Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Động vật - Đề tài: Dạy trẻ biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau - Phạm Thị Thanh Dung
1. Kiến thức:
- Trẻ hiểu được khái niệm “Chia sẻ, giúp đỡ lần nhau”, từ đó trẻ phân biệt được các hành vi nên làm và không nên làm khi chơi với bạn.
- Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình dành cho bạn, biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, chơi đoàn kết với bạn bè.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng trả lời các câu hỏi của cô, khả năng phán đoán, lắng nghe, tiếp nhận ý kiến của người khác.
- Phát triển kỹ năng hợp tác, khả năng làm việc nhóm khi tham gia các trò chơi tập thể cùng bạn.
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ QUY NHƠN TRƯỜNG MẪU GIÁO NHƠN PHÚ aõb LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TC-KNXH * Chủ đề: Động vật * Đề tài: Dạy trẻ biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau Lớp : Lá Thời gian : 30-35 phút Giáo viên : Phạm Thị Thanh Dung Ngày dạy: 25/11/2019 Tháng 11/2019 I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ hiểu được khái niệm “Chia sẻ, giúp đỡ lần nhau”, từ đó trẻ phân biệt được các hành vi nên làm và không nên làm khi chơi với bạn. - Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình dành cho bạn, biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, chơi đoàn kết với bạn bè. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng trả lời các câu hỏi của cô, khả năng phán đoán, lắng nghe, tiếp nhận ý kiến của người khác. - Phát triển kỹ năng hợp tác, khả năng làm việc nhóm khi tham gia các trò chơi tập thể cùng bạn. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động cùng cô, cùng bạn. - Giáo dục trẻ biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, luôn yêu thương, gần gũi với những người bạn trong lớp. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng của cô: - Câu chuyện: “Đôi bạn tốt”. Nhạc trò chơi, nhạc bài hát “Tình bạn”. - Slide: + Hình ảnh thể hiện sự giúp đỡ bạn. + Hình ảnh hành động không nên làm. - Ảnh minh họa nội dung “nên” và “không nên” khi chơi cùng bạn. - Các hình ảnh giúp đỡ bạn, tranh giành đồ chơi với bạn.... - Ô cửa bí mật. - 3 bảng , ti vi, máy tính, loa. - Bảng dán hoa kết quả của 3 đội thi. - 3 phần quà. 2. Học cụ của trẻ: - Con suối 50cm. - 12 mũ gà, 12 mũ vịt và 12 mũ gà. - Hình ảnh hành vi đúng sai, bút dạ. III – Phương pháp biện pháp * Phương pháp: Thực hành, luyện tập, trò chơi * Biện pháp : Trò chuyện, động viên IV.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú - Giới thiệu cuộc thi “Đôi bạn tốt” - Đến với cuộc thi hôm nay gồm 3 đội chơi: Gà con, Vịt con và Thỏ con. - Cuộc thi của chúng ta gồm 3 phần thi: + Phần thi thứ nhất: Bạn nào nhanh trí + Phần thi thứ hai: Chung sức + Phần thi thứ ba: Về đích - Để mở màn cho hội thi là tiết mục chào hỏi của 3 đội với bài hát “Tình bạn ”. 2. Hoạt động 2: Chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau là gì? - Trước khi bước vào các phần thi, cô đã chuẩn bị cho cả lớp 1 điều bất ngờ, chúng ta cùng khám phá nhé! - Cho trẻ khám phá ô cửa bí mật sau khi trả lời đúng các câu hỏi của cô, câu trả lời đúng thì ô cửa được mở: + 3 đội giao lưu bài hát gì? + Trong bài hát nói bạn Thỏ Nâu bị gì? + Các bạn rủ nhau làm gì? + Các bạn đi thăm Thỏ Nâu mua những gì? + Các bạn chúc Thỏ Nâu điều gì? + Qua bài hát con thấy tình cảm của các bạn như thế nào đối với Thỏ Nâu? - Giới thiệu cho trẻ quan sát một số hình ảnh bạn bè trong lớp chưa biết nhường nhịn nhau: tranh giành đồ chơi, bắt nạt bạn bè và một số hình ảnh bạn bè yêu thương, đoàn kết, biết chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau. + Đây là hình ảnh gì? Hành vi này là đúng hay sai? + Nếu con là bạn nhỏ trong hình ảnh con sẽ làm gì khi bạn khóc nhè? + Bạn nào trong bức ảnh con thấy chưa ngoan? Vì