Giáo án Lớp Mầm - Chủ điểm: Nước và các hiện tượng tự nhiên - Chủ đề nhánh: Nước - Đặng Thị Minh Nga

- Trẻ biết tên một số nguồn nước trong sinh hoạt như: Nước mưa, nước giếng, nước sạch, nước ao, hồ

 - Trẻ hiểu được sự cần thiết của nước đối với con người, động vật, thực vật và biết được nước không có mầu, không mùi và các nguồn nước thường dùng.

 - Trẻ biết Trườn theo hướng thẳng và biết chơi trò chơi vận động.

 - Trẻ biết cách cầm bút, ngồi đúng tư thế và trang trí chiếc phao bơi thật đẹp.

 - Trẻ nhớ tên chuyện tên các nhân vật trong chuyện “Cóc kiên trời”

- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung và hát đúng giai điệu, kết hợp vận động ®óng nhÞp bài hát cïng c«. Trẻ lắng nghe cô hát và biết hưởng ứng cùng cô các bài hát trong chủ đề.

 

doc22 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 794 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Mầm - Chủ điểm: Nước và các hiện tượng tự nhiên - Chủ đề nhánh: Nước - Đặng Thị Minh Nga, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NƯỚC 
(Thực hiện 1 tuần: Từ ngày 23/4 đến ngày 27/4/2018)
	I. YÊU CẦU:
	- Trẻ biết tên một số nguồn nước trong sinh hoạt như: Nước mưa, nước giếng, nước sạch, nước ao, hồ
	- Trẻ hiểu được sự cần thiết của nước đối với con người, động vật, thực vật và biết được nước không có mầu, không mùi và các nguồn nước thường dùng.
	 - Trẻ biết Trườn theo hướng thẳng và biết chơi trò chơi vận động.
	- Trẻ biết cách cầm bút, ngồi đúng tư thế và trang trí chiếc phao bơi thật đẹp.
	- Trẻ nhớ tên chuyện tên các nhân vật trong chuyện “Cóc kiên trời”
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung và hát đúng giai điệu, kết hợp vận động ®óng nhÞp bài hát cïng c«. Trẻ lắng nghe cô hát và biết hưởng ứng cùng cô các bài hát trong chủ đề.
	II. CHUẨN BỊ:
 - Tranh ảnh về các nguồn nước và ích lợi của nước, các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
	- Trang trí lớp theo chủ đề.
	- Một số đồ dùng đồ chơi đê thử nghiệm, khám phá đặc tính của nước như; Lọ nhựa trong, đường, muối, gạoMột số vật nổi, chìm trong nước 
( miếng xốp, bọt biển, thìa nhựa, thìa kim loại, củ, quả)
	- Sưu tầm một số tranh ảnh, truyện thơ, bài hát câu đố về chủ đề
	- Sách truyện, bút sáp, hồ dán đất nặn 
	III. KẾ HOACH TUẦN.
Ngày 
 H§ 
 Thø hai
Thø ba
Thø t­
Thø n¨m
Thø s¸u
®ãn trÎ
- Đón trẻ vào lớp
- Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở lớp cũng như ở nhà .
- Trao đổi về sở thích của trẻ trong ăn uống trang phục, những hoạt động trẻ yêu thích
- Cùng trẻ quan sát, trò chuyện về đặc điểm bên ngoài của trẻ, xem tranh chuyện liên quan đến chủ đề.
- Gợi ý trẻ xem tranh ảnh về các nguồn nước.
- Trò chuyện với trẻ về các nguồn nước.
ThÓ 
dôc 
s¸ng
Tập kÕt hợp theo lời bài hát: “Cho t«i ®i lµm m­a víi”
 1. Yêu cầu:
- Trẻ tập đúng đều các động tác theo yêu cầu của cô có ý thức khi tập.
- Rèn khả năng tập chung chú ý quan sát, khả năng vận động, phát triển thể lực cho trẻ.
- Giáo dục trẻ có tính kiên trì và ý thức kỉ luật, yêu thể thao.
