Giáo án Lớp Mầm - Chủ điểm: Thế giới thực vật - Chủ đề nhánh: Một số loại cây - Đặng Thị Minh Nga

- Trẻ biết tên một số loại cây quen thuộc và đặc điểm, ích lợi nổi bật của

chúng.

- Trẻ biết cách bò bằng 2 bàn tay, cẳng chân, bò chân nọ tay kia để tới

đích sao cho đầu không chạm vào cổng.

- Trẻ biết vẽ thêm quả cho cây, biết phối hợp màu sắc đúng với sự vật bên ngoài; trẻ biết cách cầm bút và tư thế ngồi đúng; phát triển óc quan sát và thẩm mĩ về cái đẹp cho trẻ.

- Trẻ biết tên truyện, nhớ tên các nhân vật trong chuyện, hiểu được nội dung câu chuyện “chú đỗ con”

- Trẻ thuộc lời và hát đúng lời bài hát “Lí cây xanh”, dân ca nam bộ; Trẻ

chú ý lắng nghe cô hát, nghe trọn vẹn bài hát “Lý cây bông” dân ca nam bộ; Trẻ chơi trò chơi sôi nổi.

- Quan sát và nhận xét được quá trình phát triển của cây, nhận ra sự thay

đổi trong quá trình phát triển của cây

- Biết sử dụng vốn từ của mình để miêu tả những điều trẻ quan sát được

về các cây cối trong thiên nhiên, vườn trường.

- Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, về các loại cây.

- Giáo dục trẻ biết yêu thích cây xanh, biết chăm sóc và bảo vệ cây.

- Giáo dục trẻ ý thức học bài và có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.

 - Hào hứng tham gia vào các hoạt động rèn luyện thể lực: Hát múa và tạo hình về các chủ đề cây xanh.

 

