Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên - Chủ đề nhánh: Một số hiện tượng tự nhiên - Đề tài: Làm quen chữ cái - Đỗ Thị Mai Hồng Nhung

I. Mục đích yêu cầu

- Trẻ nhận biết và phát âm chính xác nhóm chữ cái: v, r và các chữ cái đã học

- Rèn cho trẻ kĩ năng so sánh, phân biệt được cấu tạo sự khác nhau của chữ cái v, r

- Rèn cho trẻ tình nhanh nhẹn trong các trò chơi

- Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của các hiện tượng tự nhiên.

- Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, luyện tập.

II. Chuẩn bị

1. Của cô

- Máy tính, powerpoint, giáo án, trò chơi

2. Của trẻ

- Rổ, thẻ chữ cái, chữ cái rời bằng xốp đủ cho trẻ

 

doc4 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 679 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên - Chủ đề nhánh: Một số hiện tượng tự nhiên - Đề tài: Làm quen chữ cái - Đỗ Thị Mai Hồng Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên
Chủ đề nhành: Một số hiện tượng tự nhiên
Đề tài: Làm quen chữ cái v, r
Độ tuổi: 5-6 tuổi
Thời gian: 30-35p
Người dạy: Đỗ Thị Mai Hồng Nhung
Lớp dạy: lá 4
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ nhận biết và phát âm chính xác nhóm chữ cái: v, r và các chữ cái đã học
- Rèn cho trẻ kĩ năng so sánh, phân biệt được cấu tạo sự khác nhau của chữ cái v, r
- Rèn cho trẻ tình nhanh nhẹn trong các trò chơi
- Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của các hiện tượng tự nhiên.
- Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, luyện tập.
II. Chuẩn bị
1. Của cô
- Máy tính, powerpoint, giáo án, trò chơi
2. Của trẻ
- Rổ, thẻ chữ cái, chữ cái rời bằng xốp đủ cho trẻ
III. Tổ chức hoạt động
- Xin chào mừng các bạn đến với chương trình: “ Bé vui học chữ” của chúng ta ngày hôm nay. Tham gia chơi trong chương trình hôm nay là các bạn nhỏ đến từ lớp lá 4. Chương trình của chúng ta gồm có 2 phần.
+ Phần thứ nhất: Hiểu biết
+ Phần thứ hai: Vượt qua thử thách
- Trước khi bước vào chương trình cô mời các con hát bài: “Cho tôi đi làm mưa với” (trẻ vừa hát vừa đi vòng tròn lấy rổ đựng chữ cái và về chỗ ngồi)
- Các con vừa hát bài gì?
- Trong bài hát nói về điều gì? 
- Hiện tượng thiên nhiên nào được nhắc trong bài hát? Ngoài mưa ra còn có những hiện tượng thiên nhiên nào mà các con biết nữa?
	Mỗi hiện tượng thiên nhiên đều có một vẻ đẹp khác nhau, vì vậy các con hãy theo dõi những hiện tượng thiên nhiên và cảm nhận vẻ đẹp đó nhé. Chúc các con có những ngày quan sát thật vui và ý nghĩa. 
Hoạt động 1/ Làm quen chữ cái v, r. 
* Phần thứ 1: Hiểu biết.
* Làm quen chữ v.
- Cô mời các con cùng hướng mắt lên màn hình xem ban tổ chức đưa ra hình ảnh gì đây?
- Cô cho trẻ xem hình ảnh “Cầu vồng”, Chiếu hình ảnh trên slied. Xuất hiện từ dưới tranh.
+ Cho cả lớp đọc từ phía dưới “Cầu vồng”. 
Hỏi trẻ: Từ: “cầu vồng” có bao nhiêu tiếng, bao nhiêu chữ cái?
- Trẻ lên tìm chữ cái học rồi. Cho lớp kiểm tra.
- Vừa rồi bạn đã tìm được những chữ cái đã học rồi. Còn đây là chữ cái mà chương trình “Bé vui học chữ” hôm nay chúng ta được làm quen đấy.
- Cô cho cháu xem chữ v
- Cô xuất hiện chữ v cho trẻ quan sát.
- Bạn nào biết chữ này có thể phát âm cho cô và cả lớp cùng nghe được không?
- Mời một vài trẻ phát âm.
- Cô phát âm 2 lần sau đó hỏi trẻ “Bạn có nhận xét gì khi nghe cô phát âm?
- Cô khái quát cách phát âm chữ “v” 
