Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Chủ đề nhánh: Gia đình tôi - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU:

- Cháu biết dùng lực của hai chân để bật xa một cách khéo léo.

- Rèn khả năng khéo léo, định hướng về phía trước.

- Góp phần giáo dục cháu phát triển thể chất.

II. CHUẨN BỊ:

- Đồ dùng của cô: Sân tập bằng phẳng rộng sạch, máy casset, đĩa nhạc chủ đề “ gia đình”.

- Đồ dùng của cháu: Vòng thể dục.

Lồng ghép tích hợp các chuyên đề: TKNL, BVMT, ATGT.

Lồng ghép các hoạt động khác như: Âm nhạc: “Đi đường em nhớ, cả nhà thương nhau”. Văn học: “ Cháu yêu bà”.

 

doc10 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 858 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Chủ đề nhánh: Gia đình tôi - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ hai, ngày 1 tháng 10 năm 2018
Chủ đề: Gia đình - nhánh: Gia đình tôi.
 Lĩnh vực phát triển thể chất
Hoạt động thể dục: VĐCB: Bật xa bằng 2 chân.
TC: Nhảy vào nhảy ra.
I. MỤC TIÊU:
- Cháu biết dùng lực của hai chân để bật xa một cách khéo léo.
- Rèn khả năng khéo léo, định hướng về phía trước.
- Góp phần giáo dục cháu phát triển thể chất.
II. CHUẨN BỊ:
- Đồ dùng của cô: Sân tập bằng phẳng rộng sạch, máy casset, đĩa nhạc chủ đề “ gia đình”. 
- Đồ dùng của cháu: Vòng thể dục.
Lồng ghép tích hợp các chuyên đề: TKNL, BVMT, ATGT.
Lồng ghép các hoạt động khác như: Âm nhạc: “Đi đường em nhớ, cả nhà thương nhau”. Văn học: “ Cháu yêu bà”.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt đông 1: Trò chuyện về chủ đề 
Cô cho cháu hát bài hát “Cả nhà thương nhau”, cô cùng cháu đàm thoại về nội dung bài hát, cô giáo dục cháu phải ngoan, vâng lời ông bà cha mẹ ở nhà phải biết giúp đỡ cha mẹ dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, khi sử dụng điện, nước tiết kiệm.
* Khởi động:
Cô cho cháu đi theo nhạc bài hát “ Đi đường em nhớ” kết hợp với các kiểu đi khác nhau: chậm, nhanh, châm, gót chân, mũi chân, chậm dần. Xếp thành 3 hàng ngang dãn cách đều nhau.
Hoạt động 2: Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung:
+ Tay - vai: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên (kết hợp với vẫy bàn tay, quay cổ tay, kiễng chân) (2l x 8n).
+ Bụng- Lườn: Ngửa người ra sau kết hợp tay giơ lên cao, chân bước sang phải, sang trái (2l x 8n). 
+ Chân: Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau (4l x 8n).
Cô cho các cháu đọc bài thơ “Cháu yêu bà”, chuyển đội hình thành 2 hàng đối diện cách đều nhau.
b. Vận động cơ bản:
Cô giới thiệu: Bật xa bằng hai chân 
Cô làm mẫu lần một trọn vẹn 
Cô làm mẫu lần 2 kết hợp với lời giải thích của cô 
Cô đứng phía trước vạch chuẩn, hai tay đưa ra trước gối hơi khuỵu, cô đưa hai tay ra sau, cô dùng lực của hai chân nhún bật về phía trước, chạm đất bằng hai mũi bàn chân đồng thời tay đưa về phái trước để giữ thăng bằng.
Cô cho hai cháu lên làm thử
Cô cho các cháu lần lượt thực hiện. Cô quan sát sửa sai cho các cháu
Cô tổ chức cho cháu thi đua kết hợp nhặt rác, cô giáo dục bảo vệ môi trường, nhắc cháu rửa tay, nhớ tiết kiệm nước. Cô quan sát kiểm tra kết quả và tuyên dương đội thằng cuộc.
c. Trò chơi: “Nhảy vào nhảy ra”.
Cô giới thiệu trò chơi và hướng dẫn các cháu chơi.
Cô tổ chức cho cháu chơi vài lần.