doc28 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 1023 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Mầm - Chủ điểm: Thế giới thực vật - Chủ đề nhánh: Một số loại cây - Đặng Thị Minh Nga, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ NHÁNH: MỘT SỐ LOẠI CÂY
(Thực hiện từ ngày 22/01/2018 đến ngày 26/01/2018)
I. YÊU CẦU:
- Trẻ biết tên một số loại cây quen thuộc và đặc điểm, ích lợi nổi bật của
chúng.
- Trẻ biết cách bò bằng 2 bàn tay, cẳng chân, bò chân nọ tay kia để tới
đích sao cho đầu không chạm vào cổng..
- Trẻ biết vẽ thêm quả cho cây, biết phối hợp màu sắc đúng với sự vật bên ngoài; trẻ biết cách cầm bút và tư thế ngồi đúng; phát triển óc quan sát và thẩm mĩ về cái đẹp cho trẻ.
- Trẻ biết tên truyện, nhớ tên các nhân vật trong chuyện, hiểu được nội dung câu chuyện “chú đỗ con”
- Trẻ thuộc lời và hát đúng lời bài hát “Lí cây xanh”, dân ca nam bộ; Trẻ 
chú ý lắng nghe cô hát, nghe trọn vẹn bài hát “Lý cây bông” dân ca nam bộ; Trẻ chơi trò chơi sôi nổi.
- Quan sát và nhận xét được quá trình phát triển của cây, nhận ra sự thay
đổi trong quá trình phát triển của cây
- Biết sử dụng vốn từ của mình để miêu tả những điều trẻ quan sát được 
về các cây cối trong thiên nhiên, vườn trường.
- Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, về các loại cây.
- Giáo dục trẻ biết yêu thích cây xanh, biết chăm sóc và bảo vệ cây.
- Giáo dục trẻ ý thức học bài và có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.
 - Hào hứng tham gia vào các hoạt động rèn luyện thể lực: Hát múa và tạo hình về các chủ đề cây xanh.
II. CHUẨN BỊ:	
- Tranh ảnh sưu tầm có hình ảnh về một số loại cây
- Bộ đồ chơi xây dựng.
- Bộ đồ chơi nấu ăn, 
- Giấy A4, sáp màu...
- vở tạo hình của trẻ
- Tranh truyện “Chú đỗ con”. Rối dẹt
- Đĩa các bài hát trong chủ điểm. 
- Ti vi, đầu đĩa, đĩa CD, xắc xô, trống lắc, phách..
- Các loại cây, hoa, quả nhựa. 
- Đồ dùng, đồ chơi trong nhóm lớp.
- Chậu đựng cát, nước, hạt chưa nảy mầm, hạt đã nảy mầm, hạt đã mọc có lá.
- Trang trí lớp theo chủ điểm.
III. KẾ HOẠCH TUẦN:
Thứ
 HĐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
thứ 6
ĐÓN
TRẺ
* Trước khi đón trẻ
- Cô thông thoáng phòng học
- Vệ sinh trong và ngoài lớp học
- Sắp xếp chỗ ngồi cho trẻ và đồ dùng đồ chơi 
* Trong khi đón trẻ
- Trao đổi với phụ huynh về sức khoẻ của trẻ khi đến lớp khi thời tiết giao mùa.
* Đàm thoại, trò chuyện, thảo luận về không khí tết nguyên đán với trẻ:
- Hướng trẻ đến sự thay đổi của lớp học như có bức tranh lớn về chủ đề về cây xanh.
*. Điểm danh, thể dục buổi sáng.
*. Báo ăn.
THỂ
DỤC
SÁNG
Tập theo lời bài hát “Em yêu cây xanh”
1. Yêu cầu:
- Trẻ tập đầy đủ các động tác của bài tập thể dục sáng kết hợp theo nhạc bài hát “Em yêu cây xanh”.
- Rèn cho trẻ có thói quen tập thể dục sáng
- Giáo dục trẻ yêu thích và ý thức tập thể dục sáng để rèn luyện sức khoẻ 
