Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài: Làm quen với văn học - Nguyễn Thị Huệ

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên câu chuyện Ba chú lợn con.

- Trẻ biết được các nhân vật trong truyện.

-Trẻ hiểu nội dung câu chuyện: Kể về Ba chú lợn con tự xây cho mình một ngôi nhà, nhờ có Lợn Em siêng năng chăm chỉ nên các chú đã có một ngôi nhà thật vững chắc để ở và không bị sói ăn thịt đấy.

2. Kỹ năng

- Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc, nói đủ câu đúng nội dung.

- Trẻ ghi nhớ trình tự câu chuyện.

3. Thái độ

- Thông qua câu truyện trẻ biết yêu thương, chia sẻ, biết đoàn kết giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn.

- Trẻ biết yêu quý ngôi nhà của mình.

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động

 

doc8 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 11979 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài: Làm quen với văn học - Nguyễn Thị Huệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN 
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Chủ đề: Nghề nghiệp
Đề tài: LQV Văn học
Kể truyện: Ba chú lợn con
Số lượng trẻ: 30-35 trẻ
Thời gian: 30- 35 phút
Người dạy: Nguyễn Thị Hệ
I.Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên câu chuyện Ba chú lợn con.
- Trẻ biết được các nhân vật trong truyện.
-Trẻ hiểu nội dung câu chuyện: Kể về Ba chú lợn con tự xây cho mình một ngôi nhà, nhờ có Lợn Em siêng năng chăm chỉ nên các chú đã có một ngôi nhà thật vững chắc để ở và không bị sói ăn thịt đấy.
2. Kỹ năng
- Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc, nói đủ câu đúng nội dung.
- Trẻ ghi nhớ trình tự câu chuyện.
3. Thái độ
- Thông qua câu truyện trẻ biết yêu thương, chia sẻ, biết đoàn kết giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn.
- Trẻ biết yêu quý ngôi nhà của mình.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
II. Chuẩn bị
* Chuẩn bị của cô.
- Cô thuộc truyện “Ba chú lợn con” và kể chuyện diễn cảm.
- Hình ảnh minh họa nội dung câu truyện và sân khấu rối đế, powerpoint.
* Chuẩn bị của trẻ.
- Trẻ thuộc một số bài hát trong chủ đề.
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề, chủ điểm.
III. Tiến hành
Hoạt Động của Cô
Hoạt Động của trẻ
1 - Ổn định:
Xúm xít xúm xít.
Các con ơi hôm nay có các cô đến thăm lớp mình đấy các con khoanh tay chào các cô nào.
Cô và trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân”.
- Trò chuyện với trẻ về bài hát dẫn dắt vào bài.
Có một câu chuyện nói về 3 bạn lợn rủ nhau tự xây cho mình ngôi nhà để trú đông đấy chúng mình muốn biết các bạn lợn xây nhà như thế nào thì chúng mình cùng lắng nghe nhé.
2 - Nội dung
* HĐ1. Cô kể chuyện diễn cảm
- Lần 1 cô kể chuyện diễn cảm
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
+ Câu chuyện kể về ai?
* Giới thiệu nội dung: Câu chuyện kể về Ba chú lợn con tự xây cho mình một ngôi nhà, nhờ có Lợn Em siêng năng chăm chỉ nên các chú đã có một ngôi nhà thật vững chắc để ở và không bị sói ăn thịt đấy.
