Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh

* Quan sát vật thật:

- Cô cho trẻ quan sát chiếc vòng thật

- Đây là cái gì? ( Cái vòng)

- Có mấy chiếc vòng? ( 2 chiếc). Cô cho trẻ đếm

- Chiếc vòng này có màu gì?( Màu xanh, màu vàng)

- Chiếc vòng có dạng hình gì?( hình tròn)

- Chiếc vòng dùng để làm gì?

* Quan sát mẫu nặn:

- Cô đưa mẫu nặn chiếc vòng cho trẻ quan sát

- Ngoài chiếc vòng này thì cô còn nặn được những chiếc vòng rất đẹp

 

doc12 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 8806 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ 2 ngày 20 tháng 10 năm 2014
Nội dung
 Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành hoạt động
 Tạo hình
Nặn vòng cho bé
(Mẫu)
1. Kiến Thức
- Trẻ hiểu cách chia đất, lăn dọc và uốn cong theo sự hướng dẫn của cô
2. Kỹ năng
- Trẻ biết chia đất lăn dọc và bẻ cong để tạo thành chiếc vòng
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
- Biết quý trọng sản phẩm mình làm ra
* Địa điểm :
- Trong lớp học.
* Đội hình :
- Trẻ ngồi theo nhóm.
1. Đồ dùng của cô
- 1-2 cái vòng ( vật thật)
- Vòng mẫu do cô nặn 1-2 cái kích thước to nhỏ khác nhau
 2. Đồ dùng của trẻ 
- Bảng con 
- Đất nặn
- Khăn lau tay 
1. Gây hứng thú
- Hôm nay là sinh nhật bạn búp bê, bạn búp bê nhờ cô mời cả lớp mình đến dự sinh nhật của bạn
- Cô đẫ chuẩn bị một món quà để tặng sinh nhật bạn búp bê rồi đấy các con nhìn xem cô có món quà gì tặng cho bạn búp bê đây
2. Nội dung: Dạy trẻ nặn vòng 
 Quan sát mẫu và đàm thoại
* Quan sát vật thật:
- Cô cho trẻ quan sát chiếc vòng thật
- Đây là cái gì? ( Cái vòng)
- Có mấy chiếc vòng? ( 2 chiếc). Cô cho trẻ đếm
- Chiếc vòng này có màu gì?( Màu xanh, màu vàng)
- Chiếc vòng có dạng hình gì?( hình tròn)
- Chiếc vòng dùng để làm gì?
* Quan sát mẫu nặn:
- Cô đưa mẫu nặn chiếc vòng cho trẻ quan sát
- Ngoài chiếc vòng này thì cô còn nặn được những chiếc vòng rất đẹp
- Chiếc vòng cô nặn có màu gì đây? ( màu xanh, đỏ)
- Chiếc vòng này được nặn bằng gì ? ( bằng đất)
- Hôm nay cô sẽ dạy các con nặn chiếc vòng nhé.
 Cô nặn mẫu
- Trước khi nặn các con hãy xem cô nặn mẫu trước nhé
- Muốn nặn được những chiếc vòng trước hết cô phải chọn đất, sau đó cô véo 1 miếng đất. Cô bóp đất, nhào đất cho đất mềm- dẻo, sau đó cô cho đất vào bảng rồi lăn dọc, Cô lăn đi lăn lại thỏi đất cuối cùng cô bẻ cong thỏi đất thành chiếc vòng.
- Khi nặn chiếc vòng nhỏ thì cô sẽ véo ít đất hơn và cô cũng nặn như chiếc vòng to
- Vậy là cô đã nặn xong 2 chiếc vòng rồi, 1 cái vòng to và 1 cái vòng nhỏ
c. Cho trẻ thực hiện
- Cô cho trẻ lấy đất nặn chiếc vòng
- Cô nhắc trẻ cách nhào đất, cách nặn
- Cho trẻ nặn
- Trong quá trình trẻ làm cô đi quan sát, hướng dẵn
- Cô động viên khuyến khích trẻ
d.Trưng bày sản phẩm
- Cho trẻ mang sản phẩm lên bàn
- Cho cả lớp quan sát tất cả các sản phẩm, nhận xét sản phẩm theo ý tưởng của mình
- Cô chọn 3- 4 sản phẩm đẹp cho cả lớp xem và cô nhận xét
- Cô nhận xét chung. Động viên khen trẻ
3.HĐ3: Kết Thúc
 - Cho trẻ hát bài: “ Chúc mừng sinh nhật ” , mang quà lên tặng búp bê và nói chúc mừng sinh nhật
Nhận xét trẻ cuối ngày..............................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
 Thứ 3 ngày 21 tháng 10 năm 2014
Tên hoạt động
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
HĐKP 
