Giáo án Lớp Nhà trẻ - Chủ đề nhánh: Bé yêu cây xanh - Năm học 2019-2020
- Đón trẻ. Nhắc nhỡ trẻ chào cô, chào bố mẹ, chào bạn, cất đồ dùng cá nhân vào nơi qui định.
- Trò chuyện với trẻ về ích lợi của cây xanh
- Tập thể dục sáng theo nhạc bài hát “Em yêu cây xanh”
+ Động tác tay: 2 tay đưa sang ngang, đưa về trước.
+ Động tác bụng: Hai tay giơ cao, cúi gập đầu về trước.
+ Động tác chân: Hai tay đưa ngang, hai gối khuỵu
+ Động tác bật: Bật tại chỗ
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Chủ đề nhánh: Bé yêu cây xanh (Thời gian thực hiện: 16/12 - 20/12/2019) Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ, chơi, thể dục sáng - Đón trẻ. Nhắc nhỡ trẻ chào cô, chào bố mẹ, chào bạn, cất đồ dùng cá nhân vào nơi qui định. - Trò chuyện với trẻ về ích lợi của cây xanh - Tập thể dục sáng theo nhạc bài hát “Em yêu cây xanh” + Động tác tay: 2 tay đưa sang ngang, đưa về trước. + Động tác bụng: Hai tay giơ cao, cúi gập đầu về trước. + Động tác chân: Hai tay đưa ngang, hai gối khuỵu + Động tác bật: Bật tại chỗ Hoạt động ngoài trời - Quan sát cây xanh trong sân trường. - Nhặt lá sân trường. - Chơi tự do - Trò chuyện về một số cây xanh và lợi ích của nó. - Vận động "Ném xa bằng 2 tay" - Chơi tự do - Quan sát hoa trong sân trường. - Chơi "Rồng rắn lên mây" - Chơi tự do - Quan sát thời tiết. - Chơi "Mèo đuổi chuột" - Chơi tự do - Bắt không khí. - Chơi gieo hạt. - Chơi tự do Hoạt động học GDÂN Vận động “Lý cây xanh” LQVH Thơ “Cây dây leo” LQVT Phân biệt hình vuông – hinh tròn KPKH Trò chuyện tìm hiểu về cây vú sữa. TẠO HÌNH Tô màu hàng cây xanh (Đề tài ) Hoạt động góc - Góc phân vai: Đóng vai bán hàng rau, củ, quả. - Góc tạo hình: Tô màu, trang trí vườn rau, cây ăn quả của bé. - Góc âm nhạc: Múa hát các bài hát trong chủ đề. - Góc học tập: Xem tranh truyện, chọn tranh truyện theo ý thích để xem. - Góc chơi xây dựng: Xây dựng vườn rau củ, cây ăn quả của bé. + Yêu cầu: Trẻ biết mua gạch, cây xanh, thảm cỏ; xây khu vực trồng rau củ, cây ăn quả; trồng rau củ, cây ăn quả; xây hàng rào; công trình phụ, hoàn thành công trình. + Chuẩn bị: Gạch, cây xanh, thảm cỏ, các loại rau củ, cây ăn quả. + Tiến hành: Cô hướng dẫn trẻ về các góc chơi, khuyến khích, động viên trẻ chơi. Cô tham gia chơi cùng trẻ. Nhận xét tuyên dương. Cắt băng rôn khánh thành, biểu diễn văn nghệ chào mừng công trình hoàn thành. Ăn, ngủ, vệ sinh - Dạy trẻ biết phụ giúp cô chuẩn bị bàn ăn, biết giữ vệ sinh trước và sau khi ăn. - Nhắc nhở trẻ khi ăn xong phải rửa tay, rửa miệng và uống nước, ngủ đủ giấc. Chơi, hoạt động theo ý thích - Cùng cô sắp xếp mùng, gối, vệ sinh, ăn chiều. - Ôn lại bài học buổi sáng. - Chơi các trò chơi dân gian - Hoạt động nêu gương cuối ngày. - Cùng cô sắp xếp mùng, gối, vệ sinh, ăn chiều. - Ôn lại bài học buổi sáng. - Chơi tự do - Hoạt động nêu gương cuối ngày. - Cùng cô sắp xếp mùng, gối, vệ sinh, ăn chiều. - Thực hiện vở toán - Chơi tự do - Hoạt động nêu gương cuối ngày. - Cùng cô sắp xếp mùng, gối, vệ sinh, ăn chiều. - Ôn lại bài học buổi sáng. - Chơi tự do - Hoạt động nêu gương cuối ngày. - Cùng cô sắp xếp mùng, gối, vệ sinh, ăn chiều. - Thực hiện vở LQCC - Chơi tự do - Hoạt