Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề nhánh 1: Quê hương đất nước, Thủ đô Hà Nội - Năm học 2020-2021

A. Mục tiêu.

1. Kiến thức:

 - Trẻ biết về một số cảnh đẹp của quê hương đất nước và thủ đô Hà Nội

- Trẻ trẻ tập bài tập phát triển chung thành thạo và thực hiện được bài tập “ ném xa bằng 1 tay” đúng kỹ thuật.

- Trẻ biết so sánh chiều dài 2 đối tượng .

- Trẻ biết dùng các nét cong nét xiên để vẽ và tô màu ngọn núi màu.

- Trẻ nhớ tên bài thơ ngôi nhà, tên tác giả Tô Hà

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng tư duy ghi nhớ về toán học cho trẻ

- Phát triển các nhóm cơ tay vai, rèn sự nhanh nhẹn trong hoạt động

- Rèn kỹ năng vẽ và tô màu, bố cục tranh cho trẻ.

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động giúp trẻ nói rõ ràng mạch lạc, nói đủ câu.

- Phát triển thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc và tạo hình

- Mở rộng khả năng giao tiếp cho trẻ về chủ đề Quê hương đất nước Bác Hồ

3. Thái độ.

- Trẻ ngoan ngoãn nghe lời cô giáo

- Trẻ biết yêu quý: Quê hương - đất nước, Thủ đô Hà Nội và yêu thích các danh lam thắng cảnh của đất nước.

- Trẻ mạnh rạn hứng thú tham gia các hoạt động

nguồn nước.

 

