Giáo án Lớp Mầm - Chủ đề: Quê hương, đất nước, Bác Hồ - Nhánh 1: Đất nước Việt Nam diệu kì - Đặng Thị Minh Nga

 - Trẻ biết tên nước Việt Nam, nhận biết quốc kì (cờ) Việt Nam; Trẻ biết Hà Nội là thủ đô của cả nước, Hà Nội có nhiều di tích lịch sử, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, nhiều công trình xây dựng lớn, nhiều món ăn ngon và một số nét văn hoá của người Hà Nội.

- Trẻ biết đi trong đường hẹp sao cho không chạm chân vào hai bên đường, không bước chân ra ngoài; sau đó bò chui qua cổng không chạm cổng; biết thực hiện các động tác BTPTC.

- Trẻ nhớ được tên truyện, tên nhân vật, trẻ hiểu được nội dung câu truyện: nói lên lòng tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

- Trẻ tô màu dây cờ đẹp đều, mịn màu không bị nhoèn ra ngoài

- Trẻ biết các hình học từ các hình học đó biết chắp ghép để tạo thành hình mới.

- Trẻ đọc biểu cảm bài thơ, đồng dao vể quê hương, đất nước.

- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, trẻ hát thuộc bài hát và vận động theo nhịp bài hát cùng cô bài hát về chủ đề.

- Trẻ biết một vài cảnh đẹp, di tích lịch sử, lễ hội và một vài nét văn hoá truyền thống (trang phục, món ăn.) của quê hương, đất nước.

- Trẻ mạnh dạn, tự tin. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

 

doc29 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Mầm - Chủ đề: Quê hương, đất nước, Bác Hồ - Nhánh 1: Đất nước Việt Nam diệu kì - Đặng Thị Minh Nga, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÁNH I : ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM DIỆU KÌ
(Thực hiện từ ngày 09/3 /2018 đến ngày 13/3/2018)
I. YÊU CẦU:
 - Trẻ biết tên nước Việt Nam, nhận biết quốc kì (cờ) Việt Nam; Trẻ biết Hà Nội là thủ đô của cả nước, Hà Nội có nhiều di tích lịch sử, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, nhiều công trình xây dựng lớn, nhiều món ăn ngon và một số nét văn hoá của người Hà Nội.
- Trẻ biết đi trong đường hẹp sao cho không chạm chân vào hai bên đường, không bước chân ra ngoài; sau đó bò chui qua cổng không chạm cổng; biết thực hiện các động tác BTPTC.
- Trẻ nhớ được tên truyện, tên nhân vật, trẻ hiểu được nội dung câu truyện: nói lên lòng tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
- Trẻ tô màu dây cờ đẹp đều, mịn màu không bị nhoèn ra ngoài
- Trẻ biết các hình học từ các hình học đó biết chắp ghép để tạo thành hình mới.
- Trẻ đọc biểu cảm bài thơ, đồng dao vể quê hương, đất nước.
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, trẻ hát thuộc bài hát và vận động theo nhịp bài hát cùng cô bài hát về chủ đề.
- Trẻ biết một vài cảnh đẹp, di tích lịch sử, lễ hội và một vài nét văn hoá truyền thống (trang phục, món ăn...) của quê hương, đất nước. 
- Trẻ mạnh dạn, tự tin. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trẻ trả lời câu hỏi của cô một cách rõ ràng, mạch lạc. Trẻ phân biệt được giọng của các nhân vật trong truyện.
- Trẻ tập cùng cô tập một số bài vận động cơ bản. Phối hợp các cử động bàn tay, ngón tay: Sử dụng kéo, cài cởi cúc áo
II. CHUẨN BỊ:
- Ghi băng hình ảnh về một số địa danh nổi tiếng,  về chủ điểm.
- Tranh ảnh về, băng đĩa về quê hương, đất nước, ngày lễ hội, trang phục dân tộc, bản đồ Việt Nam, cờ Việt Nam.
