Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên - Đo dung tích của các vật bằng một đơn vị đo

1. Kiến thức:

- Trẻ biết đo dung tích của các vật bằng một đơn vị đo, biết so sánh và diễn đạt kết quả đo.

- Trẻ hiểu được khi sử dụng cùng một đơn vị đo (cái ly), nếu đối tượng nào đong được nhiều lần (ly) hơn thì có dung tích lớn hơn và đựng được nhiều nước hơn.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng khéo léo khi đong đo, không bị đổ nước ra ngoài

- Rèn kỷ năng quan sát, so sánh, phán đoán,

- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng hợp tác cùng bạn.

3. Thái độ:

- Trẻ tích cực tham gia hoạt động .

- Giáo dục trẻ biết bảo vệ các nguồn nước sạch, bảo vệ môi trường.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 906 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên - Đo dung tích của các vật bằng một đơn vị đo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực:
Phát triển nhân thức
Chủ đề:
Nước và hiện tượng tự nhiên
Hoạt động:
Đo dung tích của các vật bằng một đơn vị đo
Lớp:
Mẫu giáo 5-6 tuổi
Người dạy:
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết đo dung tích của các vật bằng một đơn vị đo, biết so sánh và diễn đạt kết quả đo.
- Trẻ hiểu được khi sử dụng cùng một đơn vị đo (cái ly), nếu đối tượng nào đong được nhiều lần (ly) hơn thì có dung tích lớn hơn và đựng được nhiều nước hơn.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng khéo léo khi đong đo, không bị đổ nước ra ngoài
- Rèn kỷ năng quan sát, so sánh, phán đoán,
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng hợp tác cùng bạn.
3. Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động .
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ các nguồn nước sạch, bảo vệ môi trường.
II/ CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của trẻ: 
- Cá nhân: 
Mỗi trẻ: 3 chai nước( xanh, đỏ, vàng); 01 cái ly để đong nước, thẻ số từ 5-10.
09 cái xô nhỏ, 09 cái rổ, 09 cái ca, 09 chai nước trong.
 - Nhóm: 
+ Trò chơi 1: 3 thau nhỏ có chứa hỗn hợp nước và rau, củ đã xay nhuyễn ; 6 cái ca nước, 3 cái lưới lọc, 3 ly . 
+ Trò chơi 2: 2 chai 1 lít, 2 cái ly, 2 cái xô, 2 cái phểu.
2. Đồ dùng của cô:
- Băng đĩa có một số bài hát chủ điểm hiện tượng tự nhiên.
- 3 chai nước giống trẻ
- 1 ca nước và 1 chai nước .
3. Địa điểm : Học ngoài trời.   
III/ TIẾN HÀNH:
* Ổn định tổ chức:
- Cô cùng trẻ hát vận động bài: Bé học toán
- Trò chuyện: bài hát nói về điều gì? Bé học được những gì?..
=> Các con đã được học đếm, được chơi với các con số,... Hôm nay cô sẽ cho các con chơi đong nước.
- Cô hướng dẫn trẻ đến giá đựng nước và tự chọn cho mình 1 chai nước theo ý thích.
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ nghe cô nói
- Trẻ lấy 1 bạn 1 chai nước.
* HOẠT ĐỘNG 1: Bé chơi với 3 chai nước
- Trò chơi: Tạo nhóm.
Tạo 1 nhóm 3 bạn với 3 chai nước màu sắc khác nhau.
- Các con nhận xét gì về 3 chai nước của nhóm mình? (Chai màu xanh cao nhất, chai màu vàng thấp hơn, chai màu đỏ thấp nhất)
- Yêu cầu trẻ chọn chai nước cao nhất và thấp nhất.
- Nước để làm gì? ( Để uống, tưới cây,..)
- Hằng ngày các con dùng gì để uống nước?
- Trẻ tham gia trò chơi và thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Trẻ trả lời theo sự hiểu biết.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ trả lời
