Giáo án lớp Lá: Tổ chức giờ học cho trẻ trong trường mầm non
1. Kiến thức
Hiểu rõ về hình thức cũng như phương pháp dạy học nói chung và đặc thù của từng môn học
2. Kỹ năng
Có khả năng xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện giờ học cho trẻ nhỏ nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục và phát huy tính tích cực của trẻ
3. Thái độ
Tích cực tham gia các hoạt động tập huấn.
Tự tin có khả năng thực hiện tốt hình thức học tập cho trẻ.
Tổ chức giờ học cho trẻ trong trường mầm nonGiảng viên: TS. Trần Lan HươngTrợ giảng: Ths. Nguyễn Thị ThưHà Nội 4 – 7 tháng 10 năm 2011MỤC TIÊU KHÓA HỌC1. Kiến thức Hiểu rõ về hình thức cũng như phương pháp dạy học nói chung và đặc thù của từng môn học2. Kỹ năngCó khả năng xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện giờ học cho trẻ nhỏ nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục và phát huy tính tích cực của trẻ 3. Thái độ Tích cực tham gia các hoạt động tập huấn.Tự tin có khả năng thực hiện tốt hình thức học tập cho trẻ. NỘI DUNG1. Những vấn đề chung trong việc tổ chức các giờ học trong thực hiện chương trình GDMN.Nhiệm vụ của giờ học.Đặc điểm học của trẻ nhỏ.Tổ chức giờ học + Lựa chọn nội dung + Hình thức tổ chức + Phương pháp dạy học2. Đánh giá thực trạng việc tố chức các giờ học hiện nay ở đia phương.3. Luyện tập kỹ năng xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện giờ học cho trẻ nhỏ nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục và phát huy tính tích cực của trẻ.Khám phá khoa họcLàm quen với các khái niệm sơ đẳng về toánThể dụcKể chuyệnTạo hìnhÂm nhạc4. Dự giờ tại trường MN Hoa Thủy Tiên PHƯƠNG PHÁPNêu và giải quyết vấn đề Động não Thảo luận Thực hànhTrình bày nhómNội dung 1Những vấn đề chung trong việc tổ chức các giờ học trong thực hiện chương trình GDMNHoạt động 1Thảo luận nhóm về thực trạng việc tổ chức các giờ học tại các địa phương hiện nay.Trình bày của các nhóm và thảo luận chung. Giảng viên phân tích và bổ sung.Các nhiệm vụ giáo dục của giờ họcMỤC TIÊU DẠY HỌCHình thành cho trẻ một khối lượng kiến thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dụcMỤC TIÊU GIÁO DỤC- Hình thành quan điểm, nhân cách của trẻ: Sự ham muốn khám phá cái mới, tích cực tham gia vào các hoạt độngThể hiện sự hứng thú khi đạt kết quả phù hợp với yêu cầuKhả năng tập trung ý chí, sửa sai khi bị thất bạiTrải nghiệm sự tự hào, sung sướng khi đạt được kết quảSẵn sàng tiếp các nhiệm vụ học tập mới- Giáo dục cho trẻ sự chuẩn bị sẵn sàng về mặt đạo đức- ý chí đối với hoạt động học tập :Khả năng thực hiện các hoạt động trí não lâu dài khi tiếp nhận nội dung bài học Sự cố gắng vượt các khó khăn nảy sinhCác nhiệm vụ giáo dục của giờ học ( tiếp)Tinh thần trách nhiệm với công việc (thực hiện ngay, thực hiện đến cùng công việc được giao)Tính tự lực (tự làm, tự phục vụ bản thân, không chờ đợi sự chỉ bảo giúp đỡ của người khác)Tính tổ chức (tự kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của mình so với yêu cầu đặt ra)- Giáo dục thái độ tôn trọng đối với người lớn, mà trước hết là đối với cô giáo : sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện các nhiệm vụ, có được các thói quen trong văn hoá giao tiếp.