docx33 trang | Chia sẻ: thuylinhpt28 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề nhánh 1: Quê hương đất nước, Thủ đô Hà Nội - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NHÁNH 1: Quê hương - đất nước, Thủ đô Hà Nội
Thời gian: 2 tuần( Từ ngày 19/04 đến ngày 30/ 4/2021)
Tuần 2
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
 - Trẻ biết về một số cảnh đẹp của quê hương đất nước và thủ đô Hà Nội
- Trẻ trẻ tập bài tập phát triển chung thành thạo và thực hiện được bài tập “ ném xa bằng 1 tay” đúng kỹ thuật.
- Trẻ biết so sánh chiều dài 2 đối tượng.
- Trẻ biết dùng các nét cong nét xiên để vẽ và tô màu ngọn núi màu.
- Trẻ nhớ tên bài thơ ngôi nhà, tên tác giả Tô Hà
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng tư duy ghi nhớ về toán học cho trẻ
- Phát triển các nhóm cơ tay vai, rèn sự nhanh nhẹn trong hoạt động
- Rèn kỹ năng vẽ và tô màu, bố cục tranh cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động giúp trẻ nói rõ ràng mạch lạc, nói đủ câu.
- Phát triển thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc và tạo hình
- Mở rộng khả năng giao tiếp cho trẻ về chủ đề Quê hương đất nước Bác Hồ
3. Thái độ.
- Trẻ ngoan ngoãn nghe lời cô giáo
- Trẻ biết yêu quý: Quê hương - đất nước, Thủ đô Hà Nội và yêu thích các danh lam thắng cảnh của đất nước.
- Trẻ mạnh rạn hứng thú tham gia các hoạt động
nguồn nước.
B,Chuẩn bị.
*Chuẩn bị của cô.
- Dụng cụ thể dục: 15 túi cát.
- Đồ dùng học toán: băng giấy các loại có độ dài ngắn khác nhau
- Tranh vẽ ngọn núi Màu (3 tranh)
- Tranh minh họa thơ “ ngôi nhà” 
- Bàn ghế đủ cho trẻ.
- Đồ dùng các góc phục vụ cho trẻ chơi ở hoạt động góc: góc phân vai, góc xây dựng, góc nghệ thuật, góc thư viện sách, góc thiên nhiên.
* Đồ dùng của trẻ:
- Giấy gam.
- Giấy mầu.
- Bút màu.
- Đất nặn
- Bàn ghế.
- Dụng cụ âm nhạc.
- Đồ chơi các góc.
- Đồ dùng cho môn học toán.
3. Môi trường tổ chức:
- Tổ chức trong lớp
- Tổ chức ngoài trời.
C. Tổ chức thực hiện:
1.Đón trẻ-Thể dục sáng 
 - Đón trẻ : 
 - Cô nhắc trẻ cất đồ dùng vào nơi quy định.Nhắc trẻ chào cô chào ông bà bố mẹ, chào các bạn...
- TDS: Tập các bài tập phát triển chung bài “ yêu hà Nội”
1. Mục đích - yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ biết tập các động tác theo cô bài bài “ yêu hà Nội”
b. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng quan sát chú ý cho trẻ
- Phát triển các cơ vận động.
c. Thái độ:
- Trẻ có ý thức trong tập luyện.
2. Chuẩn bị:
a. Đồ dùng của cô:
- Vòng, xắc xô.
b. Đồ dùng của trẻ, địa điểm: 
- Sân tập ngoài trời sạch sẽ thoáng mát.
3. Tổ chức hoạt động.
a. Khởi động:
- Cho trẻ đứng thành 3 hàng ngang.
- Trẻ khởi động: xoay khớp tay cổ tay kết hợp xoay bàn chân, cánh tay , xoay vai, xoay người, xoay đầu gối.
b. Trọng động:
- ĐT tay: 
- ĐT chân: 
- ĐT bụng: 
- ĐT bật 
c. Hồi tĩnh:
Trẻ đi lại nhẹ nhàng xung quanh sân tập 2- 3 vòng 
3. Hoạt động góc 
Tên góc 
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành
Góc:
Phân vai
Bán hàng, gia đình, cô giáo, nấu ăn...
1.Kiến thức:
-Trẻ biết phản ánh được công việc của người Bán hàng, gia đình, nấu ăn biết thể hiện vai chơi và hành động chơi. 
- Trẻ biết sử dụng nguyên liệu sẵn có để xây dựng-lắp ghép để xây dựng lăng bác...
- Trẻ chú ý quan sát, nhận xét nội dung bức tranh, câu truyện, bài thơ. 
-Trẻ biết sử dụng kỹ năng tạo hình để tô vẽ về chủ đề
