Giáo án Lớp Mầm - Chủ đề: Phương tiện và luật lệ giao thông - Năm học 2019-2020

1. Mục đích

- Cô đón trẻ vào lớp, tạo cho trẻ không khí vui vẻ, an toàn cho trẻ khi ở bên cô để trẻ vui khi gặp cô, gặp bạn.

- Giới thiệu cho trẻ biết tên chủ đề nhánh, cùng trẻ trò chuyện về phương tiện giao thông và luật lệ giao thông.

- Cho trẻ chơi các góc chơi trẻ thích.

- Điểm danh để trẻ nhớ tên bạn trong lớp và nhận ra ai vắng mặt.

2. Chuẩn bị

- Trang trí lớp, chuẩn bị ttranh ảnh, sắp xếp các góc chơi hợp lý.

- Sổ điểm danh trẻ đến lớp.

3. Tổ chức hoạt động

- Cô đến sớm trước 15 phút thông thoáng phòng lớp học.

- Đón trẻ vào lớp với thái độ ân cần, niềm nở.

- Cô hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. Trao đổi với cha mẹ trẻ về tình hình sức khỏe, học tập của trẻ ở nhà và trên lớp.

- Cho trẻ xem tranh ảnh, đồ chơi và cùng cô trò chuyện về chủ đề: Phương tiện và luật lệ giao thông: Một số phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không; cô ccho trẻ xem tranh, trò chuyện cùng trẻ về một số luật lệ giao thông, biển báo giao thông phổ biến.

- Cho trẻ chơi ở góc chơi trẻ thích.

- Điểm danh, báo cơm.

 

