Giáo án Mầm non Lớp 2 tuổi - Chủ đề: Động vật - Chủ đề nhánh 4: Đại dương mênh mông

I/ MỤC TIÊU- YÊU CẦU

- Trẻ tập theo cô từng động tác, đúng tư thế

- Trẻ tập nhịp nhàn theo sự hướng dẫn của cô, theo nhịp điếm và theo nhịp bài hát

- Trẻ chú ý tập theo cô và có ý thức luyện tập rèn luyện cơ thể

II/ CHUẨN BỊ:

Sân tập sạch sẽ

Địa điểm: Ngoài sân tập

Thời gian: 30 PHÚT

III/ TIẾN TRÌNH:

Hoạt động 1: Khởi động

Cô cho trẻ thực hiện các kiểu đi chạy theo vòng tròn: Đi bằng mũi chân, đi đều -đi mép- đi đều -đi gót- đi đều - chạy nhanh- chạy chậm kết hợp bài hát " Cá vàng bơi" khởi động các khớp tay khớp gói.cho trẻ tập thể dục

 

doc33 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 4434 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 2 tuổi - Chủ đề: Động vật - Chủ đề nhánh 4: Đại dương mênh mông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 4
CHỦ ĐỀ NHÁNH 4 : ĐẠI DƯƠNG MÊNH MÔNG
Từ ngày 19/01-23/01/2014.
HOẠT ĐỘNG
Thứ hai
19/01/2015
Thứ ba
20/01/2015
Thứ tư
21/01/2015
Thứ năm
22/01/2015
Thứ sáu
23/01/2015
Đón trẻ - thể dục sáng - điểm danh 
- Cho cháu xem video về những động vật sống dưới nước- về những hành vi đánh bắt cá làm ô nhiễm môi trường.
HOẠT ĐỘNG HỌC
*PTNT:
KPXH
Biển xanh diệu kì
*PTTC:
Thể dục
Chạy liên tục 150 m
PTNT:
Toán
Dạy trẻ xem giờ trên đồng hồ, xem ngày trên lịch.
*PTTM: 
Vẽ động vật sống dưới nước
*PTTM
Biểu diễn văn nghệ
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Cho trẻ quan sát ...
- TCVĐ: thi xem ai nhanh...
- TCDG: Câu ếch
- TCHT: xếp lá hình các con vật sống dưới nước từ lá cây, vỏ sò...
- Chơi tự do 
HOẠT ĐỘNG GÓC 
Góc xây dựng: Xây ao nuôi cá...
Góc phân vai: Bán thức ăn cho vật nuôi, nấu ăn...
Góc thư viện: Làm album ảnh một số loại cá...
Góc âm nhạc: Hát biểu diễn phù hợp với chủ để.
GócTạo hình: Cho trẻ vẽ tô màu, nặn một số loại các loại thủy hải sản.
Góc thư viện: Làm album ảnh một số loại thủy hải sản.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
*Ôn sáng
*Làm quen đề tài mới.( làm quen gì ghi rõ ra)
*Nêu gương cấm cờ, vệ sinh, trả trẻ.
*PTNN 
Thơ : Rong và cá
*Nêu gương , vệ sinh, trả trẻ.
*Ôn sáng
*Làm quen đề tài mới,
*Nêu gương cấm cờ, vệ sinh, trả trẻ.
*PTNN:
LQCC: Đ
*Nêu gương cấm cờ, vệ sinh, trả trẻ.
*Ôn sáng
*Lao động( sân trường, lớp)
*Nêu gương cấm cờ, vệ sinh, trả trẻ.
KẾ HOẠCH NGÀY
THỨ 2: 19/01/2015
*ĐÓN TRẺ:
- Vào lớp mở hết cửa để thông thoáng khí
- Cho cháu xem video về những động vật sống dưới nước- về những hành vi đánh bắt cá làm ô nhiễm môi trường
*THỂ DỤC SÁNG:
I/ MỤC TIÊU- YÊU CẦU
- Trẻ tập theo cô từng động tác, đúng tư thế 
- Trẻ tập nhịp nhàn theo sự hướng dẫn của cô, theo nhịp điếm và theo nhịp bài hát
- Trẻ chú ý tập theo cô và có ý thức luyện tập rèn luyện cơ thể
II/ CHUẨN BỊ:
Sân tập sạch sẽ
Địa điểm: Ngoài sân tập
Thời gian: 30 PHÚT
III/ TIẾN TRÌNH:
Hoạt động 1: Khởi động
