Giáo án lớp chồi năm 2017 - Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường bộ
Đón trẻ
Trò chuyện sáng Trò chuyện với trẻ về một số đồ dùng đồ chơi mới trong chủ đề. -Trò chuyện với trẻ về một số loại PTGTmà trẻ thấy hàng ngày.
Cho trẻ quan sát các nhóm đồ dùng có số lương trong phạm vi 5. Cho trẻ quan sát và trò chuyện về một số mẫu tranh dán xe ô tô tải. Cho trẻ nghe nhạc các bài hát: Mừng ngày 08/03 Hướng dẫn ôn luyện trẻ thực hiện kỹ năng chơi với nước.
TRƯỜNG MNTT THÁI QUANG LỚP: CHỒI 2 KẾ HOẠCH TUẦN 1 CHỦ ĐỀ NHÁNH:PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Từ ngày 13/03 đến ngày 18/03/2017 NỘI DUNG THỨ HAI THỨ BA THỨ TƯ THỨ NĂM THỨ SÁU THỨ BẢY Đón trẻ Trò chuyện sáng Trò chuyện với trẻ về một số đồ dùng đồ chơi mới trong chủ đề. -Trò chuyện với trẻ về một số loại PTGTmà trẻ thấy hàng ngày. Cho trẻ quan sát các nhóm đồ dùng có số lương trong phạm vi 5. Cho trẻ quan sát và trò chuyện về một số mẫu tranh dán xe ô tô tải. Cho trẻ nghe nhạc các bài hát: Mừng ngày 08/03 Hướng dẫn ôn luyện trẻ thực hiện kỹ năng chơi với nước. Thể dục sáng Ổn định trẻ xếp hàng theo đội hình vòng cung, hàng ngang. Khởi động: Thực hiện các động tác xoay cổ, cánh tay, vai, hông, đầu gối, chạy nhón chân, nhấc cao đùi, đá chân ra sau. Trọng động: 5 động tác TDS Hô hấp: + N1: Hai tay đưa lên miệng làm động tác thổi bóng. Tay vai: + N1 – N3: hai tay đưa ra phía trước. + N2: Hai tay đưa lên cao. + N4: Về tư thế chuẩn bị. Nhịp 5,,6,7,8 giống N1 - N4. Chân: + N1 –N3: Một chân đưa về phía trước, hai tay chống hông. + N2: Khuỵu chân về trước. + N4: Về tư thế chuẩn bị. Nhịp 5,,6,7,8 giống N1 - N4. Bụng lườn: + N1 –N3: Giơ hai tay lên cao + N2: Cúi người, tay chạm mũi bàn chân. + N4: Về tư thế chuẩn bị. Nhịp 5,,6,7,8 giống N1 - N4. Bật: + N1 –N3: Bật tách chân, hai tay sang ngang. + N2: Bật chụm chân, hai tay đưa lên cao vỗ vào nhau. + N4: Về tư thế chuẩn bị. Nhịp 5,,6,7,8 giống N1 - N4. Hồi tĩnh: Trẻ vận động, hít thở nhẹ nhàng theo nhạc bài chicken dance. Hoạt động học Thể dục: Đi trên băng ghế bước qua chướng ngại vật. Kpkh: Bé biết gì về xe máy? Truyện: Kiến con đi ô tô. Toán: Đếm đến 5, nhận biết số lượng 5, chữ số 5. Tạo hình: Dán xe ô tô tải, xe khách. Âm nhạc: DH: Bạn ơi có biết? NH: Ba em là công nhân lái xe. Cho trẻ Ôn luyện các kỹ năng xếp ghế, đồ dùng. Hoạt động ngoài trời Quan sát các loại xe trong trường. Cho một số bé chơi trồng rau. Các bé còn lại chơi đồ chơi tự do trên sân trường. Phòng TC: Ôn luyện kỹ năng bước qua CNV trên băng ghế. Phòng thư viện. HĐ ngoại khóa: Học võ Chơi tự do. Hoạt động góc Góc phân vai : Salon xe, Gara xe.. + Chuẩn bị: Các loại xe, phụ tùng xe làm bằng các NVL mở: hộp thuốc, hộp sữa,Tiền bằng vé số,Vật thật: các loại xe. +Hướng dẫn cách chơi: Cô giới thiệu hoạt động chơi trong ngày, cho trẻ chọn góc chơi, cô là người hướng dẫn giúp trẻ thực hiện được vai chơi qua hành động chơi. Trẻ biết thể hiện vài hành động vai chơi. Biết thể hiện vai người bán và người mua hàng. Góc xây dựng, lắp ghép: Bến xe Biên Hoà, bến xe Tam Hiệp, + Chuẩn bị: Gạch , hộp sữa , cây xanh, các loại xe, + Hướng dẫn cách chơi: Cô hướng dẫn cho trẻ chọn hoạt động, gợi ý cho trẻ nêu ý tưởng và bao quát hướng dẫn c/c chơi trật tự.Không tranh giành nhau. Xây được mô hình có bố cục tương đối đẹp. Góc âm nhạc: Hát, múa, biểu diễn các bài hát về “ Phương tiện giao thông đường bộ” + Chuẩn bị: Các loại nhạc cụ: trống lắc, đàn, phách tre,...và các phụ kiện cho trẻ hóa trang: Vòng hoa, ,.. + Hướng dẫn cách chơi: Giới thiệu cho trẻ biết về chủ đề chơi, hướng dẫn trẻ chọn các bài trong chủ đề, hứng thú cùng nhau tham gia. Góc sách: Đọc sách, làm sách theo chủ đề PTGT đường bộ. + Chuẩn bị: Tranh truyện, sách, hình ảnh chủ đề, hồ dán, hình ảnh cắt từ họa báo. + Hướng dẫn cách chơi: Cho trẻ gọi tên các hình ảnh trong tranh, kể chuyện theo tranh và cô cũng có thể kể cho trẻ nghe. Tạo hứng thú cho trẻ tham gia, không gây ồn ào. Góc tạo hình: Vẽ, cắt dán, tô màu, nặn các loại xe. + Chuẩn bị: Tranh tô màu các loại rau,màu sáp, đất nặn, bút lông,... + Hướng dẫn cách chơi:Gợi ý cho trẻ chọn nhiều hoạt động tạo hình phong phú, khuyến khích, tạo hứng thú cho trẻ tạo ra sản phẩm phong phú cho chủ đề. - Góc khám phá: Phân loại xe, tạo nhóm xe có số lượng 5. Lắp ráp xe. * Yêu cầu : - Trẻ biết phân loại xe, lắp ráp xe từ các hộp theo ý của trẻ. Biết tạo nhóm xe có đủ số lượng 5. + Chuẩn bị:Các mảnh rời ghép hình, các loại hộp. + Hướng dẫn cách chơi:Gợi hỏi xem trẻ thích tham gia hoạt động nào, gợi ý giúp trẻ tham gia thực hện tốt hoạt động trong góc chơi. Góc thiên nhiên :Chăm sóc cây có trong góc thiên nhiên của lớp. + Chuẩn bị: Bình tưới, thau nước, sọt đựng rác, khăn lau, đồ chơi chăm sóc cây. + Hướng dẫn cách chơi: Cho trẻ quan sát goc thiên nhiên và nêu ích lợi của cây xanh, trẻ dùng các đồ dùng và cùng nhau chăm sóc cây. Cô giáo dục c/c một cách kịp thời. Cách tổ chức: THỎA THUẬN CHƠI: Cô dẫn dắt: Tạo hứng thú cho trẻ bằng bài hát: Cô giới thiệu góc chơi Cô mời trẻ vào góc chơi mà trẻ thích. Cô hướng dẫn, bao quát trẻ Quá trình chơi: côphân công bao quát trẻ đầu giờ Nhận xét chơi: Nhận xét từng góc chơi Giáo dục trẻ khi chơi không tranh giành đồ chơi Kết thúc: cho trẻ thu dọn sắp xếp đồ chơi vào đúng nơi quy định Vệ sinh, ăn, ngủ - Cho trẻ đi vệ sinh, rửa tay trước khi ăn. - Cô giới thiệu thực đơn, giáo dục dinh dưỡng cho trẻ nắm, Trẻ mời cô và bạn ăn cơm. - Trẻ ăn cô theo dõi nhắc nhở trẻ không nói chuyện, không làm rơi vãi ra bàn, uốn nắn giúp đỡ trẻ ăn ngon miệng, hết suất. - Trẻ biết đánh răng đúng cách sau khi ăn xong. Không nghịch phá nước. -Trẻ nằm đúng nơi qui định không nói chuyện giờ ngủ. Biết phụ cô dọn đồ dùng sau khi ngủ. - Làm vệ sinh trước khi vào ăn xế. Khi ăn không làm rơi vãi, không nói chuyện. Sinh hoạt chiều. - Xem clip