Giáo án Mầm non Lớp 2 tuổi - Chủ đề: Gia đình

 - Biết giữ gìn sức khỏe cho bản thân và những người thân trong gia đình

 - Đi vệ sinh đúng nơi qui định, giờ ăn không làm đổ thức ăn, biết tự xúc cơm

 ăn cầm cốc uống nước.

- Trẻ biết ích lợi của một số thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm phục vụ cho

 cơ thể con người

 - Phát triển vận động: Bò, đi, ném, nhảy .

 - Phát triển sự phối hợp động tác tay ,chận và các giác qaun một cách khéo léo

 - Thích thú tham gia vào các hoạt động

 

doc48 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 14601 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 2 tuổi - Chủ đề: Gia đình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC TIÊU
 I. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT: 
 - Biết giữ gìn sức khỏe cho bản thân và những người thân trong gia đình 
 - Đi vệ sinh đúng nơi qui định, giờ ăn không làm đổ thức ăn, biết tự xúc cơm
 ăn cầm cốc uống nước.
- Trẻ biết ích lợi của một số thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm phục vụ cho 
 cơ thể con người 
 - Phát triển vận động: Bò, đi, ném, nhảy ...
 - Phát triển sự phối hợp động tác tay ,chận và các giác qaun một cách khéo léo 
 - Thích thú tham gia vào các hoạt động 
 II. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
 - Nhận biết, gọi tên công việc của mỗi thành viên trong gia đình 
 - Phát triển tư duy trực quan hành động 
 - Hình thành ở trẻ mối quan hệ đơn giản giữa các sự vật hiện tượng 
 - Phát triển tính tò mò, thích tìm hiẻu khám phá những đồ vật gần gũi ngay
 , trong gia đình bé, mối quan hệ của trẻ với những người xung quanh trẻ 
trẻ biết trong gia đình bé có những ai 
- Trẻ biết trả lời câu hỏi: Ai đây? Làm gì? Màu gì?...
 III. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:
 - Biết bày tỏ ý muốn của mình bằng những câu đơn giản 
 - Phat triển vốn từ cho trẻ qua: Nhận biết, đọc thơ, kể chuyện 
 - Đọc thuộc thơ biết tên bài thơ .
 -Trẻ biết tên truyện, nhân vật trong truyện 
 IV. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KĨ NĂNG XÃ HỘI THẨM MĨ:
 - Trẻ thích học thích chơi cùng, cô cùng bạn .
 - Biết chào hỏi lễ phép.
 - Thích hát một số bài hát quen thuộc và thích vận động cùng cô.
 - Thích nghe cô đọc thơ, thích đọc thơ cùng cô.
 - Biết yêu quí và quan tâm đến những người thân trong gia đình 
CHUẨN BỊ
 I. GIÁO VIÊN: 
 - Chuẩn bị một số đồ dùng, đồ chơi cho các hoạt động :
 - Sắc xô, que chỉ....
 1. Hoạt động học:
 - Một số hình ảnh đồ dùng đồ chơi,đĩa nhạc về gia đình của bé 
 bác trong lớp.
 - Tranh minh họa truyện :Cháu chào ông ạ.
	- Tranh minh họa thơ: Giúp mẹ, yêu mẹ, cháu và bà.
 - Đoạn phim quay các hoạt động về gia đình bé 
	- Hột hạt xâu vòng, khối gỗ xếp hình.
 - Các bài hát, bài thơ đồng dao về chủ đề như là nu na nu nống, cháu yêu bà...
	- Đồ dùng cho tiết thể dục: Túi cát, gậy, bóng, vòng...
 - Phim hoạt hình 
 2. Hoạt động góc:
 - Một số đồ dùng đồ chơi về gia đình bé như soong, nồi, 
 - Sách, tranh , ảnh, lôtô..về gia đình bé 
	- Khối gỗ, cây, hoa...
 - Các nguyên liệu: vải vụn, len vụn, giấy báo, lịch củ, lá cây ….
 3. Hoạt động ngoài trời: 
 - Một số đồ chơi: Bóng, cát ...