docx117 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 860 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Mầm - Chủ đề: Phương tiện và luật lệ giao thông - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề
PHƯƠNG TIỆN VÀ LUẬT LỆ GIAO THÔNG
(Thời gian thực hiện: 3 tuần từ ngày 25/5- 12/6/2020)
I. ĐÓN TRẺ-TRÒ CHUYỆN, CHƠI-ĐIỂM DANH
1. Mục đích
- Cô đón trẻ vào lớp, tạo cho trẻ không khí vui vẻ, an toàn cho trẻ khi ở bên cô để trẻ vui khi gặp cô, gặp bạn.
- Giới thiệu cho trẻ biết tên chủ đề nhánh, cùng trẻ trò chuyện về phương tiện giao thông và luật lệ giao thông.
- Cho trẻ chơi các góc chơi trẻ thích.
- Điểm danh để trẻ nhớ tên bạn trong lớp và nhận ra ai vắng mặt.
2. Chuẩn bị
- Trang trí lớp, chuẩn bị ttranh ảnh, sắp xếp các góc chơi hợp lý.
- Sổ điểm danh trẻ đến lớp.
3. Tổ chức hoạt động
- Cô đến sớm trước 15 phút thông thoáng phòng lớp học. 
- Đón trẻ vào lớp với thái độ ân cần, niềm nở.
- Cô hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. Trao đổi với cha mẹ trẻ về tình hình sức khỏe, học tập của trẻ ở nhà và trên lớp.
- Cho trẻ xem tranh ảnh, đồ chơi và cùng cô trò chuyện về chủ đề: Phương tiện và luật lệ giao thông: Một số phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không; cô ccho trẻ xem tranh, trò chuyện cùng trẻ về một số luật lệ giao thông, biển báo giao thông phổ biến.
- Cho trẻ chơi ở góc chơi trẻ thích. 
- Điểm danh, báo cơm.
II. HOẠT ĐỘNG VỆ SINH – ĂN - NGỦ
1. Mục đích, yêu cầu
- Trẻ có nề nếp vệ sinh sạch sẽ.
- Rèn trẻ thói quen ăn đúng bữa, thói quen văn minh trong khi ăn; Trẻ ngủ đúng giờ, ngủ ngon giấc và dậy đúng giờ.
- Giáo dục vệ sinh dinh dưỡng thông qua giờ ăn.
2. Chuẩn bị
- Khăn mặt, xà bông, nước sạch.
- Dụng cụ chia ăn sạch sẽ; bàn ghế, thìa, bát, khăn, cốc, gối đủ cho số trẻ đi trong ngày. 
- Gối, chăn đủ số lượng trẻ.
- Phòng ngủ sạch sẽ, phù hợp thời tiết.
3. Tổ chức hoạt động
3.1. Hoạt động vệ sinh
- Cô nhắc nhở trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Cô chuẩn bị đầy đủ khăn mặt, xà bôngcho trẻ rửa tay, rửa mặt sạch sẽ.
- Quan sát, hướng dẫn trẻ rửa tay, rửa mặt đúng thao tác.
- Dạy trẻ mọi lúc tạo thành thói quen và kỹ năng vệ sinh cho trẻ ở trường và ở nhà.
3.2. Hoạt động ăn
- Cô vệ sinh tay, trang phục gọn gàng, sạch sẽ trước giờ ăn của trẻ.
- Cô chuẩn bị đầy đủ dụng cụ ăn uống: Khăn mặt, khăn lau tay, cốc uống nướcđủ số lượng trẻ.
- Cô chia ăn nhanh nhẹn, mời trẻ ăn ngay khi còn nóng. Nhắc nhở trẻ mời cô, mời bạn và có thói quen ăn uống văn minh.
- Động viên trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất.
3.3. Hoạt động ngủ
- Cô nhắc nhở trẻ uống nước, đi vệ sinh.
- Cô chuẩn bị phòng ngủ sạch, ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, gối, chăn, đệmđủ số lượng trẻ.
- Cô cho trẻ nằm ngủ ngay ngắn, chú ý những trẻ khó ngủ.
- Động viên trẻ ngủ ngon, đẫy giấc.
- Cô bao quát trẻ ngủ.
III. TRẺ CHUẨN BỊ RA VỀ- TRẢ TRẺ
- Cô vệ sinh quần áo đầu tóc, mặt mũi cho trẻ gọn gàng, sạch sẽ.
- Trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình trẻ trong ngày.
- Trả trẻ an toàn.
Chủ đề nhánh 1
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT
 (Thời gian thực hiện: 1 tuần 25/5-29/5/2020)
I. THỂ DỤC SÁNG
- Thứ 2, 4, 6: tập động tác tay không, theo nhạc.
- Thứ 3,5: tập kết hợp với gậy thể dục.
1. Mục đích
- Trẻ vận động tập thể, tạo không khí vui vẻ vào buổi sáng trước giờ học.
- Phát triển vận động của các bộ phận cơ thể, giúp trẻ linh hoạt, nhanh nhẹn.