2. Chuẩn bị: 
- Sân bãi sạch sẽ, an toàn cho trẻ.
3. Tiến hành: 
* Hoạt động 1: Khởi động: Cô cho ®i c¸c kiÓu ®i vµ kÕt hîp khëi ®éng c¸c khíp tay vai theo nh¹c bµi h¸t “Trời nắng trời mưa”
*Hoạt động 2: Trọng động: Tập kÕt hợp theo lời bài hát: “Cho t«i ®i lµm m­a víi”
- Tay: 2 tay giang ngang gËp vai. 
- Bụng: Cúi gập người phía trước.
- Ch©n; Chan tr­íc, ch©n sau khuþ gèi
- Bật: Bật tách khép chân.
- Cô động viên khuyến khích trẻ tập cùng cô.
- Chú ý sửa sai cho trẻ.
- Giáo dục trẻ.
+ Trò chơi: 
- Cho trẻ chơi T/C: Mưa to, mưa nhỏ ( cho trẻ chơi 2- 3 lần)
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng xung quanh sân tập 2-3 vòng
Ho¹t ®éng häc
LVPTNT
KPKH
Trß truyÖn vÒ sù cÇn thiÕt cña n­íc ®èi víi con ng­êi, ®éng vËt, thùc vËt.
NDTH: Âm nhạc, KPKH
LVPTTC 
Thể dục:
Trườn theo hướng thẳng
NDTH: Âm nhạc
Nghỉ
 giỗ tổ Hùng Vương 10/3 Am lịch
LVPTNN 
Văn học
Truyện: Cãc kiÖn trêi
LVPTTM 
Tạo hình
VÏ m­a
NDTH: Âm nhạc, KPKH
Ho¹t
®éng
gãc
1. Góc phân vai: Bán hàng, gia đình: Chế biến một số món ăn
* Yêu cầu:
- Trẻ biết nhận vai chơi biết đóng vai người bán, người mua. Trẻ biết thể hiện vai chơi, biết đi mua bán, nấu ăn một số món ăn ngon chuẩn bị cho những ngày lễ của dân tộc.
- Rèn cho trẻ kỹ năng giao tiếp trong khi chơi như: Trò chuyện, đàm thoại, hội ý, cách thể hiện vai chính xác, tạo điều kiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
- Giáo dục trẻ đoàn kết trong các nhóm chơi.
* Chuẩn bị: Đồ dùng để nấu ăn, chai, lọ nhựa để làm chai nước, nước giải khát, rau, hoa, củ quả các loại,...
* Cách chơi:
- Người bán hàng: Niềm nở với khách, giao hàng cho khách, khi nhận tiền biết cảm ơn.
- Khách đi mua hàng cần xếp hàng theo thứ tự người đến trước thì mua trước, người đến sau thì mua sau không chen lấn, xô đẩy, khi nhận hàng cần cầm bằng 2 tay, phải trả tiền.
- Nấu ăn: + Bếp trưởng: Biết chế biến và nấu được những món ăn ngon.
 + Bếp phó: Biết đi mua thực phẩm về và phụ giúp bếp trưởng nấu ăn.
2. Góc xây dựng: Xây ao hồ, bể cá
* Yêu cầu:
- Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu như gạch, các hình khối, hàng rào, ghép hình hoa, cây xanh, cây hoa để xây ao hồ, bể cá. Trẻ biết cùng nhau nhập vai chơi và thể hiện theo trí tưởng tượng của trẻ để tạo lên sản phẩm công trình có ý nghĩa.
- Rèn cho trẻ khả năng sáng tạo, kỹ năng xây từ tổng thể đến các chi tiết phụ.
- Giáo dục trẻ đoàn kết trong khi chơi.
* Chuẩn bị:
- Hình khối, một số loại, tôm cua, cây xanh, cây hoa
- Hình khối, cây xanh, cây hoa. Các hình khối khác nhau, gạch xây dựng.