2, chuẩn bị
- Trang phục gọn gàng 
- Sân tập an toàn.
- Nhạc bài hát “Em yêu cây xanh”
3, Tiến hành:
* Khởi động
- Trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi chạy một số kiểu
* Trọng động: BTPTC: 
- Thực hiện các động tác 4 lần 
 + Động tác tay: Hai tay đưa ra trước lên cao 
 + Động tác bụng: Hai tay lên cao, cúi gập người .
 + Động tác chân: Ngồi xổm - đứng lên
 + Động tác bật: Bật tại chỗ
- Mỗi động tác 4 lần 4 nhịp.
- Cô động viên khuyến khích trẻ tập.
- Chú ý sửa sai cho trẻ.
- Giáo dục trẻ.
* Trò chơi:
- Cho trẻ chơi trò chơi: “Gieo hạt” 1-2 lần.
* Hồi tĩnh: Cô cho các cháu đi nhẹ nhàng 1, 2 vòng.
HOẠT
ĐỘNG
HỌC
LVPTNT:
 Sự phát triển của cây từ hạt
NDTH: Âm nhạc.
- NDTH: Âm nhạc
LVPTTC
TDVĐ:
VĐCB: Bò thấp chui qua cổng TCVĐ: Thi xem ai nhanh. NDTH: Âm nhạc, toán
LVPTTM
Tạo hình:Vẽ, tô màu cây ăn quả.
- NDTH: Âm nhạc, KPKH
LVPTNN
Kể truyện cho trẻ nghe: Chú đỗ con 
- NDTH: Âm nhạc, KPKH
LVPTTM:
Âm nhạc
Dạy trẻ hát: Lí cây xanh.
Nghe cô hát: Lý cây bông.
TC: Tai ai tinh.
- NDTH: KPKH 
HOẠT
ĐỘNG
GÓC
1 Góc phân vai: Bán hàng, gia đình, nấu ăn, cửa hàng bán cây xanh.
* Yêu cầu:
- Trẻ biết nhập vai chơi và thể hiện đúng vai chơi theo ý hiểu của mình.
- Nắm được một số công việc của vai chơi như: bố mẹ quan tâm đến con cái,biết cách mua sắm, nấu ăn.
- Người bán hàng biết chào khách, nhận tiền và cảm ơn lễ phép.
* Chuẩn bị:
- Bộ đồ chơi gia đình, bán hàng, giá bán hàng, hoa quả bánh kẹo, nước ngọt, cây xanh, hoa.
* Cách chơi:
- Người bán hàng: Niềm nở với khách, giới thiệu các mặt hàng, giao hàng cho khách
- Khách đi mua hàng cần xếp hàng theo thứ tự người đến trước thì mua trước, người đến sau thì mua sau không chen lấn, xô đẩy, khi nhận hàng cần cầm bằng 2 tay, biết bố mẹ thì phải quan tâm đến con, biết nấu ăn cho con.
2. Góc xây dựng: Vườn cây của bé, công viên xanh.
* Yêu cầu: 
- Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau 1 cách phong phú để xây dựng vườn cây, công viên xanh. Trẻ bước đầu biết xây hàng rào, tạo khung cảnh vườn cây, công viên xanh.(có cổng ra vào, cây, thảm cỏ...)
- Rèn cho trẻ kỹ năng sắp xếp các hình khối, câyxanh, tạo thành vườn cây, công viên.
- Giáo dục trẻ ý thức, đoàn kết trong khi chơi, ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi,chăm sóc cây.
* Chuẩn bị: 
- Bộ đồ xây dựng, hàng rào, vật liệu xây dựng gạch đá., cây xanh, thảm cỏ, hoa...
* Cách chơi: 
Trẻ thực hiện thao tác của từng vai chơi như: 
- Bác thợ chủ công trình: Biết bàn bạc với các bạn trong nhóm chơi để thực hiện vai chơi của mình; Biết xắp xếp xây dựng công trình gì trước? công trình gì sau, xây như thế nào?.
- Bác thợ xây: 
 Trẻ biết dùng các khối và gạch để xây hành rào, các bồn cây, hoa bên trong.