về cách lắp rắp xe đạp. Ghép tranh xe đạp qua trò chơi : Người thợ khéo. Đóng kịch: Truyện - Kiến con đi ô tô - Cùng cô làm xe từ NVL mở. - TCHT: Đố bé xe gì? -Làm bài tập trong sách môi trường xung quanh. Tập các tiết mục văn nghệ tham gia lễ tổng kết năm học . Nêu gương cuối tuần. Trả trẻ Trẻ chơi tự do với sự hướng dẫn và bao quát của cô Cho trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ cá biệt trong ngày. Đề nghị (nhắc nhở) phụ huynh thường xuyên kết hợp rèn các kỹ năng cho trẻ cùng với giáo viên. Đánh giá cuối ngày. ....... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ....... ........ ........ ........ ........ ....... ....... ....... ....... ....... ....... ....... ................... .................... ................... .................... ................... .................... ................... .................... ................... .................... ................... .................... ................. ................. ................. ................. ................. ................. ................. ................. ................. ................. ................. ................. ................. ................. ................. ................. ................. ................. ................. ................. ................. ................. ................. Giáo viên lập kế hoạch MẦM NON TT THÁI QUANG Thứ hai, ngày 13 tháng 03 năm 2017 LỚP: CHỒI 2 GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT ĐỀ TÀI: ĐI TRÊN BĂNG GHẾ BƯỚC QUA CHƯỚNG NGẠI VẬT I.Yêu cầu: - Trẻ biết thực hiện vận động đi trên băng ghế bước qua CNV, nhớ tên vận động. Trẻ biết cách chơi trò chơi. -Trẻ thực hiện động tác rõ ràng, thành thạo, chính xác theo lệnh của cô. Có kỹ năng chuyển đội hình, đội ngũ trong khi tập. II.Chuẩn bị: - nhạc chủ đề, sân sạch, 2 băng ghế, Các hộp có chiều cao không bằng nhau đủ cho trẻ thực hiện. III.Tiến trình hoạt động: 1.Ổn định: Cô cho c/c chơi: Trời tối, trời sáng! C/c nhìn xem cô có gì đây? Chúng ta có thể thực hiện vận động nào với những cái hộp này? Hôm nay cô sẽ dẫn lớp mình một vận động mới đó là: Đi trên bang ghế bước qua chướng ngại vật, c/c có muốn tham gia tập luyện vận động này không? Hỏi lại tên vận động. 2.Nội dung: Hoạt động 1.Khởi động: - Cho trẻ đi theo nhạc thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: đi thường đi bằng mũi bàn chân, gót chân, đi khom, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường theo lời bài hát “Đoàn tàu nhỏ xíu.”. Hoạt động 2 .Trọng động: * Bài tập phát triển chung: Trẻ tập các động tác sau theo nhịp bài hát “ Bắp cải xanh”. Động tác hô hấp: Gà gáy: Ò ó o!.