- Giấy A4, bút chì, bút màu, sáp nước màu.
- Đất nặn, giấy vẽ, giấy màu, hồ dán, khăn lau, bảng con, kéo, tô mầu.
- Tranh minh hoạ một số bài thơ, câu truyện trong chủ điểm như:Tranh truyện ”Thánh Gióng” 
- Một số bài thơ, bài hát, câu truyện về chủ điểm.
- Trò chơi: Gắn tranh, mít mật mít dai.
- Tranh lô tô
- Bóng, vòng, đồ chơi ngoài trời 
III. KẾ HOẠCH TUẦN:
 Thứ 
HĐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
ĐÓN
TRẺ
*. Trước khi đón trẻ
- Cô thông thoáng phòng học
- Vệ sinh trong và ngoài lớp học
- Sắp xếp chỗ ngồi cho trẻ và đồ dùng đồ chơi 
* Trong khi đón trẻ
- Trao đổi với phụ huynh về sức khoẻ của trẻ khi đến lớp khi thời tiết giao mùa.
* Đàm thoại, trò chuyện, thảo luận về quê hương, đất nước mà trẻ đang sinh sống.
- Hướng trẻ đến sự thay đổi của lớp học như có bức tranh lớn về chủ đề 
quê hương, đất nước, Bác Hồ.
*. Điểm danh, thể dục buổi sáng.
*. Báo ăn.
THỂ
DỤC
SÁNG
Tập với bài hát “ Hoà bình cho bé ”
1, Yêu cầu:
- Trẻ biết tập các động tác theo yêu cầu của cô
- Rèn cho trẻ có thói quen tập thể dục sáng
- Giáo dục trẻ tích cực tập thể dục rèn luyện sức khỏe
2, Chuẩn bị
- Trang phục gọn gàng 
- Sân tập an toàn bằng phẳng
3, Tiến hành:
* Khởi động
- Trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi chạy với một số kiểu kết hợp với bài hát “ Yêu hà nội”
* Trọng động: BTPTC: Tập với bài hát “ Hoà bình cho bé ”
- Động tác tay: Hai tay đưa ra phía trước gập cánh tay vào trước ngực. 
- Động tác bụng: Cúi gập người
- Động tác chân: Đứng khuỵ gối
- Động tác bật: Bật tại chỗ
- Mỗi động tác tập 4 lần 2 nhịp.
- Cô động viên khuyến khích trẻ tập
- Chú ý sửa sai cho trẻ.
- Giáo dục trẻ.
*Hồi tĩnh: Trẻ nhẹ nhàng đi lại 2- 3 vòng
HOẠT
ĐỘNG
HỌC
LVPTNT:
KPXH: Trò chuyện về Thủ Đô Hà Nội
NDTH: Âm nhạc
LVPTTC: Thể dục: Đi trong đường hẹp, bò chui qua cổng.
NDKH: Âm nhạc, KPKH
LVPTTM
Tạo hình
- Trang trí dây cờ
- NDTH: Âm nhạc, KPKH
LVPTNN:
Văn học
Kể truyện 
”Thánh Gióng” 
NDKH: KPXH, Âm nhạc 
LVPTNT - Toán
Chắp ghép các hình tạo thành hình mới 
NDKH: KPXH, Âm nhạc 
1. Góc phân vai: Bán hàng, gia đình (Chế biến một số món ăn)
* Yêu cầu:
- Trẻ biết nhận vai chơi biết đóng vai người bán, người mua. Trẻ
 biết thể hiện vai chơi, biết đi mua bán, nấu ăn một số món ăn ngon chuẩn bị cho những ngày lễ của dân tộc.
- Rèn cho trẻ kỹ năng giao tiếp trong khi chơi như: Trò chuyện, đàm thoại, hội ý, cách thể hiện vai chính xác, tạo điều kiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
- Giáo dục trẻ đoàn kết trong các nhóm chơi.