- Thích tập thể dục sáng cho cơ thể khỏe mạnh.
2. Chuẩn bị
- Đĩa nhạc bài thể dục sáng.
- Sân bãi rộng rãi, sạch sẽ.
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động.
3. Tổ chức hoạt động
* Khởi động
- Cô cho trẻ đi theo các tư thế khác nhau.
- Khởi động các khớp.
* Trọng động
- Thứ 2, 4, 6: tập động tác tay không, theo lời bài hát
+ Động tác hô hấp: Hai tay đưa lên miệng khum giả làm gà gáy
+ Động tác tay
+ Động tác vai
+ Động tác bụng
+ Động tác chân
+ Bật: Hai tay chống hông bật liên tục tại chỗ.
- Thứ 3,5: Tập kết hợp với gậy thể dục.
+ Động tác tay: 2 tay đưa ra trước, lên cao
+ Động tác bụng: Cúi gập người về phía trước
+ Động tác chân: Khuỵu gối
+ Động tác bật: Bật tại chỗ bằng 2 chân
* Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập.
II. CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC 
Tện góc
Nội dung chơi
Mục đích
Chuẩn bị
Tổ chức hoạt động
Kết quả
Phân vai
- Chơi đóng vai bán hàng các PTGT, bác lái xe, nấu ăn.
- Trẻ biết phân vai, thể hiện hành động của vai chơi.
- Trẻ giao tiếp vai chơi.
- Đồ chơi các loại PTGT, bộ đồ chơi nấu ăn, dinh dưỡng 
* Gây hứng thú
- Cho trẻ hát, đọc thơ, xem tranh ảnh về chủ đề...dẫn dắt trẻ vào hoạt động
* Tổ chức chơi
- Cô cho trẻ làm quen đồ chơi mới ở các góc theo chủ đề một số loại hoa.
- Trò chuyện với trẻ về trò chơi của từng góc
- Cho trẻ về góc thỏa thuận vai chơi.
- Cô bao quát, gợi mở trẻ chơi theo các nội dung chơi phù hợp với chủ đề và góc chơi.
- Cô chú ý xử lý các tình huống chơi, mở rộng vai chơi, liên kết giữa các góc chơi
* Kết thúc
- Nhận xét trẻ chơi của các góc.
- Trẻ chơi xong cất đồ chơi gọn gàng
Nghệ thuật
- Hát, múa, biểu diễn các bài hát về chủ đề.
- Nặn bánh xe.
- Trẻ thuộc các bài hát về chủ đề, biết cách nặn thành bánh xe.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin biểu diễn
- Mũ chop kín, dụng cụ âm nhạc 
- Đất nặn, bảng con, bàn ghế.
.
Xây dựng Lắp ghép
- Xây bến xe, bãi để xe.
- Trẻ biết phân công công việc cụ thể cho từng bạn trong nhóm.
- Trẻ biết thể hiện hành động của vai chơi.
- Biết giao tiếp với các bạn khi chơi.
- Gạch, hàng rào, khối gỗ, cây xanh..., 
- Đồ chơi lắp nghép, nghép nút.
- Một số PTGT.
.
Học tập sách.
- Xem tranh ảnh, lô tô về chủ đề 
- Tô màu tranh phương tiện giao thông
- Trẻ biết cách giở truyện tranh, kể chuyện theo tranh.
- Trẻ biết cách tô màu tranh PTGT.
- Trẻ giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
- Tranh truyện, lô tô; tranh ảnh về các phương tiện giao thông
Thiên nhiên
- Chăm sóc cây xanh, lau lá, nhặt cỏ.
- Trẻ biết tưới cây, lau lá cây, xới đất cho cây và nhặt lá vàng cho cây.
- Bồn hoa
- Dụng cụ chăm sóc cây xanh: xô, gáo múc nước, khăn lau
Thứ hai, ngày 25 tháng 2 năm 2019
ĐẾN ĐÂY A. HOẠT ĐỘNG HỌC
PTNT
Tìm hiểu về một số PTGT đường bộ, đường sắt
(Xe đạp, xe máy, tàu hỏa)
I. Mục đích - yêu cầu
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt.
- Trẻ gọi đúng tên, đặc điểm của các phương tiện giao thông, phát triển ngôn ngữ mạch lạc; rèn kỹ năng quan sát, so sánh.
- Gáo dục: trẻ ngồi ngoan khi đi trên các phương tiện giao thông, chấp hành tốt luật giao thông.
II. Chuẩn bị
- Hình ảnh một số phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt: Xe đạp, xe máy, tàu hỏa
- Lô tô xe đạp, xe máy, tàu hỏa đủ cho trẻ.
- Nhạc bài hát: Em đi qua ngã tư đường phố.
- Máy tính, máy chiếu, loa.
- NDKH: Âm nhạc, trò chơi.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Gây hứng thú
- Cô và trẻ hát bài: Em đi qua ngã tư đường phố
- Cô trò chuyện cùng trẻ:
