Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Quê hương của bé

I. Mục đích:

- Trẻ biết được tên gọi, một số địa danh nổi bật của quê hương mình.

- Rèn cho trẻ trả lời câu hỏi mạch lạc, rõ ràng

- Giáo dục trẻ biết yêu quê hương, làm những việc có ích cho quê hương mình.

II. Chuẩn bị:

Hình ảnh một số loại cặp

III. Tổ chức hoạt động:

* Trò chuyện

 - Cho trẻ hát bài “múa với bạn tây nguyên”

- Đố các con bài hát vừa rồi nói về điều gì?

- Nói về các bạn nhỏ ở tây nguyên đang hát và nhảy múa đấy, chúng ta đang sống trên mảnh đất tây nguyên hùng vĩ, nơi có núi cao, rừng cao su bạt ngàn, dòng sông sê san âm vang đấy.

- Vậy các con có biết các con sinh ra ở đâu không?

- Cô cũng vậy cô sinh ra trên mảnh đất Tây nguyên này, vì vậy nơi này là quê hương của cô.

 

docx13 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 1936 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Quê hương của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẠNG NỘI DUNG
Chủ đề: QUÊ HƯƠNG CỦA BÉ
Những địa danh nổi bật
Tên gọi
QUÊ HƯƠNG CỦA BÉ
Đặc sản quê hương
MẠNG HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG CỦA BÉ
MẠNG NỘI DUNG
MẠNG HOẠT ĐỘNG
Tên gọi
- Trò chuyện 
- Quan sát
Những địa danh nổi bật
- Trò chuyện 
- Quan sát
- Xem tranh ảnh
Đặc sản quê hương
- Trò chuyện 
- Xem tranh ảnh
- Thực hành
MỞ CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG CỦA BÉ
I. Mục đích:
- Trẻ biết được tên gọi, một số địa danh nổi bật của quê hương mình.
- Rèn cho trẻ trả lời câu hỏi mạch lạc, rõ ràng
- Giáo dục trẻ biết yêu quê hương, làm những việc có ích cho quê hương mình.
II. Chuẩn bị: 
Hình ảnh một số loại cặp
III. Tổ chức hoạt động: 
* Trò chuyện 
 - Cho trẻ hát bài “múa với bạn tây nguyên”
- Đố các con bài hát vừa rồi nói về điều gì?
- Nói về các bạn nhỏ ở tây nguyên đang hát và nhảy múa đấy, chúng ta đang sống trên mảnh đất tây nguyên hùng vĩ, nơi có núi cao, rừng cao su bạt ngàn, dòng sông sê san âm vang đấy.
- Vậy các con có biết các con sinh ra ở đâu không?
- Cô cũng vậy cô sinh ra trên mảnh đất Tây nguyên này, vì vậy nơi này là quê hương của cô.
- Vậy bạn nào có biết nơi chúng ta đang sống có tên là gì nào?(thị trấn Ia Kha, Ia Grai, Gia Lai)
- À vậy quê hương của chúng ta là tỉnh Gia Lai thân yêu, vậy bạn nào cho cô và các bạn biết tỉnh Gia lai của chúng ta có những địa danh nổi tiếng nào ? (Biển Hồ, đồi chè, Măng Đen, sông Sê San, thác Mơ.....)
- Có rất nhiều địa danh nổi tiếng, vậy bạn nào có biết tỉnh Gia Lai của chúng ta có đặc sản gì nổi tiếng không? (Cà phê, tiêu, điều, chuối sấy, phở khô.....)
- Vậy các con có yêu quê hương của mình không? Vì sao?
- Để cho quê hương ngày càng đẹp hơn các con phải làm gì?
- Để giải đáp những câu hỏi này cô và các con sẽ cùng tìm hiểu vào ngày mai nhé.
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 32
(Từ ngày 22/04/2019 đến ngày 26/04/2019)
Nội dung