động nêu gương cuối tuần. Trả trẻ - Dọn dẹp đồ chơi. - Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ ra về. KT. HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thị Ngọc Trâm Lê Thị Linh KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Chủ đề nhánh: Bé yêu cây xanh Thứ 2, ngày 16 tháng 12 năm 2019 1. Đón trẻ: - Đón trẻ. Nhắc nhỡ trẻ chào cô, chào bố mẹ, chào bạn, cất đồ dùng cá nhân vào nơi qui định. - Trò chuyện với trẻ về ích lợi của cây xanh 2. Thể dục buổi sáng: Tập thể dục với bài hát: “Em yêu cây xanh” 3. Hoạt động ngoài trời - Quan sát cây xanh trong sân trường. - Nhặt lá sân trường. - Chơi tự do. 4. Hoạt động học: Giáo dục âm nhạc Đề tài: Vận động “Lý cây xanh” 4.1. Mục đích yêu cầu - Kiến thức: Trẻ hát thuộc bài hát, biết vận động theo cô. - Kĩ năng: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mạch lạc. - Thái độ: Giáo dục trẻ biết chăm sóc. 4.2. Chuẩn bị: a) Không gian tổ chức: Trong lớp. b) Đồ dùng: + Xắc xô, mũ múa. 4.3. Tiến hành tổ chức hoạt động: a. Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu: - Cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt” - Cô trò chuyện với trẻ về các loại cây - Cô mở nhạc bài “Lý cây xanh” - Các con vừa nghe giai điệu của bài hát nào? - Cho trẻ hát lại bài hát b. Hoạt động 2: Hoạt động trọng tâm - Để bài hát hay hơn chúng ta nên làm gì? - Cho trẻ vận động tự do. - Cô vận động mẫu. - Cô dạy trẻ vận động từng câu. - Dạy câu 1, câu 2, vận động lại câu 1, 2. - Dạy câu 3, câu 4, vận động lại câu 3, 4. - Vận động lại từ câu 1 đấn câu 4. - Vận động lại cả bài. - Mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân vận động. + Nghe hát: - Cô thấy lớp mình hát rất hay và rất ngoan, cô sẽ tặng cho các con một bài hát có tựa đề là “Vườn cây của ba”. - Cô hát lần 1: Giới thiệu nội dung - Cô hát lần 2: Mời 2 trẻ múa minh hoạ. c. Hoạt động 3: Củng cố, giáo dục - Các con vừa vận động bài hát gì? - Cô giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh. - Trẻ vận động lại bài hát “Lý cây xanh” và nghỉ. 5. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Đóng vai bán hàng rau, củ, quả. - Góc âm nhạc: Múa hát các bài hát trong chủ đề. - Góc học tập: Xem tranh truyện, chọn tranh truyện theo ý thích để xem. - Góc chơi xây dựng: Xây dựng vườn rau củ, cây ăn quả của bé. + Yêu cầu: Trẻ biết mua gạch, cây xanh, thảm cỏ. + Chuẩn bị: Gạch, cây xanh, thảm cỏ, các loại rau củ, cây ăn quả. + Tiến hành: Cô hướng dẫn trẻ về các góc chơi, khuyến khích, động viên trẻ chơi. Cô tham gia chơi cùng trẻ. Nhận xét tuyên dương. 6. Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh. - Dạy trẻ biết phụ giúp cô chuẩn bị bàn ăn, biết giữ vệ sinh trước và sau khi ăn. - Nhắc nhở trẻ khi ăn xong phải rửa tay, rửa miệng và uống nước, ngủ đủ giấc. 7. Hoạt động chiều: - Cùng cô sắp xếp mùng, gối, vệ sinh, ăn chiều. - Ôn lại bài học buổi sáng. - Chơi các trò chơi dân gian - Hoạt động nêu gương cuối ngày. + Lớp hát bài: “Cả tuần đều ngoan”. Cho 2-3 trẻ nhắc lại 3 tiêu chuẩn bé ngoan. Từng tổ tự giác đứng lên, lớp nhận xét, cô nhận xét lại cho trẻ cắm cờ. Giáo viên động viên những trẻ chưa ngoan. Cuối giờ cho trẻ hát “Hoa bé ngoan" - Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ ra về. