Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Bé và các bạn - Tết trung thu - Hứa Thị Giang
* Trẻ biết tập các cử động của bàn tay, ngón tay và phối hợp tay, mắt:
- Trẻ biết phối hợp các cử động của bàn tay, ngón tay trong các hoạt động: Vui chơi, múa khéo, .
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Bé và các bạn - Tết trung thu - Hứa Thị Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ. Tên chủ đề: "BÉ VÀ CÁC BẠN – TẾT TRUNG THU" Thời gian thực hiện: 3 tuần. Từ ngày 25/08/2014 - 12/09/2014. LĨNH VỰC MỤC TIÊU NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT * Trẻ thực hiện động tác phát triển các nhóm cơ, hô hấp. - Trẻ thực hiện được các động tác trong bài tập thể dục: Hít thở, tay, lưng bụng, chân. * Trẻ thực hiện vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu: - Trẻ biết giữ được thăng bằng trong vận động đi trong đường ngoằn nghèo. - Trẻ biết phối hợp tay, chân bò bằng hai bàn tay và hai bàn chân. - Trẻ biết phối hợp chân, tay bò trong đường hẹp. * Trẻ biết tập các cử động của bàn tay, ngón tay và phối hợp tay, mắt: - Trẻ biết phối hợp các cử động của bàn tay, ngón tay trong các hoạt động: Vui chơi, múa khéo, ..... - Trẻ thực hiện được các vận động: + Trẻ xoay tròn cổ tay. - Trẻ biết phối hợp được củ động bàn tay, ngón tay trong 1 số hoạt động. * Trẻ có một số hiểu biết về giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe: - Trẻ ăn được các loại thức ăn khác nhau: Thịt, cá, trứng… - Trẻ có thể làm được một số công việc với sự giúp đỡ của cô: Lấy nước uống, đi vệ sinh, lau miệng, cất gối… - Biết tránh nước nóng, ổ điện, chậu nước, không leo chèo bàn ghế. * Tập động tác phát triển các nhóm cơ hô hấp: - Dạy trẻ tập các động tác phối hợp với nhạc, theo nhịp trống, tập với nơ, vòng, gậy thể dục. + Hô hấp: Tập hít vào thở ra. + Tay: Giơ cao, đưa ra phía trước, đưa sang ngang. + Lưng, bụng, lườn: Cúi về phía trước, nghiêng người sang 2 bên. + Chân: Ngồi xuống, đứng lên, co duỗi từng chân. * Hướng dẫn trẻ các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu: - Đi trong đường ngoằn ngoèo. - Bò bằng hai bàn tay và 2 bàn chân. - Bò trong đường hẹp * Tập các cử động của bàn tay, ngón tay và phối hợp tay, mắt: - Hướng dẫn trẻ chơi trò chơi phối hợp các cử động của bàn tay, ngón tay trong các hoạt động: Vui chơi, múa khéo, ..... - Thực hiện được các vận động: + Xoay tròn cổ tay. - Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay trong 1 số hoạt động. * Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe: - Làm quen với các loại thức ăn khác nhau. Thịt, cá, trứng…; - Tập luyện một số thói quen tốt: Đi vệ sinh đúng quy định, tập tự phục vụ, xúc cơm, uống nước, lau miệng sau khi ăn, cất gối. - Nhận biết một số vật dụng nguy hiểm: nước nóng, ổ điện, chậu nước... * Thể dục buổi sáng: - Quan sát và vận động theo nhịp bài “Ồ sao bé không lắc”. - Hô hấp: Hít vào, thở ra. + Tay: Giơ cao, đưa ra phía trước, đưa sang ngang. + Lưng, bụng, lườn: Cúi về phía trước, nghiêng người sang 2 bên. + Chân: Ngồi xuống, đứng lên, co duỗi từng chân. * Hoạt động học. + Vận động cơ bản: - Đi trong đường ngoằn ngoèo. - Bò bằng hai bàn tay và 2 bàn