Giáo án lớp chồi - Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ - Hoạt động: Tạo hình - Đề tài: Vẽ quà tặng chú bộ đội

I. Mục đích - Yêu cầu

1.Kiến thức :

- Trẻ biết đặc điểm đặc trưng của nhiều loại tàu, thuyền khác nhau

- Trẻ biết cách tạo tàu thuyền bằng các nguyên vật liệu khác nhau.

2. Kỹ năng:

- Trẻ chú ý quan sát và ghi nhớ có chủ định.

- Biết phối hợp những kỹ năng đã học (cắt, vẽ, xé dán, gấp giấy, lắp ghép, gắn, ) để tạo nên các loại tàu thuyền khác nhau

- Biết chia sẻ, nhận xét sản phẩm của mình và của bạn

- Biết phối hợp với bạn để lấy, cất và thu dọn đồ dùng đúng quy định.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động sáng tạo trong giờ học

- Trẻ yêu quý và biết giữ gìn sản phẩm và bảo vệ môi trường.

 

doc6 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 893 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp chồi - Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ - Hoạt động: Tạo hình - Đề tài: Vẽ quà tặng chú bộ đội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG
Năm học 2015-2016
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ
Hoạt động: Tạo hình
Đề tài : Vẽ quà tặng chú bộ đội 
Đối tượng: MGL 5 – 6 tuổi
Số lượng: cả lớp
Thời gian: 25-30 phút
Địa điểm: Lớp MG 4 Tuổi 
Người thực hiện: Tạ Thị Phương Như
Ngày thực hiện: 20/12/2016
I. Mục đích - Yêu cầu
1.Kiến thức : 
- Trẻ biết đặc điểm đặc trưng của nhiều loại tàu, thuyền khác nhau 
- Trẻ biết cách tạo tàu thuyền bằng các nguyên vật liệu khác nhau.
2. Kỹ năng: 
- Trẻ chú ý quan sát và ghi nhớ có chủ định.
- Biết phối hợp những kỹ năng đã học (cắt, vẽ, xé dán, gấp giấy, lắp ghép, gắn,) để tạo nên các loại tàu thuyền khác nhau
- Biết chia sẻ, nhận xét sản phẩm của mình và của bạn 
- Biết phối hợp với bạn để lấy, cất và thu dọn đồ dùng đúng quy định.
3. Thái độ: 
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động sáng tạo trong giờ học
- Trẻ yêu quý và biết giữ gìn sản phẩm và bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị 
1 Địa điểm, đội hình: 
- Địa điểm: Trong lớp học đủ ánh sáng.
- Đội hình: 
+ Ổn định, tạo hứng thú: Trẻ vận động theo đội hình vòng tròn
+ Quan sát, trò chuyện: Ngồi 3 hàng ngang so le nhau.
+ Trao đổi ý tưởng và thực hiện ngồi 3 nhóm xung quanh bàn theo hình chữ V.
+ Nhận xét sản phẩm và kết thúc: Ngồi 3 hàng ngang so le nhau.	
2. Môi trường học tập: Trang trí lớp theo chủ đề Giao thông
- Chuẩn bị sẵn 5 bàn và đồ dùng, nguyên vật liệu tạo hình cho trẻ ở 5 góc của lớp học. 
- Dán đề can hình tròn vị trí kê bàn cho trẻ hoạt động. 
- Đồ dùng của cô và trẻ:
Đồ dùng của cô
Đồ dùng của trẻ (5 nhóm)
Mẫu gợi ý:
+ Mẫu gợi ý 1: Bức tranh về tàu, thuyền được làm từ các loại nguyên vật liệu khác nhau.
 + Mẫu gợi ý 2: Tàu thủy gấp, trang trí bằng giấy màu, họa báo, màu nước.
 + Mẫu gợi ý 3: Thuyền buồm làm bằng lõi que kem, bìa lịch cũ.
 1 giá để mẫu gợi ý và que chỉ
Máy tính, tivi
Bài hát “Lý kéo chài”, “Lá thuyền ước mơ” 1 đoạn nhạc bài hát “Em đi chơi thuyền trong thảo cầm viên”.(bổ sung nhạc 1 số bài hát về các phương tiện GT đường thủy khi trẻ thực hiện)
1 giá đa năng để trưng bày sản phẩm của trẻ.
Mỗi nhóm: 
- Bàn, ghế đủ cho số trẻ
- Giấy A4, giấy mầu, vỏ hộp bìa các loại, bút dạ, màu nước, lá cây khô, họa báo, bông, vỏ trứng, vỏ hạt dẻ, nhũ màu, que kem, hồ dán, tăm bông, băng dính 2 mặt,..... đủ cho trẻ hoạt động
- Đề can kí hiệu riêng của trẻ để dán vào sản phẩm