 - Vườn rau, cây cảnh. 
	- Đồ chơi cô làm: chong chóng, con trâu...
 II. PHỤ HUYNH.
 - Tranh ảnh về gia đình bé. 
 - Các loại tranh truyện ….
 - Phế liệu:lịch báo cũ, chai, hộp….
MẠNG NỘI DUNG
 Bé và người thân trong gia đình 
-Tên và công việc của các thành viên trong gia đình 
- Những việc bé làm được đối với gia đình 
- Yêu quí ba mẹ và người thân 
Bé và gia đình 
Các đồ dùng trong gia đình bé
- Tên và công dụng của các đồ dùng 
- Bé biết giữ gìn bảo vệ đồ dùng 
- Biết quí trọng gia đình 
MẠNG HOẠT ĐỘNG
Phát triển thể chất
- Thể dục sáng: Tay em 
- Vận động: Bò trong đường hẹp, đi đều, đứng co 1 chân.. 
- Dạo chơi sân trường, Quan
 sát vườn rau, Đồ chơi ngoài trời 
- Thực hành rửa tay, lau mặt
 cất dọn đồ dùng sau khi 
 chơi
- Vận động cơ thể ở các tư thế.
Phát triển nhận thức
- Nhận biết tên và các người thân trong gia đình 
- Nhận biết tên công dụng các của một số đồ dùng trong gia đình 
- Trò chơi luyện các giácquan: Làm theo cô nói, hãy lắng nghe 
- Chơi xếp bàn, xếp nhà 
- Chơi với đất nặn 
Bé và gia đình
Phát triển ngôn ngữ
- Trò chuyện về tên và công
 việc của người thân trong gia đình 
:- Kể chuyện: Cháu chào ông ạ 
- Thơ: Bà và cháu, yêu mẹ
- Xem sách tranh ảnh 
-Trò chơi: Nu na nu nống .Kéo cưa lừa xẻ, chi chi chành chành...
Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội & thẫm mỹ
- Chơi: Ru em ngủ, trò chuyện với búp bê,rửa mặt cho em 
- Xem tranh ảnh về gia đình 
- Nghe hát: mẹ yêu không nào 
- Hát: Lời chào buổi sáng, cháu yêu bà... 
- Tô màu trang phục mẹ, tập vẽ con đường.
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: BÉ VỚI NGƯỜI THÂN
 Thực hiện: 2 tuần (Từ ngày: 15-26/12/2014)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1. Thái độ:
 - Biết yêu thương và quan tâm đến người thân trong gia đình 
 - Trẻ tham gia các trò chơi cùng cô, cùng bạn, học ngoan.
- Không tranh giành đồ chơi với bạn, không xô đẩy nhau khi ra sân.
- Tích cực hứng thú tham gia hoạt động.
 2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện sự khéo léo của bàn tay, sự phối hợp của chân tay khi tham gia vận động đi đều bước và đứng co 1 chân..
 -Khả năng diễn đạt ngôn ngữ: nói trọn câu, đủ ý.
- Kỹ năng quan sát,ghi nhớ có chủ định
- Khả năng ghi nhớ và hát đúng nhịp bài hát : Nu na nu nống, cháu yêu bà.
- Rèn khả năng đọc thơ to, rõ ràng, diễn cảm....
- Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay khi xâu vòng, xếp nhà cho gia đình bé.
 3. Kiến thức:
 - Nhận biết, gọi tên, biết được một số công việc của người thân trong gia đình. 
 - Trẻ biết được tên gọi của bé, các hoạt động của bé 
 - Trẻ biết tên bài thơ, biết đọc thơ cùng cô “ Yêu mẹ”
- Trẻ biết thực hiện các vận động: “ đi đều bước, đứng co một chân” đúng kỷ thuật.
 - Trẻ biết tên câu truyện, nội dung câu truyện “ cháu chào ông ạ!” 
 - Biết tên bài hát và hát đúng nhịp bài hát : Nu na nu nống, cháu yêu bà.
 - Trẻ biết xâu vòng tặng mẹ và xếp nhà cho gia đình.
