Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Các hiện tượng tự nhiên - Các hoạt động

* Câu hỏi tạo hứng thú:

 - Cho trẻ cùng xem 1 số hình ảnh về hiện tượng tự nhiên.

 - Thời gian cho trẻ tự do trao đổi với nhau về các hình ảnh này

 - Cô đặt câu hỏi với trẻ:

 + Các hình ảnh các con vừa xem nói về các hiện tượng gì?

 + Con làm như thế nào để con nhận biết đó là ban ngày hay là ban đêm vậy?

 + Ban ngày thì mọi người phải làm gì? Còn ban đêm?

 + Bạn có biết có bao nhiêu nguồn nước có trong môi trường sống?

 + Nước có ích lợi và sự ô nhiễm gì đối với đời sống con người, con vật và cây cỏ?

 + Bạn nào nói cho cô biết thời tiết mùa hè thì như thế nào, con có dự định là đi đâu chơi vào mùa hè không?

 

doc2 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 3413 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Các hiện tượng tự nhiên - Các hoạt động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CÁC HOẠT ĐỘNG
 CHỦ ĐỀ: HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
Từ ngày 06/02/2012 đến hết ngày 24/02/2012
I/ MỞ CHỦ ĐỀ
 * Câu hỏi tạo hứng thú:
 - Cho trẻ cùng xem 1 số hình ảnh về hiện tượng tự nhiên.
 - Thời gian cho trẻ tự do trao đổi với nhau về các hình ảnh này
 - Cô đặt câu hỏi với trẻ:
 + Các hình ảnh các con vừa xem nói về các hiện tượng gì?
 + Con làm như thế nào để con nhận biết đó là ban ngày hay là ban đêm vậy?
 + Ban ngày thì mọi người phải làm gì? Còn ban đêm?
 + Bạn có biết có bao nhiêu nguồn nước có trong môi trường sống?
 + Nước có ích lợi và sự ô nhiễm gì đối với đời sống con người, con vật và cây cỏ?
 + Bạn nào nói cho cô biết thời tiết mùa hè thì như thế nào, con có dự định là đi đâu chơi vào mùa hè không?
II/ KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ:
 - Trò chuyện và đàm thoại và đưa ra những câu hỏi mở đề khuyến khích trẻ nói về nước, sự ô nhiễm của nước, ngày và đêm, mùa hè trẻ biết và nghe những câu truyện, bài thơ, bài hát có liên quan đến hiện tượng tự nhiên. 
 - Cho trẻ tham gia trò chơi góc xây dựng: Xây công viên nước.
 - Trẻ biết khi chơi xong xếp đồ chơi vào góc và biết rửa tay bằng xà phòng.
 - Quan sát cây cảnh trong sân trường
 - Trò chuyện về các hiện tượng trong thiên nhiên như nắng, gió...
 - Trẻ thực hành chăm sóc cây cối như tưới nước, ngắt bỏ lá vàng, nhặt lá cây trên sân trường.
 - Trẻ tham gia vẽ, nặn, xé dán các nội dung có liên quan đến chủ đề
 - Trẻ sưu tầm những tranh ảnh trên các tờ báo làm Album cho chủ đề.
 - Cung cấp 1 số bài thơ, bài hát như “Ông mặt trời, trưa hè, cho tôi đi làm mưa với”…
 - Tổ chức cho trẻ tham gia biểu diễn văn nghệ, hoạt động âm nhạc.
 - Trẻ chơi theo từng góc mà trẻ đã chọn.
 - Cho trẻ vào góc khám phá đồ chơi, vẽ hồ nước, nặn ngôi sao, xé dán ông mặt trời.
III/ ĐÓNG CHỦ ĐỀ
(Chiều thứ sáu)
 * Chuẩn bị
 - Tập dẫn chương trình (Cô với 1 trẻ).
 - Tập thể dục đồng diễn bài “Đi đều bước”
 - Sưu tầm và tập đọc các câu đố
 + Tập đọc và biểu diễn bài thơ 
 + Chuẩn bị một số trò chơi dân gian 
 + Sắp xếp chỗ ngồi
IV/ Hoạt động chuẩn bị:
Xây dựng môi trường:
- Lựa chọn một số trò chơi dân gian
 - Thực hiện trang trí môi trường phù hợp chủ đề
 - Bổ sung một số bài tập mở góc học tập cho trẻ hoạt động 
 - Giao cho trẻ mang vào lớp một số nguyên vật liệu: vỏ hộp sữa, giấy báo, cây, lá khô… để giúp bé sáng tạo lúc học và lúc chơi.
 - Trao đổi PH cùng trẻ sưu tầm một số tranh ảnh về các loại thực phẩm, các đồ dùng đã qua sử dụng như: lịch tờ, tấm lịch cứng…
Vật liệu:
 - Sưu tầm một số băng video, bài hát, các trò chơi dân gian. 
 - Bổ sung một số loại hoa, các nguyên vật liệu mở, dụng cụ cát nước, thí nghiệm góc khám phá.
 - Các đồ dùng đồ chơi, dụng cụ học tập phục vụ cho các hoạt động phù hợp chủ đề
 - Sưu tầm thêm mẫu sản phẩm. 
 - Bổ sung đồ dùng đồ chơi tự tạo góc bán hàng, góc xây dựng.
CÔNG TÁC KHÁC
Công tác phối hợp phụ huynh:
- Giao nhiệm vụ cho trẻ về nhà cùng trò chuyện với ba mẹ trước để tìm hiểu nội dung sắp tìm hiểu trong chủ đề
 - Phối hợp với phụ huynh cho trẻ mang các vật liệu phế thải, qua sử dụng, vật liệu thiên nhiên vào lớp làm đồ chơi phục vụ các hoạt động.
 - Tiếp tục phối hợp PH rèn thói quen nề nếp, vệ sinh, cách sử dụng các dụng cụ học tập như: cầm viết, tô màu, cầm kéo cắt, tô đồ chữ số…
 - Tiếp tục tuyên truyền bệnh cảm sốt, sốt xuất huyết.
Tham gia dự giờ bạn đồng nghiệp
 - Dự giờ 2 lần/tháng
3. Tham gia sinh hoạt chuyên môn theo quy định
 + Họp chuyên môn: 2 tuần/lần
 + Họp tổ khối: 2 tuần/lần

File đính kèm:

  • docKHM -KP - ĐCĐ.doc
Giáo Án Liên Quan