Hoạt động 3: Hồi tĩnh:
Cô cho cháu đi vòng tròn hít thở vừa đi vừa vẫy tay nhẹ nhàng.
Nhận xét – tuyên dương
Đánh giá cuối ngày
.... _______________________________________________________________
 Thứ ba, ngày 2 tháng 10 năm 2018 
Chủ đề: Gia đình - nhánh: Gia đình tôi.
 Lĩnh vực phát triển nhận thức
Hoạt động làm quen với toán: Dạy trẻ làm quen từ ngày đầu tuần đến cuối tuần như: Thứ hai học thể dụcThứ sáu học chữ cái.
I. MỤC TIÊU
- Cháu biết các ngày trong tuần, nhận biết được các hoạt động mà cháu được học, nhận biết các con số đã học và định hướng về thời gian.
- Cháu biết quan sát, nhận biết và định hướng về thời gian, khả năng sử dụng ngôn ngữ nói diễn đạt mối quan hệ giữa các hoạt động trong ngày của trẻ ở trường.
- Cháu biết quý trọng thời gian, thực hiện các thói quen đúng giờ các hoạt động ở trường, ở nhà.
II. CHUẨN BỊ
- Đồ dùng của cô: - Lốc lịch từ thứ 2 đến chủ nhật
- Thẻ từ thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu.
- Cổng, dây hoa, băng đĩa nhạc
- Đồ dùng của cháu: Mỗi tổ một lốc lịch các thứ trong tuần
Lồng ghép tích hợp các chuyên đề như: GDTTĐĐHCM
Lồng ghép các hoạt động khác như: Âm nhạc: “ Cả tuần đều ngoan” .
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Hát đàm thoại về nội dung bài hát.
Cô cùng các cháu hát bài “Cả tuần đều ngoan” cô đàm thoại về nội hát, giáo dục cháu biết ngoan ngoãn vâng lời cô giáo và vâng lời ông, bà, cha,mẹ, những người lớn xung quanh thế mới xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hố kính yêu.
Hoạt động 2: Nhận thức
*Nhận biết các ngày trong tuần
- Các con vừa được vận động theo lời bài hát nào?
- Trong bài hát có nhắc đến thứ nào trong tuần?
- Ngày đầu tiên trong tuần là ngày thứ mấy?
- Cô treo tờ lịch thứ 2 lên bảng cho trẻ quan sát 
- Cô nói đây chính là tờ lịch thứ 2, trong tờ lịch gồm có chữ và số.
- Cô cho các cháu đọc cùng cô.
- Các con nhìn xem đây là lốc lịch treo tường trên mỗi tờ lịch có ghi rõ ngày, tháng, năm. Trên mỗi tờ lịch có ghi thứ, ngày, tháng, và có ngày âm ghi ở phía dưới và ngày dương được ghi ở phía trên, được viết bằng chữ và số. Thứ biểu thị cho từng ngày.
- Ngày đầu tiên là thứ 2, ngày hôm sau là thứ mấy?
- Cô treo tờ lịch thứ 3 lên bảng trẻ đọc thứ 3.
- Vậy thứ 3 rồi đến ngày thứ mấy?
- Treo tờ lịch thứ 4
- Sau ngày thứ 4 sẽ là ngày thứ mấy?
- Ngày tiếp theo là ngày thứ mấy?
- Vậy sau ngày thứ 6 sẽ là ngày thứ mấy?
- Tờ lịch thứ 7 có gì khác so với các ngày khác? Vì sao lại có màu vàng? Vì đó là ngày nghỉ đấy tuy nhiên có một số cơ quan, trường học vẫn đi làm, đi học vào ngày thứ 7.
- Thế các con có biết sau ngày thứ 7 là ngày thứ mấy không?
- Trước khi gắn lên bảng cô cho cháu nói đặc điểm của ngày chủ nhật.
- Cô nói: Đúng rồi ngày chủ nhật có màu đỏ, các con có biết vì sao ngày chủ nhật lại có màu đỏ không? Vì ngày chủ nhật cán bộ công nhân viên, học sinh đều được nghỉ.
- Vậy một tuần có mấy ngày các con?
- Cô cho cháu đếm số ngày?
- Một tuần có 7 ngày, các ngày tăng dần trong tuần từ thứ 2 đến chủ nhật
- Cô cho cháu lấy 1 tập lịch ra và yêu cầu các cháu hãy xếp theo thứ tự 1 tuần lịch theo số ngày tăng dần từ trái sang phải thành một hàng ngang.
- Các con đi học vào những ngày nào, nghỉ học những ngày nào?