 II. CHUẨN BỊ
 - Tranh ảnh trang trí lớp.
 - Bài hát : nu na nu nống...
 - Tranh minh họa thơ “Yêu mẹ” và truyện “cháu chào ông ạ!”
 - Đồ dùng thể dục : Gậy....
 - Các đồ chơi ở các góc.soong, nồi, búp bê
 - Đối tượng quan sát ngoài trời: cây khoai lang, hoa cánh bướm... 
III.KẾ HOẠCH THỰC HIỆN: Tuần 1 ( Từ 15/12 -19/12/2014)
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
Thể dục sáng
*Trò chuyện theo nhóm: về bé và người thân trong gia đình .... 
*TDS: Tay em 
 -:Hoạt đông 1: Cho trẻ đi các kiểu chân
 -Hoạt động 2: Cô gọi tên động tác, cùng tập với trẻ 
 +ĐT1: Tay đẹp: Đưa tay ra phía trước (3 lần) 
 +ĐT2: Đồng hồ tích tắc: 2 tay cầm tai nghiêng ngươi sang hai bên (4 lần) 
 +ĐT3: Hái hoa: T ay đưa ra trước ngực giả vờ hái hoa đưa lên ngửi 
-Hoạt đông 3: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng 
HĐH
-VĐ: Đi đều bước.
-NB: Bé với người thân (ba, mẹ)
- Dạy hát: Nu na nu nống 
- Thơ:Yêu mẹ 
- HĐVĐV:
Xâu vòng tặng mẹ 
HĐNT
 QS:Vườn hoa 
 QS: Đồ chơi ngoài trời 
QS: góc thiên nhiên.
QS: Bầu trời
- QS: cây cà.
HĐG
+Góc thao tác vai: Rửa mặt cho em, cho em ăn ..
+Góc xếp hình: chơi với các khối gỗ- xếp bàn ghế, xếp nhà ...
+Góc sách: Xem tranh, ảnh về gia đình bé .
HĐC
- Xem tranh, ảnh về gia đình ít con. 
- Chọn tranh.
- LQBH: Nu na nu nống
- TC: “ Chi chi chành chành” 
- LQBT : “Yêu mẹ”
- Chơi tự do ở các góc.
- Chơi với đất nặn 
- Chơi tự do ở các góc. 
- Văn nghệ cuối tuần.
- Nêu gương cuối tuần.
Thứ 2, ngày15 tháng 12 năm 2014 
 HỌAT ĐỘNG HỌC: Vận động: Đi đều bước 
 I. MĐYC
 1. Thái độ: 
- Trẻ thích tham gia học và chơi cùng cô, cùng bạn.
 2.Kỹ năng:
 - Rèn luyện kỹ năng đi theo yêu cầu. Phát triển các giác quan 
 - Rèn luyện kỹ năng vận động của đôi chân.
 3.Kiến thức: 
- Trẻ biết “đi đều bước” đúng kỹ thuật.
- Biết chơi đúng luật trò chơi mà cô đưa ra.
 II. CHUẨN BỊ:
 - Lớp học rộng rãi sạch sẽ, thoáng mát. 
 - Gậy cho trẻ tập 
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
 * Hoạt động 1: Luyện các kiểu đi, chạy.
 - Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân(gót chân, mũi chân)
 * Hoạt động 2: Bài tập phát triển chung: Tập với gậy 
 - Cô gọi tên động tác cùng tập với trẻ 
 +ĐT1: Hai tay cầm gậy ngang đưa lên cao mắt nhìn theo (3 lần) 
 +ĐT2: Cầm hai đầu gậy chạm xuống đất (4 lần) 
 +ĐT3: Ngồi bệt hai tay cầm gậy đẩy dọc từ đùi đến mũi chân (3 lần) 
 +ĐT4: Vác gậy lên vai đi đều bước (2nx3 lần) 
 - Cho trẻ thực hiện 2 lần, cô chú ý sửa sai cho trẻ.
