Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Mẹ và những người thân yêu của bé

*Phát triển vận động

-Trẻ tập đi vững vàng và rèn luyện một số kỹ năng vận động: Chạy theo hướng thẳng,ném bóng vào đích.

- Luyện tập các cử động bàn tay,ngón tay.

- Luyện tập phối hợp các giác quan vận động theo hiệu lệnh:Đưa tay ra,giấu tay,giở sách,đóng sách.

-Trẻ thực hiện được một số thao tác vận động như:xâu vòng,xếp hình.

*giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe.

-Trẻ tập lau mặt,rửa tay.

- Tập đi dép,đi vệ sinh đúng nơi quy định,cởi quần áo khi bị ướt,bẩn.

- Tập nói với người lớn khi có nhu cầu ăn,ngủ,vệ sinh.

-Nhận biết nguy cơ không an toàn và tránh một số vật dụng,nơi nguy hiểm trong nhà trẻ: khi sử dụng dao, kéo.,ăn các loại quả có hạt.

 

doc66 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 7163 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Mẹ và những người thân yêu của bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ
TUẦN CHỦ ĐỀ LỚN: MẸ VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU CỦA BÉ
Thực hiện 4 tuần: (Từ ngày 29/9/ đến 24/10/ 2014)
Lĩnh vực
MỤC TIÊU
NỘI DUNG
	HOẠT ĐỘNG	
Phát triển thể chất
*Phát triển vận động
-Trẻ tập đi vững vàng và rèn luyện một số kỹ năng vận động: Chạy theo hướng thẳng,ném bóng vào đích.
- Luyện tập các cử động bàn tay,ngón tay.
- Luyện tập phối hợp các giác quan vận động theo hiệu lệnh:Đưa tay ra,giấu tay,giở sách,đóng sách.
-Trẻ thực hiện được một số thao tác vận động như:xâu vòng,xếp hình.
*giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe.
-Trẻ tập lau mặt,rửa tay.
- Tập đi dép,đi vệ sinh đúng nơi quy định,cởi quần áo khi bị ướt,bẩn.
- Tập nói với người lớn khi có nhu cầu ăn,ngủ,vệ sinh.
-Nhận biết nguy cơ không an toàn và tránh một số vật dụng,nơi nguy hiểm trong nhà trẻ: khi sử dụng dao, kéo...,ăn các loại quả có hạt...
* Phát triển vận động
- Bé biết nhà có những ai ?
- Ở nhà ai làm việc gì ?
- Bé yêu ai nhất ?.
- Gia đình của bé có các đồ dùng gì ?
- Đồ dùng được làm bằng gì?
*Phát triển vận động:
- Chạy theo hướng thẳng,bò qua vật cản.
- Ném bóng trúng đích
- Xoa tay,chạm các đầu ngón tay vơi nhau,rót,nhào,khuấy đảo,vò xé..
*giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe:
- Tập gọi cô khi có nhu cầu đi vệ sinh và đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Dạy trẻ ăn chín,uống sôi,rửa tay trước khi ăn,lau miệng sau khi ăn,uống nước.
- Dạy trẻ bỏ rác đúng nơi quy định,tránh xa các vât nguy hiểm như:bếp lò,bếp than,bàn là...
-Biết cách sử dụng một số đồ dùng trong gia đình như:tự cầm thìa xúc cơm,tự cầm cốc uống nước.
-Tự biết rửa mặt,rửa tay,biết cất đồ, dùng đồ chơi đúng nơi quy định
Phát triển tình cảm xã hội
* Nhận thức biết tập nói:
-Trẻ biết được tên và công việc của những người thân gần gũi trong gia đình.
-Trẻ thích khám phá thế giới xung quanh : Tháo,lắpvặn,mở...
-Trẻ biết tên gọi một số đồ dùng của gia đình và đồ dùng đồ chơi của bé.
-Trẻ nhận biết âm thanh to,nhỏ của các đồ vật,đồ chơi. một số đồ dùng quen thuộc trong gia đình