- 1 đĩa để khăn ẩm lau tay
III. Tiến hành: Soạn theo mẫu sau:
Thời gian
Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
2 - 3 phút
27-30 phút
(6 – 7 phút)
(16 -17phút)
(5 –6 phút)
1 – 2 phút
1. Ổn định tổ chức
- Cô giới thiệu chương trình: “Bé yêu biển đảo”.
- Cô giới thiệu khách
- Cô bật nhạc, hát cùng trẻ bài hát “Lý kéo chài” (Dân ca Nam Bộ)
Trong chương trình “Bé yêu biển đảo” ngày hôm nay Ban tổ chức yêu cầu các bé sẽ thể hiện tài năng của mình với đề tài “Tạo hình phương tiện giao thông đường thủy” từ các loại nguyên vật liệu khác nhau.
2. Nội dung chính
2.1. Hướng dẫn giải thích nhiệm vụ
- Cô giới thiệu phần thi “Thử tài của bé”
* Cho trẻ quan sát nhận xét lần lượt từng mẫu gợi ý:
* Mẫu gợi ý 1: Tranh Tàu, thuyền
- Cô đọc câu thơ:
Cô dạy con bài học
Về phương tiện giao thông 
Tàu thuyền chạy trên sông
Cùng ca nô lướt sóng
 Trong đoạn thơ vừa rồi nói đến những PTGT đường gì?
- À đúng rồi! tàu thuyền, ca nô là PTGT đường thủy đấy. Đến với chương trình “Bé yêu biển đảo”, cô có một bức tranh, chúng mình cùng quan sát nhé. (cô đưa tranh ra)
- Chúng mình có nhận xét gì về bức tranh của cô?
- Cô đã làm bức tranh này như thế nào?
( Cô gọi 2 – 3 trả lời) 
- Các con nhận xét gì về bố cục bức tranh ( Gọi 1 – 2 trẻ trả lời)
- Cô chốt: Đây là bức tranh “Bình minh trên biển”. Để làm được bức tranh cô dùng lá cây, giấy màu, hoạ báo, cô đã cắt, xé dán để tạo thành tàu, thuyền, cô sắp xếp ở gần thuyền to, xa xa là chiếc tàu thuỷ. Để cho bức tranh thêm sinh động cô đã vẽ thêm ông mặt trời, mây, sóng nhỏ để thuyền lướt nhẹ.
* Mẫu gợi ý 2: Tàu thủy (gấp bằng bìa, trang trí bằng màu nước, giấy màu)
- Cô đọc câu đố:
Thân hình bằng sắt
Nổi nhẹ trên sông
Chở chú hải quân
Tuần tra trên biển
(Đó là gì?)
 - Đó là tàu thủy đấy.!
 - Ai có nhận gì về chiếc tàu thủy của cô? ( Gọi 2 - 3 trẻ về nguyên liệu,).
- Chiếc tàu thủy này có gì đặc biệt?
- Cô chốt: Để làm được chiếc tàu thủy cô đã dùng bìa để gấp, sau đó cô dùng màu nước để vẽ trang trí thân tàu, giấy màu đỏ cô cắt thành lá cờ dùng một que nhỏ cắm cờ vào giữa tàu thủy.
* Mẫu gợi ý 3: Thuyền buồm (làm từ que kem, lịch cũ)
- Cho trẻ nghe 1 đoạn nhạc bài hát “Em đi chơi thuyền trong thảo cầm viên”. 
- Trong đoạn nhạc vừa rồi nói về phương tiện gì?
- Rất giỏi! Đây là chiếc thuyền (cô đưa thuyền ra), các con có nhận xét gì về chiếc thuyền của cô?
- Chiếc thuyền được làm bằng gì? 
- Cô chốt: Để làm được chiếc thuyền buồm này cô đã dùng các que kem ghép lại với nhau thành thân thuyền, cô cắt bìa lịch thành hình tam giác, dán vào que kem và cắm vào giữa chiếc thuyền.
- Từ các nguyên liệu khác nhau cô đã cắt, xé dán, gấp để tạo nên những PTGT đường thủy thật là đẹp đấy. 
 Cho trẻ đọc thơ, về bàn ngồi theo nhóm 
* Hỏi ý tưởng của trẻ
- Trên bàn của chúng mình cô đã chuẩn bị rất nhiều các nguyên liệu khác nhau. Chúng mình hãy nghĩ xem sẽ làm gì?
+ Nhóm 1:
- Gọi 2 - 3 trẻ về ý tưởng làm tàu thuyền của mình.
- Con làm bức tranh về tàu thuyền như thế nào? Con sẽ làm những gì? Con sẽ sử dụng nguyên vật liệu gì để làm tranh?
- Có bạn nào có ý tưởng làm tranh giống như bạn.
+ Nhóm 2:(Cô phụ hỏi ý tưởng)
- Các con nhìn xem trên bàn có những nguyên vật liệu gì?
- Các con sẽ làm gì với những nguyên vật liệu này?
- Con sẽ làm như thế nào?
- Bạn nào có ý tưởng giống như bạn?
+ Nhóm 3:
- Các con nhìn xem trên bàn có những nguyên vật liệu gì?
- Các con sẽ làm gì với những nguyên vật liệu này?