-Giáo dục sự sẵn sàng cùng hoạt động với các bạn (thảo luận, biết lắng nghe, chấp nhận sự phân công của nhóm, chờ đợi đến lượt,...)Đặc điểm học của trẻ nhỏ.- Trẻ là những người học tự nhiên và tích cực, chúng thích:Quan sátThử nghiệm Tưởng tượng Khám pháĐiều tra Thu thập thông tinChia sẻ kiến thức. - Trẻ sẵn sàng học khi chúng có thể khởi xướng nhiều sự tương tác với môi trường và con người xung quanh chúng.Tổ chức giờ học1. Lựa chọn nội dungTừng nội dung phải có mục đích rõ ràngNội dung phải phù hợp với mức độ nhận thức về kinh nghiệm của trẻ, phải có sự đa dạng và tăng dần độ khóMỗi nội dung đưa ra phải được khai thác hết các khía cạnhTổ chức giờ học (tt)2. Hình thức tổ chứcSắp xếp lớp học phải thoáng, tận dụng hết diện tích, đủ rộng để trẻ dễ hoạt động, đủ gần để tránh sự phân tán của trẻCô giáo ngồi ngang tầm mắt trẻXếp các cháu tích cực và nhút nhát xem kẽ nhauKhông nên lạm dụng cho trẻ ngồi dưới đất trong các giờ họcXen kẽ hợp lý giữa các hoạt động động và tĩnhTổ chức giờ học (tt)3. Phương pháp dạy học1)Phương pháp trò chơi2) Sử dụng lời nói3) Làm mẫu4) Khích lệ, khen ngợi và giúp đỡ5) Lắng nghe6) Đặt câu hỏi7) Gợi ý8) Sử dụng minh họa9) Sử dụng đồ dùng, đồ chơi, vật mẫuPhương pháp dạy học1)Phương pháp trò chơiTrò chơi làm cho giờ học hấp dẫn. Các tình huống chơi giúp trẻ không bị nhàm chán. Việc nâng cao hiệu ứng tình cảm sẽ tạo được khả năng hoàn thành công việc với chất lượng cao. Vị trí và khối lượng các thủ thuật trò chơi trong giờ học phụ thuộc vào độ tuổi của nhóm trẻ và mức độ hình thành kinh nghiệm học tập của chúng. Phương pháp dạy học2) Sử dụng lời nóiBài dạy ngắn gọn và đơn giản bao gồm nhiều nhất là việc giải thích về đối tượng và cách thực hiện. Cô giáo cần quan sát xem trẻ có quan tâm đến đối tượng cô nói không, quan tâm như thế nào, trong bao nhiêu lâu, trẻ nào tỏ ra không hào hứng với đề nghị của cô.Giáo viên không nên nói quá nhiều. Trẻ cần có thời gian tĩnh để quan sát, suy nghĩ và trả lời.Trong mô tả, ngôn ngữ của giáo viên phải rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, chính xác, lưu loát để tập trung vào những nội dung cần thiết.Chú ý ở mỗi bài nên thêm một vài từ mới và định hướng cho trẻ chú ý.Phương pháp dạy học3) Làm mẫuKhi làm mẫu cô giáo tránh nói nhiều, lời giải thích phải rõ, ngắn, dễ hiểu. Trẻ phải có hứng thú quan sát và im lặng tập trung. Động tác của cô cần từ tốn, rõ ràng đối với cả lớpKhông nên để trẻ làm mẫu nhiều, mất nhiều thời gian và không có nhiều ý nghĩa với hiệu quả hoạt động của trẻ khác.Khi làm mẫu dài, cô dùng thêm lời nói để cuốn hút sự chú ý của trẻ (đặt câu hỏi, tăng cường biểu cảm) tránh để trẻ ngồi thụ động lâu Tốc độ lời nói vừa phải, không vội, không lấy thước đo bằng khối lượng kiến thức cô nói.Phương pháp dạy học4) Khích lệ, khen ngợi và giúp