* HOẠT ĐỘNG 2: Bé đong, đo nước trong các vật bằng 1 đơn vị đo.
* Lần 1: Trẻ chơi với chai nước màu xanh và màu đỏ. 
- Biết chính xác chai nào nhiều nước hơn và chai nào ít nước hơn cô mời cả lớp đến với hoạt động “Đong nước bằng 1 cái ly ”
- Hôm nay các con sẽ dùng cái ly để đong nước trong 2 chai, xem mỗi chai được bao nhiêu ly nước và tìm thẻ số tương ứng gắn vào.
* Trẻ chuyển đội hình: Trẻ về bàn 
- Trẻ thực hiện đong nước. 
+ Lượt 1: Trẻ đong chai nước thấp hơn (màu đỏ). 
Chai thấp hơn đong được bao nhiêu ly nước?
+ Lượt 2: Trẻ đong chai nước cao hơn( màu xanh) 
Chai cao hơn đong được bao nhiêu ly nước?
(Nếu trẻ nào có đáp án sai thì cô tiến hành cho trẻ đong lại)
- Trẻ thực hiện: Cô bao quát cả lớp và giúp những trẻ thực hiện còn lúng túng.
+ Sau khi đong các con thấy chai nào nhiều nước hơn? Vì sao?
+ Chai nước màu xanh nhiều hơn chai nước màu đỏ bao nhiêu ly nước?
* Cô nhận xét, khen trẻ, chuyển hoạt động.
* Lần 2: Trẻ chơi với chai nước và ca nước.
- Cô giới thiệu hoạt động 2.
- Cho trẻ phán đoán lượng nước trong ca và trong chai.
+ Nhìn xem chai đựng nhiều nước hơn hay ca đựng nhiều nước hơn? Vì sao? 
- Cho trẻ chọn đồ dùng về 2 nhóm và thực hiện đong nước.
Nhóm 1: Đong nước trong chai
Nhóm 2: Đong nước trong ca 
- Trẻ nói kết quả sau khi đong.
- Cô khái quát: Khi nhìn bằng mắt chúng ta không thể đoán chính xác lượng nước đựng trong chai, trong ca mà phải dùng cùng 1 cái ly để đong.
* Cô nhận xét, khen trẻ và chuyển hoạt động.
- Trẻ lắng nghe .
-Trẻ nhanh nhẹn chuyển đội hình
 - Trẻ thực hành đong và nói kết quả.
- Trẻ trả lời theo sự hiểu biết.
- Trẻ lắng nghe cô nói
- Trẻ quan sát và trả lời.
- Trẻ thực hiện đong.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
* HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập.
*Trò chơi 1: Ai nhanh hơn .
- Hình thức chơi: Chia trẻ thành 3 nhóm
- Cách chơi: Khi có hiệu lệnh các thành viên trong nhóm phối hợp cùng nhau: Sử dụng lưới lọc hết tất cả bã xơ đã được chế biến từ rau, củ để có được lượng nước nguyên chất. Nhóm nào lọc được nhiều ly nước nhóm đó chiến thắng trong trò chơi.
- Luật chơi: Nhóm nào lọc sạch và đong được nhiều ly nước thì nhóm đó chiến thắng.
- Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả, nhận xét quá trình chơi.
* Trò chơi 2: Đổ nước vào chai.
- Hình thức chơi: Chia trẻ thành 2 đội.
- Cách chơi: Chơi theo luật tiếp sức: 
Khi có hiệu lệnh, 2 bạn đứng đầu hàng của 2 đội cầm 2 cái thìa chạy lên các bậc thang và lấy nước rồi mang về đổ vào chai chứa nước của đội mình, Sau một bản nhạc, đội nào đong được nhiều nước hơn thì đội đó chiến thắng. 
- Luật chơi: Mỗi lần chỉ được một bạn lên lấy và 1 bạn không được lên lấy nước 2 lần khi chưa hết vòng. 
- Trẻ tham gia chơi: Cô mở nhạc nền bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với”	
- Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả, nhận xét quá trình chơi.
* Kết thúc:
 Cô nhận xét chung, tuyên dương trẻ và cho trẻ mang nước ra tưới cây kết thúc hoạt động.
- Trẻ tạo thành 3 nhóm 6.
- Trẻ lắng nghe và thực hiện chơi.
- Trẻ cùng cô kiểm tra kết quả
- Trẻ lắng nghe và thực hiện chơi.
- Trẻ cùng cô kiểm tra kết quả
- Trẻ lắng nghe cô nói và chuyển hoạt động.
Hải Sơn, ngày 20 tháng 3 năm 2017
 Người thực hiện
 Nguyễn Thị Ly Ly

File đính kèm:

  • docGA - PTNT.doc