Tìm hiểu về nhóm thực phẩm cung cấp vitamin và muối khoáng
1. Kiến Thức 
- Trẻ nhận biết được một số chất cần thiết có trong các món ăn hàng ngày
- Nhận biết sự cần thiết phải ăn uống đủ chất
2. Kỹ năng
- Trẻ nói đúng tên các loại rau củ
- Biết một số loại rau, củ cung cấp cho cơ thể chất vitamin và muối khoáng.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng
* Địa điểm:
- Trong lớp học.
* Đội hình:
- Trẻ ngồi hình chữ U.
1. Đồ dùng của cô:
Rau ngót, rau muống, rau cải, củ cà rốt, xu hào.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Tranh lô tô các loại thực phẩm
1. HĐ1: Gây Hứng Thú
- Cô cho trẻ hát bài: “ Mời bạn ăn”
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói lên điều gì?
- Ở nhà ai chăm sóc cho các con, Bố mẹ chăm sóc cho chúng mình như thế nào? Hàng ngày bố mẹ thường nấu những món ăn gì? ở lớp các cô bác nấu món ăn gi?
- Cô trò chuyện và dẫn dắt vào bài
2. HĐ2: Trò chuyện với trẻ về nhóm thực phẩm cung cấp vitamin và muối khoáng
- Cô thấy ở lớp mình có một số bạn chưa chịu ăn rau, các con có biết một số loại rau, củ mà các cô bác nấu cho chúng ta ăn hàng ngày đã cung cấp chất gì? Và nó giúp ích gì cho cơ thể không?
- Hôm nay cô con mình cùng tìm hiểu xem trong một số rau, củ có những chất gì? Và khi ăn vào thì sẽ giúp ích gì cho cơ thể nhé.
- Cho trẻ quan một số loại rau “ Rau ngót, rau muống, rau cải, củ cà rốt, xu hào..”
- Cô hỏi trẻ và cho trẻ nói tên từng loại rau.
Rau muống: ở nhà bố mẹ và ở lớp các cô bác thường chế biến rau muống cho các con ăn như thế nào? Luộc, xào, hay nấu…
- Rau cải thường làm những món gi?
- Xu hào, cà rốt các cô bác thường làm gì cho các con ăn?
- Mỗi bữa cơm ăn hàng ngày của chúng mình, dù là ở nhà hay ở lớp thì không thể thiếu món rau được, rau cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và muối khoáng, ăn nhiều rau giúp cho da của chúng ta mịn màng, ăn rau giúp tiêu hóa tốt…
vì vậy những bạn nào còn chưa chịu ăn rau hoặc không thích ăn rau thì chúng mình chú ý từ nay nhiều rau hơn nhé.
* Cô mở rộng:
* Nhóm thực phẩm có chất đạm:
- Cô treo tranh thực phẩm giàu chất đạm cho trẻ quan sát
- Các con nhìn xem bức tranh này vẽ gì đây? (Cá, trứng, thịt)
- Những thực phẩm: Cá, thịt, trứng cung cấp chất gì cho cơ thể? ( chất đạm)
* Nhóm thực phẩm có chất bột, đường 
* Nhóm thực phẩm chứa chất béo
+ Giáo dục:Để cho cơ thể mau lớn và khỏe mạnh thì các con phải ăn đầy đủ các chất: Đạm, bột đường, vitamin chất béo và cần ăn nhiều rau xanh để cung cấp vitamin nhé
 * Trò chơi củng cố: Chọn thực phẩm theo yêu cầu của cô
- Cô nói cách chơi, luật chơi
- Cho trẻ chơi
- Quan sát trẻ chơ, động viên trẻ chơi. Sửa sai cho trẻ
 3: Kết Thúc
- Cô nhận xét giờ học và tuyên dương khen trẻ
- Cho trẻ đi ra chơi 
Nhận xét trẻ cuối ngày..............................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
 Thứ 4 ngày 22 tháng 10 năm 1014
Nội dung
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành hoạt động
 Văn học:
Thơ: Bé ơi
(PhongThu)
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả bài thơ “ Bé ơi”
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ.
2. Kỹ năng:
-Trẻ thuộc lời bài thơ.
- Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng.
- Trẻ đọc đúng nhịp điệu bài thơ. 
- Trẻ chơi trò chơi thành thạo.
3. Thái độ
- Trẻ có ý thức vệ sinh cá nhân sạch sẽ và không nghịch đất cát.