* Chuẩn bị: Đồ dùng để nấu ăn, chai, lọ nhựa để làm chai nước, nước giải khát, rau, hoa, củ quả các loại,...
* Cách chơi:
- Người bán hàng: Niềm nở với khách, giao hàng cho khách, khi nhận tiền biết cảm ơn.
- Khách đi mua hàng cần xếp hàng theo thứ tự người đến trước thì mua trước, người đến sau thì mua sau không chen lấn, xô đẩy, khi nhận hàng cần cầm bằng 2 tay, phải trả tiền.
- Nấu ăn: + Bếp trưởng: Biết chế biến và nấu được những món ăn ngon.
 + Bếp phó: Biết đi mua thực phẩm về và phụ giúp bếp trưởng nấu ăn.
2. Góc xây dựng: Xây công viên, xây Hồ Gươm.
* Yêu cầu: 
- Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu như gạch, các hình khối, hàng rào, ghép hình hoa, cây xanh, cây hoa để xây công viên, xây Hồ Gươm. Trẻ biết cùng nhau nhập vai chơi và thể hiện theo trí tưởng tượng của trẻ để tạo lên sản phẩm công trình có ý nghĩa.
- Rèn cho trẻ khả năng sáng tạo, kỹ năng xây từ tổng thể đến các chi tiết phụ.
- Giáo dục trẻ đoàn kết trong khi chơi, biết yêu quý cảnh đẹp quê hương đất nước.
* Chuẩn bị: 
- Hình khối, một số dụng cụ đựng nước, cây xanh, cây hoa. Các hình khối khác nhau, gạch xây dựng.
* Cách chơi:
Trẻ thực hiện thao tác của từng vai chơi như: 
- Bác thợ chủ công trình: Biết bàn bạc với các bạn trong nhóm chơi để thực hiện vai chơi của mình; Biết xắp xếp xây dựng công trình gì trước, công trình gì sau, xây như thế nào.
- Bác thợ xây: Biết dùng các viên gạch để xây thành công viên xắp xếp hợp lí.
- Người vận chuyển vật liệu xây dựng: Biết chuyển các viên gạch, cây xanh, cây hoa đến địa điểm xây dựng để người thợ xây thực hiện.
- Lấy các viên gạch đặt sát cạnh nhau tạo thành tường và hàng rào, trẻ biết xây các chi tiết từ tổng thể đến chi tiết, trẻ phân các khu công viên.
- Dùng các khối trụ để tạo thành cổng ra vào của công viên 
- Trồng các cây xanh, cây hoa xung quanh tạo bóng mát và khuôn viên cho công viên đẹp hơn...
3. Góc nghệ thuật: Tô màu, vẽ, nặn hình ảnh về quê hương như: Ngôi chùa, mái đình, trường học..., dán cờ tổ quốc Việt Nam. Biểu diễn các bài hát về quê hương
* Yêu cầu:
- Trẻ biết tô màu, vẽ, nặn hợp lí một số hình ảnh về quê hương biết cách cầm bút và cách tô màu; Hát múa các bài hát trong chủ đề.
- Rèn cho trẻ kỹ năng tô màu,vẽ, nặn, tư thế ngồi, phong cách biểu diễn âm nhạc...
- Giáo dục trẻ đoàn kết và cố gắng thực hiện đến cùng.
* Chuẩn bị:
- Giấy màu, sáp màu, hồ dán, khăn lau...
- Nhạc các bài hát về chủ đề.
* Cách chơi:
- Trẻ biết cách tô màu,vẽ, nặn về hình ảnh quê hương như: Ngôi chùa, mái đình, trường học..., dán cờ tổ quốc Việt Nam. 
- Trẻ biết cách biểu diễn các bài hát thật tình cảm và vui tươi theo tổ hoặc từng cá nhân lên biểu diễn các bài hát về quê hương.
