Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Bé với những con vật đáng yêu - Phương Thị Quỳnh
1. Góc đóng vai theo chủ đề
+ Góc nấu ăn (Gian hàng ẩm thực): Thịt xiên nướng, ngô nướng, khoai
nướng, PhởLý quốc sư
+ Góc bán hàng (Đặc sản vùng miền): Bán bánh trưng, bánh dày giò, cơm
nam, xôi ngũsắc; Bán hoa ; Bán bưởi
+ Chụp ảnh
2. Góc tạo hình(Gian hàng triển lãm sản phẩm) – Góc trọng tâm: Nặn quả
quất, trang trí cành đào, cành mai
+ Ông đồ(in ấn các con giáp, viết chữ)
3. Góc học vận động (Khu vui chơi, giải trí): Nhảy sạp, vui chơi có
thưởng
PHÒNG GD - ĐT QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG GIÁO ÁN DẠY KIẾN TẬP Hoạt động góc Chủ đề : Bé với những con vật đáng yêu Người thực hiện: Phương Thị Quỳnh Lớp mẫu giáo bé C7 Năm học : 2011 – 2012 GIÁO ÁN DẠY KIẾN TẬP Hoạt động góc Chủ đề : Tết và mùa xuân Đối tượng: Trẻ mẫu giáo bé C7 Số lượng : Cả lớp Thời gian : 25 - 30 phút. Người soạn: Phương Thị Quỳnh Thời gian tổ chức: Ngày 19 tháng 01 năm 2015 I. Nội dung chơi ( Dự kiến góc chơi ) 1. Góc đóng vai theo chủ đề + Góc nấu ăn (Gian hàng ẩm thực): Thịt xiên nướng, ngô nướng, khoai nướng, Phở Lý quốc sư + Góc bán hàng (Đặc sản vùng miền): Bán bánh trưng, bánh dày giò, cơm nam, xôi ngũ sắc; Bán hoa ; Bán bưởi + Chụp ảnh 2. Góc tạo hình (Gian hàng triển lãm sản phẩm) – Góc trọng tâm: Nặn quả quất, trang trí cành đào, cành mai + Ông đồ (in ấn các con giáp, viết chữ) 3. Góc học vận động (Khu vui chơi, giải trí): Nhảy sạp, vui chơi có thưởng II. Mục đích – yêu cầu: 1. Kiến thức: - Nhằm thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ. + Góc đóng vai - Nấu ăn: Trẻ biết nướng các đồ nướng, biết cho phở vào bát gọn gàng và bày lên bàn, trẻ biết sử dụng đồ dùng đúng chức năng - Bán hàng: Trẻ biết bày các mặt hàng lên mặt bàn giá gọn gàng. Biết niềm nở với khách hàng. +Tạo hình: trẻ biết in các con giáp và trang trí cành đào, cành mai ngày tết + Góc vận động: Trẻ biết chơi các trò chơi trong góc - Cung cấp kiến thức cho trẻ về phong tục tập quán truyền thống của dân tộc, các nội dung liên quan đến chủ đề “Tết và mùa xuân” 2. Kỹ năng: - Phát triển khả năng tưởn tượng,khả năng ghi nhớ có chủ định qua hoạt động vui chơi. - Rèn cho trẻ kỹ năng chơi theo nhóm,biết nhận vai chơi - Dạy và kỹ năng giao tiếp trong khi chơi: Mời chào, cảm ơn, xin lỗi và hợp tác với bạn trong khi chơi. - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ - Củng cố cho trẻ một số kiến thức vận động (ném, bật nhảy); Tạo hình (xoay tròn, lăn dài, in) - Rèn cho trẻ có kỹ năng lấy cất đồ dùng đồ chơi đúng chỗ 2. Thái độ: - Trẻ hứng thú tich cực hoạt động góc - Trẻ biết chơi theo nhóm chơi đoàn kết với nhau - Không tranh giành quăng ném đồ chơi - Trẻ biết cất đồ chơi đúng nơi quy định III. Chuẩn bị: - Đồ dùng đồ chơi phù hợp nội dung chơi của các góc được sắp xếp gọn gàng hợp lý, dễ lấy và dễ cất. - Phông sân khấu “Lễ hội mùa xuân”; cổng các gian hàng - Bổ sung một số đồ dùng cho các góc: + Góc nấu ăn (Gian hàng ẩm thực): Các bát phở bằng xốp, thịt xiên nướng bằng xốp, một số khay nướng, lò