- Đồ dùng được làm gì ?
- Bé thích đồ chơi gia đình nào ?
- Đồ chơi gia đình có màu gì ?
- Biết cách giữ gìn vệ sinh các đồ chơi gia đình.
** Nhận thức biết tập nói:
- Xem ảnh,gọi tên những người thân trong gia đình.
*Trẻ nghe đọc thơ,kể chuyện về gia đình:Thơ "Yêu mẹ"; chuyện "Thỏ con không vâng lời mẹ".
-Cho trẻ xem thêm tranh ảnh.
- Nhận biết một số bộ phận trên cơ thể người qua tranh .
- Luyện tập các giác qua,phối hợp các giác quan.
- Xâu vòng tặng mẹ.
Phát triển ngôn ngữ
*Nhận thức biết tập nói:
- Xem ảnh,gọi tên những người thân trong gia đình.
*Trẻ nghe đọc thơ,kể chuyện về gia đình:Thơ "Yêu mẹ"; chuyện "Thỏ con không vâng lời mẹ".
-Cho trẻ xem thêm tranh ảnh.
- Nhận biết một số bộ phận trên cơ thể người qua tranh .
- Luyện tập các giác qua,phối hợp các giác quan.
- Xâu vòng tặng mẹ.
- Dạy cho trẻ biết hát,biết kể chuyện,đọc thơ.
-Biết nói lễ phép như:chào,vâng ạ,có ạ...
- Trẻ biết gọi tên : ông bà...
* Văn học:
- Trò chuyện về bản thân bé,về bố mẹ,những người trong gia đình bé và về các bạn trong lớp.
- Xem ảnh,gọi tên những người thân trong gia đình.
- Đọc thơ: Yêu mẹ,chào
- Kể chuyện theo tranh: Thỏ con không vâng lời mẹ
- Giúp trẻ làm quen với việc nghe và đọc chuyện,thơ.
- Cho trẻ xem thêm tranh ảnh về đồ dùng gia đình.
Phát triển thẩm mỹ
*Tạo hình – Âm nhạc
-Trẻ có khả năng nhận biết và biểu lộ cảm xúc của mình với những người thân xung quanh: Chào,dạ... thích hát và vận động đơn giản theo bài hát.
- Trẻ có khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm xúc của mình với các đồ chơi bé thích như:Ôm búp bê,cho búp bê ăn,cho búp bê ngủ...
- Trẻ biết vâng lời và làm theo người lớn:biết dạ,chào cô khi đến lớp...
- Trẻ tích cực chơi cùng cô và bạn trong các trò chơi tập thể.
- Trẻ thích di màu,chọn đồ chơi, đồ dùng,vật dụng...
-Biết làm theo một số yêu cầu của cô giáo.
- trẻ chơi trò chơi "Mẹ con".
- Hát và vận động các bài hát về chủ đề theo cô giáo.
- Chơi các khối gỗ : xếp hình.
*Tạo hình – Âm nhạc
- - Chơi thao tác vai: Mẹ con
- Xếp nhà,xếp hàng rào...
- Tô màu chân dung mẹ,chơi với đất nặn.
- Nghe hát và vận động theo nhạc các bài hát về chủ đề gia đình và mẹ:Mẹ yêu không nào,cả nhà thương nhau...
- Trò chơi dân gian: Kéo cưa lừa xẻ,chi chi chành chành,nu na nu nống...
- Trò chuyện về bố mẹ và những người thân trong gia đình bé.
- Trò chuyện về các đồ dùng trong gia đình,các đồ chơi gia đình có trong nhóm lớp.
. -Làm theo cô một số việc đơn giản như:lấy và cất đồ chơi ,đồ dùng đúng nơi quy định.
Kế hoạch tuần 5
Chủ đề nhánh 1: MẸ CỦA BÉ
Thực hiện từ: (Ngày 29/9/2014 đến 03/10/2014)
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
1. Đón trẻ, thể dục sáng
1. Đón trẻ: Cô đón trẻ, trao đổi với phụ huynh về một số biện pháp chăm sức khỏe cho trẻ, cho trẻ mặc ấm trước khi đến lớp
2. Thể dục sáng: Chú gà trống
* Khởi động: Hít sâu, thở ra từ từ, phát triển cô bắp
* Trọng động:
- Gà trống gáy: Hai tay khum lại để trước miệng
- Gà vỗ cánh: Đưa hai tay sang ngang cao bằng vai