4. Góc thư viện: Xem tranh chuyện lô tô, hình ảnh, làm album về lễ hội hoặc cảnh đẹp liên quan đến chủ điểm.
* Yêu cầu
- Trẻ nhận biết một số hình ảnh về quê hương, đất nước, các danh lam thắng cảnh, các địa danh đó, sưu tầm các bức tranh về quê hương để làm album ảnh.
- Rèn cho trẻ kĩ năng xem sách, làm album
- Giáo dục trẻ biết cách bảo vệ sách
 * Chuẩn bị: 
- Một số sách tranh tham khảo cho cháu quan sát, lô tô hình ảnh về quê hương
- Keo dán, Giấy A4...
* Cách chơi:
- Trẻ về góc chơi lấy sách. Tranh ảnh Chủ đề 
- Biết cách dở sách từ trái sang phải, nhận xét và gọi tên một số danh lam thắng cảnh nổi tiếng. 
- Làm quyển album tranh ảnh về chủ đề.
- Cô gần gũi hỏi trẻ về một số hình ảnh cho trẻ nêu ý kiến nhận xét.
5. Góc thiên nhiên: Chơi đong nước, thổi nước, vật nổi vật chìm, chăm sóc cây cảnh.
* Yêu cầu
- Trẻ biết sử dụng một số dụng cụ để đo nước, diễn đạt được kết quả, biết cách làm những thí nghiệm: Thổi nước, vật nổi vật chìm. Diễn đạt được kết quả. Trẻ biết cách chăm sóc cây, tưới cây, lau lá cây.
- Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, so sánh, và ghi nhớ có chủ định
- Giáo dục trẻ đoàn kết và biết tiết kiệm và tận dụng nguồn nước đúng lúc
* Chuẩn bị: 
- Chai đựng nước, dụng cụ đo, ống thổi, vật nổi vật chìm, cây cảnh.
- Các dụng cụ chăm sóc cây.
* Cách chơi:
- Trẻ dùng ca múc nước sau đó đổ vào phễu để nước xuống chai. Và trẻ đong nước đến đâu đếm đến đấy xem mình đong được bao nhiêu ca nước, sau đó so sánh số cốc nước đong được ở mỗi chai và nói kết quả đo.
- Trẻ dùng miếng xốp, đá... thả vào nước xem vật nào nỗi vật nào chìm, vì sao lại nổi, vì sao lại chìm...
- Dùng khăn để lau lá, dùng ca múc nước để tưới nước cho cây. 
6. Góc vận động: Chơi với bóng, cà kheo, cử tạ, vô lăng
* Yêu cầu: 
- Trẻ biết ném bóng vào vợt, biết đi cà kheo, nâng cử tạ, tung bóng cho bạn đối diện
- Rèn sự nhanh nhẹn, khéo léo, phối hợp nhịp nhàng tay, chân và mắt, rèn khả năng quan sát, ghi nhớ
- Giáo dục trẻ có ý thức tôn trọng luật chơi, đoàn kết với bạn khi chơi.
* Chuẩn bị: Cột ném bóng, cử tạ, bóng, cà kheo, vô lăng.
* Cách chơi: 
- Trẻ biết cầm bóng bằng 2 tay tung trúng vào vợt.
- Trẻ đứng lên cà kheo thăng bằng, phối hợp tay chân để bước đi nhịp nhàng.
- Mỗi tay cầm 1 cử tạ nâng lên hạ xuống nhịp nhàng.
- Cầm bóng bằng 2 tay tung cho bạn đối diện, bạn đối diện bắt bóng bằng 2 tay.
- Trẻ cầm vô lăng làm các chú tài xế chở hành khách đi du lịch tới mọi miền đất nước.
HOẠT
ĐỘNG
NGOÀI
TRỜI
HĐCCĐ: Quan sát: Thời tiết
- TCVĐ: Chuyển bóng qua chân.