- Không gian tổ chức: trong lớp 
* Đồ dùng của cô
- Que chỉ. 
- Máy tính có hình ảnh bài thơ: Bé ơi
- Băng đĩa ghi lời bài hát : Khám tay.
* Đồ dùng của trẻ
- Ghế đủ cho trẻ ngồi
1: Gây hứng thú cho trẻ
Cô và trẻ hát bài “ Tay thơm, tay ngoan”
- Trò chuyện về nội dung bài, hát dẫn dắt trẻ vào bài
2 : Nội dung: 
Dạy bài thơ “ Bé ơi”
+Cô đọc bài thơ lần 1
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Tác giả của bài thơ là ai?
+ Cô đọc bài thơ lần 2: kết hợp tranh minh hoạ.
- Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả.
- Giảng nội dung bài thơ đọc bằng hình ảnh trên máy tính) và giảng nội dung
Bài thơ khuyên các bạn nhỏ không nên chơi đất cát ở những nơi mất vệ sinh, không ra ngoài trời nắng to, khi mới ăn no thì đừng chạy nhảy, và sáng ngủ dậy phải đánh răng rửa mặt và rửa tay trước khi ăn.
* Đàm thoại- giảng giải- trích dẫn:
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Bài thơ này do nhà thơ sáng tác? ( Phong Thu)
- Những câu thơ đầu tác giả đã khuyên các bạn nhỏ điều gì? ( không chơi đất cát, không ra nắng những lúc trời năng to)
- Sau lúc ăn no thìkhông được làm gì? ( không chạy)
- Vậy mỗi sáng thức dậy thì còn phải làm gì? ( rửa măt, đánh răng)
- Những câu thơ nào nói lên điều đó?
- Giáo dục: Trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không nghịch đất cát, khi ăn xong không chạy nhảy
* Dạy trẻ đọc bài thơ.
- Cô đọc lại bài thơ: Động tác minh họa
- Dạy trẻ đọc bài thơ 3 - 4 lần ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
- Tổ đọc 1-2 lần luân phiên nhau , nhóm bạn trai, bạn gái đọc( Cô chú ý sửa sai, sửa ngọng cho trẻ)
- Cá nhân đọc 1- 2 lần
- Cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần
- Cô chú ý nhắc nhở trẻ đọc to, rõ lời.
* Ôn luyện củng cố.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi: “Nhào bột”
Cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành hàng dọc, bạn nọ để tay lên vai bạn kia sau đó bóp vai cho bạn làm động tác nhào bột, sau đó bạn nọ nhẹ nhàng đấm lưng cho bạn kia
3. Kết thúc:
 Nhận xét tuyên dương trẻ.
Nhận xét trẻ cuối ngày………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
 Thứ 5 ngày 23 tháng 10 năm 1014
Nội dung
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành hoạt động
 Thể dục
VĐ: Bò thấp chui qua cổng
T/C: Dung dăng dung dẻ
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên vận động, hiểu cách thực hiện vận động “ Bò thấp chui qua cổng”
- Biết tên trò chơi, cách chơi trò chơi “ Dung dăng dung dẻ ”
2.Kỹ năng:
Trẻ phối hợp chân, tay, mắt để thực hiện vận động bò không chạm cổng
- Biết chơi trò chơi
3. Giáo dục:
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động 
- Giáo dục trẻ chăm tập thể dục để có một cơ thể khỏe mạnh 
* Địa điểm:
- Ngoài sân
* Đồ dùng của cô:
- Vạch chuẩn
- 2 Cổng chui
- Nhạc bài hát 
“Con cào cào”
- Sắc xô.
* Đồ dùng của trẻ:
Một số sản phẩm của nghề nông
- 2 cổng chui
HĐ1: Khởi động:
Cho trẻ đi vòng tròn thực hiện các kiểu đi, đi thường, đi bằng gót chân, đi kiễng mũi bàn chân, đi chậm đi nhanh…
 HĐ2: Trọng động: 
 * Bài tập phát triển chung 
- Đội hình 4 hàng ngang
- Tập theo từng động tác.
Tay: 2 tay dơ cao, gập xuống vai ( 4 lần, 4 nhịp)
Chân: Bước lên trước, khụy gối( 2 lần, 4 nhịp)
Lườn: 2 tay chống hông, soay người sang 2 bên ( 2 lần, 4 nhịp)