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ trong ngày. 8. Đánh giá cuối ngày: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Chủ đề nhánh: Bé yêu cây xanh Thứ 3, ngày 17 tháng 12 năm 2019 1. Đón trẻ: - Đón trẻ. Nhắc nhỡ trẻ chào cô, chào bố mẹ, chào bạn, cất đồ dùng cá nhân vào nơi qui định. - Trò chuyện với trẻ về ích lợi của cây xanh 2. Thể dục buổi sáng: Tập thể dục với bài hát: “Em yêu cây xanh” 3. Hoạt động ngoài trời - Trò chuyện về một số cây xanh và lợi ích của nó. - Vận động "Ném xa bằng 2 tay". - Chơi tự do. 4. Hoạt động học: Làm quen văn học Đề tài: Thơ “Cây dây leo” 4.1. Mục đích yêu cầu : * Kiến thức: - Trẻ thuộc thơ. * Kỹ năng: - Rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ. * Thái độ: - Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh. 4. 2. Chuẩn bị : - Tranh nội dung bài thơ. 4. 3. Tiến hành hoạt động học: * Hoạt động 1 : Ổn định - Giới thiệu - Cô và cả lớp hát bài “lý cây xanh”. - Trò chuyện với trẻ: + Bài hát có tên là gì? + Bài hát nói về cây gì? + Nhà con có trồng những cây gì? - Các con ạ, cây xanh giúp cho môi trường xanh _sạch _ đẹp đấy, ngoài ra cây xanh còn cho chúng ta bóng mát nữa đấy chính vì thế mà chúng mình phải yêu quý cây, hàng ngày chúng mình nên chăm sóc và bảo vệ cây bằng cách tưới nước, bón phân, nhổ cỏ cho cây, không được bẻ cành, bẻ lá, bẻ hoa các con nhớ chưa? * Hoạt động 2 : Hoạt động trọng tâm - Chú Xuân Tửu cũng rất yêu cây xanh nên đã sáng tác bài thơ “cây dây leo” để tặng chúng mình đấy. Chúng mình cùng lắng nghe cô đọc nhé! - Cô đọc diễn cảm lần 1 không tranh: Tóm tắt nội dung bài thơ - Cô đọc lần 2: Kết hợp với slide - Cô đọc lần 3: Trích dẫn + đàm thoại: Bài thơ chia làm 2 đoạn - Đoạn 1: “Cây dây leo.lên trời cao”: Tóm tắt nội dung đoạn thơ + Cây bé như thế nào? - “Bé tí teo” là rất nhỏ bé đấy. Cho trẻ đọc + Cây từ trong nhà bò ra đâu? - “Nghển cổ” ở đây có nghĩa là cây vươn lên thật cao, cao nhất có thể. Cho trẻ đọc + Cây vươn ra ngoài trời để làm gì? + Tắm nắng gió, gội mưa để làm gì? - Cô đọc trích đoạn cuối: Tóm tắt đoạn cuối - Cây trả lời như thế nào? - Con làm gì để cho cay nhanh lớn? - Chúng mình phải yêu quý, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, không hái hoa bẻ cành bừa bãi. Phải biết chăm sóc cây vì cây cho bóng mát, hoa, quả đẹp. + Cô vừa đọc cho cả lớp nghe bài gì? Của tác giả nào? + Bài thơ nói về cây gì? * Trẻ đọc thơ - Cho trẻ đọc theo các hình thức lớp, tổ, nhóm, cá nhân. (sau mỗi lần trẻ đọc cô nhận xét, sửa sai cho trẻ) - Tuyên dương trẻ thực hiện tốt, khuyến khích động viên trẻ kém. * Thư giãn: Cho trẻ chơi trò “gieo hạt” * Trò chơi: Ai nhanh nhất - Cách chơi: Chia lớp làm 2 đội, nhiệm vụ 2 đội lên chọn một bức tranh dán lên bảng sao cho theo đúng trình tự nội dung bài thơ. * Hoạt động 3 : Củng cố giáo dục - Cho trẻ nhắc lại tên đề tài. - Giáo dục. - Kết thúc: Hát bài “Em yêu cây xanh”. 5. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Đóng vai bán hàng rau, củ, quả. - Góc tạo hình: Tô màu, trang trí vườn rau, cây ăn quả của bé. - Góc học tập: Xem tranh truyện, chọn tranh truyện theo ý thích để xem. - Góc chơi xây dựng: Xây dựng vườn rau củ, cây ăn quả của bé. + Yêu cầu: Xây khu vực trồng rau củ, cây ăn quả. + Chuẩn bị: Gạch, cây xanh, thảm cỏ, các loại rau củ, cây ăn quả. + Tiến hành: Cô hướng dẫn trẻ về các góc chơi, khuyến khích, động viên trẻ chơi. Cô tham gia chơi cùng trẻ. Nhận xét tuyên dương. 6. Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh. - Dạy trẻ biết phụ giúp cô chuẩn bị bàn ăn, biết giữ vệ sinh trước và sau khi ăn. - Nhắc nhở trẻ khi ăn xong phải rửa tay, rửa miệng và uống nước, ngủ đủ giấc. 7. Hoạt động chiều: - Cùng cô sắp xếp mùng, gối, vệ sinh, ăn chiều. - Ôn lại bài học buổi sáng. - Chơi tự do. - Hoạt động nêu gương cuối ngày. + Lớp hát bài: “Cả tuần đều ngoan”. Cho 2-3 trẻ nhắc lại 3 tiêu chuẩn bé ngoan. Từng tổ tự giác đứng lên, lớp nhận xét, cô nhận xét lại cho trẻ cắm cờ. Giáo viên động viên những trẻ chưa ngoan. Cuối giờ cho trẻ hát “Hoa bé ngoan" - Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ ra về. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ trong ngày. 8. Đánh giá cuối ngày: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Chủ đề nhánh: Bé yêu cây xanh Thứ 4, ngày 18 tháng 12 năm 2019 1. Đón trẻ: - Đón trẻ. Nhắc nhỡ trẻ chào cô, chào bố mẹ, chào bạn, cất đồ dùng cá nhân vào nơi qui định. - Trò chuyện với trẻ về ích lợi của cây xanh 2. Thể dục buổi sáng: Tập thể dục với bài hát: “Em yêu cây xanh” 3. Hoạt động ngoài trời - Quan sát hoa trong sân trường. - Chơi "Rồng rắn lên mây" - Chơi tự do. 4. Hoạt động học: Làm quen với toán Đề tài: Tách một nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 5 thành hai nhóm. 4.1. Mục đích yêu cầu: * Kiến thức: - - Biết nhận biết, phân biệt hình tròn – hình vuông. * Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ hình tròn, hình vuông; nói tròn câu. * Giáo dục: - Trẻ nghe lời cô - Hứng thú tham gia các hoạt động 4.2. Chuẩn bị - Hình tròn, hình vuông của cô và trẻ (hình tròn), rổ. 4.3. Cách tiến hành Hoạt động 1: Hướng trẻ vào bài. - Cô cùng trẻ xem đoạn vi deo bài hát " Học viện IQ ". - Chào mừng các con đến với " Học viện IQ ". - Trong bài hát, ông mặt trời màu gì? Ông mặt trời hình gì? (hình tròn) - Các con nhìn xem, hôm nay cô N còn mang gì đến cho các con nè. Hoạt động 2: Dạy trẻ phân biệt hình tròn - hình vuông. - Cô cho trẻ quan sát hình tròn. + Hình gì đây? + Hình tròn này màu gì? Trẻ phát âm: Hình tròn màu đỏ +Cô vừa nói vừa làm: Điều gì xẩy ra khi cô lăn hình tròn trên nền nhà? Hình tròn có lăn được không? Trẻ phát âm: Hình tròn lăn được - Cô nhắc lại: Đây là hình tròn, màu đỏ, lăn được. - Ngoài hình tròn, cô còn có hình gì nữa? (Hình vuông) + Trẻ phát âm theo lớp, tổ, cá nhân: Hình vuông + Hình vuông này màu gì? Trẻ phát âm: Hình vuông màu xanh + Mình cùng lăn hình vuông xem nào, lăn được không? - Cô củng cố lại: hình vuông, màu xanh, không lăn được. Luyện tập. -Trò chơi củng cố: Cô đưa ra 1 hộp quà, lắc lắc cho trẻ nghe. 1..2.3...mở, 1 dây có gắn lộn xộn hình vuông, tròn, ngôi sao, trái tim, tam giác. + Bạn nào biết hình tròn ở đâu? Mời 3-4 trẻ tìm và chỉ được hình tròn, nói màu sắc. + Tương tự mời 2-3 trẻ tìm và