* Nhận biết các hoạt động mà trẻ học trong tuần.
- Đến với ngôi nhà không gian và thời gian. cô có 1 tập lịch tìm hôm nay là thứ mấy?
- Cô đưa tờ lịch ngày thứ 2 cho trẻ quan sát.
Cô nói đây là ngày thứ 2.
- Vậy thứ 2 cô dạy các con học gì nào?
 Mời 1 cháu lên tìm tờ lịch thứ 3, cô hỏi cả lớp ngày thứ ba các con được cô dạy làm gì?
- Mời 1 cháu lên tìm tờ lịch thứ 4, nói thứ tư cô dạy các con hoạt đông LQMTXQ cô và các con trò chuyện về ngôi nhà mà các con đang ở.
- Vậy ngày hôm nay là thứ mấy ? cô đang dạy các con cái gì?
- Và hôm nay cô dạy các con hoạt động làm quen với toán, cô cho các con lám quen với các ngày trong tuần và biết được các hoạt động học ở trường. Ngày hôm nay đã kết thúc chưa ?
-Vì sao ?
- Đúng rồi ngày hôm nay chưa kết thúc, vì bây giờ mới là buổi sáng các cháu đang học, chút nữa ba mẹ đón các con về ăn cơm, chiều, đến tối đi ngủ mới kết thúc một ngày đấy.
- Ngày thứ 7 cháu sẽ làm gì? Hết ngày thứ 7 thì đến ngày nào?
Vậy bắt đầu một tuần là thứ mấy? Kết thúc một tuần là ngày nào?
Một tuần có mấy ngày? Các con được học mấy hoạt động?
Cô cho cháu đếm số ngày trong tuần và nói tên các hoạt động học trong tuần.
- Cô đưa một số hoạt động trong trường Mẫu Giáo cho cháu quan sát.
 Hoạt động 3: Trò chơi “cánh cửa thời gian”
- Cách chơi : Cô cho cháu đi theo đường zích zắch, chui qua canh cổng thời gian lấy một tờ lịch gắn lên bảng xếp từ trái sang phải các ngày trong tuần theo thứ tự tăng dần từ thứ 2 đến chủ nhật và nói tên các hoạt động học.
- Luật chơi: Mỗi lượt chỉ được 1 bạn lên chơi, bạn gắn xong chạy về bạn tiếp theo mới được lên, đội nào xếp nhanh và nói đúng các hoạt động học đội đó dành chiến thắng. 
- Cô tổ chức cho 2 đội tham gia.
- Cô kiểm tra kết quả của 2 đội
Nhận xét- tuyên dương
 Đánh giá cuối ngày
.....
________________________________________________________________
 Thứ tư, ngày 3 tháng 10 năm 2018
Chủ đề: Gia đình - nhánh: Gia đình tôi.
 Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Hoạt động làm quen văn học: Truyện “Cây khế”
Truyện cổ tích Việt Nam
I. MỤC TIÊU
- Cháu biết tên chuyện, tên các nhân vật, hiểu nội dung chuyện; Người em thật thà, chăm chỉ, tốt bụng nên được hưởng sung sướng. Người anh tham lam nên đã bị trừng phạt. Biết được trình tự diễn biến câu chuyện. Biết kể lại chuyện theo sự gợi mở của cô.
- Cháu biết chú ý lắng nghe cô kể chuyện, biết trả lời đúng trọng tâm câu hỏi của cô, biết trả lời câu hỏi rõ ràng, đủ câu.
- Cháu mạnh dạn, tự tin, hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động. Cháu biết yêu thương, giúp đỡ người thân của mình, giúp đỡ bạn bè và mọi người.
II. CHUẨN BỊ
- Đồ dùng của cô: Mô hình câu chuyện, tranh minh họa, câu chuyện “Cây khế”
- Đồ dùng của cháu: Tranh minh họa từng đoạn truyện
- Lồng ghép hoạt các chuyên GDTTHCM.
- Lồng ghép hoạt động khác Âm nhạc bài: Cả nhà thương nhau; MTXQ: Trò chuyện về người thân trong gia đình.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: Hát, trò chuyện gây hứng thú
- Cô và cháu hát bài “Cả nhà thương nhau”
+ Trong bài hát có nhắc đến những ai trong gia đình?
+ Trong gia đình nhà con có những ai? Các thành viên trong gia đình con đối với nhau như thế nào?