- Câu chuyện “ba chú lợn con” sẽ hay hơn khi cô kể cùng rối đế đấy, nào chúng mình cùng hướng lên sân khấu và thưởng thức câu chuyện “Ba chú lợn con” nhé
+ Lần 2 cô kể chuyện bằng rối đế..
* HĐ2. Đàm thoại, trích dẫn
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
Đoạn 1: Ngày xửa ngày xưa.Trong một gia đình lợn có ba chú lợn con.Một hôm các chú rủ nhau xây cho mình mỗi người một ngôi nhà.
- Các chú lợn đã xây nhà cho mình bằng những nguyên vật liệu gì?
Đoạn 2: Lợn anh xây nhà cho mình một ngôi nhà bằng rơm chú xây một ngày là xong, lợn em thì xây cho mình một ngôi nhà bằng gỗ thì xây lâu hơn nhà bằng rơm,chú xây một ngày, hai ngày, rồi ba ngày và nhiều ngày mới xong.
- Sói tới nhà của những ai?
- Đoạn 3: Một hôm lợn anh đang ở trong ngôi nhà của mình con sói từ đâu tới quát: Lợn kia mở cửa mau, nếu không tao sẽ thổi bay ngôi nhà này, lợn anh nhất định không mở cửa con sói phồng má, trợn mắt thổi bay ngôi nhà rơm của lợn anh,lợn anh sợ quá ba chân bốn cẳng chạy sang nhà gỗ của lợn em, lợn anh nhìn thấy lợn em vẫn ung dung lợn anh hốt hoảng nói, lợn em ơi hãy đóng cửa mau con sói đang đến đấy .Hai anh em vừa vào trong nhà thì nghe tiếng gõ cửa cộc cộc cộc!mở cửa mau nếu không ta sẽ thổi đổ ngôi nhà này, hai anh em không chịu mở cửa con sói liền phồng má trợn mắt thởi đổ nhà gỗ của lợn em, hai anh em lợn sợ quá cuống cuồng bỏ chạy sang nhà lợn út,hai em lợn vừa chạy vừa kêu to lợn út ơi hãy khóa cửa mau con sói đang đến đấy con sói đến nhà gạch quát nếu chúng mày không mở cửa ta sẽ thổi đổ ngôi nhà này sói phồng má trợn mắt thổi thổi mãi mà không thấy nhà gạch rung chuyển. 
-Sói có thực hiện ý định của mình không?
-Đoạn 4: Trong ngôi nhà 3 chú lợn nhỏ vẫn cười nói vui vẻ. Con sói biết không thể làm gì ngôi nhà gạch đành phải bỏ vào rừng.
+ Các con vừa được nghe cô kể câu chuyện có tên là gì?
Đúng rồi đấy các con ạ. Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện 3 chú lợn con.
- Bạn nào giỏi cho cô biết trong câu chuyện ba chú lợn con có mấy nhân vật? 
- Lợn anh đã dùng nguyên vật liệu gì để xây nhà?
- Lợn em dùng nguyên liệu gì để xây nhà nhỉ?
- Thế còn nhà bạn lợn út thì sao?
- Sói tới nhà các chú lợn để làm gì nhỉ?
- Khi sói đến nhà lợn anh thì điều gì xảy ra? Vì sao nhà bị đổ?
- Sói đến nhà lợn em sói đã làm gì? Vì sao?
- Thế nhà còn nhà của bạn lợn út thì sao? Vì sao lại không bi đổ?
à Giáo dục trẻ: Các con ạ khi làm bất cứ việc gì chúng ta cũng phải kiên trì và nhẫn lại mới đạt kết quả cao. Trong cuộc sống chúng mình phải thương yêu, đoàn kết giúp đỡ nhau khi bạn gặp khó khăn.
- Lần 3: Cho trẻ xem truyện trên powerpoint.
Câu chuyện 3 chú lợn con rất hay và đã được chuyển thể thành phim rồi đấy xin mời các bé cùng xem.
* HĐ 3: Củng cố
- Cho trẻ chơi trò chơi xây dựng.
Các con ơi bây giờ chúng mình hãy cùng nhau làm những chú thợ xây để xây cho các chú lợn thật nhiều ngôi nhà để ở và để không bị chó sói ăn thịt chúng mình có đồng ý với cô không nào? 