sao? + Trong các bức ảnh trên con thích việc làm của bạn nào nhất? Vì sao? + Đã là bạn bè thì các con phải chơi với nhau như thế nào? + Ở lớp con thích chơi với bạn nào? Vì sao? - Cô giới thiệu bạn Jerry đưa đến cho cả lớp 1 số tình huống để trẻ giải quyết (bài giảng Elearning): + Hình ảnh nào sau đây thể hiện sự giúp đỡ bạn? + Hình ảnh nào sau đây tương ứng với hành động các con không nên làm? + Khi lớp có bạn mới đến học thì các con sẽ làm gì? - Như thế nào thì được gọi là “Chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau”? => Chia sẻ, giúp đỡ lần nhau là biết quan tâm, giúp đỡ, yêu quý bạn bè. Muốn trở thành một người bạn tốt, các con cần biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, biết nhường nhịn, đoàn kết với các bạn của mình và mọi người xung quanh. 3. Hoạt động 3: Thi tài * Phần thi thứ nhất: Bạn nào nhanh trí - Cô tạo tình huống: Cho trẻ xem một đoạn video câu chuyện “Đôi bạn tốt” và cho trẻ giải quyết tình huống bạn Gà con bị Cáo đuổi bắt. Cô gợi ý cho trẻ nghĩ cách giải cứu cho bạn Gà con. Mời 3 đội giơ tay trả lời. Đội nào trả lời nhanh và đúng sẽ được nhận được bông hoa. - Trò chuyện nội dung câu chuyện. + Thím vịt đem con đến gởi nhà ai? + Gà con tức giận đã nói gì với vịt? + Con gì rình bắt con gà? + Nếu con là vịt thì lúc đó con sẽ làm gì? Cô kể tiếp câu chuyện. - Cô giáo dục trẻ biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, biết nhường nhịn và đoàn kết với các bạn của mình. * Phần thi thứ hai: Chung sức + Cách chơi: 3 đội sẽ cử đại diện lên thi đua bật qua suối để tìm hình ảnh có hành vi đúng và sai dán lên bảng theo yêu cầu của cô. + Luật chơi: Mỗi lần chỉ một bạn bật lên dán sau đó chạy về cuối hàng và bạn khác lên dán. Kết quả mỗi đội bao nhiêu hình ảnh đúng thì sẽ được nhận bấy nhiêu bông hoa về cho đội của mình . * Phần thi thứ ba: Về đích + Cách chơi: Cho 3 đội về nhóm để chọn các hình ảnh có hành vi sai và gạch dấu nhân vào hành vi sai. + Đội nào gạch đúng nhiều hình ảnh sẽ nhận nhiều bông hoa. 4. Hoạt động 4: Kết thúc - Cô tổng kết lại số điểm các đội đạt được sau các vòng thi, đội nào nhiều hoa nhất thì đội đó chiến thắng. - Mời đại diện 3 đội lên nhận quà. - Cô củng cố lại nội dung bài học và nhắc nhở trẻ: + Làm thế nào để chúng ta trở thành những người bạn tốt? - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. - Cho trẻ nhẹ nhàng chuyển hoạt động. Truyện kể Đôi bạn tốt Thím Vịt bận đi chợ xa đem con đến gởi bác gà mái mẹ. Gà mái mẹ gọi con ra chơi với Vịt con. Gà con xin phép mẹ dẫn Vịt con ra vườn chơi và tìm giun để ăn. gà con nhanh nhẹn đi trước. Vịt con lạch bạch theo sau. Thấy Vịt con chậm chạp, Gà con tỏ ra không thích lắm. Ra tới vườn, Gà con lấy hai chân bới đất tìm giun. Ngón chân của Vịt có màng không bới đất được. Vịt con cứ lạch bạch khiến đất bị nén xuống. Gà con không tài nào tìm giun được. Gà con tức quá nói với Vịt con: – Bạn chẳng biết bới gì cả, bạn đi chỗ khác chơi để tôi bới một mình vậy. Vịt con thấy Gà con cáo với mình cũng buồn, liền bỏ ra ao tìm tép ăn. Một con Cáo mắt xanh, đuôi dài nấp trong bụi rậm, thấy Gà con đi tìm mồi một mình định nhảy ra vồ. Gà con sợ quá vội ba chân bốn cẳng chạy ra bờ ao. Gà con vừa chạy vừa kêu : “Chiếp, chiếp, chiếp !”. Vịt con đang lặn ngụp tìm tép, nghe tiếng bạn gọi vội lướt nhanh vào bờ kịp cõng bạn ra xa. Cáo chạy tới bờ đã thấy Gà và Vịt đang ở gần ao sâu. Chờ mãi không được, Cáo liếm mép và bỏ đi. Nhờ Vịt có đôi chân như mái chèo bơi rất nhanh mà Gà con thoát chết Lúc này Gà con mới thấy việc mình đuổi Vịt con là không tốt, và xin lỗi bạn. Vịt con không giận mà còn mò tép cho gà con ăn. Từ đấy mỗi khi Vịt con đến chơi. Gà con mừng tíu tít đi tìm giun cho Vịt con ăn. Gà con nhanh nhẹn đi trước, Vịt con lạch bạch theo sau. Hai bạn gà và Vịt rất quý mến nhau.
File đính kèm:
- phat trien tinh cam tham mi 5 tuoi_12730571.doc