Cô cho trẻ thực hiện các kiểu đi chạy theo vòng tròn: Đi bằng mũi chân, đi đều -đi mép- đi đều -đi gót- đi đều - chạy nhanh- chạy chậm kết hợp bài hát " Cá vàng bơi" khởi động các khớp tay khớp gói...cho trẻ tập thể dục
Hoạt động 2: Trọng động
* Động tác hô hấp: 
Thở ra từ từ và thu hẹp lòng ngực bằng động tác: 2 tay thả xuôi, đưa tay ra trước, bắt chéo trước ngực
* Động tác phát triển cơ tay, cơ bã vai (3l x8nhịp)
- Đứng thẳng 2 tay ngang vai
- Đưa 2 tay thẳng lên cao qua đầu
- Đưa thẳng 2 tay ra phía trước, cao ngang vai
- Đưa 2 tay ra phía sau
- Đứng thẳng 2 tay thả xuôi theo người
* Động tác phát triển cơ lưng (3l x 8 nhịp)
- Đứng cúi người về phía trước
- Đứng 2 chân dang rộng bằng vai, 2 tay giơ cao qua đầu
- Cúi xuống 2 chân thẳng, tay chạm đất
- Đứng lên 2 tay giơ cao
- Đứng thẳng 2 tay xuôi theo người
* Động tác phát triển cơ chân (3lx 8 nhịp)
- Động tác: Khuỵu gối
- Đứng thẳng, 2 gót chân chụm vào nhau, 2 tay chống hông.
- Nhúng xuống, đầu gối hơi khuỵu
- Đứng thẳng lên
* Động tác bật: Bật, đưa chân sang ngang
- Đứng thẳng, hai tay thả xuôi
- Bật lên, đưa chân sang ngang, kết hợp đưa 2 tay dang ngang
- Bật lên, thu 2 chân về, 2 tay xuôi theo người.
Hoạt động 3: Hồi tĩnh
Cho trẻ làm những con lăng quăng
Cho trẻ đi vung tay hít thở nhẹ nhàn
ĐIỂM DANH
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
TCVĐ: Thi Xem Ai Nhanh
Quan sát: Bể cá trong sân trường
TCTD: bóng, phấn, chong chóng, cầu tuột, xích đu, dây thun.....
I./ Mục tiêu- yêu cầu:
- Trẻ chơi trò chơi đúng luật và hứng thú trong khi chơi trò chơi “Thi xem ai nhanh”, biết quan sát cá có những đặc điểm gì nỗi bật.
- Trẻ biết đặc điểm nổi bật của các con vật sống dưới nước, biết cách bảo vệ chăm sóc các con vật sống trong nước, phát triển khả năng quan sát chú ý, ghi nhớ.
- Trẻ được vui chơi thoải mái với đồ chơi ngoài trời đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi. Biết vâng lời cô, chơi cùng bạn
II./ Chuẩn bị:
- Sân bãi sạch sẽ thoáng mát đảm bảo an toàn.
- Một số tranh các con vật: con cá, cua, ốc, hến....
- Một bể cá có con cá thật trong bể cá.
- Bóng, phấn, chong chóng, xích đu, cầu tuột, dây thun...
- Địa điểm: Ngoài sân
- Thời gian: 8h-8h30’
III./ Hình thức tổ chức:
+ Hoạt động1: Bé vui hát 
- Cho lớp hát vận động bài: “Cá vàng bơi”
- Lớp vừa hát và vận động bài hát nói về gì?
- Trong bài hát con cá có những đặc điểm gì nè?
- Cô đố các bạn cá sống ở đâu và thức ăn của cá là gì?
- À con cá là loại động vật sống dưới nước chúng ăn các loại côn trùng dưới nước, rong biển...
=> Ngoài cá các bạn còn biết những loại động vật nào sống dưới nước kể cho cô và các bạn cùng nghe?
=> Cá, cua, ốc, hến, tôm là những loài động vật sống dưới nước chúng là nguồn thủy hải sản rất quí và là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhưng chúng cũng đang bị cạn kiệt vì con người khai thác bừa bãi và không có kế hoạch vì thế chúng ta phải biết đánh bắt có kế hoạch và có khoa học để bảo vệ nguồn thủy sản này.