- Gà mổ thóc: Hai tay gõ vào đầu gối,kết hợp nói: "Tốc!Tốc!Tốc"
- Gà bới đất: Giậm chân tại chỗ, kết hợp nói: "Gà bới đất"
- Hồi tĩnh: Trẻ đi nhẹ nhàng quanh lớp 1-2 vòng.
2. Trò chuyện đầu tuần
- Trò chuyện với trẻ về mẹ của bé: "Mẹ con tên là gì?
- Mẹ làm gì? Làm ở đâu? Ở nhà mẹ làm việc gì? Bé yêu mẹ không?
- Cho trẻ chơi với các khối gỗ có màu: Xanh, đỏ, vàng: Xếp nhà, xếp đường...
- Khi vào lớp các con phải ngồi ngoan ngoãn chú ý nghe cô giảng bài nhé?
3. Hoạt động học
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
PTTC
(thể dục)
PTNN
(văn học)
PTNT
(NBTN - MTXQ))
PTTM
(Tạo hình)
PTNT
(NBPB)
PTTM
(âm nhạc)
Bật xa
TC: Kéo co
Truyện: Hai anh em gà con
Trò chuyện về mẹ của bé.
Tô màu chân dung mẹ.
(Ý thích)
Chọn đồ chơi màu vàng
Bài dạy: Bé quét nhà.
- NH: Bàn tay mẹ.
- TC: Đoán tên bạn hát. 
4. Hoạt động ngoài trời
a. Có chủ đích: Quan sát cây, hoa trong vườn trường,màu của hoa, lá. Chơi với lá cây rụng (Xếp hình, chọn lá theo màu).
b. Chơi VĐ: Chi chi chành cành,Tập tầm vông
c. Chơi tự do: Chơi bập bênh
- Cho trẻ xem tranh về gia đình
- Hát các bài hát theo chủ đề.
- Trò chơi: Dung dăng dung dẻ
- Chơi tự do
- Quan sát cây, hoa trong vườn trường, màu của hoa, lá. Chơi với lá cây rụng (xếp hình, chọn lá theo màu).
b. Chơi VĐ: Chi chi chành cành,Tập tầm vông.
- Cho trẻ xem tranh về gia đình
- Hát các bài hát theo chủ đề.
- Trò chơi: Dung dăng dung dẻ
- Chơi tự do: Đu quay, cầu trượt
- Trò chuyện với trẻ về mẹ của bé và những người thân quen của bé
- Trò chơi: Bóng tròn to, chi chi chành chành.
- Chơi tự do: Xếp hình, xây nhà...
5. Hoạt động góc
Tên góc
Chuẩn bị
Kỹ năng chính của trẻ
* Góc phân vai
- Một số đồ dùng, đồ chơi cho trẻ chơi: Búp bê
- Biết thể hiện vai chơi: Ru bé ngủ
* Góc học tập
- Xem tranh, chuyện về chủ đề
- Rèn kỹ năng mở sách, đọc theo cô
* Góc xây dựng
- Các khối gỗ hình chữ nhật, khối vuông
- Trẻ biết dùng khối gỗ: Xây nhà, xếp đường đi
* Góc tạo hình
- Đất nặn, bút sáp, bút chì
- Trẻ biết dán tranh, tô chân dung của mẹ
6. Hoạt động chiều
* vận động nhẹ sau khi ngủ dạy
- TC: Dung dăng dung dẻ
- Làm quen với nội dung bài mới
- Rèn nền nếp vệ sinh cho trẻ
- Xem tranh về gia đình
- Làm quen với nội dung bài mới
- Cho trẻ múa hát theo chủ đề
- Làm quen với nội dung bài mới
- Sinh hoạt chuyên môn
Thứ hai ngày 29 tháng 9 năm 2014
Tiết 1. Phát triển thể chất: (thể dục)
BẬT XA
Trò chơi: Kéo co
I.Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức:
 	 - Trẻ nói được tên vận động: “Bật xa”.
 	- Dạy trẻ biết cách bật xa bằng hai chân chạm đất nhẹ nhàng bằng hai mũi bàn chân.
 2. Kỹ năng
 - Biết thực hiện động tác bật xa theo cô.
 - Thực hiện đúng động tác bật xa.
3. Giáo dục
	 - Trẻ biết kiên nhẫn chờ đợi, biết vâng lời và làm theo sự hướng dẫn của cô.
 - Trẻ tích cực, tự giác tham gia các bài tập và trò chơi.
 - Trẻ biết phối hợp và nhường nhịn nhau trong khi chơi.
 - Trẻ năng tập luyện tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh, giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ gọn gàng..
II. Chuẩn bị