- Trẻ biết hát múa đọc thơ kể chuyện về chủ đề quê hương đất nước Bác Hồ
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng khéo léo. nhanh nhẹn hoạt bát trong khi chơi
3.Thái độ: 
- Trẻ hiểu về các cảnh đẹp của quê hương đất nước
- Biết đoàn kết với nhau trong khi chơi không tranh dành đồ chơi của nhau.
Bộ đồ dùng ở góc phân vai 
*HĐ1:Trò chuyện gây hứng thú.
- Cô goi trẻ đến bên cô trò chuyện với trẻ về chủ đề quê hương đất nước Bác Hồ, về các trò chơi cô trẻ đã được chơi ở các hoạt động và giới thiệu góc chơi.
- Gợi hỏi trẻ để trẻ nêu ý định của mình thích chơi ở góc chơi nào.
+Ai thích làm đầu bếp?
+Ai thích làm bác bán 
hàng?
+Ai thích làm bác thợ xây?
+Ai thích làm nhà nghiên cứu khoa học?...
Sau đó cô hướng trẻ về góc chơi.
*HĐ2: Quá trình chơi:
Trẻ về góc chơi cô bao quát lớp, đến từng góc hướng dẫn trẻ chơi, cùng chơi với trẻ khi cần thiết:
VD: Đến góc XD- LG
- Cô hướng dẫn trẻ cách xây dựng lăng bác Hồ+ Con đang làm gì? 
+ Con định xây gì ở đây?
 (Cô vừa làm vừa gợi hởi trẻ cách làm)
* Đến góc phân vai cô hướng dẫn trẻ người đầu bếp cần những dụng cụ gì? Chuẩn bị thực phẩm chưa? Chế biến món ăn như thế nào. Người bán hàng phải biết mời chào khách hàng, đưa hàng và lấy tiền.....
*Góc nghệ thuật : Các họa sỹ tí hon đang làm gì thế ? con vẽ như thế nào ?
*HĐ3: Nhận xét sau khi chơi.
- Cô đến từng góc chơi nhận xét giáo dục trẻ.
- Hướng dẫn trẻ cùng cô thu dọn đồ chơi và ra chơi.
Góc:
xây dựng-lắp ghép
xây lăng Bác, chùa một cột, suối cá thần, thành nhà hồ, bãi biểm sầm sơn, chùa màu , tháp rùa, văn miếu quốc tử giám, bến nhà rồng, lắp ghép đồ chơi
Bộ đồ chơi xây dựng-lắp ghép
Góc:
Học tập
Xem chuyện tranhvề thủ đô Hà Nội, quê hương đất nước Bác Hồ, Đọc thơ về chủ đề 
Truyện và tranh ảnh về các nguồn nước
Góc:
Nghệ thuật
Hát múa các bài hát về thủ đô Hà Nội, quê hương đất nước Bác Hồ, tô vẽ về chủ đề
 - Bút mầu, giấy gam .Đất nặn, bảng...
- Dụng cụ âm nhạc.
Góc :
Thiên nhiên
 Chăm sóc cây, hoa. Chơi với cát, sỏi. tập đong nước và so sánh.
- nước sạch, sỏi 
- Cây góc thiên nhiên
***********************
KẾ HOẠCH NGÀY.
 Thứ 2 ngày 26 tháng 4 năm 2021	
I. Hoạt động học :
 Môn : Thể dục.
 Đề tài: Ném xa bằng 1 tay
1. Mục đích :
a. Kiến thức:
- Trẻ thực hiện đúng kỹ thuật các động tác của bài tập vận động cơ bản: Ném xa bằng 1 tay với tư thế chân nọ tay kia, tay phải cầm túi cát, biết lấy đà vòng từ trước ra sau vung lên cao và ném mạnh về phía trước 
b. Kỹ năng:
- Phát triển vận động, phối hợp tay mắt linh hoạt. 
- Rèn cho trẻ tính mạnh dạn tự tin trong quá trình luyện tập.
c. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
- Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp..
2 Chuẩn bị:
- Sàn tập bằng phẳng sạch.
- 10 túi cái cho trẻ tập
3. Tiến hành:
THĐ
Hoạt động của cô
HĐ của trẻ
* gây hứng thú
HĐ1: Khởi động
HĐ2: Trọng động
HĐ 3: Hồi tĩnh.
* kt
- Xin chào mừng các bé đến với hội thi bé khỏe bé ngoan lớp C1 ngày hôm nay.
- Đến với chương trình có 2 đội chơi.
+ Đội số 1
+ Đội số 2.
- Các đôi sẽ trải qua 3 phần chơi.
+ Phần1: Đồng diễn thể dục 
+ Phần 2: Thi tài
+ Phần 3:Về đích.
- Và bây giờ mời các bé lên tàu đến với của chương trình nào.
- Cho trẻ làm đoàn tàu vừa đi vừa hát bài “ Một đoàn tàu”
- Đi kết hợp các kiểu chân: bình thường, nhanh, chậm, lên dốc, xuống dốc
- Chuyển đội hình thành vòng tròn cách đều nhau để tập bài tập 