Thứ 2
22/04/2019
Thứ 3
23/04/2019
Thứ 4
24/04/2019
Thứ 5
25/04/2019
Thứ 6
26/04/2019
Quê Hương Của Bé Kỳ Diệu
Đón trẻ
- Đón trẻ vào lớp cho trẻ chơi tự do ở các góc chơi nhắc trẻ bỏ đồ dùng cá nhân vào đúng ngăn tủ. 
- Họp mặt đầu tuần: Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ
Thể dục sáng
 Tập theo nhạc bài “ Nhớ ơn Bác”
Động tác: Hô Hấp 3 - Tay 2- Chân 1- Bụng 3 - Bật 3
Hoạt động có chủ đích
PTNT
Cắt dán động vật sống trong rừng 
KPKH:
Quê hương của bé kỳ diệu
LQCC
 Làm quen chữ cái C - d
PTNN:
- Truyện: Sự tích Bánh trưng bánh dày
PTTM
Dạy hát “Yêu Hà nội' 
HĐNT
- Quan sát 1 số tranh ảnh về đất nước Việt Nam
- Trò chơi vận động: Tìm người láng giềng, Chạy tiếp cờ
- Chơi tự chọn với đồ chơi, thiết bị ngoài trời.
Hoạt động góc
1/Góc xây dựng: Xây lăng Bác Hồ.
2/Góc phân vai: Cô giáo, bán hàng, bác sỹ.
3/Góc nghệ thuật: Ôn lại các bài hát, vẽ tranh ảnh về đất nước Việt nam.
4/Góc học tập: Tách gộp trong phạm vi 10 thành 2 phần 
5/Góc thư viện: Xem sách, đọc thơ, kể chuyện về Bác.
6/Góc thiên nhiên: Chăm sóc góc thiên nhiên.
Vệ sinh ăn trưa
- Tạo cho trẻ có thói quen rửa tay trước khi ăn
- Giới thiệu các món ăn, giáo dục dinh dưỡng cho trẻ.
Hoạt động chiều
THTVBLQVCC
tô màu chữ p, in rổng, tô chữ p in mờ trên đường kẻ ngang
*HĐPKistma
Lớp Lá 2
* Hoạt động góc
HTVBLQVT
Tạo nhóm và đếm đến 10
THTVBLQVCC
tô màu chữ q, in rổng, tô chữ q in mờ trên đường kẻ ngang
Đóng chủ đề
Trả trẻ
- Vệ sinh cá nhân. 
- Nhận xét cắm cờ cuối buổi.
 -Cho trẻ ra về
Thứ hai ngày 22 tháng 4 năm 2019
THỰC HIỆN VỞ LÀM QUEN CHỮ CÁI 
TÔ CHỮ p IN RỖNG, TÔ CHỮ p TRÊN ĐƯỜNG KẺ NGANG
I. Mục đích yêu cầu:
- Cháu hiểu các yêu cầu cần thực hiện
- Biết gạch chân dưới chữ cái yêu cầu, biết cầm bút đúng cách, tô được chữ p theo yêu cầu của cô
- Giáo dục cho trẻ nề nếp thói quen học tập.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh hướng dẫn của cô
- Vở, bút chì, màu
III. Tổ chức hoạt động:
* Ổn định tổ chức:
- Cho trẻ hát bài "cho tôi đi làm mưa với"
*Nội dung:
- Các con rất là giỏi, hôm nay cô sẽ hướng dẫn các thực hiện vở làm quen với chữ cái nhé.
- Cô cho trẻ phát âm “p”
- Cho trẻ đọc bài đồng dao “ếch dưới ao”
- Gạch chân chữ cái “p” trong các từ “cái phao”, “mưa phùn”, “tia chớp”.
- Nối chữ “p” màu xanh với các hình vẽ có từ chứa chữ “p” là “ đèn pin”, “cá mập”, “cái phao”.
- Tô màu chữ “p” in rỗng
- Cô hướng dẫn cách tô chữ p
Cô cầm bút bằng tay phải, cầm bằng ba ngón tay, lưng ngồi thẳng, ngực không tì vào bàn. Cô đặt bút từ dấu chấm, tô theo hướng mũi tên, tô nét xiên phải tô từ dưới lên trên, sau đó tô nét sổ thẳng, cuối cùng cô tô nét móc hai đầu. Như vậy tô cho hết các chữ.
- Hỏi lại trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút
- Cho trẻ tô trên không.
- Cho trẻ thực hiện
* Nhận xét sản phẩm:
- Cô cho trẻ nhận xét vở của bạn
- Cô nhận xét vở bạn làm đúng, chưa đúng
- Tuyên dương trẻ
* Củng cố