 * Chuẩn bị đồ dùng phương tiện dạy học:
 + Đồ dùng của cô: 
 - Quần áo gọn gàng, sân tập bằng phẳng, thoáng mát, 2 vạch xuất phát.
 	+ Đồ dùng của trẻ : 
 - Trang phục gọn gàng.
	- Tâm thế sẵn sàng tham gia hoạt động.
- Nội dung tích hợp (âm nhạc): Bài “Bé quét nhà”. 
III. Cách tiến hành:
Nội dung học
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Trò chuyện
- Cô cho trẻ hát và vận động bài hát “Bé quét nhà”
- Cô và các con vừa hát và vận động bài hát gì?
- Trong nội dung bài hát nói về cái gì ?
- Trong gia đình chúng ta có những ai ?
- Vậy hôm nay ai đưa các con đến lớp?
- Cô cho trẻ đi thành vòng tròn. Cô đi trước, trẻ theo sau, vừa đi vừa hát bài “đoàn tàu tí hon”. Cô cho trẻ đi theo vòng tròn đã vẽ sẵn, dần dần, cô tách khỏi vòng tròn và ra đứng ở giữa
- Trẻ hát vận động theo cô
- Bé quét nhà.
- Em bé đang quét nhà.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện theo cô
2. Khởi động
- Đi, chạy nhẹ nhàng.
- Trẻ vừa đi vừa làm theo hiệu lệnh của cô
+ Cho trẻ đi bằng mủi bàn chân 2m. Cô hô: “ tàu lên dốc”
+ Cho trẻ đi thường 5m.
 Cô hô: “ tàu đi bình thường”
+ Cho trẻ đi bằng gót chân 2m.
 Cô hô: “ tàu xuống dốc” 
+ Cho trẻ đi thường 5m.
 Cô cho trẻ đi như vậy 2 lần .
+ Cho trẻ chạy nhanh.
 Cô hô: “ tàu chạy nhanh ”
+ Cho trẻ chạy chậm. 
 Cô hô: “tàu chạy chậm”.
Cho trẻ thực hiện 2 lần.
- Đường đến bến xe rất xa và vất vả, chúng ta cùng tập thể dục để cơ thể luôn khỏe mạnh.
- Cho trẻ xếp thành 2 hàng ngang:
Cô hô “ về hàng ngang tập hợp” và đưa 1 tay ra ngang. 
- Cả lớp tập cùng cô
- Trẻ đi bằng mũi bàn chân.
- Trẻ đi thường
- Trẻ đi bằng gót chân
- Trẻ đi thường
- Trẻ chạy nhanh
- Trẻ đi chậm
- Trẻ thực hiện 2 lần
- Trẻ tập
- Trẻ xếp thành 2 hàng ngang
- Trẻ xếp hàng ngang để tập.
3. Trọng động
Tập bài thể dục phát triển chung.
* Động tác 1: Động tác hô hấp
+ Nhịp 1: Hít vào sâu
+ Nhịp 2: Thở ra.
+ Nhịp 3: Như nhịp 1
+ Nhịp 4: Như nhịp 2
 - Thực hiện 2 lần 4 nhịp
* Động tác 2: Động tác tay
+ Nhịp 1: Đưa hai tay lên cao.
+ Nhịp 2:Hạ tay xuống.
+ Nhịp 3: Như nhịp 1
+ Nhịp 4: Như nhịp 2.
- Thực hiện 2 lần 4 nhịp
* Động tác 3: Động tác bụng
+ Nhịp 1: Hai tay chống hông, nghiêng sang bên phải
+ Nhịp 2: Về tư thế chuẩn bị.
+ Nhịp 3: Như nhịp 1, nghiêng người sang trái
+ Nhịp 4: Như nhịp 2
- Thực hiện 2 lần 4 nhip
* Động tác 4: Động tác bật – nhảy.
+ Nhịp 1: Hai tay chông hông, bật tách chân sang 2 bên, chân rộng bằng vai.
+ Nhịp 2: Về tư thế chuẩn bị.
+ Nhịp 3: Như nhịp 1
+ Nhịp 4: Như nhịp 2
- Thực hiện 3 lần 4 nhịp 
- Nhắc nhở trẻ tập đúng động tác
- Muốn cơ thể thật khỏe mạnh các con hãy cùng cô tập thể dục nhé.
- Trẻ làm động tác hô hấp
- Trẻ tập
- Trẻ tập
- Trẻ tập động tác tay
- Trẻ tập
- Trẻ tập
- Trẻ tập 
- Trẻ tập động tác bụng
- Trẻ tập theo cô
- Trẻ tập theo cô
- Trẻ tập
- Trẻ tập động tác bật nhảy
- Trẻ tập 
- Trẻ tập 
- Trẻ thực hiện 
- Trẻ nghe và làm theo
- Trẻ làm theo cô
- Trẻ nghe
4. Vận động cơ bản
- Bây giờ, cô sẽ tập cho các con bài tập“ Bật xa”. Muốn làm đúng động tác, các con hãy chú ý xem cô làm mẫu!