- Trong mỗi gia đình chúng ta đều có các thành viên như: ông bà, bố mẹ, anh chị em cùng chung sống trong một ngôi nhà và phải yêu thương nhau. Nhưng có hai anh em nhà kia thì người anh lại tham lam và không yêu thương em mình, và vì quá tham lam mà người anh đã bị trừng phạt. Người anh đó có trong truyện nào?
Để biết các con lắng nghe cô kể chuyện nhé.
Hoạt động 2: Nhận thức 
- Cô kể lần 1: Kể trên mô hình bằng rối.
 Cô nói nội dung truyện: Câu chuyện kể về gia đình có hai anh em ruột nhưng người anh lam tham và lười biếng, chiếm hết của cải, gia tài cha mẹ để lại, chỉ chia cho người em một túp lều nhỏ, một mảnh vườn có cây khế.
 - Kể lần 2: Cho trẻ nghe chuyện “Cây khế” kết hợp tranh minh họa.
+ Đoạn 1: Từ đầu cho đến “Người em nuôi thân. Năm ấy đong gạo.”
Đoạn tuyên miêu tả người anh phân chi tài sản do cha mẹ để lại, người anh chỉ chia cho em một cây khế, cây khế sai quả, người em mừng vì có khế bán để mua gạo.
+ Đoạn 2: “Bỗng một hôm. Giúp đỡ những người nghèo khổ”
Chim Phượng Hoàng đến ăn khế và hứa sẽ trả vàng cho người em. Người em nghe chim nói cũng đành để cho chim ăn khế và về nhà may túi 3 gang. Mấy hôm sau.chia cho những người nghèo khổ.
+ Đoạn 3: “Người anh nhge tin em giàu. Hất người anh tham lam xuống biển với túi vàng.
Vì tham lam mà người anh bị rơi xuống biển.
 Cô giải thích từ “Gia tài” có nghĩa là của cải cha mẹ để lại như ruộng vườn, nhà cửa, trâu bò...
Cô cho cháu đặt tên truyện
Cô viết tên truyện lên bảng và cho cháu đọc.
Câu hỏi đạm thoại.
+ Người anh đã phân chia tài sản do cha mẹ để lại như thế nào?
+ Người em thì được chia những gì?
+ Nhưng điều gì đã xảy ra với cây khế của người em.
+ Thấy chim ăn khế, người em đã nói gì với chim? Ai nhắc lại lời của người em nào?
+ Chim Phượng Hoàng đã nói gì với người em?
+ Điều đó thể hiện người em là người như thế nào?
+ Nghe tin người em giàu có người anh đã làm gì?
+ Vì tham lam nên người anh đã bị trừng phạt như thế nào?
+ Trong câu chuyện này con học tập ai? Vì sao?
- Giáo dục cháu: Trong câu chuyện Cây khế, vì lòng tham nên người anh đã không nghĩ đến anh em ruột, giành hết của cải của cha mẹ để lại, chỉ cho người em có một túp lều nhỏ, một mảnh vườn có cây khế và bị trừng phạt. Còn người em thật thà nên được giúp đỡ và có cuộc sống sung sướng hạnh phúc.
- Chúng ta sống phải biết yêu thương nhau, nhất là anh em trong gia đình chúng ta phải biết yêu thương, nhường nhịn, giúp đỡ nhau.
- Kể lần 3: Cháu kể chuyện cùng cô
Hoạt động 3: Trò chơi: Đóng kịch
- Cô sẽ là người dẫn truyện, còn các bạn sẽ nhận vai các nhân vật trong truyện sau đó cùng nhau đóng kịch theo câu truyện.
- Tổ chức cho cháu đóng vai các nhân vật trong truyện.
Nhận xét- tuyên dương
 Đánh giá cuối ngày
.....
________________________________________________________________
Thứ năm, ngày 4 tháng 10 năm 2018
Chủ đề: Gia đình - nhánh: Gia đình tôi.
 Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Hoạt động tạo hình: Vẽ chân dung người thân trong gia đình.
(Đề tài)
I. MỤC TIÊU:
- Cháu biết vẽ chân dung người thân trong gia đình.
- Cháu biết sử dụng các nét cơ bản để vẽ chân dung người thân trong gia đình, biết dùng tay phải cầm bút, tay trái vịn giấy, biết ngồi ngay ngắn không tì ngực và tô màu không lem ra ngoài.
- Cháu hứng thú tham gia hoạt động. Cháu biết yêu quý gia đình của mình, biết kính trọng ông bà bố mẹ, biết nhường nhịn em nhỏ, 