*Hoạt động 2: TCVĐ: Thi xem ai nhanh
Và bây giờ với những con vật sống dưới nước này cô sẽ cho các bạn chơi một trò chơi, đó là trò chơi “Thi xem ai nhanh”
 Luật chơi: Chọn đúng các loại động vật sống dưới nước theo yêu cầu của cô.
 Cách chơi: Cô chia lớp làm hai đội sau đó cô sẽ phát cho mỗi đội những con vật sống dưới nước khác nhau, khi nghe hiệu lệnh các bạn của mỗi đội chọn thật nhanh các con vật sống dưới nước sau đó bật vào các vòng và chạy lên dán vào bảng, đội nào dán được nhiều con vật và nhanh sẽ chiến thắng.
- Cho trẻ chơi thật 2- 3 lần
- Các con vừa chơi xong trò chơi gì ?
- Nhận xét sau mỗi lần chơi.
Hoạt động 3: Quan sát cá trong bể
- Hát “ cùng đi chơi” vừa hát vừa cho trẻ đi vòng quanh bể cá tham quan.
- Các bạn vừa hát bài hát gì?
- Các bạn vừa đi đến những nơi nào nè?
- Các bạn đã nhìn thấy những gì?
- Các bạn nhìn xem bể có gì? (cá)
- Thế trong bể cá có bao nhiêu con cá?
- Các bạn nhìn xem cá trong bể có những đặc điểm gì?
- Cá có mấy bộ phận hả các bạn?
- Gồm những bộ phận nào?
- Trên phần đầu cá có gì nữa các bạn?
- Cá bơi được là nhờ bộ phận nào?
- À cá bơi được nhờ vào vây cá 
- Thế cá thở bằng gì các bạn? (bằng mang)
- Khi cá lên cạn có sống được không? Vì sao?
=> À cá là loại động vật sống dưới nước và thở bằng mang, cá không có phổi nên không thể sống trên cạn được lên cạn cá sẽ chết ngộp.
* Hoạt động 4: Chơi tự do
- Các bạn nhìn xem cô đã chuẩn bị những gì cho các bạn nè? 
- Cô sẽ cho các bạn chơi tự do với chong chóng, bóng, cầu tuột, xích đu.
- Chong chóng các bạn chơi như thế nào?
- Xích đu và cầu tuột chơi như thế nào cho an toàn?
- Còn dây thun và bóng các bạn chơi ra sao?
- Cho cháu lựa chọn đồ chơi mà trẻ thích
- Cháu chơi cô bao quát trẻ.
- Giáo dục cháu chơi đoàn kết an toàn khi chơi, các con không được tranh giành, xô đẩy nhau, lên cầu tuột nhẹ nhàng.
* Kết thúc: Cho cháu đi vệ sinh.
HOẠT ĐỘNG HỌC
CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐẠI DƯƠNG MÊNH MÔNG
LĨNH VỰC: PTNN
ĐỀ TÀI: BIỂN XANH DIỆU KÌ
I/ MỤC TIÊU - YÊU CẦU:
 - Trẻ biết gọi tên và phân biệt được một số con vật sống dưới nước. Biết quan sát, so sánh, phân nhóm những con vật sống dưới nước. Trẻ có khái niệm về nước sạch, nước bị ô nhiệm
- Phát triển khả năng quan sát, so sánh, phân nhóm.
- Phát triển sự nhạy cảm của các giác quan
- Giáo dục: Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường nước sạch. Có ý thức bảo vệ những con vật sống dưới nước như: Không đánh bắt những con vật còn nhỏ
2. CHUẨN BỊ: 
- Cho trẻ sưu tầm tranh ảnh những con vật sống dưới nước.
- Một số con vật sống dưới nước: Ốc, cá, tôm, cua... bỏ vào bình nước.
- Lô tô các con vật sống trong môi trường nước mặn, ngọt.
- Một số các con vật nuôi làm từ nguyên vật liệu đơn giản.
- Các bài hát: cá vàng bơi, cá ở đâu, Chú ếch con”
- Địa điểm: Trong lớp