chân. - Bò trong đường hẹp. * Hoạt động học. * Hoạt động vui chơi. * Hoạt động chiều. * Trò chơi: Mèo và chim sẻ, Nu na nu nống, chim sẻ và ô tô. - Xoa tay, chạm các đầu ngón tay với nhau, múa khéo. nhón nhặt đồ vật, xếp các khối gỗ, cài, cởi cúc, buộc dây, lật mở. *Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe: - Hoạt động học. - Hoạt động vui chơi. - Hoạt động vệ sinh cá nhân. - Hoạt động học. * Trẻ có thể nhận biết: - Trẻ nói được tên của bản thân, cô giáo, các bạn trong lớp và những người gần gũi, biết được lớp học của bé khi được hỏi. * Trẻ nhận ra được một số hoạt động của trường mầm non. - Trẻ nhận biết đặc điểm về Tết trung thu. - Trẻ biết chỉ, nói tên, lấy đúng đồ chơi màu xanh, đỏ theo yêu cầu của cô. * Nhận biết: - Trẻ biết tên, tên cô giáo, và các bạn trong nhóm/ lớp.Biết đặc điểm nổi bật lớp học của bé. * Nhận biết một số hoạt động ở trường mầm non: Vui chơi, học tập, ăn, ngủ, ... - Trẻ biết một số đặc điểm nổi bật về trung thu: Đèn ông sao, bánh trung thu, ... - Biết chỉ, lấy đúng đồ chơi có màu sắc theo yêu cầu của cô. * Quan sát: - Cô và các bạn trong nhóm/ lớp, quan sát lớp học của bé. * Hoạt động học, hoạt động chiều. - Trường mầm non của bé. - Trò chuyện về trung thu. - Nhận biết màu xanh. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ * Trẻ nghe, hiểu lời nói: * Nghe: - Trẻ biết thực hiện nhiệm vụ gồm 2 - 3 hành động, trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của cô. - Trẻ hiểu được nội dung truyện ngắn, thơ đơn giản: Trả lời được các câu hỏi về tên chuyện, tên nhân vật, hành động của các nhân vật. * Nói: - Trẻ phát âm rõ tiếng - Trẻ có thể đọc được bài thơ, ca dao, đồng dao, kể được truyện ngắn với sự giúp đỡ của cô giáo. - Trẻ biết sử dụng lời nói chào hỏi; Bày tỏ nhu cầu của bản thân. - Trẻ nói to, đủ nghe, lễ phép. * Trẻ được làm quen với sách: - Trẻ biết lắng nghe khi người lớn đọc sách. - Trẻ biết giở sách, xem tranh và gọi tên các nhân vật, sự vật, hành động gần gũi trong tranh. * Nghe và thực hiện các yêu cầu bằng lời nói: - Nghe bài thơ, ca dao, hò, vè, câu đố, truyện ngắn, bài hát, băng đĩa nhạc. - Hiểu và trả lời được các câu hỏi của cô. * Nói: - Thể hiện nhu cầu mong muốn và hiểu biết bằng 1- 2 câu đơn giản và câu dài. - Đọc bài thơ, ca dao về chủ điểm. Kể lại truyện, - Sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép với người lớn, diễn đạt nhu cầu của bản thân bằng lời * Làm quen với sách: - Lắng nghe cô đọc sách. - Giở sách, xem và gọi tên các nhân vật, sự vật, hành động gần gũi trong tranh * Trò chuyện, giao nhiệm vụ cho trẻ: * Hoạt động học: * Hoạt động chiều: - Thơ: Bạn mới; Sao lấp lánh. - Ca dao: Nu na nu nống. - Truyện: Cháu chào ông ạ. - Đoán câu đố về cô và các bạn. - Hoạt động học. - Hoạt động chiều. - Hoạt động vui chơi. - Hoạt động học. - Hoạt động chiều. - Hoạt động vui chơi. * Làm quen với sách: - Hoạt động học. - Hoạt động chiều. - Hoạt động học, hoạt động góc. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM KỸ NĂNG XÃ HỘI VÀ THẨM MỸ * Trẻ biết thể hiện tình cảm kỹ năng xã hội: - Trẻ biết thể hiện một số hành vi đơn giản biết yêu quý cô giáo bạn bè trong lớp, biết chơi thân thiện với bạn, giữ môi trường sạch sẽ qua các trò chơi. * Trẻ thể hiện một số hiểu biết về âm nhạc và HĐVĐV: * Âm nhạc: - Trẻ biết hát, vỗ tay, sắc xô. Nhún nhảy đơn giản theo bài hát quen thuộc. - Trẻ chú ý lắng nghe, tỏ ra thích thú (hát vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư) theo nhạc bài hát. - Trẻ biết chơi các trò chơi âm nhạc và hứng thú khi chơi trò chơi. * HĐVĐV: - Trẻ thực hiện được một số kỹ năng xếp hình, di màu, xâu vòng để tạo ra sản phẩm. - Trẻ thích tô màu (cầm bút di màu), thích vẽ (vẽ nghệch ngoạc) xếp hình, xem tranh. * Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội: - Trẻ biết quan tâm đến bạn, chơi thân thiện với bạn, thực hiện một số hành vi đơn giản trong sinh hoạt ở nhóm lớp; xếp hàng chờ đến lươt, để đồ chơi đúng nơi qui định, một số hành vi tốt về vệ sinh lớp, vứt rác, lá cây vào thùng rác. * Âm nhạc: - Hát và vận động đơn giản theo nhạc một số bài hát quen thuộc trong chủ đề. - Nghe hát, nghe nhạc, các giai điệu khác nhau: Nghe âm thanh của các nhạc cụ. - Hướng dẫn trẻ chơi trò chơi âm nhạc. * HĐVĐV: - Dạy trẻ kỹ năng xếp hình, di màu, xâu vòng để tạo ra sản phẩm. - Thực hiện thao tác xếp hình,di màu...xem tranh. * Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội: - Quan sát tranh ảnh về chủ đề: “Bé và các bạn”. - Hoạt động chiều. - Hoạt động học. - Hoạt động góc: Chơi thao tác vai: Trò chơi bế em, nấu ăn. * Hoạt động học: * Hoạt động vui chơi: * Hoạt động chiều: - DH+VĐ: Nu na nu nống; Rước đèn; Búp bê. - Nghe hát: Trường chúng cháu là trường mầm non; Đêm trung thu; Đi nhà trẻ. - Trò chơi: Âm thanh của dụng cụ gì, Ai đoán giỏi, Nghe âm thanh to - nhỏ. * Hoạt động học: - Xếp lớp học của bé; Di màu ông sao; Xâu vòng xanh tặng bạn gái. - Hoạt động góc, hoạt động chiều: Tô màu lớp học... Ý KIẾN NHẬN XÉT ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC Thời gian thực hiện: 3 tuần (Từ ngày: 25/08 đến ngày 12/09/2014) Tuần Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 PTTC PTNT PTTCKNXH- TM PTNN PTTCKNXH- TM I (25/08 đến 29/08) - VĐCB: Đi trong đường ngoằn ngoèo - TC: Mèo và chim sẻ - NBTN: Trường mầm non của bé - HĐVĐV: Xếp lớp học của bé - Thơ: Bạn mới - Âm nhạc: + DH+VĐ: “Nu na nu nống”. + NH: “Trường chúng cháu là trường mầm non”. + TCÂN: “Âm thanh của dụng cụ gì?”. II (01/09 đến 05/09) - VĐCB: Bò bằng 2 bàn tay và 2 cẳng chân - TC: Nu na nu nống - NBTN: Trò chuyện về trung thu - HĐVĐV: Di màu ông sao - Thơ: Sao lấp lánh - Âm nhạc: + DH và VĐ: Rước đèn + NH: Đêm trung thu + TCÂN: Ai đoán giỏi III (08/09 đến 12/09) - VĐCB: Bò trong đường hẹp - TC: Chim sẻ và ô tô - NBTN: Nhận biết màu xanh - HĐVĐV: Xâu vòng xanh tặng bạn gái - Truyện: Cháu chào ông ạ - Âm nhạc: + DH và VĐ: Búp bê + NH: Đi nhà trẻ + TCÂN: Nghe âm thanh to - nhỏ KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN I (Thời gian thực hiện từ ngày: 25/08 - 29/08/2014). Chủ đề nhánh: "Trường mầm non của bé". Nội dung HĐ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ - Giáo viên đón trẻ vui vẻ, niềm nở, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân ngăn nắp. - Trao đổi với phụ huynh về sức khỏe và tình hình học tập của trẻ. Thể