Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Tết và mùa xuân - Đề tài: Phân biệt khối cầu và khối trụ - Lương Thị Lịch
1. Kiến thức :
-Trẻ được củng cố “ Ôn nhận biết khối cầu, khối trụ”
- Trẻ phân biệt được một số đặc điểm của khối cầu, khối trụ.
2.Kỹ năng :
- Phát triển tư duy ghi nhớ, chú ý và có chủ định cho trẻ
- Trẻ biết so sánh, phân biệt một số đặc điểm giữa khối cầu và khối trụ.
3.Thái độ :
- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động
- Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên và các lễ hội của mùa xuân.
GIÁO ÁN LÀM QUEN VỚI TOÁN ĐỀ TÀI: PHÂN BIỆT KHỐI CẦU VÀ KHỐI TRỤ CHỦ ĐỀ: TẾT VÀ MÙA XUÂN ĐỘ TUỔI: 5-6 TUỔI THỜI GIAN: 30-35 PHÚT NGƯỜI SOẠN: LƯƠNG THỊ LỊCH MSSV: 165D14020100081 I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Kiến thức : -Trẻ được củng cố “ Ôn nhận biết khối cầu, khối trụ” - Trẻ phân biệt được một số đặc điểm của khối cầu, khối trụ. 2.Kỹ năng : - Phát triển tư duy ghi nhớ, chú ý và có chủ định cho trẻ - Trẻ biết so sánh, phân biệt một số đặc điểm giữa khối cầu và khối trụ. 3.Thái độ : - Trẻ tích cực tham gia các hoạt động - Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên và các lễ hội của mùa xuân. II.CHUẨN BỊ: Đồ dùng của cô Đồ dùng của trẻ - 2 khối cầu, 2 khối trụ - Một số đồ dùng, đồ chơi có dạng khối cầu , khối trụ như: Hộp sữa, lon nước, lon bia, hộp kẹo, viên bi, quả bóngmột số đồ chơi có dạng khối vuông, chữ nhật - Nhạc bài hát “ Mùa xuân đến rồi” - Tâm thế thoải mái - Trang phục gọn gàng III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1.Ổn định, gây hứng thú: - Hát: Mùa xuân đến rồi - Trò chuyện với trẻ về mùa xuân: Thời tiết, cây cối, lễ hội (tết Nguyên đán) về hội xuân và các trò chơi trong hội xuân. Hỏi trẻ: + Hội xuân thường có các trò chơi gì? 2. Nội dung: 2.1, Ôn nhận biết, gọi tên khối cầu, khối trụ: - Hôm nay chúng ta sẽ tổ chức chơi một số trò chơi để chuẩn bị cho hội xuân. - Các con cùng xem trong chiếc túi quà của cô có những gì nào. Ten ten tèn, đây là khối gì đây các con? Các con cùng phát âm lại theo cô nào ( Cho trẻ phát âm “ khối cầu” theo hình thức cả lớp, nhóm, cá nhân) + Còn đây là khối gì đây nhỉ? ( Cho trẻ phát âm “ khối trụ” theo tổ, nhóm, cá nhân) - Chia trẻ thành 2 nhóm: + 1 nhóm chơi với bóng như: Đá bóng, truyền bóng, lăn bóng + 1 nhóm chơi với các lon bia, lon nước có dạng khối cầu như: Xếp chồng các khối lên nhau, xếp thẳng hàng, lăn - Cho đại diện các nhóm nhận xét về nhóm chơi của mình như: + Nhóm của con chơi với đồ chơi gì? + Đã chơi được những trò chơi gì? Hoặc đã tạo ra được sản phẩm gì: - Cho trẻ về chỗ ngồi - Tiếp tục hỏi trẻ: Đã dùng những hộp bia, lon nướcđể xếp, tạo ra các sản phẩm gì? - Nhóm chơi với bóng có thể tạo ra được các sản phẩm như vậy không? -Để trả lời cho câu hỏi tại sao không thể 2.2, Phân biệt, so sánh khối cầu, khối trụ: a, Đặc điểm của khối cầu – khối trụ: - Cô và trẻ trẻ thực hành với khối cầu, khối trụ: (cô cùng làm với trẻ) - Cho mỗi trẻ 1 khối cầu và 1 khối trụ. - Yêu cầu trẻ lăn cả hai khối và cho trẻ nhận xét: + Khối cầu lăn được không? + Khối trụ lăn được không? - Cho trẻ dùng tay sờ xung quanh khối cầu, khối trụ và nhận xét à Cô giải thích thêm: Đường bao của khối cầu đều tròn, không có góc cạnh và không bị vướng nên có thể lăn được về mọi phía. Còn khối trụ bị vướng bởi hai mặt phẳng hai bên nên chi lăn được về hai phía. + Yêu cầu trẻ xếp chồng 2 loại khối