( 4 lần) Tay vai: + N1 – N3: hai tay đưa ra phía trước. + N2: Hai tay đưa lên cao. + N4: Về tư thế chuẩn bị. Nhịp 5,,6,7,8 giống N1 - N4. Thực hiện 2 lần x 8 nhịp Chân: + N1 –N3: Một chân đưa về phía trước, hai tay chống hông. + N2: Khuỵu chân về trước. + N4: Về tư thế chuẩn bị. Nhịp 5,,6,7,8 giống N1 - N4. Thực hiện 4 lần x 8 nhịp Bụng lườn: + N1 –N3: Giơ hai tay lên cao + N2: Cúi người, tay chạm mũi bàn chân. + N4: Về tư thế chuẩn bị. Nhịp 5,,6,7,8 giống N1 - N4. Thực hiện 2 lần x 8 nhịp Bật: + N1 –N3: Bật tách chân, hai tay sang ngang. + N2: Bật chụm chân, hai tay đưa lên cao vỗ vào nhau. + N4: Về tư thế chuẩn bị. Nhịp 5,,6,7,8 giống N1 - N4. Thực hiện 2 lần x 8 nhịp. C/c thấy cơ thể mình khỏe chưa?Vậy mình cùng tham gia tập luyện nhé. *Dạy vận động: “Đi trên bang ghế bước qua chướng ngại vật”. Cô cho trẻ đứng thành 2 hàng đối diện. * * * * * * * * * * * * C/c hãy chú ý xem cô thực hiện vận động như thế nào nhé. + Lần 1: cô làm động tác dứt khoát không giải thích. + Lần 2: Cô làm mẫu, chính xác kết hợp giải thích và phân tích động tác. Cô đi từ đầu hàng đến vạch xuất phát, cô bước lên trên băng ghế khi nghe hiệu lệnh “Chuẩn bị!” Tư thế chuẩn bị: 2 chân đứng thẳng, hai tay chống hông, mắt nhìn về phía trước. - Khi có hiệu lệnh: Đi! Thì bước chân đi đều đặn bình thường, khi gặp chướng ngại vật thì nhấc chân cao từng chân và bước qua chướng ngại vật, sau đó đi bình thường, gặp chướng ngại vật thì tiếp tục nhấc chân cao. Cứ như vậy, đi đến hết băng ghế thì bước xuống nhẹ nhàng. + Lần 3: Nhắc lại điểm chính: khi có hiệu lệnh chuẩn bị: tay đưa ra trước, đầu gối hơi khuỵu, khi nghe hiệu lệnh: Bật! chân nhún hai tay lăng nhẹ xuống dưới, ra sau và bật xuống tiếp đất bằng nửa bàn chân trên. - Hỏi lại tên vận động. - Cô mời hai bạn lên làm mẫu cho các bạn quan sát * Trẻ thực hiện: +Lần 1: Lần lượt trẻ ở từng hàng lên thực hiện (2 trẻ /lần) Cô quan sát sửa sai cho trẻ, đông viên trẻ mạnh dạn tập. +Lần 2: Mỗi hàng cho 6 trẻ lên nối đuôi nhau lên tập (cô chú ý sửa sai) +Lần 3: Đến phần thi đấu giưã hai đội: Mỗi đội chọn 10 bạn lên thi đua xem đội nào thực hiện xong trước, mỗi trẻ thực hiện xong sẽ được lấy một chiếc xe, trong vòng khoảng 1 - 2 phút, nhóm nào được nhiều xe thì nhóm đó chiến thắng. ( Lần sau đổi nhóm khác). Cho 2 nhóm lên thi đấu sau mỗi lượt thi cô nhận xét khen trẻ kịp thời. * Trò chơi vận động: Ai nhanh nhất? - Cô giới thiệu tên trò chơi “ Ai nhanh nhất” - Giải thích cách chơi: Trẻ chia làm 3 tổ, trong vòng một đoạn nhạc, từng trẻ trong mỗi đội đi dích dắc qua chứơng ngại vật lên lấy một lá cờ cắm vào rổ của mình. Kết thúc đoạn nhạc, nhóm nào cắm được nhiều cờ là nhóm đó chiến thắng. - Cho trẻ chơi vài lần - Cô quan sát và nhận xét kết quả sau khi trẻ chơi. 2.3 Hoạt động 3: Hồi tĩnh: Cho trẻ vận động theo nhạc “Em yêu cây xanh”. 