- Thời gian: 8h40-9h10phút
III/ TIẾN TRÌNH:
STT
CẤU TRÚC
NỘI DUNG
1
2
3
4
Hoạt động 1: Tạo tình huống
Hoạt động 2: Những điều mới lạ
Hoạt động 3: So sánh
Hoạt động 4: Bé chơi trò chơi.
- Cho trẻ hát và vận động theo bài “Cá vàng bơi”
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát 
+ Bài hát nói về con vật gì?
+ Những con vật này sống ở đâu?
+ Ở dưới nước còn có những con vật gì nữa?
?Có rất nhiều loài vật sống dưới nước hôm nay chúng mình cùng tìm hiểu, khám phá nhé
* Trò chuyện quan sát:
² Chia lớp thành 4 nhóm cho trẻ quan sát
Nhóm 1: Quan sát con ốc
Nhóm 2: Quan sát con cá trong chậu nước
Nhóm 3: Quan sát con tôm
Nhóm 4: Quan sát con cua
+ Nhóm quan sát 1-2 phút sau đó cử đại diện của nhóm lên trình bày những gì mà mình quan sát được đặc điểm, hình dạng, cấu tạo.
+ Ý kiến bổ sung của nhóm khác
- Trẻ trình bày con vật gì cô đưa con vật đó ra và cùng trẻ khám phá.
* Con cá
+ Con cá vàng như thế nào?
- Cô cho cá ăn cho trẻ quan sát
+ Khi cô thả thức ăn xuống cá đã làm gì?
- Cô dùng vợt vớt cá ra cho trẻ quan sát
+ Nếu không có nước thì cá sẽ như thế nào?
- Các con vật này đều gọi là động vật sống dưới nước đấy các bạn!
- Bây giờ các bạn nhìn xem trong bề có con gì đây?
- Các bạn nhìn xem khi cô thả thức ăn vào thì cá làm gì nha.
- Khi cá bơi , các bạn thấy bộ phận nào của cá chuyển động?
- Trên đầu cá có gì? Cá có mũi không, cô đố các bạn cá thở được là nhờ vào gì?
- Các bạn biết da cá như thế nào?
- Để biết được da cá như thế nào cô mời trẻ lên sờ vào da cá nhé.
- Các bạn thấy da cá như thế nào?
- Các bạn thấy mang cá như thế nào?
- Mang cá có nhiều lớp, màu đỏ, các lớp mang cá khép.
Cô đố các bạn những loại cá mà cô vừa giới thiệu nó sống ở môi trường nước nào?
- Thế ngoài những loại cá mà cô đã kể bạn nào biết cá nào sống ở môi trường nước ngọt nửa?
* Con cua con ốc
Thế con biết gì về con cua và con óc?
- Cô hỏi cháu lần lượt đặc điêm để cháu biết sâu hơn về con cua và óc
- Cá, cua, óc khi ăn rất là bổ cung cấp rất nhiều canxi, sắt cho cơ thể chính vì thế các bản phải ăn nhiều nhé, muốn co nhiều loại cá ngon thì không nên dùng những thiết bị đánh bắt cá nhỏ nhé
* Con tôm
(tương tự với những con vật khác)
- Ngoài ra còn có những con vật gì sống dưới nước nữa?
+ Những con vật này sống trong môi trường nước như thế nào?
+ Những con vật nào sống trong môi trường nước mặn?
² Cô cho trẻ quan sát chậu nước
+ Các con thấy chậu nước như thế nào?
+ Vì sao các con biết đây là nước sạch?
- Cô cho 1 ít đất cát vào chậu nước
+ Nước bây giờ như thế nào?
+ Nếu cô thả 1 ít rác nữa nước sẽ như thế nào?
+ Nước bẩn thì điều gì xảy ra?
? Giáo dục trẻ đây là động vật sống trong môi trường nước, nếu không có nước hoặc nước bị ô nhiệm sẽ làm cho các con vật không thể sống được. Vì vậy chúng ta phải biết bảo vệ các con vật, bảo vệ môi trường sống cho chúng, chính là bảo vệ nguồn nước sạch.
Cho trẻ so sánh giữa con cá và con ốc:
- Giống nhau: sống ở dưới nước
- Khác nhau: con ốc thân mềm ,vỏ cứng ,thân nằm trong vỏ ,1 đầu nhọn ,đầu kia phình to ,có nắp miệng ,đặc biệt nó bò bằng miệng và khi bò nó mở miệng ra ,nổi trên mặt nước .Cá có vẩy ,có vây ,có mang
Cho trẻ nghe bài " Tôm cua cá thi tài"
* Trò chơi luyện tập: 
Trò chơi: "Thi xem đội nào nhanh"
Luật chơi :đội nào có tín hiệu trước thì được trả lời và trả lời đúng thì thắng cuộc .
-Cách chơi :chia làm 3 đội ,mỗi đội sẽ được thưởng 1 xắc xô, trên màn hình sẽ xuất hiện rất nhiều các con vật trong đó có cả con sống dưới nước và con sống trên cạn, nhiệm vụ của các con là hãy nhìn thật tinh xem con vật nào sống dưới nước thì lắc xắc xô trả lời .
- Cho trẻ chơi .
- Sau mỗi lần chơi cô nhận xét tuyên dương
*Trò chơi 2:”ai khéo hơn ”
- Luật chơi :mỗi bạn chạy lên chỉ gắn 1 con.
-Cách chơi :chia làm 3 đội .
trên bảng có rất nhiều các con vật nhưng các con vật bị thiếu 1 bộ phận nào đó .khi bản nhạc bật lên các bạn đầu tiên của từng độisẽ chạy lên gắn những bộ phận còn thiếu vào các con vật ,rồi chạy về đập tay vào bạn tiếp theo ,cứ như vậy cho đến hết bản nhạc đội nào gắn được nhiều sẽ thắng .
- Cho trẻ chơi .
- Sau mỗi lần chơi cô nhận xét tuyên dương
 Kết thúc tiết học
Nhận xét tuyên dương - Kết thúc
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc xây dựng: Xây ao nuôi cá...
Góc phân vai: Bán thức ăn cho vật nuôi, nấu ăn...
Góc thư viện: Làm album ảnh một số loại cá...
Góc âm nhạc: Hát biểu diễn phù hợp với chủ để.
GócTạo hình: Cho trẻ vẽ tô màu, nặn một số loại các loại thủy hải sản.
	Góc thư viện: Làm album ảnh một số loại thủy hải sản.	
I/ MỤC TIÊU -YÊU CẦU:
- Trẻ hiểu được nội dung của các góc chơi và chơi theo sự hướng dẫn của cô. Biết tên gọi đặc điểm đặc trưng của một số động vật sống trong rừng
 - Trẻ biết thỏa thuận vai chơi , nhường nhịn trong lúc chơi rèn kĩ năng tái tạo, bắt chước hành động của người lớn.
* Góc xây dựng:
+ Trẻ biết sử dụng các loại nguyên vật liệu để xây ao nuôi cá.
 + Trẻ biết sử dụng nguyên vật liệu mở để xếp theo sự sáng tạo của trẻ và xếp trùng khích với nhau tạo nên ao cá thật đẹp
*Góc phân vai:
+ Trẻ biết bàn bạc cùng nhau chơi. Cháu biết đóng vai người bán hàng.
+ Bán thức ăn cho vật nuôi, nấu ăn...
+ Rèn kỹ năng giao tiếp giữa trẻ với trẻ
* Góc thư viện: Trẻ biết làm al bum ảnh một số loại thủy hải sản
* Góc tạo hình:
+ Cháu biết tô màu tranh không lem ra ngoài và trùng khích với nhau cho tranh đẹp, nặn một số loại các loại thủy hải sản, và biết sử dụng những nguyên vật liệu sẳn có tạo nên những sản phẩm đẹp.
+ Cháu dùng kỹ năng đã học để tô màu, nặn và biết phối hợp màu sắc tạo nên những sản phẩm đẹp.
* Góc học tập:
+ Cháu biết chơi đô mi nô, đếm số lượng các con vật, ghép tranh các con vật sống trong rừng .
+ Phát triển tư duy cho trẻ qua các trò chơi học tập.
* Góc âm nhạc:
+ Trẻ biết hát múa theo bài hát và thể hiện được vai chơi của mình.