 II. CHUẨN BỊ
 - Đồ dùng của cô: 3 tranh về gia đình
+ Tranh 1: Vẽ cả gia đình đang ngồi quay quần
+ Tranh 2: Cả gia đình đi chơi công viên
+ Tranh 3: Vẽ chân dung cả gia đình, Giá treo tranh, que chỉ, nhạc không lời.
- Đồ dùng của cháu: Giấy A4, hộp sáp màu.
- Lồng ghép hoạt các chuyên GDTTHCM.
- Lồng ghép hoạt động khác Âm nhạc bài: Cả nhà thương nhau; MTXQ: Trò chuyện về người thân trong gia đình.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Hát, trò chuyện về gia đình. 
- Cô và cháu cùng hát bài “ Cả nhà thương nhau”
- Các con vừa hát bài gì?
- Trong gia đình các con có mấy người?
- Trong gia đình các con có những thành viên nào?
Hoạt động 2: Nhận thức
Cô cho cháu quan sát và nhận xét tranh.
- Trong bức tranh cô vẽ gì đây?
- Cha, mẹ, bé đang làm gì?
- Trong gia đình thì con thương ai nhất?
- Khi cho con vẽ người thân trong gia đình con sẽ vẽ ai?
- Khi vẽ người thì vẽ như thế nào?
- Cô gợi ý cho cháu nêu dự định của mình khi vẽ chân dung người thân trong gia đình như thế nào?
- Cô gợi ý cháu vẽ thêm các chi tiết để bức tranh cân đối hơn.
- Cô nhắc cháu cách ngồi, tư thế cầm bút.
- Khi vào bàn vẽ thì các con phải như thế nào?
Hoạt động 3: Cháu thực hiện.
Trong khi cháu vẽ cô nhắc trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút, cô mở nhạc không lời.
Trong quá trình cháu vẽ cô khái quát, hướng cháu tới những người thân trong gia đình mình, đặc điểm mỗi thành viên trong gia đình mình.
Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm:
Cho cháu treo tranh, tiến hành nhận xét.
- Con thích tranh nào nhất? Vì sao con thích? Cô cho cháu nhận xét tranh của mình và của bạn. 
- Cô nhận xét, khái quát.
Nhận xét- tuyên dương
 Đánh giá cuối ngày
.....
________________________________________________________________
Thứ sáu, ngày 5 tháng 10 năm 2018
Chủ đề: Gia đình - nhánh: Gia đình tôi.
 Lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội
Hoạt động làm quen MTXQ: Trò chuyện về gia đình bé
(Những thành viên trong gia đình bé)
I. MỤC TIÊU:
- Cháu biết được của các thành viên trong gia đình (ông bà nội ngoại, bố mẹ, anh chị), biết mối quan hệ  giữa các thành viên trong gia đình. 
- Cháu biết được trong gia đình có 1-2 con là gia đình ít con, từ 3 con trở lên là gia đình đông con, gia đình nhiều thế hệ , biết số lượng các thành viên trong gia đình.
- Cháu chú ý trong giờ học, cháu biết yêu thương kính trọng mọi người trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ:
- Đồ dùng của cô: Tranh ảnh về những thành viên trong gia đình.
- Đồ dùng của cháu: Viết màu, giấy vẽ
Lồng ghép các CĐ: GDATGT, GDTKNL, GDVS
Lồng ghép các hoạt động khác: Âm nhạc: “ Cả nhà thương nhau, niềm vui gia đình”. Toán: Đếm số lượng. MTXQ: Trò chuyện về người thân trong gia đình.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Hát, trò chuyện.
- Cô và cháu hát bài “Cả nhà thương nhau”.
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói về gì?
- Mỗi chúng ta ai cũng có một gia đình. Gia đình là nơi có những người thân yêu cùng chung sống, mọi người trong gia đình luân yêu thương , quan tâm và chăm sóc lẫn nhau vậy giờ học hôm nay cô và các con cùng trò truyện về gia đình mình nhé.