3/ Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương trẻ . Hỏi lại tên đề tài. Cho c/c hít thở nhẹ nhàng. TRƯỜNG MNTT THÁI QUANG LỚP: CHỒI 2 Thứ ba, ngày 14 tháng 03 năm 2017 GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC ĐỀ TÀI : BÉ BIẾT GÌ VỀ XE MÁY? I.Yêu cầu: - Cháu biết tên gọi đặc điểm cấu tạo, chuyển động của chiếc xe máy, so sánh được sự giống và khác nhau về đặc điểm của một số phương tiện giao thông đường bộ. II .Chuẩn bị: - Một số hình ảnh về xe máy. - Clip các PTGT. Tranh chọn hành động đúng – sai để cho trẻ tô màu, Tranh ghép hình. III. Tiến trình hoạt động: 1/ Ổn định: Hát : em tập lái ô tô - Bé tập lái xe gì vậy? - Xe ô tô chạy ở đâu? C/c hãy lắng nghe xem đây là xe gì? Xe gì hai bánh Chạy bon bon Máy nổ giòn Kêu bình bịch Là xe gì? 2/ Nội dung: 2.1 Hoạt động 1: Bé cùng khám phá. Cô cho trẻ cùng xem đoạn clip về cách lắp ráp xe máy. - Gợi hỏi cho trẻ nêu nhận xét về những hành động trong clip trẻ đang quan sát. Cho trẻ cùng biết rõ về đặc điểm của xe thông qua một số câu hỏi gợi mở của cô: - C/c thấy xe máy có những đặc điểm gì? - Muốn xe máy chạy được thì phải có gì? - Xe máy chở được ít hay nhiều người? - Xe máy chạy được là nhờ có gì?... Cô nhắc lại: Xe máy chạy được là nhờ có động cơ và phải đổ xăng nữa, xe máy chở được nhiều nhất là hai người. C/c thấy xe máy chạy ở đâu? Khi ngồi trên xe máy, chúng ta phải thực hiện điều gì để không vi phạm luật giao thông? Giáo dục c/c biết đội mũ bảo hiểm, nhắc nhở thêm những người thân của mình khi tham gia giao thông phải thực hiện luật an toàn giao thông để tránh gây tai nạn cho mình và người khác. 2.2 Hoạt động 2: Xe máy có gì khác so với xe buyt? + Giống nhau: Đều là những phương tiên giao thông đường bộ, chạy được nhờ động cơ, phải đổ xăng, dầu. Giúp chở người và hàng hóa. + Khác nhau: Xe máy chỉ chở được 2 – 3 người, chở được ít hàng hóa, ngồi xe máy phải đội nón bảo hiểm. Xe buyt chở được nhiều người và hàng hóa hơn, chạy nhanh hơn, người ngồi trên xe buyt phải thắt dây an toàn. Bây giờ cô mời c/c cùng nổ máy để mình ra ngoài đường xem có phải xe máy chạy trên đường không và ngoài xe máy ra còn có PTGT đường bộ nào khác cũng đang lưu thông trên đường nhé. Cho C/c xem clip ngắn có các PTGT đường bộ. 2.3 Hoạt động 3: + Trò chơi: Bé nhanh tay, lẹ mắt Chia lớp thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm hãy chọn những hành động đúng khi ngồi trên xe máy đi trên đường, tô màu bức tranh đó cho thật đẹp. Nhóm nào chọn nhanh và đúng nhất sẽ được tuyên dương. + Trò chơi: Người thợ máy giỏi. Mỗi trẻ cầm một mảnh ghép tranh xe máy và cùng đi chơi. Khi nghe hiệu lệnh: “Ráp xe”, thì các trẻ sẽ về thành 1 nhóm sao cho khi ghép lại các mảnh ghép sẽ là hình 1 chiếc xe hoàn chỉnh. Nhóm nào thực hiện nhanh và đúng thì đó là người thợ máy giỏi. - Lần sau cho trẻ đổi các mảnh ghép. - Cô bao quát và nhận xét trẻ. 3/ Kết thúc: Cô nhận xét kết quả trò chơi, nhận xét hoạt động Cho trẻ cùng hát và vận động bài “ Bác đưa thư vui tính” GIAÓ ÁN HOẠT LÀM QUEN VĂN HỌC. ĐỀ TÀI:TRUYỆN – KIẾN CON ĐI Ô TÔ. I.Yêu cầu: - Trẻ nhớ tên truyện và tên các nhân vật trong truyện. Trẻ hiểu nội dung câu truyện. Trẻ nắm được diễn biến, tình tiết truyện. -Trẻ hứng thú nghe truyện , hiểu và trả lời được các câu hỏi của cô. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, rèn trẻ cách nói cả câu hoàn chỉnh II .Chuẩn bị: - Máy vi tính, bài PoewPoint nội dung câu chuyện. - Hệ thống câu hỏi phù hợp với trẻ. III. Tiến trình hoạt động: 1/ Ổn định: Cho trẻ xúm xít quanh cô - Các con rất ngoan bây giờ cô cùng các con chơi trò chơi" con kiến" nhé. - Các con vừa chơi trò chơi gì? - Các con ạ! kiến tuy bé nhỏ nhưng lại rất ngoan không những chấp hành tốt luật giao thông mà còn biết nhường nhịn và giúp đỡ mọi người nữa đấy,muốn biết kiến con nhường nhịn và giúp đỡ mọi người như thế nào các con hãy ngồi ngoan và lắng nghe cô kể câu chuyện nhé! 2.1 Hoạt động 1: Cùng nghe kể chuyện. - Cô kể lần 1 với tranh minh họa. - Hỏi trẻ tên câu chuyện. - Trong câu chuyện có những nhân vật nào? Giảng nội dung câu chuyện: Câu chuyện kể về một số bạn nhỏ khi đi trên xe buyt, lúc thấy bác gấu già không có chỗ ngồi thì các bạn đều nhanh nhảu đứng lên và nhường chỗ của mình cho bác gấu.Ngoài ra còn thể hiện niềm vui của các bạn khi làm việc tốt. - Cô kể lại lần 2 trên powerpoint kết hợp sử dụng một số câu hỏi liên kết đoạn truyện: + Khi mẹ bị ốm, cô bé đã làm gì cho mẹ? + Khi hái xong bông hoa, cô bé đã làm gì? Cứ như vậy, cô kể cho đến hết câu chuyện. 2.2 Hoạt động 2: Cô đàm thoại cùng trẻ. 2/ Nội dung: - Khi Kiến con lên xe buýt thì trên xe có những ai? - Các bạn vào rừng để làm gì? - Khi xe dừng lại ở bến để đón khách ai đã lên xe? - Thế khi Bác Gấu lên xe điều gì đã xảy ra? - Các con có biết xe " chật kín" là như thế nào không? ( à, xe "chật kín" là trên xe không còn chỗ để ngồi nữa cũng như các con mỗi bạn đều có một ghế ngồi nếu cô ngồi vào thì không còn chỗ nữa đúng không?) - Các bạn nhỏ chẳng ai muốn bị mất chỗ ngồi nên mặc kệ Bác Gấu đứng không thèm bảo gì? Đúng không? - Vậy các bạn đã làm gì? - Trước lòng tốt bụng của Dê con, Chó con, Khỉ con và Lợn con ,Bác Gấu cảm thấy như thế nào? Bác đã nói gì với các bạn? - Lúc này ai đã đến bên cạnh Bác Gấu nhỉ? - Kiến con nói gì với Bác Gấu? ánh mắt của Kiến con nhìn Bác Gấu ra sao? - Các con có biết " hấp háy ánh mắt một cách hóm hỉnh" là như thế nào không? - Các con ạ từ " hấp háy" là một từ miêu tả bạn Kiến chớp nhẹ mi mắt ,còn từ " hóm hỉnh" là bạn Kiến rất vui. Như vậy từ " hấp háy ánh mắt một cách hóm hỉnh" muốn nói rằng ánh mắt của Kiến con nhìn Bác Gấu rất vui đấy các con ạ. Các con hãy chớp nhẹ mi mắt và nở nụ cười thật tươi giống như bạn Kiến nào. - Bác Gấu đã ngồi vào chỗ của ai? - Vậy Kiến con ngồi ở đâu? - Kiến con không chỉ nhường chỗ ngồi cho Bác Gấu mà trên đường đi Kiến con còn làm gì? - Con thích đặt tên truyện là gì?