Giáo án Lớp Lá - Chủ đề lớn: Gia đình - Chủ đề nhỏ: Nhu cầu của gia đình - Phạm Thị Thu Trang

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

* 5 tuổi:

- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm (Cấu tạo, chất liệu, công dụng.) của một số đồ dùng trong gia đình

- Trẻ biết phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng (C20-CS96)

- Phát triển ngôn ngữ, khả năng quan sát và phán đoán, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.

* 4 tuổi:

- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của một số đồ dùng đơn giản trong gia đình

- Trẻ biết phân loại các đồ dùng theo một hoặc 2 dấu hiệu

- Phát triển ngôn ngữ, kỹ năng quan sát, nhận biết, ghi nhớ cho trẻ

*3 tuổi:

- Trẻ nói được tên của một số đồ dùng đơn giản trong gia đình

- Biết phân loại các đồ dùng theo dấu hiệu nổi bật

- Phát triển kỹ năng quan sát, ngôn ngữ cho trẻ

* Giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo quản đồ dùng, khi sử dụng những đồ dùng như quạt điện cần đảm bảo an toàn không tự ý cắm điện hay cho tay vào trong lồng quạt vì sẽ gây nguy hiểm cho bản thân

 

doc4 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 798 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề lớn: Gia đình - Chủ đề nhỏ: Nhu cầu của gia đình - Phạm Thị Thu Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên hoạt động: Môi trường xung quanh
Tên đề tài “Tìm hiểu một số đồ dùng trong gia đình”
Chủ đề lớn: Gia đình
Chủ đề nhỏ: Nhu cầu của gia đình.
Đối tượng: MG 3, 4, 5 tuổi Nhuần 2
Thời gian: 30 – 35 phút
Người soạn: Phạm Thị Thu Trang
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
* 5 tuổi: 
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm (Cấu tạo, chất liệu, công dụng....) của một số đồ dùng trong gia đình
- Trẻ biết phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng (C20-CS96)
- Phát triển ngôn ngữ, khả năng quan sát và phán đoán, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. 
* 4 tuổi: 
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của một số đồ dùng đơn giản trong gia đình
- Trẻ biết phân loại các đồ dùng theo một hoặc 2 dấu hiệu
- Phát triển ngôn ngữ, kỹ năng quan sát, nhận biết, ghi nhớ cho trẻ
*3 tuổi: 
- Trẻ nói được tên của một số đồ dùng đơn giản trong gia đình 
- Biết phân loại các đồ dùng theo dấu hiệu nổi bật
- Phát triển kỹ năng quan sát, ngôn ngữ cho trẻ
* Giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo quản đồ dùng, khi sử dụng những đồ dùng như quạt điện cần đảm bảo an toàn không tự ý cắm điện hay cho tay vào trong lồng quạt vì sẽ gây nguy hiểm cho bản thân
II. CHUẨN BỊ 
* Đồ dùng của cô
- Một số đồ dùng gia đình: 1 bát sứ, 1cốc sứ, 1 nồi, quạt
- Đồ dùng bằng nhựa để trẻ chơi trò chơi
- Hình ảnh đồ dùng trên máy tính cho trẻ quan sát
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài (3 phút)
- Chúng mình đang học chủ đề gì?
- Các con ạ mỗi chúng ta ai cũng đều cố một tổ ấm gia đình, trong gia đình mọi người đều yêu thương nhau. Để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày cần rất nhiều đồ dùng như đồ dùng để ăn uống: bát, thìa, đũa..đồ dùng để mặc như quần áo, đi lại như xe máy, xe đạp. 
- Hôm nay chúng mình sẽ cùng nhau tìm hiểu về một số đồ dùng trong gia đình nhé. Thế chúng mình có muốn đi siêu thị cùng cô không nào?
- Cô chia lớp thành 3 nhóm để đi siêu thị mua đồ dùng (Nền nhạc bài cả nhà thương nhau)
2. Hoạt động 2: Phát triển bài ( 25 phút)
a. Tìm hiểu về 1 số đồ dùng trong gia đình
- Cho trẻ về các nhóm và tìm hiểu về loại đồ dùng mà nhóm mình vừa mua
* Quan sát cái bát
- Mời nhóm 1 giới thiệu về món đồ dùng mà mình vừa mua được (Tên, đặc điểm màu sắc, hình dáng..)
- Cô đưa cái bát ra hỏi trẻ
- 3 tuổi: Cô có cái gì đây? Bát màu gì?
- 4 tuổi: Cái bát dùng để làm gì?
- 4+ 5 tuổi: Miệng bát có dạng hình gì ? 
- 4 tuổi: Khi ăn cơm chúng ta cầm bát bằng tay nào?
- 5 tuổi: Cái bát này làm bằng chất liệu gì? Để bát luôn sạch sẽ phải làm gì?