- Cô tập mẫu lần 1: Không phân tích động tác
- Cô tập mãu lần 2: Phân tích động tác
- Tư thế chuẩn bị: Đứng tự nhiên trước vạch hai tay đưa ra phía trước lăng nhẹ xuống dưới ra sau để lấy đà, đồng thời gối hơi khuỵu thân người ngả trước để chuẩn bị nhún bật nhún chân đạp đất bằng nửa bàn chân trên về phía trước, tay đưa trước chân chạm đất nhẹ nhàng bằng đầu mũi bàn chân, gối hơi khuỵu.
- Cô gọi 2 trẻ khá lên thực hiện.
- Cô quan sát trẻ thực hiện, nhắc nhở, sửa sai cho trẻ.
- Cô cho trẻ tự tập luyện, lần lượt từng trẻ thực hiện 2 – 3 lần.
- Cô cho 2 tổ thi đua
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ quan sát, lắng nghe.
- 2 trẻ lên tập.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thi đua
5. Trò chơi.
- Bây giờ cô sẽ thưởng cho các con 1 trò chơi “Kéo co” 
- Cô nói cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi.
- Cho trẻ chơi trò chơi. 
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi
6. Củng cố giáo dục
- Cô và các con vừa tập bài thể dục gì?
- Hàng ngày các con ở nhà phải thường xuyên luyện tập thể dục để có cơ thể khẻo mạnh các con nhớ chưa nào.
- Trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng để vào lớp.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng để vào lớp.
Tiết 2: Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: (Văn học):
Truyện: HAI ANH EM GÀ CON
I. Mục đích - yêu cầu:
 1. Kiến thức: 
 - Trẻ hiểu nội dung câu truyện, nhớ tên truyện, tên tác giả. Trả lời được câu hỏi cô đưa ra, biết kể truyện theo cô qua tranh minh họa. 
 2. Kỹ năng:
 - Rèn cho trẻ kỹ năng kể truyện diễn cảm, trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc, nói đủ câu, đủ từ. Phát triển tư duy,ngôn ngữ, trí tuệ và khả năng ghi nhớ có chủ định.
 3. Giáo dục:	
 - Trẻ hứng thú nghe cô kể truyện, có ý thức trong giờ học.
 - Giáo dục trẻ biết yêu thương, nhường nhịn, giúp đỡ những người tthân trong gia đình. Đoàn kết, chia sẻ với bạn bè, tôn trọng những người anh em họ hàng.
II: Chuẩn bị:
 * Chuẩn bị đồ dùng phương tiện dạy học:
 + Tranh minh họa nội dung câu truyện: “Hai anh em gà con”, một số hệ thống câu hỏi đàm thoại
 - Nội dung tích hợp bài hát: “Cả nhà thương nhau”.
III. Cách tiến hành.
Nội dung học
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Trò chuyện
* Cho trẻ hát bài: Cả nhà thương nhau.
- Bài hát nói lên điều gì?
- Đúng rồi, bài hát nói về tình cảm gia đình đấy.
- Các con ạ, ai cũng có một gia đình, gia đình thì có gia đình họ hàng bên nôi, họ hàng bên ngoại.
- Cho trẻ kể về họ hàng bên nội, ngoại của trẻ.
- Giáo dục trẻ trân trọng, yêu quý những người trong gia đình mình và biết cách xưng hô với mọi người trong gia đình, họ hàng của mình.
- Trẻ hát.
- Tình cảm gia đình
- Nghe cô nói
- Trẻ kể.
- Nghe cô giáo dục
2. Kể chuyện
+ Giới thiệu tên truyện: Hai anh em gà con. Do: Lê Thực Hải sưu tầm.
+ Cô kể câu truyện một lần diễn cảm.
- Cô vừa kể câu truyện gì? Câu truyện do ai sưu tầm?
- Cô đưa tranh hỏi trẻ tranh vẽ gì?	
