Giáo án Lớp Lá - Đề tài: Sự kỳ diệu của nước - Đào Thị Thu Hà

I. Mục tiêu

- Trẻ biết phối hợp các giác quan để quan sát xem xét, thảo luận về một số đặc điểm, tính chất của nước (Nước có 3 thể: thể lỏng, thể rắn, thể khí, không màu, không mùi, không vị, có thể hòa tan một số chất và nước bị đổi màu khi hòa tan chất có màu sắc.)

- Rèn kỹ năng phối hợp các giác quan để quan sát, xem xét, phán đoán cho trẻ.

- Giáo dục trẻ tích cực tham gia hoạt động.

II. Chuẩn bị

- Cô và mỗi trẻ 1 khay đựng cốc, nước sôi nguội, cốc, thìa, đường, muối, siro màu.

- Nước nguội, nước đóng đá, nước sôi, chanh, 1 hộp sữa tươi.

 

docx5 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 1586 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Đề tài: Sự kỳ diệu của nước - Đào Thị Thu Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án hội giảng chuyên môn cấp trường 
Năm học 2019 - 2020 
Đề tài: Sự kỳ diệu của nước 
Đối tượng: Trẻ 5-6 tuổi 
Thời gian: 30-35 phút 
Giáo viên thực hiện: Đào Thị Thu Hà
Ngày dạy: 14/11/2019
I. Mục tiêu
- Trẻ biết phối hợp các giác quan để quan sát xem xét, thảo luận về một số đặc điểm, tính chất của nước (Nước có 3 thể: thể lỏng, thể rắn, thể khí, không màu, không mùi, không vị, có thể hòa tan một số chất và nước bị đổi màu khi hòa tan chất có màu sắc.)
- Rèn kỹ năng phối hợp các giác quan để quan sát, xem xét, phán đoán cho trẻ.
- Giáo dục trẻ tích cực tham gia hoạt động.
II. Chuẩn bị
- Cô và mỗi trẻ 1 khay đựng cốc, nước sôi nguội, cốc, thìa, đường, muối, siro màu.
- Nước nguội, nước đóng đá, nước sôi, chanh, 1 hộp sữa tươi.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
DKHĐ của trẻ
* Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cho trẻ vận động theo bài hát Điều kỳ lạ quanh ta
- Xung quanh chúng ta có rất nhiều điều kỳ diệu phải không nào?
- Hôm nay chúng mình cùng nhau khám phá sự kì diệu nhé.
* Hoạt động 2: Nội dung chính
+ Sự kỳ diệu của nước
- Trước hết cô muốn chúng mình cùng chơi trò chơi khám phá này với chiếc mũi xinh của chúng mình, các con có muốn tham gia không?
- Bây giờ cô sẽ cho 1 thứ vào trong cốc này, yêu cầu các bạn bịt mắt lại dùng mũi ngửi và đoán xem đó là gì, có mùi gì?
- Sẵn sàng chưa?
- Hai tay đâu là hai tay đâu? Lấy 2 tay che kín mắt lại. Các con ngửi xem thấy mùi gì không?
- Cho trẻ nói cảm nhận của mình và đưa cốc nước ra hỏi trẻ đó là gì, có mùi gì không?
- Nước không có mùi, vậy nước có vị gì không?
- Chúng mình cùng nếm vị của nước nhé.
- Con thấy thế nào? Nước có vị gì không?
- Các bé hãy xem cô có gì đây? (Cô giới thiệu cốc nước và cốc sữa)
- Bây giờ cô để vào mỗi cốc 1 chiếc ống hút. Các bé có nhận xét gì?
- Tại sao ở cốc nước các con lại nhìn thấy ống hút còn cốc sữa lại không thấy?
- Cô khái quát: nước không màu không mùi không vị. Ngoài ra nước còn có những đặc tính rất thú vị, chúng mình cùng khám phá tiếp nhé.
- Cho trẻ khám phá các thể của nước: quan sát khám phá nước ở thể lỏng, thể rắn, thể khí.
- GD trẻ không nên uống nước đá lạnh vì dễ vị viêm họng và tránh xa nước nỏng kẻo bị bỏng.
- Cô cho trẻ về nhóm làm thí nghiệm hòa tan muối vào nước: Thả muối vào cốc nước, các con nhìn dưới đáy cốc có gì?
- Hãy dùng thìa khuấy đều muối lên, hỏi trẻ điều gì xảy ra?
- Cô hướng dẫn, bao quát trẻ, cho trẻ nếm vị của nước muối.
- Cho trẻ hòa tan siro trong nước, con thấy điều gì xảy ra?
- Cô khái quát: nước có thể hòa tan một số chất như muối, đường và nước bị đổi màu khi hòa tan các chất có màu sắc.
- Nước có lợi ích gì đối với con người, cây cối và con vật? (Con người sử dụng nước để uống, sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Con vật dùng nước để uống, nước còn là môi trường sống của một số động vật sống dưới nước, cây được tưới nước thì mới xanh tốt, ra hoa kết trái.