=> Cô chốt: Cái bát này được làm bằng sứ miệng bát tròn, nền bát màu trắng có hoa trang trí xung quanh. Ngoài ra còn có những cái bát làm bằng nhựa, bằng thủy tinh. Đó đều là đồ dùng trong gia đình để phục vụ nhu cầu ăn uống. Khi ăn cơm các con cầm bát bằng tay trái, ăn xong chúng ta phải rửa để cho bát luôn sạch sẽ.
* Quan sát cái cốc:
- Mời nhóm 2 lên và giới thiệu về món đồ mà nhóm mua được
- 3 tuổi: Cô đưa cái cốc ra hỏi “đây là cái gì ?”
- 5 tuổi: Cái cốc dùng để làm gì ?
- 4 tuổi: Cô chỉ vào quai cốc hỏi trẻ “cái gì đây ? Để làm gì ?”
- 5 tuổi: Cái cốc này được làm bằng chất liệu gì ?
=> Cô chốt: Cái cốc là đồ dùng trong gia đình dùng để uống nước. Cái cốc này có màu trắng, miệng cốc có dạng hình tròn, có quai để cầm, được làm bằng sứ. Có rất nhiều loại cốc khác nhau và được làm bằng nhiều chất liệu như: Thủy tinh, nhựa inoxKhi dùng hàng ngày chúng ta cần vệ sinh sạch sẽ, tránh làm rơi vỡ cốc vì những mảnh cốc sẽ làm đứt chân tay
* Quan sát cái nồi:
- Nhóm 3 giới thiệu về đồ dùng vừa mua
- Cô đưa cái nồi ra hỏi
+ 3 tuổi: Cái gì đây? 
+ 4 tuổi: Cô chỉ vào quai nồi hỏi: “Đây là cái gì?”, Có mấy cái quai nồi ? ( Trẻ đếm)
+ 5 tuổi: Cô chỉ vào vung nồi hỏi: “Đây là cái gì ?”
+ 4+ 5 tuổi: Cái nồi này làm bằng chất liệu gì ?
=> Cô chốt: Cái nồi là đồ dùng trong gia đình dùng để nấu thức ăn. Cái nồi có vung nồi, có 2 cái quai để cầm cho dễ, cái nồi này được làm bằng inox, 1 số nồi khác còn được làm bằng nhôm, thủy tinh và nó là đồ dùng cần thiết cho gia đình đấy các con ạ.
* Cho trẻ đọc đồng dao“Cái bống là cái bống bang”
- Trẻ đọc và về chỗ ngồi
* Cái quạt
- 3 + 4 tuổi: Đây là cái gì?
- 5 tuổi: Bạn nào có thể chỉ các bộ phận của cái quạt
- 4 tuổi: Quạt dùng để làm gì?
- 5 tuổi: Muốn cho quạt quay thì chúng mình phải làm gì? 
- 4 tuổi: Quạt máy là đồ dùng sử dụng năng lượng gì?
 => Quạt là đồ dùng sử dụng năng lượng điện có tác dụng làm mát cho con người. Khi sử dụng chúng mình cần nhớ là phải tiết kiện điện. Khi nóng thì mới bật quạt và khi ra khỏi phòng thì phải tắt quạt nhé
b. Đàm thoại sau quan sát - Mở rộng 
+ 4 Tuổi: Chúng mình vừa tìm hiểu về những đồ dùng gì?
- Những đồ dùng nào phục vụ cho nhu cầu ăn uống? 
+ 5 Tuổi: Ngoài đồ dùng mà chúng ta vừa làm quen thì chúng mình còn biết những đồ dùng nào nữa?
-> Cô kết luận: Ngoài đồ dùng để ăn, uống trong gia đình chúng mình còn có đồ đồ dùng để giải trí như ti vi, đài, đồ dùng phục vụ nhu cầu đi lại: xe máy, xe đạp, đồ dùng để mặc như quần áo, mũ nón, giầy dép
- Cho trẻ xem ảnh 1 số đồ dùng khác như: Tủ lạnh, ti vi, máy giặt, máy sấy tóc, cái ô, xe máy..
- Để đồ dùng bền đẹp khi sử dụng các con phải làm gì?
* Giáo dục trẻ biết sử dụng đúng cách, giữ gìn, bảo quản đồ dùng, khi sử dụng những đồ dùng như quạt điện cần đảm bảo an toàn để không tự ý cắm điện hay cho tay vào trong lồng quạt 
c. Củng cố
* Trò chơi “Đội nào nhanh”
- Cách chơi: Cô chia trẻ thành 3 đội các đội bật qua vòng chạy lên lấy đồ dùng và bỏ vào rổ của đội mình sau đó trở về đứng cuối hàng. Trong thời gian 1 bản nhạc đội nào lấy được nhiều hơn sẽ là đội thắng cuộc
- Cho trẻ chơi 2 lần, cô quan sát
3. Kết thúc (2 phút)
- Trẻ đọc thơ “Cái bát xinh” và ra chơi
- Gia đình
- Trẻ nghe
- Trẻ thực hiện
- Cái bát, màu trắng
- Đựng cơm, đựng canh
- Hình tròn, bát nhẵn mịn
- Tay trái
- Bát làm bằng sứ, rửa bát
- Trẻ lắng nghe
- Cái cốc
- Uống nước
- Cái quai cốc, để cầm
- Làm bằng sứ
- Lắng nghe
- Cái nồi
- Hình tròn
- Cái quai nồi, có 2 cái quai nồi
- Cái vung nồi 
- Làm bằng inox
- Lắng nghe
- Cái quạt
- 2 trẻ
- Dùng để làm mát
- Cắm điện, vặn nút điều khiển
- Đồ dùng sử dụng năng lượng điện
- Trẻ nghe
- 1 số đồ dùng để ăn uống, nấu..
- Trẻ kể
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Lắng nghe cách chơi
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ đọc thơ và ra chơi

File đính kèm:

  • dockham pha khoa hoc 5 tuoi_12845581.doc
Giáo Án Liên Quan