- Chơi tự do: Bóng vòng, phấn giấy
HĐCCĐ: - Quan sát: Cây Phong Lan
* Trò chơi động : Kéo co
* Chơi tự do: Chơi với khu núi, đồi suối(cát đá, sỏi...)
HĐCCĐ: Quan sát: Cây hoa giấy
- TCVĐ: Lộn cầu vồng
- Chơi tự do :Chơi đá bóng vào gôn.
HĐCCĐ: Quan sát: Vườn rau nhà trường
	* Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng
	* Chơi tự do: Chơi với nhà bóng, bóng rổ, vòng, phấn.
HĐCCĐ: Quan sát: Cây hoa cúc
* Chơi vận động: Kéo co
* Chơi tự do: Nhặt lá xếp hình.
ĂN
NGỦ 
 TRƯA
- Cho trẻ vệ sinh rửa mặt, rửa tay trước và sau khi ăn .
- Tổ chức cho trẻ ăn trưa.
- Tổ chức cho trẻ ngủ trưa.
- Sau khi cho trẻ ngủ dậy cho trẻ đi vệ sinh, vận động nhẹ nhàng , cho trẻ uống sữa, ăn chiều.
 HOẠT
ĐỘNG
CHIỀU
1. Vở NBVLQCC: Chữ "P, Q"
2. Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian: 
3. Cho trẻ chơi các góc chơi mà trẻ thích. 
4. Nêu gương cuối ngày
5. Vệ sinh trả trẻ
1. Cho trẻ hát và vận động theo nhạc bài hát về chủ đề: Em mơ gặp Bác, Hòa bình cho bé, Quê hương tươi đẹp...
2. GDBVMT: Trồng Cây
3. Chơi tự do ở các góc.
4. Nêu gương cuối ngày
5. Vệ sinh- trả trẻ
1. Đọc cho trẻ nghe chuyện “Thánh Gióng”
2. Trò chơi vận động: Thả đỉa ba ba
3. Nghe câu đố về chủ điểm
4. Nêu gương cuối ngày
5. Vệ sinh trả trẻ 
1. Vở LQVT: Hình tam giác, hình chữ nhật
2. Chơi đi xe đạp, lái ô tô...
3. Dạy trẻ đọc thơ về chủ đề: Làng em buổi sáng, Ai dậy sớm, Hoa quanh lăng Bác...
4. Nêu gương cuối ngày
5. Vệ sinh trả trẻ
1. Sinh hoạt văn nghệ:
2. Nêu gương bé ngoan
3. Vệ sinh trả trẻ
TRẢ 
TRẺ
- Trước khi cho trẻ ra về: Giáo viên có thể trò chuyện cùng với trẻ; khuyến khích nêu các gương tốt trong ngày; tạo cho trẻ tâm trạng hào hứng, vui vẻ, có những ấn tượng tốt với lớp, với giáo viên, với bạn để hôm sau trẻ lại thích đến trường.
- Hướng dẫn trẻ làm vệ sinh cá nhân: Lau mặt, rửa tay, sửa sang quần áo, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ. Sau đó cho trẻ chơi tự do với một số đồ chơi hoặc cho trẻ cùng nhau xem truyện tranh, đọc thơ...
- Khi bố mẹ đến đón trẻ, hướng dẫn trẻ tự cất đồ chơi đúng nơi quy định, chào bố mẹ, chào cô giáo, chào các bạn trước khi ra về. Nên dành thời gian trao đổi với cha mẹ một số thông tin cần thiết trong ngày về cá nhân của trẻ cũng như một số hoạt động của lớp cần có sự phối hợp với gia đình.
- Chú ý kiểm tra điện nước, đóng cửa cẩn thận trước khi ra về.