- Chúng ta phải làm gì để bảo vệ nguồn nước?
- GD trẻ giữ gìn và bảo vệ nguồn nước không vứt rác xuống ao, hồ, sông suối và sử dụng tiết kiệm nước bằng cách lấy vừa đủ nước khi uống, không xả quá nhiều nước và khóa vòi nước khi không sử dụng.
+ TCTN “Bé pha nước chanh đường”
- Cô giới thiệu trò chơi
- Muốn pha được nước chanh đường chúng ta cần có những gì?
- Cô cho trẻ lấy đồ dùng về theo nhóm và thực hiện pha nước đường chanh.
* Hoạt động 3: Kết thúc
- Cho trẻ thưởng thức thành quả pha nước chanh đường của mình.
- Thu dọn đồ dùng, chuyển hoạt động.
- Trẻ vận động cùng cô
- Trẻ hưởng ứng
- Trẻ hưởng ứng
- Trẻ dùng tay bịt mắt lại để khám phá mùi của nước bằng mũi
- Trẻ nêu cảm nhận
- Trẻ uống và cảm nhận vị của nước, nêu cảm nhận
- Trẻ quan sát
- Trẻ nêu nhận xét
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ tiếp tục khá phá các thể của nước
- Trẻ làm thí nghiệm
- Trẻ trả lời
- Khuấy cốc nước và quan sát trả lời cô.
- Trẻ nếm vị của nước muối và nêu cảm nhận
- Hòa siro màu vào nước và nhận xét
- Lắng nghe
- Trẻ trả lời cô
- Trẻ trả lời cô
- Lắng nghe
- Trẻ kể
- Lấy đồ dùng về nhóm thực hiện
- Trẻ uống nước đường chanh
- Cất đồ dùng cùng cô.
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
1
Phần I: Đặt vấn đề
1
2
Phần II: Giải quyết vấn đề
3
3
1.Thực trạng của vấn đề
3
4
1.1.Thuận lợi
3
5
1.2. Khó khăn
3
6
2.Các biện pháp giải quyết vấn đề
3
7
2.1. Biện pháp 1: Tự học, tự bồi dưỡng để tích lũy kinh nghiệm rèn trẻ mẫu giáo tính mạnh dạn, tự tin
3
8
2.2. Biện pháp 2: Tạo môi trường lớp học thân thiện, cởi mở giúp trẻ thể hiện mình với các bạn trong lớp
4
9
2.3. Biện pháp 3: Rèn cho trẻ tính mạnh dạn tự tin thông qua trò chơi tập thể.
6
10
2.4. Biện pháp 4: Thực hiện nhiệm vụ tổ chức tốt các ngày hội ngày lễ và hoạt động ngoại khóa.
7
11
2.5. Biện pháp 5: Quan tâm tới từng cá nhân trẻ, đặc biệt là trẻ nhút nhát thụ động.
9
12
2.6. Biện pháp 6: Thường xuyên nêu gương bé ngoan ở mọi thời điểm trong ngày, trong tuần.
9
13
2.7. Biện pháp 7: Phối hợp với phụ huynh cùng rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ.
10
14
3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
11
15
Phần III: Kết luận và kiến nghị
14
16
1.Kết luận
14
17
1.1.Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
14
18
1.2. Khả năng và phát triển của sáng kiến kinh nghiệm
14
19
1.3. Những bài học kinh nghiệm
14
20
2. Kiến nghị và đề xuất
15
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
1
Phần I: Đặt vấn đề
1
2
Phần II: Giải quyết vấn đề
4
3
1.Thực trạng của vấn đề
4
4
1.1.Thuận lợi
4
5
1.2. Khó khăn
5
6
2.Các biện pháp giải quyết vấn đề
5
7
2.1. Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ MN.
5
8
2.2. Biện pháp 2: Tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non.
8
9
2.3. Biện pháp 3: Thiết kế tổ chức một số hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ ở các thời điểm trong ngày.
10
10
2.4. Biện pháp 4: Tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm
19
11
2.5. Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh xây dựng môi trường và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ.
20
12
3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
22
13
Phần III: Kết luận và kiến nghị
24
14
1.Kết luận
24
15
1.1.Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
24
16
1.2. Khả năng áp dụng
24
17
1.3. Những bài học kinh nghiệm
24
18
2. Kiến nghị và đề xuất
26
19
Tài liệu tham khảo
	TRƯỜNG MẦM NON HỢP HẢI
LỚP 5 TUỔI A
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TẠI LỚP 5 TUỔI A TRƯỜNG MẦM NON HỢP HẢI
SKKN thuộc lình vực: PTNT
 Người thực hiện: Đào Thị Thu Hà
 Chức vụ: Giáo viên
 Chuyên môn: ĐHSPMN
Năm 2019

File đính kèm:

  • docxSu ky dieu cua nuoc_12735332.docx