- Con sẽ làm như thế nào?
- Cô chốt lại những ý mà trẻ vừa nêu.
2.2. Trẻ thực hiện
- Vừa rồi các bé đã trải qua phần thi: “Thử tài của bé” rất xuất sắc, Bây giờ chúng mình có muốn làm tàu thuyền trên biển không?
. Ngay sau đây các bé đến với phần thi “Ai sáng tạo hơn"
Khi chúng mình thực hiện các con sẽ như thế nào? 
(Cô mở nhạc nhẹ nhàng)
-Trong lúc trẻ thực hiện cô bao quát chung các nhóm.
- Những trẻ còn lúng túng cô gợi ý, động viên hoặc hướng dẫn cho trẻ làm. 
- Những trẻ đã tạo được sản phẩm cô khuyến khích, động viên và gợi ý cho trẻ sáng tạo thêm, 
- Hỏi trẻ đặt tên cho sản phẩm của mình và ghi tên đề tài của trẻ vào tranh. 
- Nhắc trẻ dán kí hiệu của mình vào sản phẩm.
- Chuẩn bị hết giờ, nhắc trẻ cố gắng hoàn thành sản phẩm để trưng bày.
- Hết thời gian cô nhắc:
 Tích tắc tích tắc
 Đồng hồ đã nhắc
 Các bé dừng tay
 Trưng bày sản phẩm
2.3. Trưng bày và nhận xét sản phẩm 
- Cho trẻ lên trưng bày sản phẩm, cả lớp quan sát và nhận xét chung.
- Hôm nay các bé đã thể hiện tài năng làm tàu thuyền rất là giỏi. 
 + Các con thấy sản phẩm nào đẹp nhất? Vì sao? 
- Mời trẻ chọn sản phẩm đẹp? vì sao con thích sản phẩm này?
 -Mời 3 - 4 trẻ giới thiệu, chia sẻ về cách làm sản phẩm của mình.
+ Con đã làm sản phẩm của mình như thế nào? Con đã sử dụng những nguyên vật liệu gì để tạo nên sản phẩm?
+ Con đặt tên cho sản phẩm của con là gì?
- Cô nhận xét chung, chú ý tới những sản phẩm đẹp, có ý tưởng sáng tạo.
- Khen ngợi trẻ.
- Nhắc nhở động viên những trẻ chưa hoàn thành xong sản phẩm.
3. Kết thúc:
Trong chương trình “Bé yêu biển đảo” ngày hôm nay, các bé đã được làm gì?
-Cô thấy các bé đã rất xuất sắc thể hiện tài năng “Tạo hình phương tiện giao thông đường thủy” từ các nguyên vật liệu khác nhau, vậy các con dự định sẽ làm gì với những sản phẩm này?
- Những ý tưởng các con vừa nêu đều rất là hay. Chúng mình hãy giữ gìn và sử dụng các sản phẩm đó ở các góc chơi nhé!
 Và phần thưởng dành cho các bé là vũ điệu “Lá thuyền ước mơ”
Bật bài hát “Lá thuyền ước mơ”
Vũ điệu lá thuyền ước mơ đã khép lại chương trình “Bé yêu biển đảo” ngày hôm nay. Xin chào và hẹn gặp lại.
- Trẻ vỗ tay 
- Trẻ chào khách
- Trẻ hát, vận động cùng cô.
- Trẻ chỗ ngồi theo 3 hàng ngang
quan sát và trò chuyện cùng cô.
- Trẻ trả lời
- Trẻ nhận xét về nguyên liệu, cách làm, bố cục tranh.
(2 – 3 trẻ trả lời)
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe cô
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
Trẻ đọc thơ:
Bé yêu biển đảo hôm nay.
Tình yêu biển đảo quê nhà bé ơi
- Trẻ lắng nghe và suy nghĩ
- Trẻ nêu ý tưởng.
2 - 3 trẻ nói ý tưởng của mình
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ nêu ý tưởng,
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ mang sản phâm lên trưng bày
- Trẻ trả lời
- Trẻ nhận xét bài của bạn? về bố cục, mầu sắc.
- Trẻ lên giới thiệu bài 
3 – 4 trẻ giới thiệu về bài của mình
-Trẻ trả lời
- Vỗ tay
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ hát, vận động cùng cô
Thơ về chỗ:
Ca nô, tàu thủy, thuyền buồm
Làm từ nguyên liệu dễ tìm quanh ta
Thỏa sức sáng tạo vươn xa
“Bé yêu biển đảo” quê nhà bạn ơi!
Lưu ý: Xem kĩ lại những chữ màu đỏ. Chị chỉ sửa phần hoạt động của cô, phần hoạt động của trẻ các em tự chỉnh sửa cho hoàn thiện! Các em dạy thử nếu không hợp lí tiếp tục bổ sung chỉnh sửa cho hay. Chúc các em đạt kết quả cao nhé!

File đính kèm:

  • docgiao_an_tao_hinh.doc
Giáo Án Liên Quan