 - Giáo dục: Trẻ không phá đồ chơi , không tranh dành đồ chơi, khi chơi xong cất đúng nơi qui định. Không đến gần các con vật nguy hiểm. Biết bảo vệ các con vật quý hiếm
II/ CHUẨN BỊ:
- 6 góc chơi:
+ Góc xây dựng: Các nguyên vật liệu mở, cầu tuột,nhà banh,cây xanh, các con vật sống dưới nước.
+ Góc phân vai: bàn ghế, ly, nước dá, thức ăn các con vật, .
+ Góc tạo hình: Giấy vẽ, tranh các con vật, đất nặn, hồ dán,
+ Góc sách: album ảnh, ảnh các con vật, kéo.
+ Góc âm nhạc, trống lắc, ghế.
- Thời gian: 9h20- 10h00.
- Địa điểm: Lớp học.
III/ TIẾN TRÌNH:
Hoạt động 1: Ổn định - thỏa thuận vai chơi:
- Cho trẻ đọc bài thơ " Rong và cá"
- Cô và trẻ cùng đi xung quanh lớp và trò chuyện với trẻ xung quanh lớp có những góc chơi nào với nhưng đồ chơi cô đã có sẳn trẻ có thể làm gì?
*Với chủ để động vật chủ đề nhánh đại dương mênh mong các bạn có thể chơi gì ở góc xây dựng (cho nhiều cháu trả lời)
- Các bạn có thể xây ao nuôi cá với một số loại cá cô đã chuẩn bị sẵn, các bạn hãy thỏa thuận với nhau khi xây nha
* Chúng mình cùng đi tiếp nhé!
Cho trẻ đi đến góc âm nhạc.
Các bạn thấy góc âm nhạc cô có những dụng cụ âm nhạc gì?
Chúng ta có ba góc rồi lớp mình còn góc nào nửa
 * Dẫn trẻ đến góc nghệ thuật.
Các bạn xem ở góc nghệ thuật cô có những đồ dùng gì?
Các bạn thử nghĩ xem mình có thể làm gì với những đồ dùng đó?
Các bạn ơi với góc đóng vai mình có những đồ chơi nào nè?
Với những đồ chơi như thế các con có thể chơi gì?
Cô và các bạn vừa đi đâu
Với những góc mà cô đã giới thiệu thì bạn nào có thể chơi gì ở các góc?
Hỏi trẻ lại tên các góc mà trẻ được tham quan
Cho trẻ chon góc chơi và đeo thẻ đeo vào chổ của mình
Hoạt động 2: Quá trình chơi
- Cô quan sát quá trình chơi của trẻ
- Cô có thể gợi ý khuyến khích và chơi cùng trẻ
- Khuyến khích trẻ liên kết góc chơi
Hoạt động 3: Nhận xét - kết thúc
Hết giờ chơi cô nhận xét từng góc chơi và cho trẻ tập trung lại góc xây dựng
Cho trẻ quan sát công trình xây dựng
Cho các chú công nhân giới thiệu về công trình của mình và cô hỏi trẻ những chi tiết sáng tạo
Cô nhận xét công trình
Nhận xét buổi chơi kết thúc tiết học
Giáo dục cháu khi chơi xong biết thu dọn đồ chơi và đi rửa tay khi rửa nhớ mở nhỏ nước
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Ôn sáng
Cho trẻ chơi với đồ chơi tự do
Nêu gương cấm cờ, vệ sinh, trả trẻ
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Thứ ngày tháng năm 2015
1/ Tên những trẻ nghỉ học và lý do:
......................................................................................................................................................................................................................................................
