ biết một ngày có bốn buổi: Sáng, trưa, chiều, tối và hoạt động đặc trưng của từng buổi.

- Trẻ biết trình tự các buổi trong ngày: Sáng- trưa- chiều- tối.

- Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi và luật chơi của trò chơi.

2. Kĩ năng:

- Trẻ biết sắp xếp đúng thứ tự các buổi trong ngày.

- Trẻ có kỹ năng chú ý, ghi nhớ và quan sát.

- Trẻ có kỹ năng hoạt động theo nhóm.

3.Thái độ:

- Trẻ yêu thích môn học, tích cực, húng thú tham gia vào giờ học.

- Trẻ biết sinh hoạt phù hợp theo quy luật của thời gian.

- Giáo dục trẻ biết quý trọng thời gian.

 

doc6 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 8801 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp chồi - Chủ đề: Thế giới thực vật - Bài dạy: Nhận biết các buổi trong ngày Sáng, Trưa, Chiều,Tối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN LÀM QUEN VỚI TOÁN
Chủ đề: Thế giới thực vật.
Bài dạy:Nhận biết các buổi trong ngày Sáng, Trưa, Chiều,Tối
Lứa tuổi: MGN (4-5 tuổi)
Thời gian:20-25 phút
Số lượng: 12-15 trẻ.
Ngày soạn: 13-02-2016
Ngày day: 20-10-2016
Người soạn- người thực hiện : PHẠM THỊ THUẬN.
Lớp thực hiện: MGN – A4
Trường Mầm Non Thực Hành Hoa Sen
I MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
Trẻ nhận biết được các buổi trong ngày: Sáng, trưa, chiều, tối và biết gọi đúng tên các buổi trong ngày.
Trẻ biết một ngày có bốn buổi: Sáng, trưa, chiều, tối và hoạt động đặc trưng của từng buổi.
Trẻ biết trình tự các buổi trong ngày: Sáng- trưa- chiều- tối.
Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi và luật chơi của trò chơi.
2. Kĩ năng:
Trẻ biết sắp xếp đúng thứ tự các buổi trong ngày.
Trẻ có kỹ năng chú ý, ghi nhớ và quan sát.
Trẻ có kỹ năng hoạt động theo nhóm.
3.Thái độ:
Trẻ yêu thích môn học, tích cực, húng thú tham gia vào giờ học. 
Trẻ biết sinh hoạt phù hợp theo quy luật của thời gian.
Giáo dục trẻ biết quý trọng thời gian.
II CHUẨN BỊ:
1. Môi trường:
- Địa điểm: trong lớp học.
- Đội hình: hình chữ U
2. Đồ dùng của cô:
- Máy tính
- Xắc xô.
 - Hình ảnh thiên nhiên và các hoạt động đặc trưng của từng buổi: Sáng, trưa, chiều, tối.
3.Đồ dùng của trẻ: 
- Mỗi trẻ một bộ lô tô ảnh: sáng, trưa, tối.
- Ghế ngồi.
III CÁCH TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Ổn định tổ chức:
Cô cho trẻ đọc bài thơ: “ Mẹ và cô”.
Cô và các con vừa đọc bài thơ “ mẹ và cô”, vậy bạn nào có thể nói cho cô biết là bố mẹ đưa chúng mình đến lớp vào buổi nào nhỉ? 
À , đúng rồi đấy.Bố mẹ đưa chúng mình đến lớp vào buổi sáng đấy.
Bây giờ cô đố các con nhé: trong một ngày có bao nhiêu buổi và đó là những buổi nào?
Để trả lời được câu hỏi của cô thì chúng mình cùng vào giờ học: nhận biết các buổi trong ngày cùng cô nhé. 
Nội Dung:
HĐ1: Nhận biết các buổi trong ngày: Sáng, trưa, tối.