- Xin chào mừng các bé đến với phần 1 : Đồng diễn thể dục.
a, BTPTC: Tập c¸c động tác kết hợp với lời ca bài “ Em mơ gặp Bác Hồ”
- ĐT tay: 
- ĐT chân: 
ĐT bụng: 
 - ĐT bật: 
- và trong phần 2 : thi tài các đội sẽ phải thực hiện 1 bài tập với tên gọi
b, VĐCB: Ném xa bằng 1 tay 
- Cô giới thiệu bài tập: Ném xa bằng 1 tay
- Cô làm mẫu lần 1: Không phân tích
- Cô làm mẫu lần 2: Kết hợp phân tích, giải thích: TTCB: tư thế chân nọ tay kia, tay phải cầm túi cát, cô lấy đà vòng từ trước ra sau vung lên cao và ném mạnh về phía trước sau đó đi về cuối hàng.
- Cô làm mẫu lần 3: Nhấn mạnh những điểm chính.
- Mời một trẻ khá lên thưc hiện.
- Mời từng trẻ lần lượt thực hiện, cô chú ý sửa sai cho trẻ động viên khuyến khích trẻ .
- Hai đội thi đua thực hiện(Cô bao quát, sửa sai, động viên khuyến khích trẻ, cho trẻ thực hiện 3 lần)
+ Các đội vừa được thực hiện bài tập gì?
- Mời 1 trẻ thực hiện lại một lần nữa.
- Xin mời đến với phần 3 về đích.
c.TCVĐ: Trß ch¬i vận động: Kéo co
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi
- cô giới thiệu luật chơi: cô chia lớp làm 2 đội chơi ,cô có 1 vạch làm chuẩn hai đội sẽ kéo chiếc dây thừng này đội nào kéo đội bạn qua khỏi vạch thì đội đó thắng cuộc
- Cô cho trẻ chơi 3 -4 lần. Sau mỗi lần chơi cô nhận xét, động viên trẻ
- Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng quanh lớp 
- Cô công bố kết quả hội thi và kết thúc hội thi. 
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ quan sát.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ thực hiện.
 - Trẻ thực hiện.
II . Chơi hoạt động góc:
- Góc phân vai: Đóng vai bán hàng,gia đình,nấu ăn...
- Góc XD - LG: : Xây dựng lăng Bác hồ.
- Góc nghệ thuật:Tô mầu vẽ tranh về thủ đô hà nội: lăng bác Hồ, tháp rùa, hồ Gươm....( Thực hiện như kế hoạch tuần)
III. Chơi ngoài trời:
 - Quan sát có mục đích: Quan sát tranh về hồ Gươm.
 - Chơi vận động:Trời nắng trời mưa.
 - Chơi tự do: Chơi các đồ chơi ngoài trời.
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết chú ý quan sát, và trả lời được các câu hỏi của cô
Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về Hồ Gươm
- Sân chơi bằng phẳng sạch sẽ, thoáng mát.
3. Tiến hành
*ổn định tổ chức gây hứng thú.
Cô và trẻ đi ra sân vừa đi vừa hát bài "Yêu Hà Nội” cùng trẻ trò chuyện về nội dung bài hát. 
HĐ1: QSCMĐ: Quan sát tranh về hồ Gươm.
- Hồ Gươm nằm ở thủ đô Hà Nội, hồ gươm ở quận Hoàn Kiếm- trung tâm của Hà Nội.
- Bạn nào đã đi tham quan ở đây?
+ Hồ Gươm đẹp như thế nào? Có những gì?( Có tháp rùa, cầu Thuê Húc).
+ Gần Hồ Gươm có những gì( Câyxanh quanh hồ, có nhà hàng, có bưu điện)
- Vào những ngày lễ lớn, ở đây có những loại hoạt động gì?( Bắn pháo hoa).
- câu chuyện lịch sử giải thích tại sao hồ có tên là Hồ Gươm. Đó là câu chuyện gì?
- Hồ Gươm có những gì ?
-  Cô khái quát: Hồ gươm là nơi xưa kia vua lê lợi trả lại kiếm cho Lạc Long Quân. Chính vì thế, hồ này đã đội tên từ hồ tả Vọng thành Hồ Gươm hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm.
HĐ2:. TCVĐ “Trời nắng trời mưa”
- Cách chơi: Cô cho trẻ hát bài trời nắng trời mưa vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh mưa tô rồi trẻ chạy lại với cô. Ai chạy chậm sẽ bị ướt và ra ngoài 1 lần chơi.
( Cho trẻ chơi vài lần)
HĐ3: Chơi tự do .
- Cho trẻ chơi đồ chơi ngoài trời
IV. Vệ sinh ăn – ngủ trưa
1.Vệ sinh