nướng bằng bìa, ngô, khoai, + Góc bán hàng (Đặc sản vùng miền): Các loại bánh trưng, bánh dày giò, xôi ngũ sắc làm bằng xốp, cơm nam làm bằng ống tre nhét xốp làm cơm,.. + Bóng bay, xe đạp, gánh hoa + Góc Tạo hình (Gian hàng triển lãm sản phẩm): cành khô, tăm bông, giấy, bột nặn, màu nước + Góc vận động: bộ sạp bằng que nứa, vòng thể dục, bao cát, các con thú nhồi bông, III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Bước 1: Ổn định tổ chức: - Cho trẻ tham gia múa hát mừng xuân hòa cùng tiếng trống hội, điệu múa lân -> Dẫn dắt vào buổi chơi. 2.Bước 2: Nội dung chính: a. Thỏa thuận trước khi chơi - Trong “Lễ hội mùa xuân” ngày hôm nay có rất nhiều các gian hàng (Cô chỉ tay giới thiệu các gian hàng) - Tạo tình huống giới thiệu đồ chơi mới: + Đố các con cô có gì đây? +Theo các con những đồ dùng này sẽ chơi ở gian hàng nào nhỉ? + À các con sẽ chơi như thế nào? Cô gợi ý: Ở gian hàng này các con sẽ dùng bột nặn để lăn xoay tròn thành những quả quất xinh xắn và gắn lên cành, ngoài ra chúng mình có thể dùng ống hút thổi màu thành những cành đào, cành mai.Lát nữa bạn nào thích chơi ở gian hàng này thì chúng mình cùng về gian hàng đó nhé! -Và ngoài ra còn rất nhiều đồ chơi đầy thú vị và hấp dẫn ở các gian hàng khác đấy, ví dụ các con có thể thưởng thức các món ăn ngon ở gian hàng ẩm thực này hoặc các con muốn dành nhiều phần thưởng thì mời các con về khu vui chơi giải trí này. - Bây giờ chúng mình đã muốn chơi chưa nhỉ? Khi chơi chúng mình chơi như thế nào? Cô khái quát: Khi chơi các con phải chơi ngoan, không tranh dành đồ chơi và lấy cất đồ chơi gọn gàng nhé! Cô chúc các con có một buổi chơi vui vẻ và thú vị nhé! b. Quá trình chơi: - Tổ chức cho trẻ về các nhóm chơi, cô quan sát trẻ chơi để nắm bắt thông tin: + Mức độ hứng thú chơi của trẻ + Nội dung chơi của trẻ Trẻ hát, vận động bài “ - Trẻ trả lời - Trẻ cùng cô nhắc lại tên các góc chơi. Trẻ nêu ý tưởng và cùng cô thảo luận về các nhóm chơi, nội dung chơi mới Trẻ lắng nghe cô gợi ý về cách thiết lập mối quan hệ giữa các nhóm chơi Trẻ về các nhóm chơi trẻ thích, - Từ đó cô giải quyết những tình huống có thể xảy ra. Ví dụ: + Tình huống 1: Trẻ chơi ở một gian hàng quá đông -> Cô có thể mở rộng không gian chơi, bổ sung đồ dùng. Hoặc trò chuyện để hướng trẻ sang gian hàng khác (Cô xử lý các tình huống xảy ra nếu có) c.Nhận xét và kết thúc giờ chơi - Cô có thể nhận xét trong quá trình chơi, nhận xét từng góc chơi, khi cô quan sát thấy góc chơi đã đạt đến cao trào, hoặc nội dung chơi quá đơn điệu trẻ hết hứng thú chơi thì đến để nhận xét trước. - Bật nhạc cho trẻ thu dọn đồ chơi. - Sau đó tập hợp trẻ lại cho trẻ tự nhận xét - Cô nhận xét chung, khen động viên trẻ và gợi mở để lần sau trẻ chơi tốt hơn. 3.Bước 3: Kết thúc hoạt động Khuyến khích trẻ cùng nhau cất đồ dùng, đồ chơi nhanh, đúng chỗ. cùng các bạn trò chuyện, thảo luận, phân vai. Trẻ nhận xét đánh giá góc chơi, vai chơi của mình của bạn Trẻ cùng nhau cất đồ dùng, đồ chơi. Cầu Giấy, ngày 13 tháng 03 năm 2012 Người soạn Bạch Thị Hồng Hạnh
File đính kèm:
- Hoat dong goc.pdf