chỉ hình vuông, nói màu sắc. - Trò chơi: Bé nhanh trí. + Trẻ chọn hình theo yêu cầu + Cô nói: Hình tròn- trẻ giơ lên và nói Hình tròn màu đỏ Hình vuông – trẻ giơ và nói Hình vuông màu xanh Hình lăn được – trẻ giơ và nói Hình tròn Hình không lăn được – trẻ giơ và nói Hình vuông - Trò chơi: Hãy tìm tôi + Cách chơi: cô gắn hình tròn và hình vuông lớn ở giữa nhà. Cô chỉ vào từng hình và hỏi trẻ: Đây là hình gì? (Hình tròn-hình vuông). Cả lớp hát bài bóng tròn to đi quanh các hình, khi cô hô: các bạn ơi, hình tròn ở đâu? Trẻ chạy vào hình tròn đứng, tương tự tìm hình vuông. - Kết thúc cô tặng quà cho cả lớp * Hoạt động 3: Củng cố, giáo dục - Cho trẻ nhắc lại tên đề tài. - Giáo dục. - Giờ học của chúng ta đến đây cũng đã hết, cô cháu mình hãy hát bài hát “quả gì ” 5. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Đóng vai bán hàng rau, củ, quả. - Góc tạo hình: Tô màu, trang trí vườn rau, cây ăn quả của bé. - Góc âm nhạc: Múa hát các bài hát trong chủ đề. - Góc chơi xây dựng: Xây dựng vườn rau củ, cây ăn quả của bé. + Yêu cầu: Trồng rau củ, cây ăn quả. + Chuẩn bị: Gạch, cây xanh, thảm cỏ, các loại rau củ, cây ăn quả. + Tiến hành: Cô hướng dẫn trẻ về các góc chơi, khuyến khích, động viên trẻ chơi. Cô tham gia chơi cùng trẻ. Nhận xét tuyên dương. 6. Hoạt động chiều: - Dạy trẻ biết phụ giúp cô chuẩn bị bàn ăn, biết giữ vệ sinh trước và sau khi ăn. - Nhắc nhở trẻ khi ăn xong phải rửa tay, rửa miệng và uống nước, ngủ đủ giấc. 7. Hoạt động chiều: - Cùng cô sắp xếp mùng, gối, vệ sinh, ăn chiều. - Thực hiện vở toán - Chơi tự do. - Hoạt động nêu gương cuối ngày. + Lớp hát bài: “Cả tuần đều ngoan”. Cho 2-3 trẻ nhắc lại 3 tiêu chuẩn bé ngoan. Từng tổ tự giác đứng lên, lớp nhận xét, cô nhận xét lại cho trẻ cắm cờ. Giáo viên động viên những trẻ chưa ngoan. Cuối giờ cho trẻ hát “Hoa bé ngoan" - Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ ra về. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ trong ngày. 8. Đánh giá cuối ngày: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Chủ đề nhánh: Bé yêu cây xanh Thứ 5, ngày 19 tháng 12 năm 2019 1. Đón trẻ: - Đón trẻ. Nhắc nhỡ trẻ chào cô, chào bố mẹ, chào bạn, cất đồ dùng cá nhân vào nơi qui định. - Trò chuyện với trẻ về ích lợi của cây xanh 2. Thể dục buổi sáng: Tập thể dục với bài hát: “Em yêu cây xanh” 3. Hoạt động ngoài trời - Quan sát thời tiết. - Chơi "Mèo đuổi chuột". - Chơi tự do. 4. Hoạt động học: Khám phá khoa học Đề tài: Trò chuyện tìm hiểu về cây vú sữa. 4.1. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ biết được tên gọi, một vài bộ phận của cây như: Rễ, thân, cành, lá - Kỹ năng: Phát triển khả năng chú ý, khả năng quan sát. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Thái độ: Thông qua bài học giáo dục trẻ biết kính trọng, nhớ ơn người trồng cây và biết chăm sóc, bảo vệ cây. 4.2. Chuẩn bị Đồ dùng: - Hình ảnh cây vú sữa, các loại cây khác. - Các bài hát về cây xanh. 4.3. Tiến hành hoạt động * Hoạt động 1: Ổn định và giới thiệu - Cô cho trẻ hát bài: “Lý cây xanh” - Cô giới thiệu chương trình cầu vồng xanh. - Chương trình vui chơi với chủ đề cây xanh.Thông qua chương trình các con được tìm