đỡKhích lệ :Sự khích lệ phải tập trung vào cách mà trẻ đang làm một công việc cụ thể. Thời điểm tốt nhất để khích lệ là khi trẻ và người lớn ở một mình ( không nên ở trong một nhóm đông vì những lời nói của người lớn sẽ làm trẻ lúng túng trước những đứa trẻ khác). Không nên so sánh trẻ này với trẻ khác trong hoạt động.Khen ngợiKhen ngợi trẻ một cách công bằng. Thường giáo viên có xu hướng chỉ khen ngợi những đứa trẻ mà họ cho là những trẻ giỏi.Chỉ nên khen ngợi những thành công mới hay nỗ lực hết mình của trẻ. Khen ngợi trẻ trong những việc ít cần cố gắng sẽ làm trẻ ít cố gắng hơn trong những việc khó.4) Khích lệ, khen ngợi và giúp đỡ (tt)Một số cách đơn giản khích lệ và giúp đỡ trẻ : - Đưa đồ chơi đến gần trẻ hơn- Ngồi gần trẻ hơn- Đưa tay ra để đề nghị giúp đỡ- Đi tìm một dụng cụ hay vật dụng đặc biệt để làm phong phú thêm cho cách chơi của trẻ- Lấy giúp trẻ một đồ chơi ngoài tầm với của chúng- Ngồi cạnh trẻ để sẵn sàng trợ giúp khi cần- Mỉm cười đúng lúc - Hỏi xem trẻ có cần giúp đỡ không - Giúp đỡ phù hợp với mức độ khó mà trẻ gặp phải. - Khuyến khích trẻ giúp đỡ nhau bằng cách đưa ra những hình mẫu giúp đỡ và nhận xét tốt về những hành động giúp đỡ của trẻ. Phương pháp dạy học5) Lắng ngheKhi giáo viên lắng nghe trẻ nói cũng đồng thời là họ đã chuyển đến trẻ một thông điệp là cô giáo chấp nhận trẻ và tôn trọng những ý kiến của chúng. Cô giáo cần: * Dành thời gian lắng nghe trẻ. * Cố gắng ngẫm nghĩ kỹ về những điều trẻ nói.* Chờ một vài giây trước khi đáp lại để trẻ nhận ra rằng những nhận xét của chúng được tiếp nhận một cách nghiêm túc * Đáp lại những ý kiến của trẻ một cách cẩn trọng. Phương pháp dạy học6) Đặt câu hỏia) Câu hỏi mở là câu hỏi tư duy. Có thể có nhiều câu trả lời cho một câu hỏi mở. Ví dụ minh họa:- Loại câu hỏi chia sẻ những giả định và hiểu biết: “Con nghĩ nó hoạt động như thế nào?; Tại sao?; làm thế nào chúng ta có thể tìm thêm thông tin về nó?”- Loại câu hỏi chia sẻ cảm xúc: “Con cảm thấy như thế nào khi bạn hất tung khối xếp hình của con?” - Loại câu hỏi chia sẻ những tưởng tượng và gợi suy nghĩ: “Con nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu ....?; Làm thế nào chúng ta có thể kết thúc câu chuyện này một cách khác đi?”b)Câu hỏi đóng là câu hỏi hạn chế những lựa chọn để trả lời câu hỏi. Những câu hỏi đóng thường chỉ yêu cầu một câu trả lời ngắn nên chúng được sử dụng để yêu cầu trẻ nhớ lại những gì chúng đã được dạy hoặc đã được trải nghiệm.Một số ví dụ:- Câu hỏi để nhớ lại những sự vật, hiện tượng: ‘Tên con mèo nhà con là gì? Con có anh trai không? Các con có thích không?”