* Cách chơi:
Trẻ thực hiện thao tác của từng vai chơi như: 
- Bác thợ chủ công trình: Biết bàn bạc với các bạn trong nhóm chơi để thực hiện vai chơi của mình; Biết xắp xếp xây dựng công trình gì trước, công trình gì sau, xây như thế nào.
- Bác thợ xây: Biết dùng các viên gạch để xây thành ao hồ, bể cá xắp xếp hợp lí.
- Người vận chuyển vật liệu xây dựng: Biết chuyển các viên gạch, cây xanh, cây hoa đến địa điểm xây dựng để người thợ xây thực hiện.
- Lấy các viên gạch đặt sát cạnh nhau tạo thành tường và hàng rào, trẻ biết xây các chi tiết từ tổng thể đến chi tiết, trẻ phân các khu ao hồ, khu nuôi cá.
- Dùng các khối trụ để tạo thành cổng ra vào của ao hồ.
- Trồng các cây xanh, cây hoa xung quanh tạo bóng mát 
3. Góc nghệ thuật: Xé dán, vẽ, tô màu một số bức tranh về thời tiết, hát các bài hát về thời tiết và mùa...
* Yêu cầu:
- Trẻ biết dùng các kỹ năng đã học để vẽ, xé dán tạo nên 1 bức tranh về các hiện tượng tự nhiên.
- Rèn cho trẻ kĩ năng xé, dán, vẽ, nặn, hát và cảm thụ âm nhạc
- Giáo dục trẻ đoàn kết trong khi chơi, biết thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình qua bức tranh và bài hát...
* Chuẩn bị:
- Giấy màu, giấy vụn, giấy trắng, màu sáp, keo dán,xắc xô...
- Băng đĩa có bài hát về chủ đề
* Cách chơi:
- Trẻ biết cách tô màu,vẽ, nặn về hình ảnh nước, mùa hè.
- Trẻ biết cách biểu diễn các bài hát thật tình cảm và vui tươi theo tổ hoặc từng cá nhân lên biểu diễn các bài hát về chủ đề
4. Góc thư viện: Xem tranh ảnh về các hiện tượng thời tiết.
* Yêu cầu: 
- Biết cùng nhau thảo luận trò chuyện khi xem tranh ảnh về các hiện tượng thời tiết.
- Rèn cho trẻ kĩ năng mở sách, đọc sách, và giữ gìn sách vở...
- Giáo dục trẻ biết ngồi ngay ngắn khi đọc và xem sách, giữ gìn sách vở.
* Chuẩn bị: Các loại sách, tranh ảnh chụp về các hiện tượng thời tiết, mây mưa, cầu vồng hạn hán 
* Cách chơi
- Ngồi đúng tư thế, giở sách từng trang.
- Quan sát bức tranh và nhận xét về bức tranh.
- Tô màu bức tranh theo yêu cầu.
5. Góc thiên nhiên: Chơi với nước và cát, lau lá cây, gieo hạt và quan sát sự phát triển của hạt.
* Yêu cầu:
- Giúp trẻ thấy được sự kỳ diệu của nước, của các hiện tượng tự nhiên.
- Rèn cho trẻ kĩ năng và thói quen chăm sóc bảo vệ môi trường như: Chăm sóc cây, bảo vệ và tiết kiệm nước...
- Giáo dục trẻ thường xuyên chăm sóc, bảo vệ cây, giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp...
* Chuẩn bị: Hạt ngô, đậu, 2 chậu đựng nước và cát, 2 bát đất, cát để trẻ gieo hạt 
* Cách chơi: ` 
- Dùng 2 tay để nhổ cỏ cho cây, nhặt những lá rụng.
- Đong nước vào bình sau đó nhẹ nhàng tưới nước cho cây.
- Dùng khăn lau lá cây.
- Quan sát sự phát triển của hạt.
- Khuyến khích tạo cho trẻ niềm tin, sự hứng thú, óc sáng tạo.
6. Góc vân động: Chơi với bóng, cà kheo, cử tạ
* Yêu cầu: 
- Trẻ biết ném bóng vào vợt, biết đi cà kheo, nâng cử tạ, tung bóng cho bạn đói diện
- Rèn sự nhanh nhẹn, khéo léo, phối hợp nhịp nhàng tay, chân và mắt, rèn khả năng quan sát, ghi nhớ
- Giáo dục trẻ có ý thức tôn trọng luật chơi, đoạn kết với bạn khi chơi.