Cho trẻ rửa tay,rửa mặt dưới vòi nước sạch và rửa tay theo 6 bước đúng quy định.
Chuẩn bị đủ dụng cụ cho trẻ rửa tay dưới vòi nước sạch, xà phòng rửa tay, khăn khô, sạch để trẻ lau tay.
Thường xuyên nhắc nhở trẻ uống nước và súc miệng sau khi ăn.
Ăn trưa 
Hướng dẫn trẻ kê ghế vào bàn ăn bố trí từ 4 đến 6 trẻ ngồi một bàn,có lối đi quang bàn dễ dàng.
Chuẩn bị khăn, đĩa đựng cơm dơi.
Giáo viên chia thức ăn và cơm ra từng bát, trộn đều, cho trẻ ăn ngay khi thức ăn còn nóng.
Cần tạo không khí vui vẻ thoải mái cho trẻ trong khi ăn, nói năng dịu dàng, động viên khuyến khích trẻ ăn hết xuất.
Đối với trẻ xúc ăn chưa thạo, ăn chậm hoặc biếng ăn giáo viên có thể giúp trẻ xúc và động viên trẻ ăn nhanh hơn.
Trong khi cho trẻ ăn, cần chú ý đề phòng hóc, sặc cho trẻ
Khi trẻ ăn xong cô hướng dẩn trẻ xếp bát, thìa, ghế vào nơi quy định, uống nước, lau miệng, lau tay, đi vệ sinh cá nhân.
3.Ngủ trưa
-Cô kê sạp chải chiếu cho trẻ ngủ ,cho trẻ ngủ đúng giờ ,ngủ đủ giấc.
Bố trí chỗ ngủ sạch sẻ, yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Phòng ngủ nên giảm ánh sáng bằng cách đóng cửa, tắt hết điện.
Phân công giáo viên trực để quan sát, phát hiện sử lí kịp thời các tình huống sẩy ra trong khi trẻ ngủ.
Sau khi trẻ ngủ dậy cô hướng dẫn trẻ tự làm việc vừa sức như: cất gối, xếp chiếu, xếp chăn... nhắc nhở trẻ đi vệ sinh. Sau khi trẻ tỉnh táo cho trẻ ăn bữa phụ chiều.
V . Chơi hoạt động theo ý thích
-Ôn bài cũ: Ném xa bằng 1 tay
- Làm quen bài mới: Dạy trẻ nhận biết, phân biệt chiều dài 2 đối tượng
- Chơi theo ý thích ở các góc hoạt động.
VI. Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ
- Trước khi trẻ ra về cô trò chuyện cùng trẻ nêu các gương tốt trong ngày, tào tâm trạng hào hứng vui vẻ.
- Hướng dẫn trẻ làm vệ sinh cá nhân: lau mặt rửa tay, sửa sang đầu tóc gọn gàng sạch sẽ. 
-Khi bố mẹ đến đón trẻ, hướng dẫn trẻ tự cất đồ dùng đúng nơi quy định, chào bố chào mẹ, chào cô giáo, chào các bạn trước khi ra về. Trao đổi cùng phụ huynh thông tin cần thiết trong ngày về cá nhân của trẻ, của lớp và một số hoạt động cần sự phối hợp của phụ huynh.
- Cô chú ý kiểm tra điện, nước, đóng cửa cẩn thận trước khi ra về. 
 * Nhận xét cuối ngày
.......................................................................................................................
......................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3 ngày 27 tháng 4 năm 2021
I. Hoạt động học:
MÔN :Toán
Đề tài : Dạy trẻ nhận biết, phân biệt chiều dài 2 đối tượng
1.Mục đích.
a .Kiến thức:
  - Trẻ nhận biết, phân biệt được sự khác nhau về chiều dài giữa 2 đối tượng: dài hơn, ngắn hơn, bằng nhau.
- Trẻ biết sử dụng từ dài hơn, ngắn hơn, bằng nhau.
b. Kĩ năng :
- Rèn cho trẻ kỹ năng so sánh chiều dài giữa 2 đối tượng.
- Phát triển khả năng tư duy quan sát so sánh
c . Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động .
2. Chuẩn bị :
- Giáo án...
- Ti vi...
- Mỗi trẻ 2 băng giấy: đỏ - dài hơn, xanh –ngắn hơn, vàng (có chiều dài bằng băng giấy xanh)... 
3. Tiến hành:
THĐ
Hoạt động của cô
HĐ của trẻ
 * Gây hứng thú
HĐ 1:Ôn nhận biết chiều dài của hai đối tượng.
HĐ 2: Dạy trẻ phân biệt chiều dài của 2 đối tượng.
HĐ 3: Luyện tập củng cố.
*KT
- Xúm xít, xúm xít!
- Cô xin chào cả lớp. Hôm nay cô sẽ đồng hành cùng các con tham gia chuyến du lịch “Thăm lăng Bác Hồ”, để chuyến du lịch thêm sôi động chúng mình cùng hát múa bài hát”Em mơ gặp Bác Hồ ” nào.