- Câu hỏi để nhớ lại những trải nghiệm:”Vị khách ngày hôm qua của chúng ta tên là gì? “6) Đặt câu hỏi (tt)c) Mục đích đặt câu hỏiHướng sự chú ý đến một vấn đề, sự kiện hoặc hiện tượng cụ thểKích thích sự hứng thú và tò mò về những sự kiện, thông tin hay cảm xúcGiúp trẻ ngẫm nghĩ về những thông tin, cảm xúc hay sự kiệnGiúp trẻ tham gia tích cực vào quá trình học qua thảo luậnKhuyến khích trẻ tự hỏi bản thân, người khác và những người trong môi trường xã hội và tự nhiên của họThu hút trẻ sử dụng đa dạng các khả năng nhận thức d) Phương pháp đặt câu hỏiSử dụng những câu hỏi ngắn. Hỏi từng câu hỏi một. Hướng những câu hỏi vào chỉ một nhiệm vụ, suy nghĩ hay sự kiện. Hỏi những câu hỏi theo thứ tự lôgíc. Hỏi những câu hỏi nhằm thu được những thông tin hay ý kiến từ trẻ. Cho trẻ thời gian để trả lời câu hỏi. Phản hồi lại những câu trả lời của trẻ bằng sự hứng thú và thân thiện. 6) Đặt câu hỏi (tt)Một số lưu ý cần tránh khi đặt câu hỏiTránh dùng nhiều câu hỏi chỉ yêu cầu trả lời “có” hoặc “không”.Hạn chế số lượng câu hỏi cả nhóm. Lặp đi lặp lại câu hỏi cho đến khi trẻ trả lời Lặp lại câu trả lời của trẻ.Tự trả lời các câu hỏi do mình đặt ra.Khuyến khích những câu trả lời đồng thanh (nhiều người cùng trả lời).Phương pháp dạy học7) Gợi ýTrẻ càng nhỏ chúng càng cần những lời gợi ý cụ thể và trực tiếpTránh làm nhiễu trẻ bằng nhiều lời gợi ý một lúcCho trẻ thời gian để thử những gợi ý này bằng thực nghiệmChấp nhận việc trẻ có thể không làm theo những lời gợi ý của cô giáo. Hãy đưa ra những lời gợi ý mang tính cá nhân và cụ thể đối với nhu cầu của trẻ. Phương pháp dạy học8) Sử dụng minh họa- Tranh và đồ vật minh họa phải nêu bật bản chất và những nội dung chính- Tranh, các con rối sặc sỡ nhưng phải chú ý sinh động, đẹp- Chú ý thêm quang cảnh nền (thời gian, không gian, thời tiết, cảnh vật)- Sử dụng tranh minh họa cần lưu ý:Đặt vấn đề rõ ràng trước khi đưa tranh Cho thời gian để trẻ quan sát, phát hiện nội dung, cô không vội vàng giới thiệu một lèo trướcLắng nghe những phát hiện của trẻ, tỏ ra quan tâm và kích thích nhiều trẻ cúng tham gia Đưa tranh đúng lúc, đúng chỗ và cất tranh cũng vậyPhương pháp dạy học9) Sử dụng đồ dùng, đồ chơi, vật mẫu- Đồ dùng học tập không cầu kỳ, phức tạp, đắt tiền hoặc tốn nhiều công để làm- Đủ cho mục đích học và cho từng trẻ, nhưng không lạm dụng quá nhiều thể loại cho 1 giờ học- Đồ dùng phải an toàn- Tăng cường tận dụng các đồ có sẵn trong lớp- Cách sử dụng: Trẻ được cầm tận tay và có vài phút để chơi tự do Cô giáo hỏi một vài câu gợi ý ngay khi trẻ tiếp xúc với vật để tập trung sự quan sát vào những đặc điểm cần thiết. Động viên trẻ dùng tối đa các giác quan có thể để tìm hiểu đối tượngNội dung 2. Luyện tập kỹ năng xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện giờ học cho trẻ nhỏ nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục và phát huy tính tích cực của trẻ.Nội dung2.1 . Giờ thể dụcHoạt động 2.1: Thảo luận nhóm : - Những điểm được và chưa được khi tổ chức các giờ thể dục hiện nay nhằm đạt được mục tiêu giáo dục thể chất, phát huy tính tích cực của trẻ- Giáo án giờ thể dục: Phân tích những về cách lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức. Trình bày của các nhóm và thảo luận chung. Giảng viên phân tích và bổ sung.Mức độ chú ý của trẻMức 1 (từ 0 – 1 tuổi): Đặc điểm chính là sự mất tập trung, trẻ nhanh chóng chuyển sự chú ý từ vật này hay từ người này sang