 * Hoạt động 3: vận động: Đi đều bước 
 - Cho trẻ đứng hai hàng dọc và phía trên đặt búp bê gấu bông cách đích 3-4 m
 - Cô gọi tên vận động 
 - Cô làm mẩu 3 lần cho trẻ xem. Lần 2 kết hợp phân tích động tác: “ Cô đứng dưới vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh cô đi đều bước đến nhà bác gấu, khi đi mắt nhìn thẳng..”
 - Cho 1 trẻ lên thực hiện thử...
 - Trẻ thực hiện:cho trẻ đi lần lượt ( 2-3 lần).Cô nhắc trẻ Đi đều bước 
 * Hoạt động 4: TCVĐ: Làm theo cô nói .
 - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi và cùng chơi với trẻ 2-3 lần
 * Hoạt động 5: Hồi tĩnh.
 - Trẻ cùng cô đi nhẹ nhàng quanh lớp học 1-2 phút.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Quan sát vườn hoa
 I. MĐYC:
 - Không bẻ hoa, ngắt lá
 - Phát triển kỹ năng quan sát và vận động
 - Trẻ đựoc dạo chơi quan sát vườn hoa, biết tên một số loài hoa.
 II. CHUẨN BỊ:
 - Trẻ gọn gàng, thoải mái 
 - Vườn hoa của trường.
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 * Hoạt động 1: Quan sát vườn hoa. 
 - Cô dẫn trẻ đi dạo sau đó hướng trẻ đến quan sát vườn hoa. Cho trẻ quan sát 
 và trả lời : 
 + Hoa gì đây?
 + Hoa, màu gì?
 + Trồng hoa để làm gì?...
 + Làm gì để hoa luôn đẹp?
 =>Giáo dục trẻ: Ở vườn hoa có nhiều loài hoa đẹp nên không được hái hoa ngắt lá 
 * Hoạt động 2: Trò chơi: “ Ô tô và chim sẻ”
 - Cô nêu tên trò chơi.
 - Giới thiệu luật chơi, cách chơi: “Một cô làm mèo, một cô khác và trẻ làm 
 chim Mẹ và chim con đang mổ thóc hai tay gõ xuống đất nói cốc , cốc. Bổng 
 một Mèo xuất hiện kêu meo, meo . chim chạy về tổ kẻo bị mèo bắt. mèo đi 
 khuất chim lại ra kiếm ăn .Khi trẻ thuộc cô cho trẻ làm mèo”.
 - Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi (1-2 trẻ)
 - Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.
 * Hoạt động 3: Chơi tự do.
 - Cô bao quát trẻ chơi, động viên trẻ chơi...
HOẠT ĐỘNG CHIỀU: * Xem tranh về gia đình ít con
 * TC Chọn tranh 
I. MĐYC:
- Trẻ tập trung chú ý quan sát tranh, ảnh, nghe theo lời cô.Phát triển ngôn ngữ cho trẻ :Từ mới ,nói trọn câu.Biết vị trí của các thành viên trong gia đình ít con
- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi.Củng cố kỹ năng nhận biết về gia đình.Trẻ biết chọn tranh đúng theo yêu cầu của cô.
II. CHUẨN BỊ:- Lớp học sạch sẽ, gọn gàng.Tranh, ảnh về gia đình ít con
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
* Hoạt động 1: Xem tranh về gia đình ít con
- Cho trẻ đi tìm quanh lớp xem tranh trên chủ đề nhánh.
- Cho trẻ quan sát và gọi tên các thành viên trong gia đình...
- Gợi ý hỏi trẻ :Ai đây? Mẹ sinh ra ai ?...