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 2 ngày 09 tháng 4 năm 2018
I. HOẠT ĐỘNG HỌC:
Lĩnh vực phát triển nhận thức: KPXH
Đề tài: Trò chuyện về Thủ đô Hà Nội ( Hồ gươm, Văn miếu Quốc Tử Giám, Lăng Bác Hồ)
NDTH: ¢m nh¹c
	1. Yªu cÇu: 
* Kiến thức : Trẻ biết Hà Nội là thủ đô của cả nước, Hà Nội có nhiều di tích lịch sử, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, nhiều công trình xây dựng lớn, nhiều món ăn ngon và một số nét văn hoá của người Hà Nội.
* Kĩ năng : Trẻ mạnh dạn, tự tin. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
* Thái độ : Giáo dục trẻ yêu quê hương đất nước.
	2. ChuÈn bÞ: 
* Đồ dùng của cô : 
- Tranh ¶nh cã h×nh ¶nh c¸c danh lam th¾ng c¶nh cña thñ ®« Hµ Néi như L¨ng B¸c, Hå g­¬m, qu¶ng tr­êng Ba §×nh, Văn miếu Quốc tử giám
- Giấy A0, 
* Đồ dùng của trẻ: 
- Tranh lô tô các danh lam thắng cảnh.
- Các mảng ghép cắt rời
	3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Gây hứng thú 
- Cho trẻ hát: Yêu Hà Nội và trò chuyện về thủ đô.
- Bài hát nói về điều gì?
- Trong bài hát có nhắc đến những danh lam thắng cảnh nổi tiếng nào ở Hà Nội?
- Các cháu được đến thăm Hà Nội chưa?
- Hôm nay cô cháu mình cùng đến thăm Hà Nội qua những hình ảnh thật sinh động nhé.
2. Nội dung:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở Hà Nội.
+ Cô tặng cho mỗi nhóm 1 bức tranh, sau đó cho trẻ quan sát và thảo luận về bức tranh
- Cô cho nhóm 1 lên trò chuyện với trẻ về bức tranh Hô Gươm
- Cháu có biết đây là đâu không?
- Con biết gì về hồ Gươm? 
- Tại sao hồ lại được gọi là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm? 
- Ở Hồ Gươm còn có những gì? (cầu Thê húc, đền Ngọc sơn, tháp Rùa) . 
- Ngoài tên đó ra hồ còn có tên gì nữa? 
- Hô có tên gọi là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm, vì nó gắn liền với sự tích vua Lê Lợi trả lại gươm thần cho Long Quân. Hồ Gươm là một danh lam thắng cảnh đẹp của hà nội, Là niềm tự hào của người Hà Nội.
+ Cô cho nhóm 2 lên trò chuyện với trẻ về bức tranh Văn miếu Quốc Tử Giám.
- Đây là đâu? Con biết gì về Văn miếu Quốc Tử Giám? 
- Ngày xưa người ta xây dựng Văn miếu Quốc Tử Giám để làm gì?
- Hàng năm người ta thường tổ chức những sự kiện gì ở Văn miếu Quốc Tử Giám? (Tổ chức hội thơ vào rằm tháng giêng )
- Cô giới thiệu tranh: Khuê Văn Các là cổng vào
=> Văn miếu Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của Hà Nội, có thể nói là trường đại học đầu tiên của nước ta. Ở đó còn ghi danh những người học giỏi đổ đạt cao. Ngày nay ở Văn Miếu thường tổ chức khen thưởng những và được trao tặng danh hiệu (Trạng Nguyên nhỏ tuổi). Và các sĩ tử ngày nay còn đến đây để cầu may trước mỗi mùa thi. Các con có thích danh hiệu này không? Để đạt được danh hiệu này, con phải học thế nào?
+ Cô cho nhóm 3 lên trò chuyện với trẻ về bức tranh lăng Bác Hồ.
- Các con đây là đâu? 
- Nơi này có những ai? (các chú bảo vệ, công an ngày đêm canh giữ thi hài Bác)
- Nằm trong quần thể khu di tích còn có những gì?