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Trên ngã tư đường phố, có những PTGT nào?
- Cô dẫn dắt vào bài.
2. Bài mới
2.1. Tìm hiểu về một số phương tiện giao thông đường bộ
* Tìm hiểu về xe đạp
Cô cho trẻ quan sát tranh xe đạp và tìm hiểu
- Xe gì đây?
- Xe đạp có đặc điểm gì? (Gồm những bộ phận gì?)
- Xe đạp dùng để làm gì?
- Xe đạp là loại xe chạy bằng gì?
- Xe đạp đi ở đâu? Là PTGT đường gì?
- Cô củng cố lại kiến thức kết hợp giáo dục trẻ ngồi ngoan khi được người lớn trở trên xe đạp.
* Tìm hiểu về xe máy
- Cô cho trẻ nghe tiếng còi xe máy
- Âm thanh của phương tiên giao thông nào các con? 
- Ai có nhận xét gì về xe máy?
Cô cho trẻ tìm hiểu về xe máy tương tự như với xe đạp.
2.2. Tìm hiểu về phương tiện giao thông đường sắt 
(Tàu hỏa)
- Cô đọc câu đố về tàu hỏa cho trẻ đoán:
Đầu tỏa khói
Miệng ăn than
Toa mang hành
Kêu xình xịch?
Cô cho trẻ xem hình ảnh tàu hỏa và tìm hiểu
- Ai có nhận xét gì về tàu hỏa (trẻ trả lời theo suy nghĩ)
- Tàu hỏa gồm những gì? Dùng để làm gì?
- Tàu hỏa chở được nhiều hay ít người (hàng hóa)?
- Tốc độ của Tàu hỏa nhanh hay chậm?
- Tàu hỏa được chạy bằng gì? Người điều khiển tàu hỏa gọi là gì?
- Tiếng tàu hỏa chạy kêu thế nào?
- Tàu hỏa chạy ở đâu? Là PTGT đường gì?
- Cô củng cố lại kiến thức, giáo dục trẻ ngồi ngoan khi được đi tàu hỏa, chấp hành tốt luật giao thông.
* So sánh xe máy và tàu hỏa
- Giống nhau: đều dùng để chở người và hàng hóa.
- Khác nhau: 
+ Xe máy kêu buýt buýt... chạy trên đường bộ- là PTGT đường bộ.
+ Tàu hỏa: kêu xình xịch... chạy trên đường bộ- là PTGT đường bộ.
* Mở rộng
- Ngoài những PTGT này, các con còn biết những PTGT nào chạy trên đường bộ, đường sắt?
2.3. Trò chơi củng cố
- Trò chơi 1: tìm PTGT theo hiệu lệnh của cô
+ Cô nói tên hoặc đặc điểm PTGT, trẻ tìm lô tô PTGT đó và giơ lên, gọi tên PTGT.
- Trò chơi 2: Về đúng làn đường
+ Cô cho trẻ cầm lô tô PTGT lên tay, đi xung quanh lớp khi nghe thấy hiệu lệnh tìm đúng làn đường trẻ phải về đúng làn đường của PTGT đó.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi mỗi trò chơi một vài lần dưới sự quan sát, hướng dẫn và động viên, khuyến khích của cô. Nhận xét sau mỗi lần chơi. Cô thay đổi hình thức chơi cho trẻ, động viên trẻ kịp thời.
3. Kết thúc
- Cô nhận xét giờ học, giáo dục trẻ ngồi ngoan khi đi trên các PTGT, không đùa nghịch, không thò tay, chân ra ngoài.
- Trẻ hát, trò chuyện cùng cô.
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát và tìm hiểu
- Trẻ trả lời .
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời câu hỏi.
- Trẻ trả lời 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời. 
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời câu hỏi.
- Trẻ trả lời câu hỏi.
- Trẻ trả lời câu hỏi.
- Trẻ lắng nghe cô hướng dẫn cách chơi.
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ lắng nghe
B. CHƠI NGOÀI TRỜI
- HĐCMĐ: Dạo chơi, thăm quan vườn cổ tích
- TCVĐ: Chim sẻ và ô tô
- TCTD: Chơi với bóng và đồ chơi ngoài trời
* Tổ chức hoạt động
1. HĐCMĐ: Dạo chơi, thăm quan vườn cổ tích
- Cô cho trẻ xếp hàng xuống sân, kiểm tra sĩ số và nói nội dung buổi chơi.
- Cho trẻ đến thăm quan vườn cổ tích sau đó cô đặt câu hỏi đàm thoại với trẻ
+ Các con thấy trong vườn cổ tích có những nhân vật nào?
+ Nàng Bạch Tuyết có trong câu chuyện gì?
+ Nàng Bạch tuyết là nhân vật như thế nào?
+ Các con có yêu quý nàng Bạch Tuyết không?
(Tương tự như vậy cô đặt câu hỏi đàm thoại với trẻ về những nhân vật có trong vườn cổ tích: Bảy Chú Lùn, Thánh Gióng)