- Mời cá nhân trẻ nhận biết
* Hoạt động 2: TC chọn tranh 
- Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi, luật chơi
 * Cách chơi : Cô chia lớp thành 2 đội, cô bỏ ảnh của ba, mẹ, anh, chị và cả gia đình lên bàn sau đó cho trẻ chạy lên chọn ảnh cả gia đình dán lên bảng của đội mình, đội nào chọn nhiều và đúng sẽ chiến thắng”
 * Cách chơi : Chỉ được chạy lên chọn khi bạn chạy về hàng của đội mình.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần. cô nhận xét và kết thúc hoạt động
ĐÁNH GIÁ:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Thứ 3, ngày 16 tháng 12 năm 2014 
HOẠT ĐỘNG HỌC: NB: Bé với người thân gần gũi (Ba ,mẹ ,anh ,chị ) 
 I. MĐYC:
 1. Thái độ :
 - Giáo dục trẻ biết yêu quí, kính trọng những người thân trong gia đình 
 2. Kỹ năng :
 - Phát triển khả năng quan sát, chú ý, khả năng diễn đạt ngôn ngữ cho trẻ 
 3. Kiến thức :
 - Trẻ biết tên gọi của mình, tên gọi của bố, mẹ, anh, chị.
 II. CHUẨN BỊ:
 - Một số hình ảnh về gia đình 
 III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 * Hoạt động 1: Hát bài: Cả nhà thương nhau 
 - Cho cả lớp hát bài: Cả nhà thương nhau 
 - Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát .... 
 * Hoạt động 2: Xem ảnh về gia đình 
 - Cho trẻ xem ảnh bạn: Khánh Minh
 - Cô giới thiệu cho trẻ biết đây là bức ảnh về gia đình bạn Khánh Minh 
 - Cô đặt câu hỏi: Gia đình bạn Khánh Minh có những ai? Đang làm gì ?
 - Cho trẻ kể về gia đình mình: nhà cháu có nhứng ai? Mẹ cháu tên gì? còn tên 
 của bố cháu ? Cháu có anh chị không ?
 + Cháu có yêu mẹ không ?...yêu mẹ thì phải làm gì giúp mẹ ? 
	=> Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng các thành viên trong gia đình.
 * Hoạt động 3: Xâu vòng tặng mẹ 
 - Cho trẻ xâu vòng tặng mẹ 
 - Cô hướng dẫn cho trẻ cách xâu 
 - Cho trẻ thực hiện 
 - Cô nhận xét và kết thúc hoạt động.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Quan sát đồ chơi ngoài trời
I. MĐYC:
 - Trẻ tham gia hoạt động tích cực cùng cô cùng bạn. 
 - Rèn kỹ năng quan sát. Kỹ năng phối hợp các giác quan.
 - Trẻ nhận biết tên gọi, công dụng của cầu trượt.
 II. CHUẨN BỊ
 - Trẻ đi dép đầy đủ, quần áo gọn gàng.
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 * Hoạt động 1: Quan sát : Đồ chơi ngoài trời.
 - Cô dẫn trẻ ra sân trường, cho trẻ quan sát và trò chuyện với trẻ về đồ chơi
 + Cái gì đây?
 + Dùng để làm gì? 
 + Đu quay và cầu trượt khác nhau không?
 => Giáo dục trẻ biết chơi cùng bạn, leo lên cầu trượt, chơi đu quay phải cẩn 
 thận, không xô đẩy...
 * Hoạt động 2: TCVĐ : Trời nắng trời mưa.
 - Cô nêu tên trò chơi và cách chơi, luật chơi cho trẻ.
* Cách chơi: Cô cho trẻ vừa đi vừa vận động theo cô bài “ Trời nắng, trời mưa” khi đến câu “ mưa to rồi, mưa to rồi, mau mau mau về thôi” thì các bạn chạy nhanh về nhà (gốc cây) 
* Luật chơi: Chỉ chạy khi đến câu hát“ mưa to rồi, mưa to rồi, mau mau mau về thôi” bạn nào chạy chậm sẽ bị ra ngoài một lượt chơi.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
* Hoạt động 3: Chơi tự do với cầu trượt, bóng....
- Cô quan sát, hướng dẫn cho trẻ chơi....
HOẠT ĐỘNG CHIỀU: * Làm quen bài hát: “ Nu na nu nống”
 * TC : “ Chi chi chành chành”
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Thích nghe cô hát, ngoan nghe theo lời cô, chơi cùng bạn.Rèn kỷ năng chú ý lắng nghe.Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả
- Thích chơi cùng cô và bạn.Kỷ năng đọc đồng dao khi chơi.Trẻ chơi được trò chơi
II.CHUẨN BỊ:
- Bài hát “ nu na nu nống”
- TC “ Chi chi chành chành”
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 * Hoạt động1: Làm quen bài hát “ Nu na nu nống”
 - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả
 - Cô hát cho trẻ nghe 2 lần và trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát.