( giới thiệu tên truyện: Kiến con đi ô tô). - Qua câu chuyện " Kiến con đi ô tô" các con học tập bạn nào? - Vì sao con lại học tập Kiến con nhiều hơn? - Giáo dục: Các con ạ các bạn nhỏ trong câu chuyện " Kiến con đi xe ô tô" rất tốt bụng và đáng khen đã biết nhường ghế cho người lớn khi ở trên xe không còn chỗ ngồi nhất là Kiến con không chỉ nhường chỗ cho Bác Gấu mà còn hát cho Bác Gấu nghe rất nhiều bài hát hay làm Bác Gấu rất vui và quên đi cả quãng đường xa đến thăm cháu. - Thế các con đã đi xe buýt bao giờ chưa? - Nếu trên xe buýt gặp người già và các em nhỏ các con sẽ làm gì? - Hôm nay các con học rất giỏi và ngon cô còn có một món quà rất thú vị tặng lớp mình nữa đấy, chúng mình cùng hát bài " nào mình cùng đi xe buýt" và đến khám phá món quà của cô nhé. 2.3 Hoạt động 3: Bé thi kể chuyện theo tranh: Chia lớp thành những nhóm nhỏ để ghép tranh và thi kể chuyện theo tranh trong nhóm đã có được. Nhóm cùng thảo luận và cử 1 bạn lên kể lại nội dung câu chuyện theo hình ảnh trong tranh. 3/ Kết thúc: Nhận xét tuyên dương lớp, cá nhân. - Hát : “ Em tập lái ô tô ” Truyện: Kiến con đi ô tô Kiến con leo lên xe buýt. Kiến muốn vào rừng xanh thăm bà ngọai. Trên xe đã có dê con.Chó con, khỉ con, lợn con ngồi. Có bạn trong bọn họ vào rừng hái nấm, có bạn vào rừng chơi trốn tìm, có bạn đến dạo chơi bên hồ ở trong rừng. “ Bim Bim” xe chạy rồi. Tất cả cùng tiếng hát, rộn rang biết bao “ Bim Bim” xe dừng ở bến đón khách, một bác gấu lên xe. Bác đển rừng xanh để thăm cháu . “ Ngồi vào đâu bây giờ?” chỗ ngồi đã chật kín Dê con bảo “ Bác gấu ơi! đến ngồi chỗ của cháu đi bác!” Chó Con bảo “ Bác Gấu ơi! đến ngồi chỗ của cháu đi bác!” Mọi người cùng bảo “ Bác Gấu ơi! đến ngồi chỗ của cháu đi bác!” Bác gấu nói “ Cám ơn các bạn, cám ơn các bạn nhỏ tốt bụng”, “ Bác ngồi chỗ của các cháu, các cháu lại phải đứng”. Lúc đó Kiến mới leo đến bên bác gấu, cố nhoi lên và cất giọng nói “Không, không, mời bác lại ngồi chỗ của cháu”. Bác gấu hỏi lại “ Thế cháu ngồi vào đâu?” Kiến con lấp láy ánh mắt một cách hóm hỉnh. Bác gấu ngồi vào chỗ của kiến con “ Ồ!Kiến con đi đâu rồi nhỉ?” “Bác gấu ơi!cháu ở đây!”. Bên tai bác gấu vang lên tiếng của Kiến. Ủa, té ra Kiến con đã leo lên vai bác gấu ngồi chễm chệ trên đó. Trên đường đi, kiến con hát cho bác gấu nghe nhiều bài hát, những bài hát du dương quá, hay quá khiến bác gấu lim dim đôi mắt, ngẹo đầu lắng nghe. TRƯỜNG MNTT THÁI QUANG LỚP: CHỒI 2 Thứ tư, ngày 15 tháng 03 năm 2017 GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC ĐỀ TÀI: ĐẾM ĐẾN 5, NHẬN BIẾT SỐ LƯỢNG 5, CHỮ SỐ 5 I.Yêu cầu: - Trẻ đếm đến 5, nhận biết nhóm có 5 đối tượng. Nhận biết chữ số 5. - Rèn kỹ năng đếm cho trẻ, kỹ năng xếp các nhóm đồ dùng từ trái sang phải.II Chuẩn bị: - Mỗi trẻ có xe 5 xe hơi và 5 xe tải,. Đồ dùng của cô giống của trẻ nhưng kích thước lớn hơn. Thẻ số từ 1-5. - Mô hình bến xe. - Mũ các con vật đủ cho trẻ, các nhóm con vật bằng bitis có số lượng trong phạm vi 5... Bài tập ôn số lượng 4 trên Ppt. III.Tiến trình hoạt động: 1/ Ổn định: Trẻ cùng hát với cô: Em t
File đính kèm:
- giao_an_chu_de_GT_DUONG_BO_2017.docx