người khácMức 2 (từ 1 – 2 tuổi): Trẻ tập trung vào 1 việc nào đó mà trẻ chọn nhưng không chấp nhận bất kỳ sự can thiệp nào bằng lời hay hình ảnh. Trẻ chỉ chú ý vào 1 khía cạnh. Mức 3 (từ - 2 – 3 tuổi): Sự chú ý của trẻ vẫn chỉ là 1 kênh. Trẻ không thể chú ý vào những kích thích thị giác và thính giác cùng 1 lúc. Trẻ không thể nghe thấy lời người lớn khi đang chơi, nhưng có thể chuyển toàn bộ sự chú ý sang người nói rồi quay lại với sự giúp đỡ của người lớnMức 4 (từ 3 - 4 tuổi): Trẻ vẫn thay đổi toàn bộ sự chú ý về thị giác và thính giác giữa người nói và nhiệm vụ nhưng bây giờ trẻ có thể làm việc này 1 cách tự nhiên mà người lớn không cần phải giúp.Mức 5 (từ 4 – 5 tuổi): Sự chú ý của trẻ lức này là 2 kênh. VD, trẻ có thể hiểu lời hướng dẫn liên quan đến nhiệm vụ mà không cần phải ngừng hoạt động cảu mình để nhìn vào người lớn. Khả năng tập trung chú ý cảu trẻ vẫn ngắn.Mức 6 (từ 5 – 6 tuổi): Những kênh thính giác, thị giác và xúc giác đã tham gia đầy đủ. Khả năng chú ý cảu trẻ đã được thiết lập và duy trì .Mục tiêuNhà trẻ:Thực hiện được vận động cơ bản theo độ tuổi.Có một số tố chất vận động ban đầu (nhanh nhẹn, khéo léo, thăng bằng cơ thể).Mẫu giáo:Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế.Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian. Các tố chất thể lực nhanh, khéo léo, .Nội dungTrong chương trình giáo dục mầm nonCấu trúc giờ họcKhởi độngTrọng độngHồi tĩnh - Mỗi phần có chức năng và nội dung đặc trưng.- Lựa chọn nội dung (BTPTC, VĐCB, TC) cho 1 giờ thể dụcCác hình thức tổ chức trẻ trong giờ thể dục Tất cả trẻ cùng tập một bài tập cùng một lúc Nhóm Luân phiên Trò chơi Các phương pháp Làm mẫu Thực hành Phương pháp trò chơiSử dụng lời nói (chỉ dẫn và câu lệnh)Khích lệ, khen ngợi và giúp đỡ Một số hạn chế khi tổ chức giờ thể dụcKhông thực hiện đầy đủ yêu cầu / chức năng các phần của giờ thể dục. Không có lệnh rõ ràng (trẻ không hiểu những tiêu chí vận đông cần thiết)Lời mô tả của giáo viên về kỹ thuật, động tác thiếu chính xác.Giáo viên quan sát và sửa động tác chưa đến từng cá nhân trẻCâu hỏi của giáo viên không hướng sự chú ý của trẻ vào quan sát việc thực hiện các tiêu chí kỹ thuậtTổ chức trò chơi vận động: chỉ đặt tiêu chí về kết quả khác kỹ thuật – trẻ chỉ chú ý kết quả bỏ qua kỹ thuật (trò chơi thi đua)Trong giờ học giáo viên sử dụng nhiều đồ dùng/dụng cụ, làm phân tán sự chú ý, gây mệt mỏi cho trẻ và mất nhiều thời gian thay đổi.Nội dung2.2. Giờ âm nhạcHoạt động 2.2: Thảo luận nhóm : + Các mục tiêu giáo dục của: dạy hát, nghe nhạc, vận đông theo nhạc, chơi nhạc cụ+ Đánh giá thực trạng: mặt được và hạn chế của các giờ học âm nhạc hiện nay+ Phân tích giáo án giờ âm nhạc: về cách lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức. Trình bày của các nhóm và thảo luận chung. Giảng viên phân tích và bổ sung.Mục tiêu giáo dụcHátTrẻ thể hiện bằng giọng của mình nhiều âm thanh dễ chịu, hát tự nhiên và hát theo nhạc điệuPhát triển năng lực thể hiện âm điệu hài hòa của các bài hátPhát