 Dùng các khối trụ để tạo thành cổng ra vào vườn cây, công viên xanh. Dùng các cây xanh,cây hoa, cây ăn quả để trồng trong vườn cây, dùng thảm cỏ, cây hoa trồng xung quanh làm cho công trình thêm sinh động...
- Người vận chuyển vật liệu xây dựng: Biết chuyển các viên gạch, cây xanh đến địa điểm xây dựng để người thợ xây thực hiện.
- Trẻ chơi cô gần gũi trẻ gợi mở, bổ xung nếu trẻ chưa làm tốt.
3. Góc thư viện: Xem tranh, ảnh, sách về chủ đề Thực vật, hình các loại cây khác nhau: rau ăn củ, rau ăn quả, rau ăn lá.các loại cây, hoa.
* Yêu cầu: Trẻ biết cách xem tranh ảnh đúng chiều, biết cách lật giở từng trang sách theo đúng thứ tự từ trái sang phải, xem theo thứ tự từ trên xuống dưới.
* Chuẩn bị: 
- Tranh, ảnh về chủ đề, tranh rỗng về vườn hoa, các loại rau, quả 
- Bút sáp
* Cách chơi: 
- Trẻ về góc chơi lấy sách. Tranh ảnh Chủ đề thực vật.
- Biết cách dở sách từ trái sang phải, nhận xét và gọi tên một số loại cây, hoa, quả 
- Biết tô màu những bức tranh đẹp.
- Cô gần gũi hỏi trẻ về một số hình ảnh cho trẻ nêu ý kiến nhận xét.
4. Góc vân động: Chơi với bóng, cà kheo, cử tạ
* Yêu cầu: 
- Trẻ biết ném bóng vào vợt, biết đi cà kheo, nâng cử tạ, tung bóng cho bạn đói diện
- Rèn sự nhanh nhẹn, khéo léo, phối hợp nhịp nhàng tay, chân và mắt, rèn khả năng quan sát, ghi nhớ
- Giáo dục trẻ có ý thức tôn trọng luật chơi, đoạn kết với bạn khi chơi.
* Chuẩn bị: Cột ném bóng, cử tạ, bóng, cà kheo.
*Cách chơi: 
- Trẻ biết cầm bóng bằng 2 tay tung trúng vào vợt.
- Trẻ đứng lên cà kheo thăng bằng, phối hợp tay chân để bước đi nhịp nhàng.
- Mỗi tay cầm 1 cầm cử tạ nâng lên hạ xuống nhịp nhàng.
- Cầm bóng bằng 2 tay tung cho bạn đối diện, bạn đối diện bắt bóng bằng 2 tay.
5. Góc nghệ thuật: Vẽ, nặn, cắt, xé dán tô màu, biểu diễn văn nghệ về thế giới thực vật.
* Yêu cầu: 
- Trẻ biết múa hát những bài hát liên quan đến chủ đề, đọc thơ diễn cảm về thế giới thực vật.
 - Biết sử dụng một số kỹ năng tô vẽ cắt dán các loại cây.
- Rèn cho trẻ kỹ năng cắt, xé dán, vẽ, nặn, tô màu 
- Giáo dục trẻ chú ý thực hiện tốt, giữ gìn sản phẩm.
* Chuẩn bị: dụng cụ âm nhạc: trống, xắc xô, đàn., mũ múa..
* Cách chơi: 
- Làm mềm đất, chia đất sau đó dùng các kĩ năng xoay tròn lăn dọc để tạo thành các hoa, quả theo ý thích.
- Dùng xốp, giấy cắt, dán một số loại cây
- Múa hát, những bài hát liên quan đến chủ đề 
6. Góc thiên nhiên: Chơi với cát, nước, chăm sóc cây ở góc thiên nhiên.
* Yêu cầu:
- Trẻ biết chăm sóc cây ở góc thiên nhiên như: Nhổ cỏ, bắt sâu, lau lá cây. Biết dùng cát để tạo ra hình ảnh con vật.
- Rèn cho trẻ óc sáng tạo, sự nhanh nhẹn, khéo léo của đôi bàn tay, 
- Giáo dục trẻ có ý thức chăm sóc, bảo vệ, biết múc nước tưới cho cây.
* Chuẩn bị: Cát, nước, chăm sóc cây.
* Cách chơi: ` 
- Dùng 2 tay để nhổ cỏ cho cây, nhặt những lá rụng xung quanh.
- Đong nước vào bình sau đó nhẹ nhàng tưới nước cho cây.
- Dùng khăn lau lá cây.