Bật: Bật tại chỗ( 2 lần, 4 nhịp)
 * Vđ cơ bản: “ Bò thấp chui qua cổng”
- Đội hình: 2 hàng ngang đối diện cách nhau khoảng 3m
Cô làm mẫu cho trẻ quan sát lần 1 không phân tích
Cô làm mẫu cho trẻ quan sát lần 2 phân tích động tác:
- Khi có hiệu lệnh “chuẩn bị” cô từ đầu hàng, đi dến vạch chuẩn, quỳ xuống sàn, 2 bàn tay, cẳng chân áp sát sàn, mắt nhìn thẳng. Khi có hiệu lệnh “Bò” thì bò bằng chân nọ tay kia, cẳng chân áp sát sàn, khi chui qua cổng sao cho đầu và người không chạm vào cổng, sau đó đứng dậy và đi về cuối hàng.
Cho trẻ lên thực hiện lại. Cô cho trẻ nhận xét sau đó nhận xét lại
Cho lần lượt trẻ thực hiện , nhóm trẻ thực hiện.
 cô chú ý bao quát động và sửa sai cho trẻ.
Cho trẻ thi đua giữa 2 tổ, cô nhận xét khen động viên trẻ.
- Hỏi lại trẻ tên vận động và cho một trẻ thực hiện lại
* T/C: “ dung dăng dung dẻ”
+ Luật chơi: Ai ngồi chậm hơn sẽ bị loại ra ngoài.
+ Cách chơi: cô chia mỗi nhóm chơi từ 5-6 bạn nắm tay theo hang ngang, vừa đi vừa đọc bài đồng dao khi đọc đến câu“ Ngồi thụp xuống đây” thì tất kẻ ngồi xuống. Ai ngồi xuống chậm hơn sẽ bị loại ra. Số còn lại tiếp tục chơi cho đến khi còn lại 2 người.
3. HĐ3: Hồi tĩnh
 - Cho trẻ đi nhẹ nhàng vòng quanh sân
Nhận xét trẻ cuối ngày………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
Tên hoạt động
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Âm nhạc:
HĐ: Âm nhạc:
NDTT: Biểu diễn văn nghệ 
NDKH: Nghe hát :
 “Ru em”
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung của một số bài hát trong chủ điểm 
“Tay thơm, tay ngoan,cái mũi, hãy soay nào”
2. Kĩ năng:
- Trẻ hát đúng lời bài hát, hát đúng theo giai điệu của cả bài.
- Tự tin khi biểu diễn, biết vận động theo giai điệu bài hát
3. Thái độ.
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động
* Địa điểm: Trong lớp
* Đồ dùng của cô:
- Trang phục của cô: gọn gàng
- Đàn, đài ghi các bài hát “Tay thơm, tay ngoan,cái mũi, hãy soay nào”
* Đồ dùng của trẻ:
- Trang phục gọn gàng.
- Một số dụng cụ âm nhạc
- Ghế cho trẻ ngồi.
* Hoạt động 1: Ôn định tổ chức
- Cô và trẻ nhún nhảy theo nhạc hiệu chương trình “ Đồ rê mi”
- Chào mừng các bé đến với chương trình sân chơi “ đồ rê mi” ngày hôm nay, chương trình sân chơi “đồ rê mí” hôm nay với sự tham gia của 3 đội.Cô giới thiệu 3 đội
(Mở nhạc) 
 2: Hoạt động trọng tâm: Biểu diễn văn nghệ cuối chủ điểm
- Cô giới thiệu chương trình gồm 3 phần thi
 Phần thứ nhất : Nghe giai điệu đoán tên bài hát
 Phần thứ 2 : xem hình ảnh đoán tên bài hát
 Phần thứ 3 : cô giáo sẽ làm động tác minh họa theo lời bài hát và các con sẽ đoán xem cô vừa minh họa theo lời bài hát nào.
- Trong thời gian một phút suy nghĩ đội nào có câu trả lời đúng và trả lời nhanh nhất sẽ được mời lên biểu diễn. Đội nào được biểu diễn nhiều lần và biểu diễn đẹp sẽ được tặng một phần quà của chương trình.
 - Mở đầu chương trình sân chơi đồ rê mí hôm nay xin mời cả 3 đội cùng tham gia phần thi thứ nhất: Nghe giai điệu đoán tên bài hát
Mời các con lắng nghe giai điệu của một bài hát rất là quen thuộc: Cô mở giai điệu bài hát (Tay thơm, tay ngoan) các đội lắng nghe xem đó là giai điệu của bài hát nào nhé
- Các con vừa được ghe giai điệu của bài hát nào? Ai sáng tác? Đội nào có câu trả lời nhanh nhất và đúng?