triển khả năng tự hát một mình, hát với nhạc đệm và không có nhạc đệmThích hát, tự thưởng thức khi hát một mình hoặc với người khácBiết nhiều bài hát.Mục tiêu giáo dục2 NgheLàm quen với các loại âm thanh phong phú của môi trường: Tiếng đồng hồ chạy; Tiếng máy điều hòa nhiệt độ; tiếng chuông cửa, tiếng xe cộ chạy; từ các con vật; tiếng mưa, tiếng sấmvà âm nhạcKhám phá ra trạng thái thích thú, thỏa mãn, thư giãn mà việc nghe nhạc mang lạiPhân biệt được những nét đặc trưng của âm nhạc (nhịp điệu, giai điệu )Phát triển và thể hiện những giai điệu ưa thíchSáng tạo ra âm thanh: ngân nga; hát; vỗ tay; bật ngón tay, giậm chân, tiếng đập của bàn tayMục tiêu giáo dục3. Vận động theo nhạcPhát triển nhận thức và hiểu về năng lực vận động của chính bản thânTăng cường năng lực tự kiểm soát vận động, tiến hành từ việc kiểm soát các vận động theo chức năng đến việc biểu đạt vận độngThực hiện đa dạng các trang thái vận động Học cách hoạt động cùng nhau trong các điều kiện múa tập thể, múa đôi và trong các vận động theo chức năng cũng như vận động biểu diễnMục tiêu giáo dục4. Làm quen với nhạc cụTrẻ hào hứng khi có cơ hội sử dụng các nhạc cụKhám phá các loại nhạc cụ mới (hiểu về cách có thể tạo ra giai điệu từ các loại nhạc cụ khác nhau)Học cách chia sẻ, luân phiên, lắng nghe khi chơi nhạc cụ trong cùng một nhóm bạnHọc cách hiểu các tín hiệu của cô giáo hoặc bạn khi tham gia các hoạt động sử dụng nhạc cụNội dung giáo dục trong giờ học- Hát: hát cho trẻ nghe (hát giới thiệu), trẻ có các hành động khi nghe cô hát, hát theo một vài từ; hát cùng với cô; hát cùng với bạn. Tự hát một mình. Hát biểu diễn.- Nghe: Nghe âm thanh, Thưởng thức một bài hát, hoặc một bản nhạc ngắn nào đó, Có thể nghe được các chi tiết và trả lời các câu hỏi có liên quan tới đoạn nhạc mà trẻ nghe. Có thể lắng nghe giọng hát của mình hoặc âm thanh từ nhạc cụ mà trẻ tự chơi Nội dung giáo dục trong giờ học(tt)Vận động: Quan sát, lắng nghe trước khi tham gia; Điều chỉnh vận động của cơ thể để theo kịp với nhịp hoặc nhạc đệm có sự tương phản giữa các đoạn; Hiểu được các khái niệm âm nhạc như nhanh – chậm, cao – thấp, mạnh mẽ, nhẹ nhàng và có thể thể hiện chúng thông qua vận động.Tạo ra các nhịp điệu sử dụng các bộ phận của cơ thể (bàn tay, cánh tay, ngón tay, bàn chân, chân, miệng, hông, đầu gối, đùi)Các kiểu hoạt động vận động: Chạy, nhảy, nhảy lò cò, quay vòng tròn, lắc lư, nhảy bước một, đi nhón chân, đi hành quân, uốn éo, gật gù, vẫy tay, .Các từ gợi ý cho miêu tả vận động: uyển chuyển, mềm mại, nhẹ nhàng, dồn dập, uốn éo, vòng tròn, mạnh, nhẹ, nhanh, chậmNội dung giáo dục trong giờ học(tt)- Làm quen với nhạc cụ: Quan sát nhạc cụ mà người lớn chơi; Biết tên của nhạc cụ; Học cách cầm nhạc cụ, chơi với nhạc cụ, nhận ra các âm thanh của nhạc cụ . Có thể chơi một nhạc cụ theo nhịp của một nhạc cụ khác hoặc một đoạn nhạc trong băng ghi âm. Chơi nhạc cụ với các trẻ khácNội dung giáo dục trong giờ học(tt)- Nội dung sáng tạo trong giờ học: Thử nghiệm với nhạc cụ và âm