dục sáng * Tập bài thể dục: "Trường chúng cháu là trường mầm non". - Khởi động: Đi, chạy các kiểu. - Trọng động: + ĐT1: "Ai hỏi cháu…thật hay". Đưa hai tay đưa tay lên cao, đồng thời bước chân sang ngang, sau đó hạ tay xuống và rút chân về tư thế chuẩn bị. + ĐT2: "Cô là mẹ…mầm non". Đưa 2 tay ra phía trước, kết hợp nhún chân. + ĐT3: “Ai hỏi cháu….lớp sạch ghê”. Hai tay dang ngang, một tay chống hông, đồng thời tay còn lại nghiêng theo người, kết hợp kiễng chân, nghiêng người sang trái, phải. + ĐT4: “Khi về nhà…..trường mầm non”. Hai tay đưa lên cao, cúi người xuống tay chạm ngón chân, đững thẳng người, thả tay xuống. - Hồi tĩnh: Thả lỏng, hồi tĩnh. Trò chuyện - Trò chuyện với trẻ về chủ đề: - Cô cho trẻ làm quen với nhau giúp đỡ trẻ hỏi tên trường, tên các bạn trong lớp, nói tên cô giáo... Hoạt động học PTTC (VĐ) PTNT (NBTN) PTTCKN XH-TM (HĐVĐV) PTNN (Văn học) PTTCKN XH-TM ( Âm nhạc) - VĐCB: “Đi trong đường ngoằn ngoèo”. - TCVĐ: “Mèo và chim sẻ”. - Trường mầm non của bé. - Xếp lớp học của bé. - Thơ: "Bạn mới". - DH+VĐ: "Nu na nu nống". - Nghe hát: "Trường chúng cháu là trường mầm non". - TCÂN: “Nghe âm thanh của dụng cụ gì?” Hoạt động ngoài trời - HĐCCĐ: Quan sát: Sân trường. - Trò chơi: Tìm bạn. - Chơi tự do - HĐCCĐ: Quan sát: Trường mầm non. - Trò chơi : Bịt mắt bắt dê. - Chơi tự do. - HĐCCĐ: Quan sát lớp mầm non. - Trò chơi: Tìm bạn. - Chơi tự do. - HĐCCĐ: Quan sát: Đồ chơi ngoài trời. - Trò chơi: Mèo và chim sẻ. - Chơi tự do. - HĐCCĐ: Quan sát: Cây xanh trong sân trường. - Trò chơi: Mèo đuổi chuột. - Chơi tự do. Hoạt động góc Tên góc Chuẩn bị Thực hiện kỹ năng chính của trẻ Góc Phân vai: - Cô giáo. - Đồ dùng của cô giáo: Que chỉ, bảng cài, mũ chóp, xắc xô.... - Cô giới thiệu các góc chơi. - Trò chuyện với trẻ và đàm thoại với trẻ về các góc chơi, động viên trẻ thể hiện vai chơi và hành động của vai chơi cho phù hợp, cô giúp đỡ trẻ khi cần thiết, cô giáo phải yêu quý và niềm nở với trẻ. Góc xây dựng: - Xếp lớp học của bé. - Khối gỗ: Xanh, đỏ, vàng (hình tam giác, hình vuông). - Cô hướng dẫn trẻ cách xếp các khối gỗ, cho trẻ sử dụng các khối gỗ tạo thành những lớp học.. Góc học tập: - Quan sát tranh vẽ trường mầm non của bé. - Tranh vẽ trường mầm non, bút, sách, đồ dùng đồ chơi… - Trẻ tập giở tranh, sách nói được tên trường, lớp cùng cô… - Cô giúp trẻ thực hiện các kỹ năng cầm bút, sách và biết cất đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi quy định. Góc nghệ thuật: - Hát múa theo chủ đề: “Trường mầm non của bé”. - Máy tính, loa, phách tre, xắc xô, quạt... - Động viên trẻ tự tin phối hợp với nhau biểu diễn các bài hát về chủ đề. Hoạt động chiều * Vận động nhẹ sau khi ngủ dậy: Cô cho trẻ dậy cất gối, vận động nhẹ chơi trò chơi: "Nu na nu nống". - Chơi trò chơi: "Mèo và chim sẻ". - Nêu gương bé ngoan, cắm cờ. - Chơi tự do. - Vệ sinh, trả trẻ. - Trò chuyện với trẻ về trường mầm non của bé. - Nêu gương bé ngoan, cắm cờ. - Chơi tự do. - Vệ sinh, trả trẻ. - Cho trẻ làm quen bài thơ: “Bạn mới”. - Nêu gương bé ngoan, cắm cờ. - Chơi tự do. - Vệ sinh, trả trẻ. - Ôn bài thơ: "Bạn mới". - Làm quen bài hát: “Nu na nu nống” - Nêu gương bé ngoan, cắm cờ. - Chơi tự