 - Cô động viên trẻ hát theo cô 
* Hoạt động 2: TC “ Chi chi chành chành”
 - Cô giới thiệu trò chơi.
 - Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
 - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
 - Cô nhận xét, trả trẻ.
 ĐÁNH GIÁ:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
 Thứ 4, ngày 17 tháng 12 năm 2014
 HOẠT ĐỘNG HỌC: Dạy hát :Nu na nu nống 
I. MĐYC:
 1.Thái độ :
 - Giáo dục trẻ biết yêu quí những người thân trong gia đình 
 2.Kỹ năng :
 - Khả năng ghi nhớ và hát đúng nhịp bài hát.
 - Rèn kỹ năng hát theo cô, cùng bạn.
 3.Kiến thức :
 - Trẻ biết tên bài hát, hát đúng nhịp bài hát.
 - Hát thuộc bài hát theo cô.
 II. CHUẨN BỊ:
 - Lớp học thoáng mát, sạch sẽ..
 - Bài hát :Nu na nu nống, đi ngủ 
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 * Hoạt động 1: Dạy hát: Nu na nu nống 
 - Cô cho trẻ ngồi vòng tròn cùng trò chuyện: 
 + Ai đưa cháu đi học? cháu đi học
 + Có khóc nhè không ?...
 - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả 
 - Cô hát cho trẻ nghe bài hát 2 lần
	+ Lần 1: Hát diễn cảm không nhạc
	+ Lần 2: Hát trên nhạc nền.
 - Cho trẻ hát cùng cô 2-3 lần 
 - Mời từng tốp hát cùng cô ...
 * Hoạt động 2: Vận động theo nhạc: Đi ngủ
 - Cô giới thiệu tên bài hát , tên tác giả
 - Cô hát và vận động cho trẻ xem hai lần
 - Cô cho trẻ hát và vận động cùng cô 3- 4 lần
 - Cô nhận xét và chuyển hoạt động 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Quan sát: Góc thiên nhiên của lớp
 I. MĐYC: 
- Tham gia hoạt động tích cực cùng cô cùng bạn
- Trẻ chú ý quan sát và trả lời câu hỏi của cô.
- Trẻ biết yêu quí cây xanh và biết bảo vệ cây cùng cô.
 II. CHUẨN BỊ:
 - Địa điểm quan sát, sân sạch sẽ, an toàn.
 - Đồ chơi ngoài trời cho trẻ
 - Trẻ mặc dép đội mũ.
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 *Hoạt động 1: Quan sát góc thiên nhiên của lớp
 - Cô tập trung trẻ ra góc rhiên nhiên của lớp, cho trẻ quan sát và hỏi trẻ.
 + Trong góc thiên nhiên có những cây gì? 
 + Cây có hoa màu gì?...
 - Cho một vài trẻ kể.
 - Sau đó cô chỉ từng loại cây giới thiệu cho trẻ biết , cho trẻ nói lại cùng
 cô tên cây và các đặc điểm của cây...
 => Giáo dục trẻ biết bảo vệ cây như: Không được ngắt lá, bẻ cành....
 * Hoạt động 2: TCVĐ: Chơi bóng tròn to.
 - Cô nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
 - Cô giới thiệu cách chơi: trẻ nắm tay nhau thành vòng tròn vừa đi vừa hát 
 bóng tròn to trẻ đi rộng vòng ra, bóng xì hơi trẻ bước vào trong làm
 bóng xì hơi. 
 - Cô cùng chơi với trẻ 3-4 lần, hỏi trẻ tên trò chơi?...
 * Hoạt động 3: Cho trẻ chơi tự do
 - Cô cho trẻ chơi tự do với bóng, cờ..
