Giáo án Lớp Chồi - Dạy vận động "Múa cho mẹ xem" - Đỗ Thị Nhật Trọng

1. Kiến thức

- Trẻ biết tên bài hát, cảm nhận được giai điệu vui tươi, trong sáng của bài hát “Múa cho mẹ xem” - tác giả: Xuân Giao và giai điệu nhẹ nhàng, tình cảm da diết của bài hát “Tình mẹ” - tác giả: Nguyễn Nhất Huy.

- Trẻ hiểu cách vận động minh họa theo giai điệu vui tươi của bài hát “Múa cho mẹ xem”

2. Kỹ năng

- Trẻ vận động nhịp nhàng, biểu diễn vận động tự tin theo giai điệu của bài hát: “Múa cho mẹ xem”.

- Trẻ tự sáng tạo các động tác minh họa phù hợp với nội dung bài hát và nói ra được ý tưởng vận động của mình.

- Trẻ tập trung, chú ý lắng nghe và cảm nhận sâu sắc giai điệu nhẹ nhàng, tình cảm da diết của bài hát: “Tình mẹ”.

- Trẻ chơi trò chơi vui vẻ ,hào hứng, nhiệt tình, đoàn kết , đúng luật.

3. Thái độ:

- Trẻ yêu thích các hoạt động âm nhạc và tham gia nhiệt tình trong giờ học.