do. - Vệ sinh, trả trẻ. - Hát múa các bài hát trong chủ đề. - Nhận xét cuối tuần. - Nêu gương bé ngoan, cắm cờ. - Chơi tự do. - Vệ sinh, trả trẻ. Rèn nền nếp thói quen cho trẻ - Rèn cho trẻ 1 số thói quen: Biết chào hỏi cô giáo, bố mẹ những người gần gũi xung quanh. Biết giúp đỡ cô giáo một số việc nhỏ vừa sức: Cất đồ chơi vào đúng nơi quy định. Ý KIẾN NHẬN XÉT ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY (Tuần I: Từ ngày: 25/08 – 29/08/2014) Soạn ngày 23 tháng 08 năm 2014. Giảng thứ Hai, ngày 25 tháng 08 năm 2014. Phát triển thể chất: (Vận động) Đi trong đường ngoằn ngoèo. T/c: "Mèo và chim sẻ". I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết tên vận động. Biết cách phối hợp các bộ phận trên cơ thể để thực hiện tốt vận động. - Trẻ biết giữ thăng bằng cơ thể để đi một cách khéo léo trong đường ngoằn ngoèo, không giẫm vào vạch. - Trẻ biết cách chơi và hứng thú tham gia trò chơi "Mèo và chim sẻ". - Rèn kỹ năng vận động, kỹ năng nghe và làm theo hiệu lệnh cho trẻ. - Giáo dục trẻ hứng thú trong hoạt động, thường xuyên vận động để cơ thể phát triển đều khỏe mạnh. - 70% trẻ thực hiện được yêu cầu. II.Chuẩn bị: - Vạch chuẩn, giấy đề can dán đường ngoằn ngoèo. - Mũ mèo và mũ chim sẻ. - Xắc xô cho cô. - Trang phục cô và trẻ gọn gàng. III. Hướng dẫn hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động trò chuyện. - Cô và trẻ trò chuyện hướng về chủ đề: - Cô tóm tắt lại - giáo dục trẻ. 2. Hoạt động học. a. Khởi động. - Cho trẻ làm đoàn tàu, kết hợp các kiểu đi: Đi thường, đi nhanh, đi chậm, .... sau đó đi về đội hình 2 hàng ngang. b. Trọng động. * Bài tập phát triển chung: "Cùng đi đều". - Cô giới thiệu tên bài tập. - Cho trẻ tập cùng cô 2 lần. Cô chú ý bao quát, động viên trẻ tập. - Củng cố - giáo dục trẻ. * Vận động cơ bản: "Đi trong đường ngoằn ngoèo". - Cô giới vận động. - Cô tập mẫu lần 1: Không phân tích. - Cô tập mẫu lần 2: Phân tích. + TTCB: Cô đứng tự nhiên trước vạch chuẩn. + TH: Cô bước đi nhẹ nhàng, khéo léo qua các chỗ vòng và không chạm vào 2 bên đường. Sau đó đi nhẹ nhàng đứng về cuối hàng. - Cô mời trẻ khá tập mẫu, cô sửa cho trẻ. - Cô mời lần lượt trẻ lên tập (mỗi trẻ thực hiện 2 lần). - Cô cho tổ, cá nhân trẻ thi đua. - Cô chú ý quan sát và sửa sai cho trẻ kịp thời, động viên trẻ tập. - Cô nhận xét - củng cố - giáo dục trẻ. * Trò chơi vận động: "Mèo và chim sẻ". - Cô giới thiệu tên trò chơi và đồ dùng. - Cách chơi: Chim mẹ và chim con đi kiếm ăn gặp mèo đuổi, chim mẹ, chim con chạy nhanh về tổ. - Luật chơi: Chú chim nào bị mèo bắt sẽ phải nhảy lò cò 1 vòng quanh các bạn. - Cô cho trẻ chơi lần2 - 3 lần. - Cô bao quát trẻ chơi, khuyến khích trẻ chơi. - Củng cố - giáo dục trẻ. c. Hồi tĩnh: - Cô và trẻ đi nhẹ nhành quanh phòng học 1- 2 vòng rồi về góc chơi. - Trò chuyện cùng cô. - Chú ý lắng nghe. - Trẻ khởi động. - Lắng nghe. - Tập 2 lần. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Chú ý quan sát. - Lắng nghe, quan sát. - 2 trẻ thực hiện. - Trẻ thực hiện. - Tổ, cá nhân trẻ thi đua. - Chú ý lắng nghe. - Lắng nghe, quan sát. - Chú ý lắng nghe. - Trẻ cả lớp cùng chơi. - Lắng nghe. - Trẻ hồi tĩnh. Soạn ngày 24 tháng 08 năm 2014. Giảng thứ Ba, ngày 26 tháng 08 năm 2014. Phát triển nhận thức: (NBTN) Trường mầm non của bé. I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết được tên trường, tên lớp, địa chỉ của trường (lớp). Biết được một số hoạt động của trường, của các cô trong trường mầm non. - Biết gọi tên thầy hiệu trưởng, cô hiệu phó, tên của một số cô trong trường…. - Biết được công việc cụ thể của cô như cô hiệu trưởng là quản lí chung, cô giáo dạy học. - Giáo dục trẻ hứng thú trong hoạt động, biết yêu trường (lớp) yêu cô giáo, yêu bạn bè thích đến trường mầm non. Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi ở trường (lớp) mầm non. - 70% trẻ thực hiện được yêu cầu trên. II. Chuẩn bị: - Máy vi tính: Một số hình ảnh hoạt động của trường mầm non: Quang cảnh trường mầm non, vui chơi ngoài trời, cô giáo đang đón trẻ vào lớp, ..... - Một số bài hát, bài thơ về trường lớp mầm non. III. Hướng dẫn hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động trò chuyện: - Cô hát cho trẻ nghe bài: "Trường chúng cháu là trường mầm non". - Cô gợi hỏi trẻ vừa hát bài hát nói về gì? - Trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát trường mầm non? Gợi hỏi trẻ như con học trường nào? Trong trường con gồm có những ai?.... - Giáo dục trẻ biết yêu trường (lớp) yêu cô giáo, yêu bạn bè thích đến trường mầm non. Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi ở trường (lớp) mầm non. 2. Hoạt động học: - Cô cho trẻ xem một số hình ảnh của trường mầm non cô chuẩn bị và gợi hỏi trẻ: + Cô có hình ảnh gì đây? + Sân trường có những gì? + Có nhiều phòng học, nhiều cây xanh tạo bóng mát. - Cô chốt lại: Quang cảnh trường mầm non rất đẹp, có nhiều phòng học, nhiều đồ chơi ngoài trời: Xích đu, đu quay, cầu trượt, ngựa, ... - Cô gợi hỏi trẻ. + Trường con học có tên là gì? + Con học ở nhóm lớp nào? + Thầy hiệu trưởng trong trường có tên là gì? Cô nào làm hiệu phó? + Lớp con có cô giáo nào? + Con thấy ở ngoài sân trường có những gì? - Cô tóm ý và nói cho trẻ biết trường học có nhiều phòng học mỗi phòng có chức năng riêng có sân chơi có đồ chơi ngoài trời….. (vừa nói cô vừa chỉ vào hình ảnh) xong cô nói cho trẻ biết trong trường học còn có một số lớp lẻ như lớp học mà trẻ đang học và một số lớp khác cô kể cho trẻ nghe. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ, đi vệ sinh, vứt rác đúng nơi qui định. - Mở rộng: Cô cho trẻ xem một số hình ảnh về các hoạt động của trường như bác bảo vệ đang làm việc, các bác cấp dưỡng đang nấu ăn, tranh vẽ các bạn đang dạo chơi ngoài trời….(cô gợi hỏi trẻ và tóm tắt lại cho trẻ hiểu). - Hỏi trẻ tên bài? - Giáo dục trẻ yêu quý trường lớp, cô giáo, các bạn. 3. Kết thúc: - Cô nhận xét giờ học, tuyên dương trẻ. - Chuyển hoạt động (hướng trẻ về các góc). - Trẻ hát cùng cô. - Trò chuyện cùng cô. - Trẻ lắng nghe. - Quan sát, trả lời câu hỏi của cô. - Trẻ trả lời. - Lắng nghe. - 2 trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Lắng nghe. - Chú ý lắng nghe. - Trẻ quan sát và trò chuyện cùng cô. - 2 trẻ. - Chú ý lắng nghe. - Chú ý lắng nghe. - Chuyển hoạt động. Soạn ngày 25 tháng 08 năm 2014. Giảng thứ Tư, ngày 27 tháng 08
File đính kèm:
- 1.CHỦ ĐỀ BÉ VÀ CÁC BẠN.doc