HOẠT ĐỘNG CHIỀU: * Làm quen bài thơ “Yêu mẹ”
 * Chơi tự do ở các góc.
 I. MĐYC:
	 - Thích nghe cô đọc thơ.Rèn kỹ năng chú ỹ lắng nghe.Trẻ biết tên tên bài thơ.
 - Trẻ chơi cùng bạn, không giành đồ chơi.Kỷ năng chơi cùng bạn.Trẻ biết chơi cùng bạn.
 II. CHUẨN BỊ:
 - Bài thơ “Yêu mẹ”.
- Hột hạt, khối gỗ..
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 * Hoạt động 1: Đọc thơ cho trẻ nghe
 - Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
 - Cô đọc cho trẻ nghe 2 -3 lần và đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ
 - Cô động viên trẻ đọc theo cô 
 * Hoạt động 2: Chơi tự do ở các góc. 
 - Cô cho trẻ về các góc chơi tự do.
	 - Cô nhận xét, trả trẻ.
ĐÁNH GIÁ:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 5, ngày 18 tháng 12 năm 2014
HOẠT ĐỘNG HỌC: Thơ :Yêu mẹ 
 I. MĐYC: 
 1. Thái độ:
 - Giáo dục trẻ yêu quý và kính trọng những người thân trong gia đình 
 2. Kỹ năng:
 - Rèn khả năng đọc thơ diễn cảm 
 3. Kiến thức:
 - Trẻ biết tên bài thơ, tên hiểu nội dung và đọc thuộc bài thơ cùng cô 
 II. CHUẨN BỊ
 - Tranh vẽ : Bé và mẹ 
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 * Hoạt động 1: Hát bài: Nu na nu nống 
- Trò chuyện với trẻ về bài hát ....
 * Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ:Yêu mẹ 
 - Cô giới thiệu tên bài thơ 
 - Cô đọc thơ cho trẻ nghe 1 lần 
 - Cô đọc thơ cho trẻ nghe lần 2 kết hợp xem tranh 
 - Đàm thoại:
 + Cô đọc bài thơ gì ?
 +Bài thơ nói về ai ?
 +Mẹ làm gì cho em ?...
 => Giáo dục trẻ: Biết yêu thương mẹ, không được khóc nhè 
 - Cô đọc bài thơ cho trẻ nghe lần 3 
 - Cho trẻ đọc thơ 
 - Cho trẻ đọc thơ cùng cô 3-4 lần 
 - Cô cho lớp, nhóm, cá nhân đọc thơ (Cô chú ý sữa sai cho trẻ )
 * Hoạt động 3: Trò chơi: Trời nắng trời mưa 
 - Nêu tên trò chơi.
 - Nêu cách chơi, luật chơi 
 - Cô tổ chức cho trẻ chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Quan sát bầu trời
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Thích đi chơi cùng cô, cùng bạn 
 - Rèn khả năng chú ý quan sát, kỷ năng vận động khi tham gia trò chơi. 
 - Trẻ biết quan sát cùng cô để biết hôm nay trời nắng hay trời mưa
 + Trẻ biết chơi trò chơi mà cô đưa ra.
 II. CHUẨN BỊ:
 - Aó quấn gọn gàng, một số đồ chơi : bóng vòng...
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
 * Hoạt động 1: Quan sát bầu trời 
 - Dặn dò trẻ trước khi ra sân 
 - Cô dắt trẻ đi dạo chơi quanh sân. Cô gợi ý cho trẻ: 
 + Các cháu thấy hôm nay bầu trời như thế nào? 
 + Các cháu thấy ông mặt trời không?
 + Vậy khi đi ra ngoài trời cần làm gì? 
 - Cô khái quát lại cho trẻ.
 =>Giáo dục trẻ khi đi ra nắng hoặc ra mưa các cháu đều phải đội mủ....
 * Hoạt động 2: Trò chơi vận động :
 TC 1: Kéo co
- Cô nêu tên trò chơi và cách chơi, luật chơi cho trẻ.
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi. 
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
 TC 2: Chi chi chành chành
 - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách 

File đính kèm:

  • docgiao an gia dinh 2436 thang.doc