- Mời đội đó lên hát lại bài hát đó, để bài hát vui nhộn hơn đội mình còn có cách biểu diễn nào khác( Cô gợi ý cho trẻ vừa hát, vừa vỗ tay hoặc nhún nhảy theo giai điệu bài hát)
- Vừa rồi là phần biểu diễn của đội...
- Sau đây là phần thi thứ 2: Xem hình ảnh đoán tên bài hát
- Cô cho trẻ xem hình ảnh “ Cái mũi”
- Đội nào biết bài hát nào có nói đến “cái mũi”
- Bài hát “ Cái mũi” sáng tác của ai?
- Mời đội đó lên biểu diễn hát, vỗ tay hoặc nhún nhảy theo lời bài hát
- Cuối cùng là phần thi khó hơn một chút đó là xem cô minh họa theo lời bài hát và các con đoán xem đó là giai điệu của bài hát nào
- Cô mời đội có câu trả lời đúng và nhanh nhất lên biểu diễn
- Vừa rồi cô thấy các đội cùng biểu diễn rất sôi nổi, cô cũng có một tiết mục muốn tham gia
- Cô giới thiệu bài hát “ Cho con”
* Nghe hát bài “ Ru em” dân ca Xê Đăng
- Cô hát lần 1 : Giới thiệu tên bài hát, tên làn điệu dân ca
- Cô hát lần 2: kết hợp nhạc
- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? Làn điệu dân ca nào?
- Lần 3 : Cô biểu diễn minh họa cùng lời hát.
3. Kết thúc: 
- Cô nhận xét, tuyên dương, khen động viên trẻ..
Nhận xét trẻ cuối ngày……………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
 Thứ 6 ngày 24 tháng 10 năm 2014.
Tên hoạt động
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
LQVT
Dạy trẻ nhận biết phía trên phía dưới của bản thân.
1. Kiến Thức
- Trẻ nhận biết được phía trên, phía dưới của bản thân mình
2. Kỹ năng
- Trẻ nhận được ra và nói đúng phía trên, phía dưới của bản thân khi cô di chuyển đồ vật theo phía trên, dưới.
- Thực hiện tốt trò chơi.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú với hoạt động.
* Địa điểm: Trong lớp, trẻ ngồi hình chữ U
* Đồ dùng của cô:
- Đài đĩa có một số bài hát trong chủ điểm
- chùm bóng màu xanh, màu đỏ
 2. Đồ dùng của trẻ 
- Mỗi trẻ một rổ đồ dùng có các quả bóng màu xanh, đỏ.
1: Gây hứng thú
- Cô cho trẻ chơi trò chơi với các giác quan
- Khi cô nói tên bộ phận nào trên khuôn mặt bé thì bé chỉ đúng vào bộ phận đó và nói lên chức năng của từng bộ phận.
- Cuối cùng cô hỏi trẻ: Đôi mắt các con để làm gì? 
- Dẫn dắt trẻ vào bài.
2: Nội dung
* Dạy trẻ nhận biết phía trên, dưới của bản thân.
 * Phía trên:
- Cô mời 2 bạn lên ngồi ghế trước lớp, cô đứng phía sau trẻ và dơ chùm bóng phía trên đầu trẻ:
- Con có nhìn thấy chùm bóng không? Chùm bóng ở phía nào của con?
- Làm thế nào để nhìn thấy chùm bóng? ( phải ngẩng đầu lên)
- Vì sao phải ngẩng đầu lên thì mới nhìn thấy chùm bóng?
 ( vì ở trên cao- phía trên)
- Cô nhắc lại cho trẻ biết.
- Cho trẻ đọc phát âm “ phía trên”: Cho cả lớp, cá nhân đọc phát âm
 * Phía dưới:
- Cho 1,2 trẻ đứng lên cùng cô
- Dưới chân con có gì?
- nếu không cúi xuống thì con có nhìn thấy không?
- Vì sao?
- Để nhìn được các con phải làm gì?
- Vì sao phải cúi xuống mới nhìn được?( Vì bóng ở phía dưới)
* Trò chơi 1: “ Thi xem ai nhanh nhất”
- Cho trẻ lên lấy đồ dùng, cho trẻ đứng tại chỗ
- Cô nói cách chơi: Cô nói phía nào thì cầm bóng và dơ đúng về phía ấy
* Trò chơi 1: Nhanh và khéo
- Cô cho trẻ tô tranh, đồ dùng ở phía trên bé thì tô màu đỏ, đồ dùng ở phía dưới bé thì tô màu xanh.
- Cô bao quát , hướng dẫn trẻ.
3: Kết thúc
- Cô nhận xét giờ học và khen trẻ
Nhận xét trẻ cuối ngày:……………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • docbé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh.doc