- Cô củng cố kết hợp giáo dục trẻ yêu quý các nhân vật trong vườn cổ tích, không vẽ bậy, không leo trèo lên các nhân vật.
2. TCVĐ: Chim sẻ và ô tô
+ Cách chơi: Cô vẽ 2 vạch phấn 2 bên làm vỉa hè, ở giữa làm đường cho ô tô chạy. Khi các chú chim đi kiếm ăn ở dưới lòng đường nghe tiếng còi bim..bimbim thì phải nhanh chóng chạy lên vỉa hè không sẽ bị ô tô đâm vào.
+ Luật chơi: Nếu bạn chim sẻ nào không nhanh chân sẽ phải làm ô tô và trò chơi tiếp tục.
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần.
- Cô nhận xét sau mỗi lần chơi, động viên trẻ kịp thời.
3. TCTD: Chơi với bóng và đồ chơi ngoài trời
- Cho trẻ chơi đồ chơi dưới sự quản lý của cô, chú ý đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Nhận xét buổi chơi.
- Cô kiểm tra sĩ số, cho trẻ vào lớp.
C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH (HOẠT ĐỘNG CHIỀU)
KPKH
Bé hãy nối phương tiện giao thông với nơi hoạt động của chúng
* Tổ chức hoạt động
- Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề.
- Cô cho trẻ đoán tiếng kêu của một số PTGT, dẫn dắt vào bài.
- Cô phát vở cho trẻ và cho trẻ quan sát tranh và trò chuyện cùng trẻ:
+ Trong tranh có những loại PTGT nào?
+ Đây là xe gì? Xe... chạy ở đâu?...
- Cô hướng dẫn trẻ thực hiện.
- Cho trẻ thực hiện 
- Trong khi trẻ thực hiện cô bao quát, giúp đỡ, động viên trẻ kịp thời.
- Nhận xét tiết học, giáo dục trẻ biết bảo vệ giữ gìn sách vở và biết yêu quý, giữ gìn các PTGT trong gia đình.
D. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
........................................................................................
............................................
........................................................................................
...........................................
.........................................................................................
Thứ ba, ngày 26 tháng 5 năm 2020
A. HOẠT ĐỘNG HỌC
PTTC
- VĐCB: Trườn sấp theo hướng thẳng
- TCVĐ: Tung cao hơn nữa
I. Mục đích, yêu cầu
- Trẻ biết tên VĐCB, biết trườn sấp theo hướng thẳng đúng cách.
- Phát triển vận động, rèn sự dẻo dai, khéo léo của cơ thể, định hướng không gian.
- Thái độ: Trẻ thích tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh.
II. Chuẩn bị
+ Phòng sạch, bằng phẳng, an toàn.
+ Sắc xô, bóng, nhạc, máy tính, loa.
+ Trang phục cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động.
- NDKH: Âm nhạc, toán
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Khởi động
- Cho trẻ làm đoàn tàu đi theo các tư thế khác nhau dưới sự điều khiển của cô.
2. Trọng động
2.1. Bài tập phát triển chung
- Cho trẻ tập các động tác tay không
+ Động tác tay
+ Động tác bụng:
+ Động tác chân:
+ Động tác bật: Hai tay chống hông bật liên tục tại chỗ.
- Cô cho trẻ tập mỗi động tác 2 lần x 8 nhịp.
2.2. VĐCB: Trườn sấp theo hướng thẳng 
* Cô làm mẫu 
- Lần 1: Cô tập không giải thích 
- Lần 2: Cô tập kết hợp giải thích: 
+ Hiệu lệnh: “Chuẩn bị”: nằm sấp trước vạch xuất phát, mắt nhìn về phía trước, hai tay chống xuống sàn.
+ Hiệu lệnh: “Trườn”: thì cô trườn sấp về phía trước, cứ như vậy đến khi hết đoạn đường rồi thì cô đứng lên, đi về cuối hàng đứng. Chú ý khi trườn sấp bụng luôn sát mặt sàn, dùng sức của hai bàn tay và hai bàn chân để di chuyển cơ thể.
* Trẻ thực hiện 
- Cô mời 1-2 trẻ lên tập thử.
- Cô cho cả lớp nhắc lại tên bài tập 2-3 lần.
- Cô cho trẻ tập luân chuyển 2L/trẻ.
- Cô động viên, giúp đỡ và sửa sai cho trẻ.
* Củng cố: 