* Nhận biết buổi sáng:
Bây giờ cả lớp cùng lắng nghe câu hỏi của cô nhé:
- Ông mặt trời thức dậy vào buổi nào nhỉ?
- À đúng rồi đấy, ông mặt trời thức dậy vào buổi sáng đấy.
- Vậy bạn nào có thể trả lời giúp cô: khi ông mặt trời thức dậy thì còn được gọi là gì nào?
- Khi ông mặt trời thức dậy, nhô lên thì được gọi là bình minh đấy và khi đấy ông mặt trời tỏa ra những ánh nắng dịu nhẹ xuyên qua những khẽ lá rất đẹp đấy.
( Cho trẻ xem hình ảnh bình minh và cảnh thiên nhiên vào buổi sáng sớm).
- À, chúng mình thức dậy lúc mấy giờ sáng nhỉ? Và sau khi thức dậy chúng mình làm gì nào?
- Các con thấy thời tiết vào buổi sáng như thế nào?
=> Các con ạ ,thời tiết vào buổi sáng se se lạnh nên chúng mình phải nhớ khi bố mẹ đưa chúng mình đến lớp thì chúng mình phải mặc quần áo ấm không thì chúng mình sẽ bị ốm nhé.
 Buổi sáng kéo dài lúc ông mặt trời thức dây(bình minh)đến 10 giờ các con ạ và thời gian này chúng mình đang ở trường với các cô đấy. Vậy bạn nào có thể cho cô biết buổi sáng khi ở trường chúng mình được làm những gì nào?
( Cho trẻ xem hình ảnh các hoạt động của trẻ vào buổi sáng ở lớp)
 *Nhận biết buổi trưa:
- Các con ơi, thế khi mà ông mặt trời lên cao tỏa ra những ánh nắng chói và khi đấy thời tiết dần ấm lên chúng mình có biết đó là buổi gì không nào? 
- Đó chính là buổi trưa đấy các con ạ. Thế các con có nhớ là chúng mình thường làm gì vào buổi trưa không nhỉ?
- À buổi trưa chúng mình được ăn cơm được ngủ trưa đúng không nào. Mà buổi trưa trời sẽ nắng và nóng nên chúng mình không nên ra ngoài vào buổi trưa nhé. Nếu các con ra ngoài thì các con phải đội mũ, mặc áo chống nắng và đeo khẩu trang các con nhớ chưa nào.
* Nhận biết buổi tối:
( Cho trẻ xem ảnh bầu trời buổi tối)
- Cô đó chúng mình biết cô có bức tranh vẽ cảnh buổi gì đây nào?
- À, đây là cảnh buổi tối đấy.Thế vì sao mà chúng nhìn biết đây là ảnh buổi tối nhỉ? 
- Buổi tối có ông mặt trời không? Vậy thì đó là ông gì nhỉ?
Cô thấy các con trả lời rất đúng rồi đấy. Buổi tối thì sẽ không có mặt trời mà chỉ có ông trăng và những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời đấy.
- Thế buổi tối các con làm những gì nào?
- À, đúng rồi đấy. Buổi tối chúng mình được ăn, xem tivi và chơi cùng ông bà, bố mẹ đó cũng là thời gian nghỉ ngơi của cả gia đình sau một ngày làm việc đấy.
- Cô đố cả lớp mình: Một ngày có bao nhiêu buổi và đó là những buổi nào nào? 
=>À các con đã trả lời đúng rồi đấy: Một ngày có 3 buổi chính: sáng, trưa, tối đấy. Bắt đầu ngày là buổi sáng, tiếp đó là buổi trưa và kết thúc là buổi tối.
- Cô cho trẻ nhắc lại.
- Cô thấy các con hôm nay học rất giỏi và rất ngoan đấy cho khen cả lớp chúng mình nào.
 HĐ 2: Trò chơi:
* Trò chơi 1: 
- Tên trò chơi: Thi xem ai nhanh