- Trẻ biết yêu thương, kính trọng ông bà, bố mẹ, cô giáo. Biết giúp mẹ, giúp cô những công việc vừa sức của mình.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 5110 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Chồi - Dạy vận động "Múa cho mẹ xem" - Đỗ Thị Nhật Trọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN BẮC TỪ LIÊM
TRƯỜNG MẦM NON TÂY TỰU
---š›&š›-----
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
NDTT: Dạy vận động : “Múa cho mẹ xem”
NDKH: Nghe hát “Tình mẹ”
TCÂN: Hóa đá
 Lứa tuổi: Mẫu giáo nhỡ (Lớp B4)
 Số lượng: 20 trẻ
 Thời gian: 25 - 30 phút
 Giáo viên thực hiện: Đỗ Thị Nhật Trọng
Năm học 2018-2019
I.MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên bài hát, cảm nhận được giai điệu vui tươi, trong sáng của bài hát “Múa cho mẹ xem” - tác giả: Xuân Giao và giai điệu nhẹ nhàng, tình cảm da diết của bài hát “Tình mẹ” - tác giả: Nguyễn Nhất Huy.
- Trẻ hiểu cách vận động minh họa theo giai điệu vui tươi của bài hát “Múa cho mẹ xem”
2. Kỹ năng
- Trẻ vận động nhịp nhàng, biểu diễn vận động tự tin theo giai điệu của bài hát: “Múa cho mẹ xem”.
- Trẻ tự sáng tạo các động tác minh họa phù hợp với nội dung bài hát và nói ra được ý tưởng vận động của mình.
- Trẻ tập trung, chú ý lắng nghe và cảm nhận sâu sắc giai điệu nhẹ nhàng, tình cảm da diết của bài hát: “Tình mẹ”.
- Trẻ chơi trò chơi vui vẻ ,hào hứng, nhiệt tình, đoàn kết , đúng luật.
3. Thái độ:
- Trẻ yêu thích các hoạt động âm nhạc và tham gia nhiệt tình trong giờ học.
- Trẻ biết yêu thương, kính trọng ông bà, bố mẹ, cô giáo... Biết giúp mẹ, giúp cô những công việc vừa sức của mình.
II. CHUẨN BỊ
1. Địa điểm: Lớp học, sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng
2. Đội hình: Linh hoạt trong từng hoạt động
3. Đồ dùng:
a. Đồ dùng của cô: 
+ Nhạc các bài hát: “Múa cho mẹ xem”, “Tình mẹ”, nhạc Baby shark.
+ Máy tính, loa.
b. Đồ dùng của trẻ: 
+ Nơ tay
4. Trang phục 
- Trang phục cô: Áo dài.
- Trang phục của trẻ đẹp, thoải mái, phù hợp thời tiết.
III. CÁCH TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG
CỦA TRẺ
1.Ổn định tổ chức 
- Cô giới thiệu khách mời: hôm nay lớp chúng mình có điều gì đặc biệt nhỉ?
Đến dự với “Lớp học thiên thần” của chúng ta hôm nay có các cô giáo trong BGH,chúng ta hãy dành một tràng pháo tay chào đón các cô. 
 -Cô trò chuyện với trẻ, dẫn dắt vào bài: mẹ là người sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta, luôn dành cho chúng ta những điều tốt đẹp nhất, vậy các con đã làm gì để làm mẹ vui?
 -Các con có muốn cùng cô thể hiện tình cảm của mình với mẹ không?
 Trẻ ngồi thảm và ngồi ghế 
2. Phương pháp, hình thức tổ chức(23 phút)
2.1 NDTT- Dạy vận động: “Múa cho mẹ xem”; Tác giả: Xuân Giao (15 phút)
Cô mở một đoạn nhạc, dừng lại cho trẻ đoán.
- Cả lớp hát bài hát 1 lần
+ Con thấy bài hát này như thế nào?
+ Bài hát nói về điều gì?
Giới thiệu giai điệu và ND: Cô thấy bài hát này thật vui tươi, trong sáng, đã thể hiện được tình cảm của em nhỏ đối với mẹ qua những điệu múa thật đẹp.
-Các con có muốn múa theo bài hát này không?
- Để bài hát này hay hơn nữa, các con sẽ làm thế nào? 
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Các con sẽ thể hiện các động tác vận động này như thế nào và múa ở đâu?
- Trẻ vận động theo ý thích.
- Hỏi ý tưởng cá nhân trẻ:
Cô thấy vừa rồi các bạn có nhiều động tác rất đẹp và sáng tạo. Vì sao con lại chọn những vận động như vậy?
Cảm ơn ý tưởng vận động minh họa cho bài hát của các con. Cô cũng rất thích bài hát này và đã chọn ra một số động tác. Chúng mình cùng quan sát cô thể hiện nhé!
Trẻ thể hiện VĐ
- Trẻ trả lời
*Cô giới thiệu vận động:
- Cô hát và vận động mẫu chậm cho trẻ xem 2 lần.
Trẻ quan sát
Các con đã sẵn sàng thực hiện vận động thật dẻo, thật đẹp để minh họa cho bài hát này cùng cô chưa nào?
Trẻ trả lời
* Dạy trẻ thực hiện vận động:
- Cả lớp: Thực hiện cùng cô 2 lần: 
Để các vận động cho bài hát này đẹp hơn nữa chúng mình sẽ sử dụng phụ kiện gì? Các bạn phía dưới làm khán giả chúng mình sẽ làm gì?
-Tổ - Nhóm: Mời các bạn gái, bạn trai (dùng nơ đeo tay phụ họa)
- Mời một cá nhân lên vận động minh họa - cả lớp hát cho bạn vận động.
- Con muốn thể hiện cùng bạn nào? Con có thể mời bạn lên sân khấu để thể hiện vận động minh họa cùng mình.
Cô bao quát, quan sát, nhận xét, khen trẻ sau mỗi lần vận động.
Trẻ thực hiện VĐ
* Củng cố 
+ Các con vừa vận động theo bài hát gì?
+ Con thấy các vận động ngày hôm nay như thế nào? 
*GD: Chúng mình cần làm gì để mẹ và các cô luôn vui lòng?(ngoan ngoãn, chăm chỉ, biết vâng lời, giúp đỡ cô và mẹ)
- Trẻ trả lời
2.2 Nghe hát: “Tình mẹ” 
“Khẽ ngắt nụ hồng
Cài lên mái tóc xanh mẹ yêu
Tóc rối một đời, vì năm tháng chở che đời con
Khi thơ ấu con nào đâu có biết
Mẹ lặng lẽ trong ngàn nỗi muộn phiền
Dù bao gió mưa, tình mẹ vẫn thiết tha êm đềm”
Và ngay sau đây, cô sẽ gửi tặng các con 1 bài hát vô cùng ý nghĩa. Nội dung của bài hát cùng là những gì cô muốn gửi tới các con. Ca khúc được mang tên “Tình mẹ” - một sáng tác của nhạc sĩ: Nguyễn Nhất Huy. Mời các cô giáo và các con cùng thưởng thức
* Cô hát cho trẻ nghe: 
- Lần 1: Có nhạc đệm 
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi TC
- Trẻ lắng nghe
- Các con thấy phần thể hiện vừa rồi của cô như thế nào?
Cô vừa hát tặng chúng mình BH gì? Do ai sáng tác?
- Trẻ trả lời
- Lần 2: Cô hát +cô phụ.
+ Các con thấy giai điệu của bài hát như thế nào?
+ Khi nghe giai điệu của bài hát này các con nghĩ đến ai?
+ Các con sẽ làm gì để mẹ được vui.
Giới thiệu giai điệu và ND bài hát: Bài hát có giai điệu nhẹ nhàng, da diết, thiết tha về tình cảm của người con dành tặng cho người mẹ kính yêu, mẹ luôn hi sinh và chịu rất nhiều khó khăn, vất vả để dành tặng cho con mọi điều tốt đẹp nhất mong con khôn lớn thành người.
-Lần 3: Cho trẻ nghe hát trên video.
2.3. Trò chơi âm nhạc: “Hóa đá”
- Các con có muốn cùng cô đi thám hiểm đại dương không?dưới đại dương có những sinh vật nào nhỉ? Hôm nay cô sẽ cùng các con gặp gia đình cá mập nhỏ qua bài hát này,và các con hãy thể hiện các động tác giống gia đình cá mâp nhé! Tuy nhiên chúng ta sẽ cùng thể hiện động tác đó qua trò chơi “hóa đá”.
- Cách chơi : cô sẽ mở bản nhạc bài ‘’baby shark ‘’, các con sẽ vận động theo bài, khi nhạc dừng ở đâu, các con phải giữ nguyên hình dáng, động tác ở đó, không được cử động hay thay đổi.
-Luật chơi : bạn nào giữ nguyên động tác, hình dáng lâu nhất sẽ được tặng một bông hoa đỏ,còn nếu thay đổi hình dáng sẽ nhảy lò cò 1 vòng xung quanh lớp.
-Cô tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần.
- Cô nhận xét sau mỗi lần chơi
- Trò chơi “Hóa đá “vừa rồi của các cô và các con đã khép lại chương trình văn nghệ mừng ngày hội của mẹ và cô ngày hôm nay rồi. Cô cảm ơn phần múa của các con và phần minh họa rất tuyệt vời trong tất cả các bài hát ngày hôm nay của lớp chúng ta, xin một tràng pháo tay để cảm ơn tất cả các cô và các con một lần nữa.Và xin chân thành cảm ơn các cô đã về dự với lớp trong buổi sinh hoạt văn nghệ ngày hôm nay, xin cảm ơn ạ.
- Trẻ nghe cô giới thiệu
- Trẻ lắng nghe + hưởng ứng
3.Kết thúc:
- Trẻ chào khách mời.
- Cô nhận xét, tuyên dương. 
- Chuyển hoạt động

File đính kèm:

  • docVan dong Mua cho me xem_12836278.doc
Giáo Án Liên Quan