lên nhau. (2 trẻ thực hành với nhau). - Cho trẻ đàm thoại dựa trên kết quả: + Khối cầu chồng lên nhau được không? Vì sao? + Khối trụ chồng lên nhau được không? Vì sao? à Khối trụ có thể xếp chồng lên nhau khi đặt đứng và không thể chồng lên nhau khi đặt nằm ngang è Cô kết luận: Các khối trụ chồng lên nhau được vì hai đầu có hai mặt phẳng, khối cầu các mặt tiếp xúc đều cong tròn nên không chồng lên nhau được b, So sánh khối cầu – khối trụ: - Giống nhau: đều lăn được - Khác nhau: + Khối cầu lăn được về mọi phía, khối trụ lăn được về hia phái khi đặt nằm và không lăn được khi đặt đứng + Khối cầu không bị vướng về mọi phía, khối trụ bị vướng bởi hai đầu + Khối cầu không chồng lên nhau được còn khổi trụ có thể chồng lên nhau khi đặt đứng. 2.3, Luyện tập – củng cố: * Trò chơi 1: Thi ai nhanh: - Cô cho trẻ đi theo vòng tròn, ở giữa cô chuẩn bị một rổ đựng khối cầu và khối trụ. Khi cô đọc đặc điểm của các khối thì trẻ nhanh tay cầm khối đó lên và đọc thật to khối đó + Khối nào lăn được về mọi phía? + Khối nào chồng lên nhau được? + Khối nào bị vướng bởi mặt phẳng hai bên? * Trò chơi 2:Chiếc hộp kì diệu: - Chuẩn bị: Các loại khối vuông, tròn, chữ nhật, một số loại đồ chơi đồ dùng có dạng các khối trên - Luật chơi: Mỗi lần 1 trẻ đi theo đường zích zắc lên thò tay vào hộp (không được nhìn) lấy khối theo yêu cầu của cô giáo ví dụ: (đội 1 tìm và lấy khối tròn, đội 2 tìm và lấy khối trụ). Nếu khi đi zích zắc chạm và làm đổ hộp hoặc lăn bóng thì không được tính và phải quay về để lên lần khác. Cuối lần chơi đội nào lấy được đúng và nhiều khối theo yêu cầu thì đội đó thắng. - Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội xếp thành 2 hàng dọc, phía trước mỗi hàng xếp 5 vật cản là các khối cầu, khối trụ (các quả bóng nhựa, các hộp rượu hình trụ). Để mỗi hộp cách nhau 40em để trẻ đi zích zắc qua 5 vật cản. cuối đoạn đường để 2 hộp giấy to bịt kín chỉ để một lỗ nhỏ đủ cho trẻ thò tay vào. Khi có hiệu lệnh yêu cầu mỗi đội lên chọn và lấy khối, trẻ đi theo đường zích zắc lên thò tay vào hộp, dùng tay sờ và lấy khối theo yêu cầu của cô và mang về cho đội của mình. Mỗi lần mỗi đội một trẻ lên lấy, khi trẻ đó mang khối về tới vạch xuất phát trẻ khác mới được lên. - Kiểm tra: Cho trẻ đếm các khối chọn được đúng theo yêu cầu của cô. - Cho trẻ chơi 2 lần, đổi yêu cầu cho 2 đội ví dụ: lần 1 đội 1 tìm và lấy khối tròn, đội 2 tìm và lấy khối trụ. Lần 2 đội 1 tìm và lấy khối trụ, đội 2 tìm và lấy khối trụ 3.Kết thúc: - Cô nhận xét và tuyên dương trẻ - Trẻ hát - Trẻ ngồi xúm xít xung quanh cô - Ném còn, đá bóng, đánh cầu -Trẻ ôn và phát âm “ khối cầu” , “khối trụ” - Trẻ chơi theo nhóm - Trẻ đá, lăn bóng, xếp bóng, xếp chồng các khối trụ - Chơi với bóng - Đá , lăn bóng - Xếp hàng rào, xếp tháp - Không xếp được thành hình tháp - Lăn được về nhiều phía - Khối trụ lăn được nhưng chỉ lăn được về 2 phía khi đặt nằm và không thể lăn được khi đặt đứng - Khối cầu xung quanh tròn đều, nhẵn và không bị vướng về mọi phía. Còn khối trụ bị vướng bởi hai mặt phẳng hai bên. - Trẻ lắng nghe -Trẻ thực hiện - Không được, vì các mặt đều cong tròn - Chồng lên nhau được vì hai đầu có hai mặt phẳng - Trẻ lắng nghe -Trẻ lắng nghe -Trẻ so sánh -Trẻ lắng nghe và chơi cùng cô - Trẻ cùng chuẩn bị với cô - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi. - Đếm sản phẩm cùng cô -Trẻ thực hiện và lắng nghe
File đính kèm:
- lam quen voi toan 5 tuoi_12830540.doc