* Chuẩn bị: Cột ném bóng, cử tạ, bóng, cà kheo.
*Cách chơi: 
- Trẻ biết cầm bóng bằng 2 tay tung trúng vào vợt.
- Trẻ đứng lên cà kheo thăng bằng, phối hợp tay chân để bước đi nhịp nhàng.
- Mỗi tay cầm 1 cầm cử tạ nâng lên hạ xuống nhịp nhàng.
- Cầm bóng bằng 2 tay tung cho bạn đối diện, bạn đối diện bắt bóng bằng 2 tay.
Ho¹t ®éng ngoµi trêi
*Hoạt động có chủ đích: Thí nghiệm vật chìm, vật nổi
*TCVĐ: Thả đỉa ba ba
*Chơi tự do: Chơi với đồ chơi trong sân trường, lá cây, cát, đá, phấn
* Hoạt động có chủ đích: Thí nghiệm: Cái gì tan trong nước.
* Trò chơi vận động: Chèo thuyền.
* Chơi tự do: Chơi đá bóng vào gôn
Nghỉ
giỗ tổ Hùng Vương 10/3 Am lịch
* Hoạt động có chủ đích: Quan sát khu vui chơi giao thông
* Trò chơi vận động: Dung dăng dung dẻ
* Chơi tự do: Chơi với phấn : Vẽ đường tới trường, vòng, bóng...
* Hoạt động có chủ đích: Quan sát vườn rau
* TCVĐ: Gieo hạt
* Chơi tự do: Nước, cát
ĂN
– 
NGỦ
- Cho trẻ vệ sinh rửa mặt, rửa tay trước và sau khi ăn .
- Tổ chức cho trẻ ăn trưa.
- Tổ chức cho trẻ ngủ trưa.
- Sau khi cho trẻ ngủ dậy cho trẻ đi vệ sinh, vận động nhẹ nhàng , cho trẻ uống sữa, ăn chiều.
Ho¹t ®éng chiÒu
1. Làm vở làm quen với toán: Gộp hai nhóm trong phạm vi 5
2. Cho trẻ chơi tự do theo góc chơi. 	
3. Nêu gương cuối ngày
4. Vệ sinh trả trẻ.
1. Cho trẻ làm vở Bé KPKH: Nổi và chìm (Trang 11. 12)
2. Cho trÎ ch¬i trß ch¬i: KÐo c­a lõa xÎ.
3. Đọc cho trẻ nghe chuyện “Cóc kiện trời”
4. Nêu gương cuối ngày
5. Vệ sinh trả trẻ.
Nghỉ
giỗ tổ Hùng Vương 10/3 Am lịch
1. Vở NBVLQC: Chữ "g, y"
2. Cho trẻ đọc các bài thơ, hát các bài hát về chủ đề
3. Nêu gương cuối ngày
4. Vệ sinh trả trẻ.
 1. Sinh hoạt văn nghệ: H¸t mét sè bµi h¸t trong chñ ®Ò 2. Nêu gương bé ngoan
3. Nêu gương cuối ngày
4. Vệ sinh trả trẻ.
TRẢ TRẺ
- Trước khi cho trẻ ra về: Giáo viên có thể trò chuyện cùng với trẻ; khuyến khích nêu các gương tốt trong ngày; tạo cho trẻ tâm trạng hào hứng, vui vẻ.
- Hướng dẫn trẻ làm vệ sinh cá nhân: Lau mặt, rửa tay, sửa sang quần áo, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ. Sau đó cho trẻ chơi tự do với một số đồ chơi hoặc cho trẻ cùng nhau xem truyện tranh, đọc thơ...