- Cô và các con vừa thực hiện vận động gì?
- Cô tập lại một lần nữa.
2.2. TCVĐ: Tung cao hơn nữa
- Cách chơi: Cô phát cho mỗi bạn một quả bóng, trẻ cầm bóng bằng hai tay ra cho rộng, tung bóng lên cao và cố gắng bắt bóng bằng hai tay, vừa tung vừa đọc bài thơ 
“ Quả bóng”
- Luật chơi: Phải tung bóng bằng hai tạy, tung lên cao theo phương thẳng đứng và bắt bóng bằng hai tay, bạn nào không tung được thi nhảy lò cò.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Nhận xét sau mỗi lần chơi, động viên trẻ kịp thời.
3. Hồi tĩnh
- Cô nhận xét giờ học.
- Giáo dục trẻ thích tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh.
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh bãi tập..
- Trẻ làm đoàn tàu đi theo các tư thế khác nhau.
- Trẻ tập 
- Trẻ tập cùng cô
- Trẻ tập 
- Trẻ tập 
- Trẻ chú ý quan sát
- Trẻ quan sát và nghe cô giải thích
- Trẻ lên tập
- Trẻ tập
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát
- Nghe cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi
- Trẻ chơi trò chơi
- Nghe cô dặn dò
- Đi nhẹ nhàng quanh bãi tập.
B. CHƠI NGOÀI TRỜI
- HĐCMĐ: Quan sát PTGT trong nhà để xe
- TCVĐ: Tàu hỏa
- TCTD: Vẽ tự do trên sân trường
*Tổ chức hoạt động
1. HĐCMĐ: Quan sát PTGT trong nhà để xe
- Cô cho trẻ xếp hàng xuống sân, kiểm tra sĩ số và nói nội dung buổi chơi.
- Cô và trẻ hát: Em đi qua ngã tư đường phố 
- Cô trò chuyện, dẫn dắt vào bài.
- Cô cho trẻ quan sát các PTGT trong nhà để xe và đàm thoại
+ Các con đang đứng ở đâu đây?
+ Trong nhà để xe có những xe gì? (PTGT gì?)
+ Các xe này được xếp như thế nào?
+ Xe máy này màu gì?
+ Xe máy gồm những bộ phận gì? (cho trẻ chỉ và gọi tên)
+ Còn xe máy này màu gì?
+ Xe máy dùng để làm gì?
+ Khi ngồi các con ngồi ở đâu?
-> Cô củng cố và kết hợp giáo dục trẻ ngồi ngoan khi được người lớn chở trên 
các PTGT.
- Cho trẻ bắt chước tiếng động cơ của xe đạp, xe máy
2. TCVĐ: Tàu hỏa
- Cách chơi: Cô giáo vạch 2 đường thẳng song song với nhau.Cô cho trẻ xếp thành hàng dọc, tay đặt lên vai nhau làm đoàn tàu hỏa đi trong 2 đường thẳng song song, Khi cô giáo giơ cờ xanh, trẻ di chuyển làm thành đoàn tàu, miệng kêu: "xình, xịch". Khi cô giáo nói: "Tàu lên dốc" thì tất cả phải đi bằng mũi chân và miệng kêu: "tu tu"; Khi cô giáo nói: "Tàu xuống dốc" thì tất cả phải đi bằng gót chân và miệng kêu: "tu tu".
- Luật chơi: Trẻ phải xuất phát và ngừng lại theo đúng hiệu lệnh của cô. Trẻ nào không thực hiện đúng phải nhảy lò cò.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3lần.
- Cô khuyến khích, động viên trẻ chơi. 
- Cô nhận xét sau mỗi lần chơi, động viên trẻ kịp thời.
3. TCTD: Vẽ tự do trên sân trường
- Trẻ chơi đồ chơi dưới sự quan sát, hướng dẫn của cô.
- Nhận xét buổi chơi
- Cô kiểm tra sí số, cho trẻ vào lớp.
C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH (HOẠT ĐỘNG CHIỀU)
GDVS
 Dạy trẻ rửa chân
* Tổ chức hoạt động
- Cô và trẻ hát: Khám tay
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Để đôi tay luôn sạch sẽ các con phải làm gì?
+ Con còn phải giữ sạch những bộ phận nào trên cơ thể nữa?
- Cô dẫn dắt vào bài.
- Để cho đôi chân được sạch sẽ các con phải làm gì?
- Hôm nay cô cùng các con rửa chân nhé!
- Cô làm mẫu lần 1 không giải thích
- Cô làm mẫu lần 2 và kết hợp giải thích
- Cô hướng dẫn trẻ cách thực hiện
- Cô cho trẻ nhắc lại các bước rửa chân
- Cô cho trẻ thực hiện (Cô bao quát và hướng dẫn trẻ thực hiện đúng cách)
- Cô nhận xét và giáo dục trẻ biết giữ gìn đôi bàn chân và vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
D. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
........................................................................................
............................................
........................................................................................
..........................................
........................................................................................
............................................
_________________________________________________________________________________
Thứ tư, ngày 27 tháng 5 năm 2020
A. HOẠT ĐỘNG HỌC
PTTM
- Dạy hát: Em đi qua ngã tư đường phố
- TCÂN: Ai đoán giỏi
I. Mục đích, yêu cầu
- Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài hát, hiểu nội dung , thuộc bài hát: Em đi qua ngã tư đường phố; Biết cách chơi trò chơi âm nhạc.
- Kỹ năng: Trẻ hát đúng giai điệu bài hát; thể hiện vui tươi, hồn nhiên khi hát.
- Giáo dục: Trẻ chấp hành đúng luật giao thông đường bộ.
II. Chuẩn bị
- Nhạc bài hát: Em đi qua ngã tư đường phố
- Video bài hát, máy tính, máy chiếu.
- Mũ chóp kín, sắc xô, thanh phách
- NDKH: MTXQ, TC.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Gây hứng thú
Cho trẻ nghe và đoán tiếng kêu của các PTGT
- Đó là tiếng kêu của PTGT nào?
Cô củng cố, dẫn dắt vào bài.
2. Bài mới
2.1. Dạy hát: Em đi qua ngã tư đường phố (TT)
- Cô hát mẫu
+ Lần 1: Hát diễn cảm đúng nhạc, chậm rõ lời kết hợp động tác minh họa. Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
+ Lần 2: Hát đệm nhạc kết hợp minh họa theo bài hát.
Hỏi lại trẻ tên bài hát. Giới thiệu nội dung bài hát: Bài hát nói về các bạn nhỏ chơi giao thông trên sân trường, khi đi qua ngã tư đường phố các ban chấp hành đúng luật giao thông đường bộ: Đèn đỏ bật lên- các bạn dừng lại; khi đèn xanh bật lên các bạn mới qua đường.
Cô kết hợp giáo dục trẻ chấp hành đúng luật giao thông đường bộ.
- Dạy trẻ hát
+ Cô dạy trẻ hát theo các hình thức khác nhau: Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân.
+ Cô động viên, khen ngợi trẻ, sửa sai kịp thời cho trẻ khi trẻ hát.
+ Củng cố: Cả lớp hát lại 1 lần.
2.2. TCÂN: Ai đoán giỏi
+ Cô giới thiệu cách chơi: Gọi một trẻ lên đội mũ chóp kín, 1 trẻ lên hát bài hát: Em đi qua ngã tư đường phố, sau đó cho trẻ đội mũ đoán xem bạn nào vừa lên hát.
+ Luật chơi: Ai đoán sai phải nhảy lò cò.
- Tổ chức cho trẻ chơi một vài lần.
- Cô khuyến khích, động viên trẻ chơi, khen ngợi trẻ.
3. Kết thúc
Cô nhận xét chung, khen trẻ.
- Trẻ nghe và đoán tên PTGT
- Trẻ lắng nghe
- Nghe cô hát, và trả lời tên bài hát 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát theo các hình thức khác nhau.
- Nghe cô hướng dẫn cách, luật chơi
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi
- Nghe cô dặn dò
B. CHƠI NGOÀI TRỜI
- HĐCMĐ: Quan sát, trò chuyện về ô tô, tàu hỏa
- TCVĐ: Chim sẻ và ô tô
- TCTD: Chơi bập bênh, ngôi nhà liên hoàn
* Tổ chức hoạt động
1. HĐCMĐ: Quan sát, trò chuyện về ô tô, tàu hỏa
- Cô cho trẻ xuống sân xếp hàng, kiểm tra sí số trẻ và nói nội dung buổi chơi.
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề PTGT
- Cho trẻ kể tên một số PTGT đường bộ, đường sắt mà trẻ biết	
- Cô dẫn dắt trẻ vào bài.
- Cô đưa ô tô đồ chơi cho trẻ quan sát và trò chuyện:
+ Xe gì đây?
+ Ô tô có những bộ phận nào?
+ Ô tô dùng để làm gì?
+ Khi ngồi trên ô tô các con ngồi như thế nào?
+ Ô tô chạy ở đâu? là phươ

File đính kèm:

  • docxchu de phuong tien giao thong_12841117.docx
Giáo Án Liên Quan