- Hỏi trẻ tên đề tài?
- Nhận xét tuyên dương tiết học
- Giáo dục: các con phải biết chú ý trong giờ học, giữ gìn sách vở sạch sẽ.
*Kết thúc: 
Cho các cháu đọc thơ “ gà học chữ”.
Thứ ba ngày 23 tháng 4 năm 2019
KISTMAST
ĐỀ TÀI: NHỮNG ĐỒ VẬT BIẾT NGHĨ THINKIN’THINGS 
(Bài: Những con rối đáng yêu)
 I. Mục đích
 - Giúp trẻ biết cách vào ngôi nhà và khám phá từng căn phòng trong ngôi nhà đó
 - Phát triển kỹ năng thời gian;
 - Xây dựng kỹ năng định hướng cho trẻ.
 - Giáo dục trẻ biết vào từng căn phòng trong ngôi nhà.
 - Trẻ hứng thú trong giờ học, giáo dục trẻ chăm học.
 II. Chuẩn bị
- Máy vi tính, đĩa phần mềm “Ngôi nhà không gian và thời gian của Trudy”
- Tranh ảnh, lô tô, họa báo các loại
- Giấy màu, giấy trắng, bút chì, bút màu, kéo, hồ dán.
 III.Tổ chức hoạt động
1. Ổn định lớp và gây hứng thú 
 - Hát bài “Em đi chơi thuyền.”
 - Các con vừa hát xong bài hát gì nào?(“ Em đi chơi thuyền”)
 - Trong bài hát nói đến gì nào?(Dạ, Em đi chơi thuyền).
 - Con thuyền thường được sử dụng ở đâu nào?(Dạ con thuyền thường sử dụng ở dưới nước).
 - Các con rất là giỏi, cô vỗ tay tuyên dương cả lớp mình nào.
 * Giáo dục: Các con phải yêu những con thuyền và không được đua giỡn khi đi thuyền.
 2. Nội dung:
 - Hôm trước cô đã cho các con làm quen với “Những đồ vật biết nghĩ Thinkin’things” trong bài “Tạo những chú chim”rồi phải không nào? Hôm này cô cho các con làm quen với bài“Những con rối đáng yêu” 
 - Cô mở phần mềm Kidsmart “Ngôi nhà không gian và thời gian của Trudy”(trẻ chú ý)
 - Giới thiệu và hướng dẫn cách vào chơi trong căn phòng “Truy tìm hạt đậu”.(trẻ lắng nghe)
(hướng dẫn cho trẻ biết ký hiệu của các hướng: đông, tây, nam và bắc)
 * Hướng dẫn phát âm: Hướng đông, tây, nam và bắc.
 - Cô phát âm( 3 lần) trẻ lắng nghe
 - Cả lớp phát âm( cả lớp phát âm 3 lần)
 - Cả nhân trẻ phát âm ( Cả nhân trẻ phát âm 3 lần)
 - Ở đây các con sẽ được bạn Trudy hướng dẫn và đưa ra yêu cầu để các con thực hiện đấy(trẻ chú ý)
 - Trên màn hình của cô có một bàn cờ, gồm rất nhiều ô vuông và các mũi tên chỉ đường, các con phải tìm ra đường đi để lấy được hạt đậu theo yêu cầu(trẻ lắng nghe)
 - Cho trẻ tham gia chơi trên máy(cho trẻ chơi trên máy)
 - Giáo dục: biết yêu quý thời gian(trẻ lắng nghe)
 - Trò chơi: Cô có một sa bàn, trên đó có đặt hình ảnh của động vật, thực vật, yêu cầu trẻ tìm đường đi để lấy được đồ vật theo yêu cầu của cô
 3. kết thúc
- Hát bài “Em đi chơi thuyền” và nghỉ
HOẠT ĐỘNG GÓC
CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG CỦA BÉ DIỆU KỲ
 (Thực hiện cho cả tuần)
Góc xây dựng: Xây lăng Bác Hồ.
Góc phân vai: Cô giáo, bán hàng, bác sỹ.
Góc nghệ thuật: Ôn lại các bài hát, vẽ tranh ảnh về đất nước Việt nam.
Góc học tập: Tách gộp trong phạm vi 10 thành 2 phần 
Góc thư viện: Xem sách, đọc thơ, kể chuyện về Bác.
Góc thiên nhiên: Chăm sóc góc thiên nhiên.
I/ Mục đích yêu cầu: 
* Trẻ biết chơi theo nhóm, về nhóm để chơi cùng nhau