- Khi bố mẹ đến đón trẻ, hướng dẫn trẻ tự cất đồ chơi đúng nơi quy định, chào bố mẹ, chào cô giáo, chào các bạn trước khi ra về. Nên dành thời gian trao đổi với cha mẹ một số thông tin cần thiết trong ngày về cá nhân của trẻ cũng như một số hoạt động của lớp cần có sự phối hợp với gia đình.
- Chú ý kiểm tra điện nước, đóng cửa cẩn thận trước khi ra về.
KÕ HO¹CH NGµY
Thø 2 ngµy 24 th¸ng 4 n¨m 2018
I. HOẠT ĐỘNG HỌC: 
	LÜnh vùc ph¸t triÓn nhËn thøc - KPKH
Đề tài: Trò truyện với trẻ về
Sự cần thiết của nước đối với con người, động vật, thực vật.
 Nội dung tích hợp: MTXQ, Âm nhạc
	1. Yêu cầu: 
	* Kiến thức:
- Trẻ hiểu được sự cần thiết của nước đối với con người, động vật, thực vật và biết được nước không có mầu, không mùi và các nguồn nước thường dùng.
- Trẻ biết phân biệt nước sạch,nước bẩn và biết 1 số nguồn nước.
* Kỹ năng : 
- Trẻ có 1 số kỹ năng quan sát thử nghiệm.Trẻ thích tìm hiểu khấm phá thiên nhiên. 
- Rèn cho trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng,mạch lạc. Rèn sự khéo léo của đôi tay khi đong nước vào bình,vào chậu. 
* Thái độ: 
 - Trẻ thích thú khi tham gia 1 số trò chơi với nước. 
- Giaó dục trẻ yêu thiên nhiên, biết bảo vệ môi trường,tiết kiệm và sử dụng nước đúng mục đích. 
	- Giáo dục trẻ uống đủ nước và giữ nguồn nước sạch không làm ô nhiễm nguồn nước. 
	2. Chuẩn bị: 
* Đồ dùng của cô: 
- Tranh mẹ rửa rau, giặt quần áo, bé rửa mặt, tay, tắm.
- Một số hình ảnh về động vật uống nước, 1 tranh hạn hán
- 2 chậu hoa: 1 chậu tươi, 1 chậu héo.
- 2 chậu cá: 1 chậu có nước, 1 chậu không.
* Đồ dùng của trẻ:
- Tranh vẽ hành vi đúng sai về bảo vệ nguồn nước
- Hộp quà đựng bình nước
	3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
DKHĐ của trẻ
1. Gây hứng thú: 
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi Trời mưa
- Cô thấy các con chơi trò chơi rất là giỏi,bây giờ cô có 1 câu truyện muốn kể cho lớp mình nghe đấy các con chú ý lắng nghe cô kể nhé. 
- Cô kể cho trẻ nghe tóm tắt câu chuyện “Cóc kiện trời” -- Đố các con biết vì sao các con vật lại đi kiện trời ?
- Nước quan trọng đối với con người,cây cối, động vật như thế nào và đặc điểm của nước ra sao hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu về nước nhé.
2. Nội dung
*Hoạt động 1: Khám phá sự cần thiết của nước đối với con người, động vật, thực vật.
+ Đối với con người:
- Cô đưa hộp quà có bình nước cho trẻ quan sát.
- Cho trẻ nhận xét về nước.(Trong)
- Cô cho trẻ ngửi xem nước có mùi không? (Gọi 2- 3 trẻ)
- Cho trẻ uống và hỏi trẻ xem có vị không? Nước để làm gì? Mùa hè uống nước như thế nào? Mùa đông uống nước như thế nào? Nước để uống gọi là nước gì? (nước đun sôi hoặc nước lọc). Nước để nấu cơm...?
- Ngoài ra nước còn để làm gì? Cho trẻ kể và cho trẻ xem hình ảnh tắm rửa tay, rửa mặt, giặt,...
- Giáo dục trẻ cần uống đủ nước và uống nước đun sôi...
+ Đối với động vật:
- Cô giới thiệu 2 bình cá cho trẻ quan sát và nhận xét.
- Cho trẻ nhận xét vì sao 1 bình thì cá bơi được còn 1 bình thì không bơi được.