- Các bạn nhỏ ở Hà Nội đã gửi lớp mình một món quà rất ý nghĩa đó là những phong thư đấy 
- Vậy để biết phong thư nào dài hơn, phong thư nào ngắn hơn chúng mình phải làm thế nào?
- Cô đã đặt chồng 2 phong thư và 1 đầu 2 phong thư bằng nhau, vậy 2 phong thư này có độ dài như thế nào?
- phong thư nào ngắn hơn?
- phong thư nào dài hơn? Vì sao con biết?
- Chúng mình đã trả lời đúng rồi phong thư màu xanh ngắn hơn, phong thư màu đỏ dài hơn vì khi đặt chồng 2 phong thư lên nhau và mép trái 2 phong thư bằng nhau thì phong thư màu đỏ thừa ra 1 đoạn nên phong thư màu đỏ dài hơn đấy.
- Để tiếp tục chuyến du lịch, bây giờ chúng mình cùng đi lấy đồ dùng nào.
- Trẻ đi lấy rổ đồ dùng.
+ Trong rổ đồ dùng chúng mình có gì? 
- Bây giờ chúng mình cùng xem những băng giấy này có chiều dài như thế nào nhé. (Cô hướng dấn trẻ đặt đầu bảng có vạch kẻ màu xanh hướng về phía bên trái )
- Đầu tiên chúng mình đặt băng giấy đỏ nằm ngang sao cho mép trái của băng giấy chạm vạch kẻ.
- Tiếp theo chúng ta đặt băng giấy màu xanh chồng lên băng giấy đỏ sao cho mép trái của băng giấy xanh bằng với mép trái băng giấy đỏ.
- Chúng mình thấy 2 băng giấy này có chiều dài như thế nào?
+ Băng giấy nào ngắn hơn?
- Băng giấy xanh ngắn hơn.
+ Băng giấy nào dài hơn? Vì sao con biết?
- Băng giấy đỏ dài hơn
- Trong rổ chúng mình còn có gì?
- Chúng mình tiếp tục đặt băng giấy vàng chồng lên băng giấy xanh sao cho mép trái của 2 băng giấy bằng nhau.
- Băng xanh và băng giấy vàng có chiều dài như thế nào? Băng giấy nào ngắn hơn? Băng giấy nào dài hơn? Vì sao con biết?
- Băng giấy vàng bằng băng giấy xanh vì khi 2 băng giấy đặt chồng lên nhau và có mép trái băng giấy bằng nhau thì 2 băng giấy không thừa ra đoạn nào cả.
- Trẻ phát âm: Băng giấy vàng bằng băng giấy xanh
- Chúng mình vừa cùng nhau nhận biết và phân biệt độ dài của 2 băng giấy. Để chuyến du lich của chúng mình thêm vui hơn cô và các bạn sẽ cùng chơi trò chơi với những băng giấy này nhé.
* Trò chơi ”Tìm nhanh nói đúng”.
Cô nói băng giấy nào các con hãy lấy băng giấy đó giơ lên và nói dài hơn, ngắn hơn, bằng nhau nhé
+Băng giấy mầu đỏ 
+ Băng giấy màu xanh
+Băng giấy mầu vàng
 Và ngược lại
+Dài hơn
+Ngắn hơn
+Bằng nhau
( Mỗi lần chơi cô kiểm tra nhắc nhở trẻ)
- Chuyến du lịch của chúng ta sẽ tiếp tục với 1 trò chơi rất sôi động.
*: Trò chơi : Bật qua vòng lên gắn các băng giấy có độ dài khác nhau: dài nhất, ngắn hơn, ngắn nhất.
- Cô cho trẻ đứng thành 3 hàng dọc.
- Để cảm ơn tình cảm của các bạn nhỏ ở thủ đô đã dành cho chúng ta trong chuyến du lịch về thăm lăng Bác chúng ta sẽ cùng tham gia trò chơi để chọn những băng giấy: dài nhất, ngắn hơn, ngắn nhất.
- Hôm nay lớp chúng mình sẽ cùng thi đua để lấy được nhiều miếng ghép: dài nhất, ngắn hơn, ngắn nhất để gửi tặng bạn nhé.
- Cách chơi: Các đội bật qua vòng thể dục lên chọn miếng ghép lần lượt từ dài hơn, ngắn hơn,bằng nhau để gắn vào ngôi nhà của búp bê, đội nào gắn được nhiều miếng ghép hơn sẽ chiến thắng. Thời gian cho 3 đội là 1 bản nhạc.
- Cô bao quát khi trẻ chơi.
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ và kết thúc chuyến du lịch.
- Cho trẻ nhẹ nhàng chuyển hoạt động khác.
- Trẻ bên cô.
- Trẻ hát múa cùng cô
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời...
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời. 