- Biết phản ảnh công việc của người lớn nhập vào vai chơi cô giáo, bán hàng, bác sỹ.
- Biết cách xây dựng lăng Bác Hồ
- Biết ôn lại các bài hát, vẽ tranh ảnh về đất nước Việt nam.
- Biết tách gộp trong phạm vi 10 thành 2 phần 
- Biết xem sách, đọc thơ, kể chuyện về Bác.
- Biết cách chăm sóc góc thiên nhiên
- Giáo dục trẻ chơi với nhau đoàn kết, cất giữ đồ chơi đúng nơi quy định.
II. Chuẩn bị:
* Tranh ảnh đồ dùng đồ chơi đủ cho các góc chơi
- Một số đồ chơi, đồ dùng, để dùng chơi cô giáo, bán hàng, bác sỹ.
- Đồ dùng xây dựng lăng Bác Hồ
- giấy, màu, bút, đất nặn
- Sách, báo, truyện
 III. Tổ chức hoạt động:
1.Ổn định tổ chức: 
Cho trẻ hát bài “yêu hà nội”
2. Giới thiệu:
 Cô giới thiệu về các góc chơi, cho trẻ quan sát những đồ dùng cô chuẩn bị như tranh ảnh, đồ chơi, cô trẻ bình luận về tranh để biết hôm đó chơi những gì
Cô gợi ý để trẻ phát hiện ra học liệu mới ở góc chơi
 3. Thỏa thuận trước khi chơi:
 - Cô trẻ trò chuyện về chủ đề “quê hương của bé diệu kì”
 - Trẻ chọn góc chơi theo ý muốn của mình
 - Bầu bạn nhanh nhẹn làm nhóm trưởng
 4. Quá trình chơi: 
 * Cô hướng dẫn quan sát gợi ý trẻ chơi đúng chủ đề, biết phối hợp cùng chơi, hướng dẫn trẻ 1 số kỹ năng của vai chơi
 * gợi ý để trẻ liên kết giữa các nhóm chơi 
- Biết phản ảnh công việc của người lớn nhập vào vai chơi cô giáo, bác sĩ, bán hàng. Biết cách trả giá, hỏi mua bán các sản phẩm, biết cách đóng vai 
- Biết phân công công việc để xây lăng Bác
- Biết ôn lại các bài hát, vẽ tranh ảnh về đất nước Việt nam.
- Biết tách gộp trong phạm vi 10 thành 2 phần 
- Biết xem sách, đọc thơ, kể chuyện về Bác.
- Biết cách chăm sóc góc thiên nhiên
 Trong khi trẻ chơi cô đi quan sát động viên nhắc nhở, nếu nhóm nào trẻ chơi chưa được cô cùng đóng vai chơi với trẻ
 5/ Nhận xét sau khi chơi xong:
 - Cô và trẻ cùng quan sát góc chơi, cô gợi ý để trẻ tự gới thiệu sản phẩm của nhóm mình và so sánh nhận xét nhóm chơi tốt
 - Tuyên dương bạn chơi tốt, sau đó cô nhận xét lại
 - Trẻ cùng nhau trưng bày sản phẩm đẹp của các bạn ở góc chơi
 *Giáo dục trẻ chơi với nhau thật đoàn kết, chơi xong biết cất dọn đồ chơi đúng nơi quy định không làm hư hỏng.
 6. Kết thúc: cho các cháu đọc bài đồng dao “đi cầu đi quán”
	Thứ năm ngày 24 tháng 04 năm 2019
THỰC HIỆN VỞ LÀM QUEN VỚI TOÁN
TẠO NHÓM VÀ ĐẾM ĐẾN 10
I. Mục đích yêu cầu:
- Tạo được nhóm các con vật cùng tên
- Tô màu các nhóm con vật có số lượng 10, nối nhóm con vật có số lượng 10.
- Giáo dục cho trẻ nề nếp thói quen học tập.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh hướng dẫn của cô
- Vở, bút chì, màu
III. Tổ chức hoạt động:
* Ổn định tổ chức:
- Cho trẻ hát bài "rửa mặt như mèo"
*Nội dung:
- Cho trẻ khoanh nhóm con sâu, con bọ, con mèo, con gà.
- Tô màu nhóm con vật có số lượng 10 “con bọ”, “ con gà”.
- Đếm số lượng từng nhóm con vật với số phù hợp.
* Cho trẻ thực hiện:
- Cho trẻ đọc cách cầm bút, tư thế ngồi.