- Cô cho trẻ múc nước đổ vào bình không có nước. Hỏi trẻ xem khi có nước cá bơi được chưa?
- Vậy cá sống ở đâu? Cá sống trong nước nên rất cần có nước và ngoài ra các con vật khác như: Trâu, bò, chó, mèo...cũng đều rất cần nước để uống. Vì vậy để có đủ nước để ainh hoạt thì chúng ta phải làm gì? (Tiết kiệm nước)
- Giáo dục trẻ không được vứt rác... làm ô nhiễm nguồn nước.
+ Đối với cây cối:
- Nước quan trọng đối với cây xanh như thế nào ?
 - Cô có 2 bông hoa, nhưng không hiểu sao 1 bông lại bị héo mất,bạn nào cho cô biết tại sao hoa lại bị héo không ? 
-Tại sao 1 bông hoa lại không bị héo ?
- Cho trẻ quan sát và nhận xét cá sống trong nước. 
- Cá sống ở đâu ? Có nước cá như thế nào ? 
- Nếu như không có nước cá sẽ như thế nào ?
- Cô mời 1 bạn lên đổ nước vào bình cá
. - Nếu thiếu nước con người, cây cối,động vật sẽ như thế nào?
=>Chốt lại: Nước rất cần thiết cho con người,cây xanh,con vật khi thiếu nước ta thấy khát và rất mệt mỏi .Vì vậy nước rất quan trọng, nếu không có nước con người,cây cối các loài vật sẽ không sống được. 
- Bạn nào kể cho cô nghe 1 số nguồn nước mà con biết ? 
(Xem tranh về các nguồn nước)
 -Các con ạ,Nước biển là nước mặn,các nguồn nước ngọt là nước máy, nước giếng, hồ, ao, sông, suối, các con nhớ không được ra hồ, ao, sông, suối một mình vì rất nguy hiểm.
 -Các con có biết nguồn nước nào là nguồn nước sạch ? 
-Nguồn nước nào là nguồn nước bẩn ?
- Muốn có đủ nước sạch để dùng chúng ta cần phải làm gì? 
- Cô chốt lại : Để bảo vệ nguồn nước con người phải trồng nhiều cây xanh, không chặt phá rừng,sử dụng nước tiết kiệm, không vứt rác thải xuống nguồn nước,nếu ta không bảo vệ môi trường thì sẽ sẩy ra hạn hán,lũ lụt,cạn kiệt nguồn nước.
*Hoạt động 2: Trò chơi củng cố
Trò chơi: Nhận biết các hành động đúng sai. 
-Yêu cầu trẻ biết gạch các tranh có hành động sai về bảo vệ nguồn nước và bảo vệ môi trường 
3. Kết thúc.
- Để trái đất mãi xanh tươi chúng ta phải làm gì ? 
- Hát : “Cho tôi đi làm mưa với” 
- Trẻ đọc cùng cô
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đọc cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ nhận xét và trả lời các câu hỏi.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ thể hiện cùng cô
	II. ho¹t ®éng gãc: 
III. ho¹t ®éng ngoµi trêi:
*Hoạt động có chủ đích: Thí nghiệm vật chìm, vật nổi
*TCVĐ: Thả đỉa ba ba
*Chơi tự do: Chơi với đồ chơi trong sân trường, lá cây, cát, đá, phấn
	1. Yêu cầu:
- Trẻ biết được những vật nào thả vào trong nước sẽ chìm, vật nào sẽ nổi.
 Trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên. Trẻ biết chơi trò chơi vận động và các trò chơi tự chọn.
- Phát triển tố chất nhanh, mạnh, khoé léo qua TCVĐ, khả năng quan sát, phán đoán của trẻ.
- Giáo dục trẻ đoàn kết trong khi chơi.
	2. Chuẩn bị
- Địa điểm: Sân bằng phẳng thoải mái, rộng rãi, an toàn cho trẻ.
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động.
- Đồ dùng: mũ cáo và thỏ, vòng, phấn.
- Châu nước,sỏi, đá, lá cây, lông chim.