- Cách chơi:Cô đã chuẩn bị cho các con mỗi bạn một bộ lô tô: sáng, trưa và tối đấy. Cô sẽ nói tên hoặc hành động của một buổi trong ngày. Nhiệm vụ của các con đó là lắng tai nghe thật kỹ và giơ lô tô hình ảnh lên theo yêu cầu của cô. Các con nhớ là khi nào có hiệu lệnh 2- 3 của cô thì tất cả các con cùng giơ lên nhé.
- Luật chơi: Khi nào có hiệu lệnh của cô thì chúng mình mới được giơ mặt lên nhé.
- Phát đồ dùng đồ chơi cho trẻ: cô mời từng tổ lên lấy rổ đựng lô tô. Sau khi cho trẻ lấy đồ dùng đồ chơi cô giới thiệu đồ dùng đồ chơi cho trẻ.
- Tổ chức cho trẻ chơi:
+ Lần1: Cô nói tên buổi, trẻ giơ lô tô ảnh tương ứng.
+ Lần 2: Cô nói hành động, trẻ giơ lô tô tương ứng.
+ Lần 3: Cô cho trẻ sắp xếp lô tô theo thứ tự các buổi trong ngày.
- Cô nhận xét.
* Trò chơi 2: 
- Tên trò chơi:Tìm nhà.
- Cách chơi:Cô có 3 ngôi nhà có dán tranh của 3 buổi: sáng, trưa, tối. Cô sẽ nói các hoạt động của mỗi buổi và nhiệm vụ của các con là lắng tai nghe xem đó là hoạt động của buổi nào và chạy thật nhanh về ngôi nhà của buổi đó. Các con đã nhớ chưa nào.
- Luật chơi: sau khi nghe yêu cầu của cô thì các con phải chạy thật nhanh về nhà của mình.
- Phát đồ dùng đồ chơi cho trẻ: Cô cho trẻ giữ lại một lô tô mà trẻ thích nhất và bỏ những lô tô còn lại vào rổ và cất rổ đồ dùng đồ chơi đi.
- Tổ chức cho trẻ chơi:
+ Lần1: Cô cho trẻ về nhà tương ứng với lô tô trẻ đang cầm.
+ Lần 2: Cô cho trẻ cầm lô tô sáng, trưa, tối lần lượt về nhà của mình.
- Cô nhận xét.
* Trò chơi 3: 
- Tên trò chơi: nối tranh(bài tập trong vở bé làm quen với toán qua hình ảnh).
- Cách chơi: Các con hãy tìm và nối hình ảnh các hoạt động tương ứng vào các buổi trong ngày cho phù hợp, tô mù hình ảnh hoạt động vò buổi sang.
-Phát đồ dùng đồ chơi cho trẻ: Cô phát vở và bút màu cho trẻ và giới thiệu về các bức tranh trong bài.
- Tổ chức cho trẻ chơi: Cô cho trẻ nối tranh và tô màu theo yêu cầu của đề bài.
- Cô nhận xét.
3. Kết Thúc:
- Hôm nay cô và cả lớp đã học về các buổi trong một ngày, chúng mình cùng cô nhắc lại lần lượt các buổi trong một ngày nào?
- Các con ạ các buổi trong một ngày trôi qua rất nhanh nên chúng mình phải biết quý trọng thời gian và chúng mình phải thật ngoan ngoãn nghe lời ông bà, bố mẹ và cô giáo các con nhé.
- Chuyển hoạt động.
- Trẻ trẻ lời.
 - Trẻ trẻ lời.
- Trẻ trả lời.
 - Bình minh ạ
- Trẻ trả lời.
 - Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
 - Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
 - Trẻ trẻ lời.
 - Trẻ trả lời.
 - Trẻ nhắc lại.
- Trẻ lấy đồ dùng.
 - Trẻ chơi. 
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ chơi.
- Trẻ nối tranh.
- Trẻ nhắc lại cùng cô.

File đính kèm:

  • docLam_quen_voi_toan_Nhan_biet_cac_buoi_trong_ngay_MGN.doc
Giáo Án Liên Quan