- Khuyến khích tạo cho trẻ niềm tin, sự hứng thú, óc sáng tạo.
HOẠT
ĐỘNG
NGOÀI
TRỜI
- HĐ có chủ đích: - Làm thí nghiệm trồng cây bằng hạt.” 
- TCVĐ: Gieo hạt
- Chơi tự do: Cô nhắc nhở trẻ nhặt lá xếp hình mà trẻ yêu thích 
- HĐ có chủ đích: Quan sát cây bàng
- TCVĐ: Nhảy lò cò
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi trong sân trường, lá cây, cát đá, phấn...
- HĐ có chủ đích:
Quan sát cây vũ sữa
- TCVĐ: Cáo và thỏ
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi trong sân trường, lá cây, cát đá, sỏi
- HĐ có chủ đích: Vườn rau
 .-TCVĐ: Gieo hạt
- Chơi tự do: chơi với đồ chơi trong sân trường, lá cây, cát đá
- HĐ có chủ đích: Quan sát và nhận xét thí nghiệm “Hạt nảy mầm” và đưa ra kết luận.
- TCVĐ: kéo co
- Chơi tự do: chơi với đồ chơi trong sân trường, lá cây, cát đá, vật chìm nổi
ĂN
–
NGỦ
- Cô cho trẻ vệ sinh trước và sau khi ăn.
- Cô tổ chức cho trẻ ngủ.
- Khi trẻ dậy cô cho trẻ vận động tại chỗ nhẹ nhàng.
- Cô lau mặt cho trẻ tỉnh ngủ, cho trẻ đi vệ sinh..
HOẠT
ĐỘNG
CHIỀU
1. Hướng dẫn trẻ làm quen với vở toán: Cao- thấp.
2. TCVĐ: Về đúng số nhà.
3. Nêu gương cuối ngày
4. Vệ sinh - trả trẻ.
1. VĐ: Em yêu cây xanh.
2. Nghe kể chuyện: Gói hạt kì diệu.
 3. Nêu gương cuối ngày
4. Vệ sinh - trả trẻ.
1.Làm quen kiến thức mới: Nghe truyện “Chú đỗ con”
2. Cô cùng trẻ làm vở: Bé khám phá khoa học
3.Nêu gương cuối ngày
4. Vệ sinh - trả trẻ.
1. Nghe câu đố về chủ điểm.
2. Tập rửa mặt rửa tay vệ sinh cá nhân
3. Nêu gương cuối ngày
3. Vệ sinh - trả trẻ.
 1.Sinh hoạt văn nghệ cuối tuần: Hát các bài hát trong chủ đề
2. Sắp xếp đồ dùng lớp học
3.Nêugương
cuối tuần và phát phiếu bé ngoan.
4. Vệ sinh - trả trẻ.
TRẢ TRẺ
- Trước khi cho trẻ ra về: Giáo viên có thể trò chuyện cùng với trẻ; khuyến khích nêu các gương tốt trong ngày; tạo cho trẻ tâm trạng hào hứng, vui vẻ, có những ấn tượng tốt với lớp, với giáo viên, với bạn để hôm sau trẻ lại thích đến trường.
- Hướng dẫn trẻ làm vệ sinh cá nhân: Lau mặt, rửa tay, sửa sang quần áo, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ. Sau đó cho trẻ chơi tự do với một số đồ chơi hoặc cho trẻ cùng nhau xem truyện tranh, đọc thơ...
- Khi bố mẹ đến đón trẻ, hướng dẫn trẻ tự cất đồ chơi đúng nơi quy định, chào bố mẹ, chào cô giáo, chào các bạn trước khi ra về. Nên dành thời gian trao đổi với cha mẹ một số thông tin cần thiết trong ngày về cá nhân của trẻ cũng như một số hoạt động của lớp cần có sự phối hợp với gia đình.
- Chú ý kiểm tra điện nước, đóng cửa cẩn thận trước khi ra về.
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 2 ngày 22 tháng 01 năm 2018
I/ HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Đề tài: Sự phát triển của cây từ hạt
NDTH: Âm nhạc
	1. Yêu cầu:
* Kiến Thức
- Trẻ biết gọi tên, đặc điểm cấu tạo, hình dáng về một số loại cây xanh