2/ Tình trạng sức khỏe của trẻ ( những trẻ có biểu hiện bất thường về, ăn, ngủ, vệ sinh, bệnh tật...): ......................................................................................................................................................................................................................................................
3/ Thái độ trạng thái xúc cảm và hành vi của trẻ (những trẻ có biểu hiện đặc biệt tích cực và tiêu cực về thái độ, cảm xúc, hành vi):
Sự tích hợp của các hoạt động với khả năng của trẻ:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Sự hứng thú tích cực tham gia hoạt động của trẻ:
.....................................................................................................................................................................................................................................................
4/ Kiến thức và kỹ năng của trẻ: những kiến thức, kỹ năng trẻ thực hiện tốt (chưa tốt) lí do?:
Những trẻ có biểu hiện đặc biệt tích cực:
Kiến thức:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kĩ năng:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
5/ Những hoạt động theo kế hoạch mà chưa thực hiện được, lí do chưa thực hiện được, những thay đổi tiếp theo.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH NGÀY 
THỨ 3: 20/01/5
* ĐÓN TRẺ:
- Cho trẻ cất đồ dùng
- Cho trẻ chơi tự do.
* THỂ DỤC SÁNG:
* Động tác hô hấp: Thở ra từ từ và thu hẹp lòng ngực bằng động tác: 
* Động tác phát triển cơ tay, cơ bã vai (3l x8nhịp)- Đứng thẳng 2 tay ngang vai
* Động tác phát triển cơ lưng (3l x 8 nhịp)- Đứng cúi người về phía trước
* Động tác phát triển cơ chân (3lx 8 nhịp)- Động tác: Khuỵu gối
* Động tác bật: Bật, đưa chân sang ngang
* ĐIỂM DANH
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
TCHT: xếp lá hình các con vật sống dưới nước từ lá cây, vỏ sò...
TCDG: Câu ếch
Chơi tự do
I/MỤC TIÊU- YÊU CẦU:
- Trẻ chơi được trò chơi " Câu ếch "
- Trẻ chơi được trò chơi đúng luật, biết cách chơi
- Trẻ chơi đoàn kết giữ vệ sinh sân trường
- Trẻ hứng thú khi chơi trò chơi
- Thõa mãn nhu cầu chơi của trẻ
- Khi nuôi cá phải chăm sóc, biết không nên bắt cá nhỏ
 II/ CHUẨN BỊ:
- Chiếc túi
- Mốt số con tom, cua, cá, ốc
- Cần câu
- Bóng
- Dây thung
- Chông chống
- Phấn
- Địa điểm: Ngoài trời
- Thời gian: 8h - 8h30’
III/ TIẾN TRÌNH:
Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu 
Cô và trẻ cùng hát bài hát “ tôm cua cá thi tài”
Các bạn vừa hát bài gì?
Trong bài hát có nhắc đến một số loại hải sản nào?
Thế khi ăn vỏ sò xong chúng ta cùng nhau dán và xếp thành một số loại vật kỉ niệm nhé
* Hoạt động 2: TCHT: xếp lá hình các con vật sống dưới nước từ lá cây, vỏ sò...
- Chúng ta vừa hát bài hát gì thế các bạn?
- Cá sống ở đâu?
- Cá có những bộ phận nào nè?
- Các bạn xem cô đã chuẩn bị những gì cho các bạn nè?
- Với những lá cây, vỏ sò, các bạn sẽ làm gì? Như thế nào?
- Và bây chúng ta cùng nhau xếp thật nhiều cá để tặng các chú hải quân làm lương thực 

File đính kèm:

  • docDONG VAT TUAN 4.doc
Giáo Án Liên Quan