Cách chơi, luật chơi.
Cô đã chuẩn bị rất nhiều các khối vuông và khối tam giác cho các con rồi, bây giờ các đội cùng nhau thi đua xem đội nào xây được nhiều ngôi nhà cho các chú lợn, tổ nào xây được nhiều thì đội đó sẽ giành chiến thắng.
3. Kết thúc 
Cho trẻ đọc bài thơ Chiếc cầu mới
- Cô nhận xét – khen ngợi – động viên trẻ 
- chào khách
-Trẻ hát 
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ trả lời
- Ba chú lợn con ạ.
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Vâng ạ
- Trẻ chú ý lắng nghe cô kể chuyện
-Ba chú lợn con ạ.
-Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe cô trích dẫn .
-Trẻ trả lời.
-Trẻ lắng nghe cô trích dẫn.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ lắng nghe cô trích dẫn.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
-Bằng rơm ạ.
-Bằng gỗ ạ.
-Bằng gạch ạ.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời. 
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
.
-Trẻ chơi trò chơi.
-Trẻ đọc thơ.
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Chủ đề: Nghề nghiệp
Đề tài: Âm nhạc
	NDTT: Dạy VĐ Vỗ tay theo tiết tấu chậm:
 Lớn lên cháu lái máy cày - ST: Kim Hữu
	NDKH: NH: Đi cấy - Dân ca Thanh Hóa
TCVĐ: Vũ công tài ba
 Số lượng trẻ: 30-35 trẻ
Thời gian: 30- 35 phút
Người dạy: Nguyễn Thị Hệ
I.Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài hát tên tác giả bài hát vỗ tay theo tiết tấu chậm “Lớn lên cháu lái máy cày” và bài hát nghe: “Đi cấy”.
- Hiểu được nội dung bài hát “Lớn lên cháu lái máy cày” nói về ước mơ của một bạn nhỏ muốn sau này khi lớn lên sẽ trở thành chú công nhân lái máy cày.
- Cảm nhận được giai điệu vui tươi nhí nhảnh của bài hát “Lớn lên cháu lái máy cày” biết thể hiện tình cảm phù hợp với nội dung bài hát.
- Cảm nhận được giai điệu vui tươi, trong sáng, mượt mà, tình cảm của bài hát nghe “Đi cấy”
2. Kỹ năng
- Trẻ biết vỗ tay, gõ đệm theo tiết tấu chậm bài: “Lớn lên cháu lái cày”.
- Biết thể hiện tiết tấu chậm thông qua một số vận động của cơ thể.
- Biết thể hiện sắc thái vui tươi tình cảm của bài hát “Đi cấy”
- Rèn luyện khả năng nghe, phân biệt âm thanh. Cảm nhận âm thanh to nhỏ, rộn ràng khi sử dụng các loại nhạc cụ khác nhau, sử dụng ngôn ngữ diễn đạt được cảm nhận của mình khi nghe âm thanh của nhạc cụ.
- Rèn luyện khả năng phản ứng nhanh thông qua trò chơi.
3. Thái độ
- Trẻ hào hứng tham gia vào họat động.
- Chú ý lắng nghe cô hát và hưởng ứng cảm xúc âm nhạc cùng cô.
II. Chuẩn bị
* Chuẩn bị của cô.
+ Cô chuẩn bị một số dụng cụ âm nhạc ở góc nghệ thuật. (Phách tre, xắc xô, )
+ Máy tính, nhạc không lời bài “Lớn lên cháu lái máy cày” “Đi cấy”
+ Đoạn nhạc với nhiều giai điệu, tiết tấu khác nhau
* Chuẩn bị của trẻ.
- Đồ dùng của trẻ: xắc xô, phách,.
III. Tiến hành
Hoạt Động của Cô
Hoạt Động của trẻ
1. Ổn định tổ chức:
- Xúm xít xúm xít, hôm nay có các cô đến thăm lớp mình đấy các con khoanh tay chào các cô nào.
Các con hãy hát tặng các cô bài “Lớn lên cháu lái máy cày”- Kim Hữu