( Phủ chủ tịch, ao cá Bác Hồ, nhà bảo tàng) 
=> Lăng Bác Hồ chính thức khởi công vào ngày 2/9/1973 tại Quảng trường Ba Đình, nơi Bác thường chủ trì các cuộc mít tinh lớn. 
- Vì sao lăng Bác đặt ở Hà Nội? 
- Các con có thích được gặp Bác không? 
Lớp múa hát bài “Đêm qua em mơ gặp Bác”
 * Mở rộng: Ngoài các địa danh trên, Hà Nội còn có những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, những công trình nào khác? (Quảng trường Ba đình, công viên nước Hồ Tây, công viên Lê nin, rạp xiếc Trung ương, nhà hát lớn, sân vận động Mỹ Đình, chùa một cột,)
=> Không những có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh mà Hà Nội còn có rất nhiều cơ quan của Trung ương, nơi đây diễn ra rất nhiều cuộc họp, hội nghị rất quan trọng.
* Hoạt động 2: Cô giới thiệu các món ăn đặc sản của Hà Nội: 
- Người Hà Nội còn nổi tiếng là mến khách, khách đến tham quan họ sẽ mời chúng ta ăn đặc sản, vậy đặc sản của Hà nội là món ăn gì? 
- Cô chop trẻ kể theo ý hiểu: (bánh cốm Hàng Than, mứt sen Hàng Điếu, ô mai Hàng Đường, bún thang, bún ốc, phở Hà Nội, )
- Vậy con thấy ở địa phương mình có phở Hà Nội không?
- Con đã được ăn chưa? 
- Đặc điểm của bánh phở là gì? (phở tươi). Nó có mùi vị như thế nào? 
Hà Nội không những nổi tiếng bởi những cảnh đẹp, bởi các món đặc sản, mà còn nổi tiếng vì nó là gì của nước ta? ( là thủ đô của nước ta), cả lớp đồng thanh: Hà nội là thủ đô của nước VN. 
* Hoạt động 3: Trò chơi ghép tranh
- Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi
- Cô cho trẻ chơi
- Đàm thoại với trẻ về bức tranh trẻ ghép được.
- Nhận xét tuyên dương trẻ.
Giáo dục trẻ yêu quý và tự hào về thủ đô Hà Nội mến yêu !
3. Kết thúc: Hát bài: Em yêu thủ đô.
- TrÎ h¸t.
- Nãi theo ý hiÓu.
- Quan s¸t, nhËn xÐt vµ trß chuyÖn cïng c«.
- Quan s¸t, nhËn xÐt vµ trß chuyÖn cïng c«.
Trẻ trả lời
- Quan s¸t, nhËn xÐt vµ trß chuyÖn cïng c«.
- Quan s¸t, nhËn xÐt vµ trß chuyÖn cïng c«.
- Quan s¸t, nhËn xÐt vµ trß chuyÖn cïng c«.
- Nghe c« nãi.
- Nghe c« nãi.
- Nghe c« nãi.
- Trẻ trả lời
- Th¶o luËn theo nhãm.
Trẻ chơi trò chơi
Trẻ hát
II. HOẠT ĐỘNG GÓC:
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI :
* Quan sát có chủ đích: Thời tiết trong ngày.
* Chơi vận động: Thả đỉa ba ba
* Chơi vận động: Phấn, lá cây, vòng, bóng, ĐCNT
1. Yêu cầu:
- Trẻ quan sát biết được đặc điểm thời tiết trong ngày, nêu lên được 1 số đặc điểm dấu hiệu nổi bật của thời tiết trong ngày như: Mây mưa, nắng, gió....
- Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định.
- Giáo dục trẻ đoàn kết giữ gìn môi trường trong sạch.
2. Chuẩn bị : 
- Địa điểm quan sát bằng phẳng an toàn cho trẻ
- Cát, nước, phấn, lá cây, vòng, bóng...
3. Tiến hành:
* Quan sát có chủ đích: Thời tiết trong ngày.