thanh. Các âm thanh sáng tạo bao gồm: Ngân nga; hát; tiếng bập bập môi; vỗ tay; bật ngón tay; tiếng gõ đầu ngón tay; tiếng giậm chận; tiếng đập của bàn tay; âm thanh từ các nhạc cụ.Nghĩ ra một số từ ngữ mới cho một bài hát; Sáng tác thêm một đoạn lời cho một bài hát; Chuyển tải tâm trạng của bản nhạc thành các vận động sáng tạo.Tổ chức giờ họcLựa chọn bài hát.Bài hát phải thu hút trẻ nhỏ nên cần đảm bảo các yêu cầu sau:Bài hát ngắn. Không nên chọn bài hát dài có nhiều đoạn.Có nhịp điệu rõ ràng, có điệp khúcGiai điệu vui vẻ mà trẻ có thể biếtChủ đề bài hát có thể kích thích trí tưởng tượng.Ba cách dạy trẻ bài hát mới:Cách tiếp cận trọn vẹn bài hát. Cô giáo hát toàn bộ bài hát vài lần và đề nghị trẻ vỗ tay theo nhịp hoặc ngân nga theo. Sau đó khuyến khích trẻ tự hát.Tiếp cận theo từng đoạn bài hát. Hát toàn bộ bài hát. Sau đó hát từng đoạn một cho trẻ hát theo. Sau khi trẻ thuộc tất cả các đoạn, cùng nhau hát cả bài.Tiếp cận linh hoạt. nếu thấy trẻ có thể học theo từng đoạn một cách dễ dàng, giáo viên có thể sử dụng tiếp cận trọn vẹn cả bài hát.Nội dung 2.3. Giờ làm quen với các biểu tượng toán sơ đẳng Hoạt động 2.3: Thảo luận nhóm :+ Mục tiêu, nội dung của làm quen với các biểu tượng toán sơ đẳng+ Xác định các hoạt động có hiệu quả nhất để hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng. + Thực trạng việc thực hiện giờ làm quen với các biểu tượng toán sơ đẳng hiện nay ở địa phương mình. + Phân tích giáo án giờ toán: cách lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với các biểu tượng toán sơ đẳng. Trình bày của các nhóm và thảo luận chung. Giảng viên phân tích và bổ sung.Một số cách lập lại bài hát để không tạo ra sự nhàm chán:Thêm động tác, cử chỉThêm cảm xúc vào bài hátHát bài hát nhanh hơn hoặc chậm hơn, to hơn hoặc nhỏ hơn.Thêm tên của trẻ vào bài hátVỗ tay hoặc chơi một điệu nhac, hoặc đánh nhịp hòa theo nhịp bài hátSử dụng đồ dùng, đồ chơi để làm nền phông cho bài hátChơi những dụng cụ tạo nhạc.Mục tiêuCung cấp nhiều cơ hội thao tác khác nhau với các đồ vật: sờ, thao tác bằng tay, khám phá các vật liệu để học đếm, đo, hình dạng, so sánh, phân loại, xếp tương ứngThực hiện các hoạt động để những kiến thức từ thế giới hiện thực đến hình thành các biểu tượng. Có nhiều cơ hội để phát triển những kỹ năng phân loại, so sánh, xếp thư tự, xếp mẫu, đo, đếm và thực hiện các hoạt động với số. Tranh luậnĐối với trẻ mầm non làm quen trẻ với các biểu tượng hay khái niệm toán sơ đẳng? Trẻ mẫu giáo học toán để làm gì?Nội dung (theo chương trình GDMN)Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toánTập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm.Xếp tương ứng.So sánh, sắp xếp theo qui tắc.Đo lường.Hình dạng.Định hướng trong không gian và định hướng thời gian.Các bước của quá trình hình thành biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ từ các đồ vật thật tới giấy và bút chìBước 1: Các đồ vật thật được sử dụng cho bước đầu tiên. Bước 2: Các
File đính kèm:
- hoat_dong_hoc_MN.ppt