+ Cung cấp biểu tượng quá trình phát triển của cây từ hạt –đến cây trưởng thành
+ Trẻ nhận biết được đặc điểm từng giai đoạn pt của cây từ hạt
+ Mở rộng kiến thức, trẻ nhận biết thêm cây pt từ cành (triết cành ,từ củ )
* Kỹ năng
- Trẻ có thể phân biệt, so sánh đặc điểm của 1 số loại cây xanh
* Thái độ
- Trẻ biết yêu quý chăm sóc bảo vệ các loại cây xanh ..
2. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô
- Cho trẻ tham quan, quan sát cây xanh ở vườn trường, góc thiên nhiên của lớp
- Thu thập tranh ảnh về cây xanh ..
- Bài hát theo chủ đề
* Đồ dùng của trẻ:
- Tranh  vẽ các giai đoạn của phát triển của cây xanh
3. Tiến hành 
                            Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức 
- Môi trường quanh ta cây ra hoa kết quả
Hạt nảy mầm cho cuộc sống xinh tươi
Trường Tuổi Thơ vui với cả đất trời
Lớp 3C cùng tuổi thơ khám phá “
Đến với cuộc thi “Tuổi thơ khám phá “ngày hôm nay có 3 đội chơi: đội lá vàng, đội lá xanh và đội quả chín .
- Các con đã sẵn sàng bước vào cuộc thi chưa?
- Vậy mời các con đến với phần thi thứ 1: “những ý tưởng khám phá”
- Ở phần thi này các con sẽ được thưởng thức 1 câu chuyện, sau đó sẽ nói lên ý tưởng khám phá của mình .
Cô kể câu chuyện Chuyện của hạt
“hu hu .
- Có tiếng khóc ở đâu ấy nhỉ !
- Tôi bị nhốt ở trong chiếc lọ này, đã 3 năm nay tôi ko đc ăn, ko đc uống nước, ko đc nhìn thấy bác mặt trời .
- Tôi buồn quá !
Mọi người nhìn vào trong chiếc lọ thì thấy có 1 hạt nhỏ màu đen thấy hạt nhỏ dễ thương, mọi người đã đi tìm chị gió, chị mưa, bác mặt trời và anh đất đến giúp
Chị gió dung sức mạnh thổi hạt nhỏ ra khỏi lọ, anh đất cho hạt nhỏ trú nhờ, chị mưa thỉnh thoảng cho uống giọt nước mát ngọt ngào, bác mặt trời hàng ngày tỏa ánh nắng sưởi ấm cho hạt nhỏ rồi 1 ngày, 2 ngày thời gian trôi qua, mọi người quên đi hạt nhỏ và 1 ngày nắng đẹp hạt nhỏ đã trở thành: 1 giàn mướp xinh xắn 
- Các con có nhận xét gì về giàn mướp?
- Các con có biết trồng mướp để làm gì ko ?
- Qua câu chuyện vừa rồi đã gợi cho các con những ý tưởng khám phá gì ?(cô mời 3 đội )
Trẻ chú ý
Dạ rồi
Trẻ chú ý
Trẻ nhận xét
2. Nội dung chính
* Quan sát đàm thoại
Cô tổ chức cho cả lớp cùng tìm hiểu cả 4 giai đoạn của quá trình pt của cây từ hạt
Cho trẻ xem tranh ảnh quá trình phát triển của cây từ hạt :
+ Làm đất, gieo hạt ,hạt đc gieo xuống đất
+ Hạt nảy mầm
+ Mầm pt thành cây con
+ Cây non pt thành cây trưởng thành
+ Cây mướp đc pt từ gì ?
+ Bây giờ chúng mình sẽ cùng tìm hiểu từng giai đoạn pt của cây mướp nhé .
* Giai đoạn 1 :
- Muốn gieo hạt ,mình phải làm  gì?(phải làm đất )
- Làm đất thì phải làm như thế nào?(cuốc ,xới ,đào ..)
- Cô giải thích :làm đất phải cuốc đất lên ,làm cho đất tươi xốp ,nào chúng mình cùng cuốc đất
“Nào bạn ơi mau đến đây
Chúng ta cùng cuốc đất lên ta trồng cây
Rồi mai đây cây sẽ lớn nhanh
Góp sức mình dựng xây nước nhà 