hiểu về cây xanh và tham gia với nhiều trò chơi rất hấp dẫn và lí thú do chương trình tổ chức. * Hoạt động 2: Hoạt động trọng tâm Dạy trẻ biết về cây vú sữa - Bây giờ phần đầu của chương trình sẽ cho các con chơi “Bé cùng khám phá” - Cô cho trẻ xem cây vú sữa - Con biết cây này là cây gì? - Để biết được sự tích cây này cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện “Cây vú sữa” - Cô kể chuyện. - Vậy các con biết cây này là cây gì? Cô gắn từ, lớp đồng thanh. - Để biết cây vú sữa như thế nào cô sẽ cho các con quan sát. Sau khi trẻ quan sát cô hỏi + Cây vú sữa có những bộ phận nào? + Cô chỉ lại và cho trẻ đồng thanh - Theo các con reex cây có nhiệm vụ gì? + Tiếp tục thân cây vú sữa. Cho trẻ đồng thanh. + Cô chỉ vào cành cây vú sữa có rất nhiều cành. Cho trẻ đọc đồng thanh. + Cô chỉ vào lá, đặc biệt lá cây vú sữa có 2 màu. Cho trẻ đồng thanh (Lá vú sữa) - Sau đó cô đưa quả vú sữa cho trẻ đồng thanh. - Các con thử đoán xem người ta trồng cây vú sữa để làm gì? Cô tóm ý và nói lợi ích của cây vú sữa cho ta như: Gỗ, bóng mát, quả - Ngoài cây vú sữa ra các con còn biết cây gì nữa nào? - Cho trẻ kể loại cây mà trẻ biết. - Cô cho trẻ xem và đọc đồng thanh những loại cây quen thuộc ở địa phương. - Tất cả các loại cây đều có thân, rễ, cành, lá. - Cô giáo dục trẻ: Biết yêu quý và bảo vệ cây xanh, Biết ơn những người lao động. Trò chơi: "Bé thông minh" - Cách chơi và luật chơi: Cô phát cho mỗi trẻ 1 bức tranh vẽ cây vú sữa, cho trẻ trẻ tìm và chỉ cho phù hợp (rễ, thân, lá, quả) theo yêu cầu của cô, bạn nào chỉ sai sẽ không được nhận quà của cô. - Cô cho trẻ chơi trò chơi - Cô nhận xét tuyên dương * Hoạt động 3: Củng cố và giáo dục - Củng cố: Hỏi đề tài. - Giáo dục trẻ phải biết yêu quý, chăm sóc bảo vệ cây. Khi ăn quả trẻ biết kính trọng, nhớ ơn người trồng cây 5. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Đóng vai bán hàng rau, củ, quả. - Góc âm nhạc: Múa hát các bài hát trong chủ đề. - Góc học tập: Xem tranh truyện, chọn tranh truyện theo ý thích để xem. - Góc chơi xây dựng: Xây dựng vườn rau củ, cây ăn quả của bé. + Yêu cầu: Xây hàng rào. + Chuẩn bị: Gạch, cây xanh, thảm cỏ, các loại rau củ, cây ăn quả. + Tiến hành: Cô hướng dẫn trẻ về các góc chơi, khuyến khích, động viên trẻ chơi. Cô tham gia chơi cùng trẻ. Nhận xét tuyên dương. 6. Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh. - Dạy trẻ biết phụ giúp cô chuẩn bị bàn ăn, biết giữ vệ sinh trước và sau khi ăn. - Nhắc nhở trẻ khi ăn xong phải rửa tay, rửa miệng và uống nước, ngủ đủ giấc. 7. Hoạt động chiều: - Cùng cô sắp xếp mùng, gối, vệ sinh, ăn chiều. - Ôn lại bài học buổi sáng. - Chơi tự do. - Hoạt động nêu gương cuối ngày. + Lớp hát bài: “Cả tuần đều ngoan”. Cho 2-3 trẻ nhắc lại 3 tiêu chuẩn bé ngoan. Từng tổ tự giác đứng lên, lớp nhận xét, cô nhận xét lại cho trẻ cắm cờ. Giáo viên động viên những trẻ chưa ngoan. Cuối giờ cho trẻ hát “Hoa bé ngoan" - Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ ra về. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ trong ngày. 8. Đánh giá cuối ngày: .....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Lop 2 tuoithes gioi thuc vat_12760675.doc