3. Tiến hành
*Hoạt động có chủ đích: Thí nghiệm vật chìm, vật nổi
- Vừa rồi cô và các con được chơi những trò chơi gì? Ngay sau đây cô sẽ thưởng cho chúng mình được khám phá các hoạt động ngoài trời.
- Trước khi đi cô hỏi lớp mình có bạn nào bị đau ở đâu không?
- Khi ra ngoài sân các con phải như thế nào? (nhắc nhở trẻ khi ra ngoài quan sát)
Cô đàm thoại trò chuyện cùng trẻ
+ Quan sát:
- Cô đàm thoại trò chuyện cùng trẻ
- Cho trẻ làm thí nghiệm vật chìm, vật nổi.
- Cô cho trẻ ngồi thành vòng tròn. 
- Xung quanh chúng ta có rất nhiều điều kì lạ, hôm nay cô cháu mình cùng khám phá điều kì lạ đó nhé. 
- Cô có rất nhiều các đồ vật các con thử đoán xem khi cô thả chúng vào nước thì điều gì sẽ xảy ra?
- Sau đó cô cho trẻ thả các đồ vật vào nước, cả lớp cùng nhận xét.
- Cô bổ sung và chốt lại. Vật chìm hay nổi không phụ thuộc vào kích thước to hay nhỏ, dài hay ngắn mà phụ thuộc vào trọng lượng, chất liệu của nó đấy.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý gia đình của mình, biết làm những công việc đơn giản phù hợp với độ tuổi để giúp đỡ ông bà, bố mẹ
 	* Trò chơi vận động: Thả đỉa ba ba.
- Cách chơi: 1 bạn đóng vai chú cáo đang ngủ say trong rừng, các bạn còn lại đóng vai làm những chú thỏ đang đi kiếm ăn trong rừng vừa đọc bài thơ. Bỗng nhiên cáo tỉnh dây và muốn ăn thịt những chú thỏ, những chú thỏ phải nhanh chân chạy thật nhanh về hang.
- Luật chơi: Nếu chú thỏ nào chạy chậm bị cáo bắt thì phải đóng vai Cáo.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần. Chú ý bao quát trẻ.
* Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời, lá cây, phấn, cát sỏi 
- Cô gợi ý trẻ dùng lá khô để gấp mèo, gấp trâu, gấp kèn.
- Cô gần gũi trẻ gợi mở tạo cho trẻ sự hứng thú và gây sáng tạo
- Nhận xét: Tuyên dương trẻ.
IV. ho¹t ®éng chiÒu:
1. Làm vở làm quen với toán: Gộp hai nhóm trong phạm vi 5
* Yêu cầu:
- Trẻ biết nối bông hoa và túi bóng trên tay bé trai và bé gái với các ô vuông có số chấm tròn phù hợp; Tô màu đỏ ô vuông có số chấm tròn bằng số hoa trên cả hai tay bé gái và tô màu vàng ô vuông có số chấm tròn bằng số bóng trên cả hai tay bé trai.
- Rèn cho trẻ kỹ năng nhận biết, tô màu và ghi nhớ có chủ định.
- Giáo dục trẻ chú ý học bài, ngồi đúng tư thế.
* Chuẩn bị:
- Bàn ghế đúng quy cách.
- Vở làm quen với toán
* Tiến hành:
- Cô cho trẻ giở vở.
- Đàm thoại về bức tranh.
- Cô hướng dẫn trẻ làm. 
- Cô chú ý động viên và khuyến khích trẻ.
	2. Cho trẻ chơi tự do theo góc chơi. 	
- Cô cho trẻ chơi và chú ý sử lý tình huống sảy ra.
	- Cô động viên khuyến khích trẻ chơi	
	3. Nêu gương cuối ngày
4. Vệ sinh trả trẻ.
ĐÁNH GIÁ TRẺ
 - Tình trạng sức khoẻ của trẻ:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
 - Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 - Kiến thức, kĩ năng của trẻ:
.................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docNHANH NUOC.doc
Giáo Án Liên Quan