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời. 
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ chơi trò chơi
II. Chơi hoạt động góc:
- Góc phân vai: Đóng vai bán hàng,gia đình.
- Góc học tập: Tô màu, vẽ, xé dây cờ, lá cờ
- Góc xây dựng-lắp ghép: Xây chùa một cột (góc chính)
III. Chơi ngoài trời:
 - Quan sát có mục đích: Quan sát tranh bãi biển sầm sơn
 - Chơi vận động: Cây táo
 - Chơi tự do: Cô cho trẻ chơi tự do.chơi theo ý thích các đồ chơi ngoài trời, nhặt lá cây, vẽ tranh bằng phấn trên sân trường, kết hoa rơi làm đồ chơi, xếp lá cây, viên sỏi thành các hình bé thích....
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết chú ý quan sát, và trả lời được các câu hỏi của cô
- Rèn cho trẻ kỹ năng chú ý quan sát, tư duy của trẻ. 
 2. Chuẩn bị:
- Sân chơi bằng phẳng sạch sẽ, thóang mát.Trang phục gọn gàng trước khi ra sân.
- Tranh ảnh về bãi biển sầm sơn
3. Tiến hành:
*ổn định tổ chức gây hứng thú
Cô và trẻ vừa hát bài "Cho tôi đi làm mưa với"đi ra sân.
- Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát
 HĐ1: QSCMĐ“Quan sát tranh bãi biển Sầm Sơn
 - Cô cho trẻ quan sát hình ảnh bãi biển và hỏi trẻ:
+ Cô có tranh gì đây?
+ Bãi biển Sầm sơn ở đâu?
+ Bãi biển Sầm sơn có gì?
+ Nước biển như thế nào?
+ Nước biển có vị gì?
+ Trên bờ biển có gì?
+ Có các hoạt động gì ở biển? ( ngư dân đánh cá, người dân tắm biển, các bạn nhỏ chơi đùa).
+ Ở biển ngư dân thường đánh bắt được các con gì?
+ Khi đi tắm biển các con thường chơi trò chơi gì?
+ Biển có ích lợi gì đối với con người ?
- Cô khái quát lại: Bãi biển Sầm sơn là bãi biển nổi tiếng ở Thanh hóa có bờ cát, có nước biển xanh trong ,, khi đi tắm biển thì các bạn nhỏ hay đá bóng, nghịch cát trên bờ biển. Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh bãi biển sạch sẽ, khi đi tắm biển phải có người lớn dẫn đi.
HĐ 2: TCVĐ:cây táo 
 - Chuẩn bị: Sân rộng 
- Cách chơi:
 -Cô và trẻ cùng chơi, vừa nói vừa làm động tác:
+Đây là cây táo nhỏ (Giơ tay phải/trái lên, xòe các ngón tay ra).
+Tôi nhìn lên cây và thấy (Nhìn theo các ngón tay).
+Táo chín đỏ và ngọt (Hai bàn tay làm động tác ôm quả táo).
+Táo chín ăn ngon quá (Đưa tay lên miệng).
+Lắc cây táo nhỏ (Làm động tác lắc cây bằng hai tay).
+Những quả táo rơi vào tôi (Giơ hai tay lên và hạ xuống).
+Đây là cái giỏ to và tròn (Làm vòng tròn bằng hai tay).
+Nhặt táo trên mặt đất (Cúi xuống nhặt và bỏ vào giỏ).
+Hái táo ở trên cây (Giơ tay lên cao, mắt nhìn theo tay).
+Tôi sẽ ăn quả táo (Đưa tay lên miệng).
- Có thể chơi 2-3 lần. 
HĐ3: Chơi tự do .
Cho trẻ chơi đồ chơi ngoài trời chơi theo ý thích các đồ chơi ngoài trời, nhặt lá cây, vẽ tranh bằng phấn trên sân trường, kết hoa rơi làm đồ chơi, xếp lá cây, viên sỏi thành các hình bé thích....
IV. Vệ sinh ăn – ngủ trưa
1.Vệ sinh
Cho trẻ rửa tay,rửa mặt dưới vòi nước sạch và rửa tay theo 6 bước đúng quy định.
Chuẩn bị đủ dụng cụ cho trẻ rửa tay dưới vòi nước sạch, xà phòng rửa tay, khăn khô, sạch để trẻ lau tay.
Thường xuyên nhắc nhở trẻ uống nước và súc miệng sau khi ăn.
2.Ăn trưa 
Hướng dẫn trẻ kê ghế vào bàn ăn bố trí từ 4 đến 6 trẻ ngồi một bàn,có lối đi quang bàn dễ dàng.
Chuẩn bị khăn, đĩa đựng cơm dơi.
Giáo viên chia thức ăn và cơm ra từng bát, trộn đều, cho trẻ ăn ngay khi thức ăn còn nóng.
Cần tạo không khí

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_choi_chu_de_nhanh_1_que_huong_dat_nuoc_t.docx