- Làm song đất cô sẽ làm gì ?
- Sau khi gieo hạt chúng ta phải làm gì ?
*Giai đoạn 2
- Sau khi gieo song hạt có điều gì lạ xảy ra ?
- Sau khi gieo hạt xuống đất 1 thời gian thì hạt nứt ra giống như 1 cái mầm trắng cắm xuống đất ,sau đó hạt sẽ tách làm đôi và nhú ra mầm màu xanh.
- Mầm non cần gì để sinh trưởng và pt (cần đất ,nước ,ánh sáng và người chăm sóc )
- Nhờ có đất, nước, ánh sáng, có sự chăm sóc của người nên mầm non sẽ pt như thế nào?(thành cây con )
* Giai đoạn 3
- Mầm đã pt thành gì ?(cây con )
- Các con có nx gì về giai đoạn cây con này ?(có thân,lá )
- Các con phải làm gì để cây ra hoa và kết quả ?(chăm sóc)
- Từ cây non pt thành cây gì ?(trưởng thành )
- Cây trưởng thành đặc điểm như thế nào ?(có hoa, quả )
Cô cho trẻ xem sự pt của cây non thành cây trưởng thành trên máy tính
* Giai đoạn   4
- Cây ra lá, nhiều hoa là lúc cây đã trưởng thành
- Vậy cây mướp sẽ cho quả gì?(quả mướp )
- Nào chúng mình cùng đến xem giàn mướp có bao nhiêu quả nhé (cô cho trẻ đếm số quả mướp)
- Khi cây trưởng thành, lá già sẽ rụng xuống,có bong hoa ko kết quả được cũng bị rụng xuống đất, các con sẽ làm gì?(nhặt lá bỏ vào thùng rác )
- Chúng mình vừa đc tìm hiểu quá trình pt của cây gì?
* Mở rộng
- Ngoài cây mướp là cây đc pt từ hạt còn có cây gì pt từ hạt nữa mà con biết (trẻ kể )
Cô cho trẻ xem tranh hay cây thật: cây luá , cây bí, cây đậu .
- Cây lúa, cây đậu các con xem chúng đang ở giai đoạn pt nào?
- Có cây thì được pt từ hạt, nhưng có cây lại có qua trình sinh trưởng và pt khác
- Cây còn đc pt từ đâu?(triết  từ cành )
- Cây gì pt từ cành? (cây cam,bưởi ..)
- Cây có thể pt từ cành ,người ta triết cành trên cây to rồi đem trồng, cây đc pt từ cành sẽ nhanh ra hoa, kết quả và cho năng xuất rất cao. Cô cho trẻ xem cành triết
- Ngoài cây pt từ hạt, cành còn có loại cây pt từ đâu nữa ?(từ củ )
- Cây gì pt từ củ? (hành, tỏi, cây lạc ..)
Cho trẻ xem tranh các loại củ đã mọc mầm
Để môi trường có nhiều cây xanh, người ta có thể gieo hạt, triết cành, tra củ, và còn rất nhiều cách khác nữa chúng mình sẽ tìm hiểu sau  nhé.
* Hoạt động 2: Trò chơi củng cố
* Trò chơi :ghép tranh 
- Vậy cây lớn lên nhờ đến những yếu tố nào ?
- Chia trẻ làm 2 đội bật qua vòng TD lên tìm và ghép đúng thứ tự phát triển của cây ( hạt ,nảy mầm ,cây con ,cây trưởng thành ) tổ nào nhanh đúng tổ đó chiến thắng
- Trẻ chơi, cô bao quát
* Giáo dục : cây xanh ko nhưng cho ta bóng mát ,mà còn cho hoa quả ngọt vì vậy chúng ta phải biết chăm sóc bảo vệ cho cây nhé .
 Trẻ chú ý
Dạ
Phải  làm đất
Cuốc xới đất
Hạt nảy mầm
Cần nước ..
Thành cây con
Cây con
Chăm sóc
Quả mướp
Hành ,tỏi
Luyện tập
Trẻ chơi
Trẻ chơi cùng bạn
3. Kết thúc: Lớp hát bài : Lá xanh
Lớp hát
 II. HOẠT ĐỘNG GÓC
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
* Làm thí nghiệm: Trồng cây bằng hạt.
* TCVĐ: Gieo hạt.