- Cô cho trẻ phát âm: Lớp, tổ, cá nhân phát âm. Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cô cho 2 bạn quay mặt vào nhau phát âm và nhắc trẻ chú ý miệng của bạn khi phát âm.
- Cho trẻ sờ chữ “ v” in rỗng. 
- Cho trẻ nhận xét về cấu tạo chữ “v” (2-3 trẻ)
- Cô khái quát: Cô khái quát cấu tạo của “chữ v” gồm có 2 nét: một nét xiên bên trái và một nét xiên bên phải”.
- Cô cho lớp phát âm lại chữ “v” 1 lần.
 - Cô giới thiệu chữ “v” in hoa, in thường, viết thường (3 chữ này có cách viết khác nhau nhưng có cùng 1 cách đọc là “v”). Cho lớp đọc.
* Làm quen chữ r.
- Cô cho trẻ xem hình ảnh “Mặt trời”, Chiếu hình ảnh trên slied. Xuất hiện từ dưới tranh.
+ Cho cả lớp đọc từ phía dưới “Mặt trời”. Hỏi trẻ: Từ: “mặt trời” có bao nhiêu tiếng, bao nhiêu chữ cái?
- Trẻ lên tìm chữ cái học rồi. Cho lớp kiểm tra.
- Cô xuất hiện chữ “r” cho trẻ quan sát.
- Bạn nào biết chữ này và có thể phát âm cho cô và cả lớp cùng nghe được không?
- Mời một trẻ phát âm.
- Cô phát âm 2 lần sau đó hỏi trẻ “Bạn có nhận xét gì khi nghe cô phát âm?
- Cô khái quát lại cho trẻ nhớ cách phát âm 
- Lớp phát âm 2-3 lần .
- Cá nhân phát âm.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cô cho 2 bạn quay mặt vào nhau phát âm và nhắc trẻ chú ý miệng của bạn khi phát âm.
-. Cho trẻ sờ chữ r in rỗng 
- Cho trẻ nhận xét về cấu tạo chữ r (2-3 trẻ)
- Cô khái quát cấu tạo của chữ r: “Chữ r gồm có 2 nét: 1 nét sổ thẳng và 1 nét móc ngắn phía trên bên phải. 
. Cô cho lớp phát âm lại chữ “ r ” 1 lần.
 - Cô giới thiệu chữ “r” in hoa, in thường, viết thường (3 chữ này có cách viết khác nhau nhưng có cùng 1 cách đọc là “r”). Cho lớp đọc.
- So sánh hai chữ v, r
- Cô xuất hiện trên slide hai chữ v, r. Các con thấy hai chữ này có gì giống nhau, có gì khác nhau.
- Cô khái quát lại sự giống và khác nhau từng nét trên slie.
+ Giống nhau: chữ v và chữ r đều có 2 hai nét
+ Khác nhau: Chữ “v” có 2 nét xiên 1 nét xiên bên trái và 1 nét xiên bên phải. Còn chữ r có 1 nét sổ thẳng và 1 nét móc ngắn phía trên bên phải
Hoạt động 2: Trò chơi 
*Phần thứ 2: Vượt qua thử thách.
	Ở phần vượt qua thử thách có 3 trò chơi, mỗi trò chơi sẽ có cách chơi và luật chơi khác nhau, các con chú ý lắng nghe và làm cho đúng theo yêu cầu của trò chơi nhé
* Trò Chơi 1: Lấy chữ theo yêu cầu của cô
- Cách chơi: Cô nói cấu tạo; phát âm chữ cái gì thì trẻ phải chọn chữ cái đó giơ lên
- Luật chơi: cả lớp cùng chơi, phải tìm đúng chữ cái theo yêu cầu của cô.
- Cô nhận xét, sửa sai và tuyên dương trẻ
* Trò Chơi 2: Xếp chồng từ lớn tới bé
- Cách chơi: Chia thành 2 đội, mỗi đội có nhiệm vụ là chọn các khối có chữ v hoặc r xếp chồng lên nhau theo thứ tự từ lớn tới bé đúng yêu cầu của cô 
* Trò chơi: Về đúng chữ
- Cô giới thiệu lại cách chơi, luật chơi cho trẻ hiểu.
- Cách chơi: Trên sàn nhà cô dán rất nhiều ô có chứa chữ cái v, r. Khi cô thả xắc xô có chữ gì rớt xuống thì các con nhanh chân chạy về ô có chứa chữ cái đó. Bạn nào chạy về sai ô thì bạn ấy chịu phạt theo hình phạt của lớp yêu cầu
- Luật chơi: đoàn kết, không xô đẩy
- Cô tiến hành cho trẻ chơi, cô quan sát, nhận xét tuyên dương trẻ.
- Tổ chức cho trẻ chơi 1-2 lần.
- Cô kiểm tra kết quả. 
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ

File đính kèm:

  • docgiao an lam quen chu cai vr_12849725.doc
Giáo Án Liên Quan