- Cho trẻ thực hiện vở như cô đã hướng dẫn
* Nhận xét sản phẩm:
- Cô cho trẻ nhận xét vở của bạn
- Cô nhận xét vở bạn làm đúng, chưa đúng
- Tuyên dương trẻ
* Củng cố
- Hỏi trẻ tên đề tài?
- Nhận xét tuyên dương tiết học
- Giáo dục: các con phải biết chú ý trong giờ học, giữ gìn sách vở sạch sẽ.
*Kết thúc: 
Cho các cháu đọc thơ “ hoa cúc vàng”.
Thứ năm ngày 25 tháng 4 năm 2019
THỰC HIỆN VỞ LÀM QUEN CHỮ CÁI 
TÔ CHỮ q IN RỖNG, TÔ CHỮ q TRÊN ĐƯỜNG KẺ NGANG
I. Mục đích yêu cầu:
- Cháu hiểu các yêu cầu cần thực hiện
- Biết gạch chân dưới chữ cái yêu cầu, biết cầm bút đúng cách, tô được chữ q theo yêu cầu của cô
- Giáo dục cho trẻ nề nếp thói quen học tập.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh hướng dẫn của cô
- Vở, bút chì, màu
III. Tổ chức hoạt động:
* Ổn định tổ chức:
- Cho trẻ hát bài "cho tôi đi làm mưa với"
*Nội dung:
- Các con rất là giỏi, hôm nay cô sẽ hướng dẫn các thực hiện vở làm quen với chữ cái nhé.
- Cô cho trẻ phát âm “q”
- Cho trẻ đọc bài đồng dao “con vịt con vạc”
- Gạch chân chữ cái “q” trong các từ “quạt nan”, “qur núi”, “sông quê”.
- Nối các chữ cái theo thứ tự: p, q, o, ô, ơ và tô màu bức tranh cho đẹp.
- Tô màu chữ “q” in rỗng
- Cô hướng dẫn cách tô chữ q
Cô cầm bút bằng tay phải, cầm bằng ba ngón tay, lưng ngồi thẳng, ngực không tì vào bàn. Cô đặt bút từ dấu chấm, tô theo hướng mũi tên, tô nét cong tròn khép kín, sau đó cô tô nét xổ thẳng.. Như vậy tô cho hết các chữ.
- Hỏi lại trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút
- Cho trẻ tô trên không.
- Cho trẻ thực hiện
* Nhận xét sản phẩm:
- Cô cho trẻ nhận xét vở của bạn
- Cô nhận xét vở bạn làm đúng, chưa đúng
- Tuyên dương trẻ
* Củng cố
- Hỏi trẻ tên đề tài?
- Nhận xét tuyên dương tiết học
- Giáo dục: các con phải biết chú ý trong giờ học, giữ gìn sách vở sạch sẽ.
*Kết thúc: 
Cho các cháu đọc thơ “ gà học chữ”.
Thứ sáu ngày 26 tháng 4 năm 2019
BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ
ĐÓNG CHỦ ĐỀ
I.Mục đích, yêu cầu :
- Tự tin biểu diễn các bài hát, bài thơ trẻ thuộc
- Cháu biết giới thiệu các sản phẩm của mình đã thực hiện được trong tuần.
- Cháu tự tin thể hiện bản thân, biết nhận xét sản phẩm
- Cháu ngoan, chú ý
II.Chuẩn bị :
- Các sản phẩm của trẻ đã thực hiện trong tuần
- Nhạc
- Bảng bé ngoan, cờ bé ngoan
III.Tổ chức hoạt động :
- Cô làm người dẫn chương trình cho trẻ biểu diễn các tiết mục văn nghệ
- Hỏi trẻ tuần này học chủ đề gì? Thưa cô chủ đề quê hương diệu kì của bé
- Giới thiệu các sản phẩm mà trong tuần trẻ làm được
- Tuyên bố lý do
- Cho cả lớp hát: yêu hà nội
- Mời 1 số trẻ lên đọc thơ 
- Mời cả lớp đọc thơ Mùa xuân
- Cho trẻ giới thiệu sản phẩm : vẽ tranh ảnh về đất nước Việt nam.
- Biểu diễn thời trang
- Cô nhận xét, khen trẻ
- Cho trẻ cắm cờ, phát phiếu bé ngoan
- Tuyên bố buổi tổng kết chủ đề đến đây là kết thúc.

File đính kèm:

  • docxTUAN 32 QUE HUONG BE.docx
Giáo Án Liên Quan