2. Nội dung:
 * HĐ1: Dạy VĐ Vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát: Lớn lên cháu lái máy cày- Kim Hữu
- Các con vừa hát bài hát gì nhỉ?
- Bài hát do ai sáng tác?
- Các con có cảm nhận gì về giai điệu của bài hát “Lớn lên cháu lái máy cày”?
- À đúng rồi bài hát có giai điệu rất vui tươi và nhí nhảnh.
- Giảng nội dung: bài hát nói về ước mơ của bạn nhỏ muốn mai này sau khi lớn lên sẽ trở thành một chú công nhân lái máy cày đấy. Giai điệu bài hát thật vui tươi và nhí nhảnh. Vậy khi hát bài hát này các con sẽ thể hiện như thế nào?
- Để bài hát hay hơn thì chúng mình sẽ làm gì?
- Để bài hát này được hay cả lớp sẽ vỗ tay theo tiết tấu chậm đệm cho bài hát nhé.
- Có bạn nào còn nhớ cách vỗ tay theo tiết tấu chậm không?
- Cô mời các con hãy về chỗ ngồi và xem cô thể hiện bài hát này bằng cách vỗ tay theo tiết tấu chậm nhé.
Lần 1 cô hát + vỗ mẫu không có nhạc đệm
- Lần 2 cô vỗ có nhạc và có dụng cụ.
* Trẻ thực hiện
- Cho cả lớp hát + vỗ tay 2- 3 lần
- Lần 1-2 vỗ bằng tay.
- Cô cho sử dụng dụng cụ gõ đệm.
+ Cô yêu cầu các bạn gái hát gõ đệm theo tiết tấu chậm bằng phách tre. Yêu cầu các bạn trai lắng nghe để cảm nhận âm thanh. Hỏi trẻ tiếng gõ phách tre như thế nào?
+ Cô yêu cầu các bạn trai hát gõ đệm theo tiết tấu chậm bằng xắc xô. Yêu cầu các bạn gái lắng nghe để cảm nhận âm thanh. Hỏi trẻ tiếng gõ xắc xô như thế nào?
- Cả lớp sử dụng nhiều loại dụng cụ hát gõ đệm.
- Chúng mình vừa cùng biểu diễn bài hát rất hay, rất sôi nổi, bây giờ các con còn muốn thể hiện bài hát “lớn lên cháu lái máy cày” với hình thức nào nữa không?
 (cô gợi ý: hát vỗ tay, hát kèm theo động tác minh họa, hát nhún nhảy)
- Cô cùng cả lớp thể hiện lại bài hát theo ý thích của mình.
* HĐ2: Nghe hát Đi cấy – Dân ca Thanh Hóa
Cô giới thiệu bài hát Đi cấy là một bài hát có giai điệu vui tươi mượt mà tình cảm và chúng mình cùng ngồi lắng nghe cô hát nhé.
- Lần 1 cô cho trẻ nghe và cảm nhận giai điệu của bài hát. Hỏi trẻ cảm nhận về giai điệu.
- Cho trẻ nghe ca sĩ hát Hỏi trẻ tên bài hát, tên làn điệu.
- Lần 3 cô hát và cùng trẻ vận động theo nhạc bài hát.
HĐ3: Vũ công tài ba
 Cách chơi: Cô có một bản nhạc với nhiều giai điệu và tiết tấu khác nhau, đẻ trở thành những vũ công tái ba thì các con hãy chú ý lắng nghe giai điệu và tiết tấu âm nhạc và thể hiện những động tác minh họa phù hợp. Khi nhạc nhanh các con sẽ vận động nhanh còn khi nào nhạc chậm thì chúng mình làm chậm các con rõ chưa.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
3. Kết thúc:
- Hỏi lại trẻ tên bài hát đã học, khen ngợi khích lệ trẻ.
- chào khách
- Trẻ hát cùng cô
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ về chỗ.
-Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời.
-Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời. 
- Trẻ lắng nghe.
-Trẻ lăng nghe và trả lời.
- Trẻ trả lời.
-Trẻ thực hiện.
- Trẻ chơi trò chơi.

File đính kèm:

  • docgiao an van hoc truyen 3 chu lon con.doc