Hoạt động 2: Nhận thức.
- Các con có muốn nghe cô kể về gia đình cô không?
- Cô kể về gia đình: Gia đình cô có 4 người đó là cô, chồng cô và hai con gái cô. Cô làm nghề giáo viên, chồng cô làm nghề xây dựng, hai con gái đang học lớp 3 và lớp chồi, sở thích của gia đình cô là đi chơi công viên vào những ngày nghỉ cuối tuần.
- Cho 1 số cháu kể về gia đình mình (gia đình có những ai? công việc của từng người)
-Trong gia đình con có những ai?
- Bố, mẹ con làm nghề gì?
- Gia đình con có mấy người?
- Ở nhà con giúp mẹ những công việc gì?
- Vào những ngày nghỉ gia đình con thường đi chơi ở đâu?
- Gia đình là nơi các thành viên trong gia đình cùng chung sống với nhau, yêu thương quan tâm và chăm sóc lẫn nhau. Có những gia đình không sống chung với ông bà nhưng có gia đình sống chung cùng ông bà.
- Cô đố các con biết Ông bà nội là người sinh ra ai?
- Ông bà ngoại là người sinh ra ai?
- Mỗi chúng ta ai cũng có 2 ông bà đó là ông bà ngoại và ông bà nội. ông bà nội là người sinh ra bố còn ông bà ngoại là người sinh ra mẹ.
- Cô còn có rất nhiều những hình ảnh về gia đình nữa cô và các con cùng quan sát nhé .
+ Tranh 1: Gia đình 1 con
- Các con có nhận xét gì về gia đình này?
- Gia đình này có mấy người?
- Cô củng cố lại câu trả lời của trẻ.
+ Tranh 2 : Gia đình có 3 con
- Cô cho trẻ xem hình ảnh gia đình?
- Các con có nhận xét gì về gia đình?
- Gia đình này có mấy người?
- Gia đình này có mấy con?
- Các con suy nghĩ xem gia đình này thuộc gia đình đông con hay gia đình ít con?
- Cô củng cố lại câu trả lời của trẻ.
+ Tranh 3: Gia đình có 2 con
- Các con có nhận xét gì về gia đình này?
- Gia đình này có mấy con?
- Gia đình này thuộc gia đình đông con hay gia đình ít con?
- Cô củng cố lại câu trả lời của trẻ.
+ Tranh 4: Gia đình nhiều thế hệ.
- Các con có nhận xét gì về gia đình này?
- Gia đình này có bao nhiêu người? (Cô cho trẻ đếm)
- Các con biết không có gia đình có 1 con , gia đình có 2 con, gia đình có nhiều con và có gia đình thì sống chung cùng ông bà , có gia đình sống chung với ông bà. Vì vậy mà người ta chia ra các kiểu gia đình: Gia đình đông con, gia đình ít con và gia đình nhiều thế hệ
+ Những gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con gọi là gia đình ít con, gia đình này có cuộc sống khá hơn đỡ vất vả hơn.
+ Gia đình có từ 3 con trở lên gọi là gia đình đông con, cuộc sống sẽ vất vả hơn và khó khăn hơn.
+ Gia đình sống chung với ông bà gọi là gia đình nhiều thế hệ hay còn gọi là gia đình lớn, còn gia đình không sống chung cùng ông bà gọi là gia đình nhỏ.
- Giáo dục: Cho dù mỗi gia đình có số lượng thành viên khác nhau, nhưng mọi người trong gia đình đều thương yêu chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau biết kính trọng yêu thương ông bà cha mẹ, các con chăm ngoan học giỏi.
*So sánh gia đình đông con và gia đình ít con
- Giống nhau: Cố bố mẹ và con
- Khác nhau: Gia đình có ít con và gia đình có đông con
Hoạt động 3: Kết thúc
- Các con có yêu quý gia đình của mình không?
- Các con hát múa vang bài '' Niềm vui gia đình”.
Nhận xét - tuyên dương.
Đánh giá cuối ngày
.....
_______________________________________________________________ 

File đính kèm:

  • docgiao an chu de gia dinh_12674360.doc
Giáo Án Liên Quan