* Chơi tự do: Cô nhắc nhở trẻ nhặt lá xếp hình mà trẻ yêu thích
1. Yêu cầu: 
- Trẻ có thể làm thí nghiệm cùng cô, trẻ hiểu được sự nảy mầm từ hạt.
- Phát triển ngôn ngữ lời nói lời nói mạch lạc
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây
2. Chuẩn bị:
- Địa điểm quan sát ngoài sân trường.
- Chậu đựng cát, nước, hạt chưa nảy mầm, hạt đã nảy mầm, hạt đã mọc có lá.
- Sân chơi, đồ chơi
3. Tiến hành
* Làm thí nghiệm: Trồng cây bằng hạt.
- Cho trẻ hát bài khúc hát dạo chơi vàc cho trẻ ra sân cùng cô làm thí nghiệm.
- Hỏi trẻ: đây là gì?
- Chúng mình biết gì về trồng cây bằng hạt?
- Bây giờ chúng mình cùng quan sát xem cô có gì nhé.
	- Cô có gì đây? Đây là hạt như thế nào? 
	- Cô làm các thí nghiệm cho trẻ quan sát: Cô trồng từng hạt vào các lọ khác nhau cho trẻ quan sát.
- Cô khái quát giáo dục trẻ chăm sóc yêu quý, bảo vệ cây.
* TCVĐ: Gieo hạt.
- Cô tập trung trẻ nói tên trò chơi.
- Cho trẻ nhắc lại.
- Cho trẻ chơi 3- 4 lần.
* Chơi tự do: Cô nhắc nhở trẻ nhặt lá xếp hình mà trẻ yêu thích
Cô nhắc nhở trẻ nhặt lá xếp hình mà trẻ yêu thích.
 * Nhận xét: 
 - Cô tập trung trẻ lại và hỏi trẻ:
 - Hôm nay con được làm gì? chơi trò chơi gì? con thích được làm gì? vì sao?
 - Cô nhận xét giờ hoạt động.
 - Cho trẻ rửa tay, vào lớp.
IV/ HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
1. Hướng dẫn trẻ làm vở toán: Cao – thấp
* Yêu cầu:
- Trẻ nhận biết Cao – thấp . Trẻ cầm bút bằng tay phải, cầm bút bằng 3 đầu ngón tay. Nhận biết và tô màu đúng theo yêu cầu của cô.
- Rèn cho trẻ kỹ năng nhận biết và ghi nhớ có chủ định.
- Giáo dục trẻ chú ý học bài, ngồi đúng tư thế.
* Chuẩn bị:
- Bàn ghế đúng quy cách.
- Vở toán
* Tiến hành:
- Cô cho trẻ giở vở.
- Đàm thoại về bức tranh.
- Cô hướng dẫn trẻ làm. 
- Cô chú ý động viên và khuyến khích trẻ.
2. TCVĐ: Về đúng số nhà
Cách chơi: Cô giáo có những ngôi nhà có dán hình các loại cây, hoa rau, quả khác nhau, cô phát cho mỗi trẻ một thẻ có hình tương ứng với hình các ngôi nhà sau đó cho trẻ đi vòng tròn và hát bài “Em yêu cây xanh” Khi có tín hiệu tìm nhà các bạn cầm thẻ chữ phải nhanh chân về đúng số nhà có hình tương ứng.
Luật chơi: nếu bạn nào về sai nhà thì phải làm theo yêu cầu của cô giáo và các bạn
3. Nêu gương cuối ngày
4. Vệ sinh – trả trẻ
ĐÁNH GIÁ TRẺ
- Tình trạng sức khoẻ của trẻ:
...................
 - Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
................................
- Kiến thức - kĩ năng của trẻ:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................
Thứ 3 ngày 23 tháng 01 năm 2018
HOẠT ĐỘNG HỌC:
Lĩnh vực phát triển thể chất
VĐCB: Bò thấp chui qua cổng
TCVĐ: Thi xem ai nhanh.
NDTH: Âm nhạc, trò chơi
1. Yêu cầu
* Kiến thức: Trẻ biết cách bò bằng 2 bàn tay, cẳng chân, bò chân nọ tay k

File đính kèm:

  • docNHÁNH CÂY XANH NGA.doc
Giáo Án Liên Quan