- Cô và các con vừa được tìm hiểu về cái gì?
- Ngoài sân trường còn có rất nhiều điều kì thú nữa cô cháu mình cùng đi dạo nhé
- Trước khi đi cô hỏi lớp mình có bạn nào bị đau ở đâu không?
 	- Khi ra ngoài sân các con phải như thế nào? (Nhắc nhở trẻ khi ra ngoài quan sát)
- Các con thấy thời tiết hôm nay ntn?
+ Các con nhìn xem trên bầu trời có những gì?
+ Mây màu gì? Mây mảu đó báo hiệu trời như thế nào?
+ Các con thấy bầu trời hôm nay có ông mặt trời xuất hiện không? Vì sao con biết?
+ Bầu trời hôm nay có nắng, có gió không? Vì sao con biết?
+ Các con có biết mùa này là mùa gì không? 
+ Chúng mình thấy mùa xuân như thế nào?
+ Mùa xuân đến cây cối xung quanh có điều gì mới lạ?...
+ Hôm nay chúng mình cảm thấy tiết trời như thế nào? (Nóng, hay lạnh, mát..)
+ Thời tiết như thế này chúng mình phải mặc quần áo như thế nào?
+ Giáo dục trẻ ăn mặc phù hợp theo mùa, biết bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.
* Chơi vận động: Thả đỉa ba ba
Cô hướng dẫn cách chơi và cho trẻ chơi 3- 4 lần
Động viên khuyến khích trẻ chơi
Chú ý sửa sai cho trẻ
* Chơi vận động: Phấn, lá cây, vòng, bóng, ĐCNT
Cô quan sát trẻ chơi, khuyến khích trẻ chơi.
 - Cô tập trung trẻ lại và hỏi trẻ:
 - Hôm nay con được làm gì? chơi trò chơi gì? con thích được làm gì? vì sao?
 - Cô nhận xét giờ hoạt động.
 - Cho trẻ rửa tay, vào lớp.
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: 
	1. Vở NBVLQCC: Chữ "P, Q"
a. Yêu cầu. 
	- Trẻ đọc bài thơ và tô màu cái phao và quả núi theo yêu cầu.
	- Rèn cho trẻ kỹ năng đọc thơ to, rõ ràng, tô màu không chờm ra ngoài.
- Giáo dục trẻ chú ý học bài và nghiêm túc thực hiện các yêu cầu của cô.
	b. Chuẩn bị: 
	- Vở bé NBVLQVCC, sáp màu.
c. Tiến hành:
- Cô và trẻ đọc thơ 
- Cô trò chuyện với trẻ về bức tranh
- Giáo dục trẻ cầm bút và tô màu không bị chờm ra ngoài
- Trẻ thực hiện
- Cô chú ý bao quát và hướng dẫn trẻ thực hiện
- Hết giờ cô nhận xét tuyên dương trẻ và cho trẻ cất đồ dùng
2. Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian: Trò chơi Kéo co, lộn cầu vồng, dung dăng dung dẻ.
- Cô cho trẻ ra ngoài trời chơi
- Cho trẻ nhắc lại tên các trò chơi dân gian mà trẻ đã được chơi.
- Cô đàm thoại với trẻ về các trò chơi dân gian, cho trẻ biết nguốn gốc xuất sứ của các trò chơi dân gian.
- Cho trẻ chơi 4-5 lần các trò chơi
3. Cho trẻ chơi các góc chơi mà trẻ thích. 
- Cô đàm thoại với trẻ về góc chơi
- Cô cho trẻ chơi ở các góc.
- Cô chú ý động viên khuyến khích trẻ chơi.
4. Nêu gương cuối ngày
	5. Vệ sinh trả trẻ
ĐÁNH GIÁ TRẺ.
 - Tình trạng sức khoẻ của trẻ:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
 - Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
......

File đính kèm:

  • docNHÁNH 1 DAT NUOC 17.doc
Giáo Án Liên Quan