- Đúng rồi, tranh vẽ minh họa nội dung câu truyện: Hai anh em gà con đấy, bên trên có tên câu truyện được viết bằng chữ to. Cô cho trẻ đọc tên truyện.
- Cho trẻ quan sát, đàm thoại qua từng bức tranh nội dung truyện.
+ Cô kể câu truyện lần hai qua tranh.
- Câu truyện nói về hai chú gà con tuy là anh em một nhà nhưng tính tình khác nhau. Gà anh thì rất quý bạn bè, có gì ăn cũng biết nhường cho bạn ăn cùng. Còn gà em thì ích kỷ, tham lam và hay khoe khoang nữa. Qua câu chuyện muốn nhắc nhở chúng ta sống trong gia đình hay đối với bạn bè thì phải biết chia sẻ, nhường nhau và không nên có tính khoe khoang như gà em.
+ Câu hỏi đàm thoại.
- Tên câu truyện là gì? Do ai sưu tầm?
- Câu truyện gồm có những ai?
- Hai chú gà con tìm được cái gì? Sau đó ai suất hiện?
- Khi thấy vịt con xuất hiện gà anh đã nói gì? Gà anh mời vịt con như thế nào?
- Sau khi các bạn ăn thóc xong, vịt con nói gì với hai chú gà?
- Gà mẹ nói với hai chú gà con điều gì?
+ Cô thấy các con trả lời rất đúng. Qua câu chuyện này, các con phải biết chia sẻ, nhường nhịn và không nên khoe khoang.
- Cho cả lớp tập kể truyện theo cô.
- Cho cá nhân trẻ tập kể theo tranh minh họa.
- Cô nhận xét khen trẻ.
- Trẻ lắng nghe
- Nghe cô kể truyện
- Hai anh em gà con.
- Quan sát tranh, đàm thoại.
- Trẻ đọc tên truyện.	
- Quan sát, nghe cô kể.
- Nghe cô giảng nội dung.
- Hai anh em gà con, do Lê Thực Hải.
- Gà mẹ, gà anh, gà em.
- Tìm được nhành thóc
- Mời vịt con ăn thóc
- Cảm ơn hai chú gà
- Khen hai chú gà con.
- Nghe cô dặn dò
- Trẻ tập kể truyện theo cô
- Trẻ tập kể truyện
3. Củng cố, giáo dục
+ Củng cố: Cho trẻ nhắc lại tên truyện.
- Giáo dục trẻ yêu thương, kính trọng, nghe lời mọi người trong gia đình và giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
- Hai anh em gà con
- Nghe cô giáo dục, dặn dò.
Thứ ba ngày 30 tháng 9 năm 2014 
Phát triển nhận thức (Nhận biết tập nói) 
TRÒ CHUYỆN VỀ MẸ CỦA BÉ
I. Mục đích- yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Phát triển thị giác cho trẻ và cho trẻ xem tranh ảnh về mẹ của bé
- Trẻ biết mẹ là người chăm sóc, yêu thương trẻ.
 	 2. Kỹ năng:
 	 - Phát triển trí nhớ rèn ngôn ngữ
 	 - Trẻ có kỹ năng quan sát.
 	 3. Giáo dục:
 	 - Trẻ ngoan ngoãn nghe lời cô và có hứng thú học tập.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Đồ dùng phương tiện dạy học tranh vẽ mẹ của bé :
2. Đồ dùng của trẻ:
+ Chiếu ngồi cho trẻ
+ Nội dung tích hợp (âm nhạc) Cả nhà thương nhau.
III. Cách tiến hành:
Nội dung học
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Trò chuyện
Cô cùng trẻ hát bài "Cả nhà thương nhau" và trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát, hướng trẻ vào bài học
- Trẻ hát cung cô và nghe cô trò chuyện
2. Hoạt động học
- Cô cho trẻ quan sát tranh "Mẹ của bé" lên cho trẻ ngồi xung quanh xem và trò chuyện về mẹ của bé.
* Cô đàm thoại với trẻ qua tranh:
- Cô giới thiệu tranh đây là bức tranh vẽ về mẹ của bé đấy ! và tả về mẹ
- Cho từng trẻ chỉ ra từng bộ phận của người mẹ
- Cô lần lượt gọi từng trẻ lên chỉ và đọc cho cô và cả lớp cùng nghe.
* Cô nhận xét chung: Cô vừa cho lớp mình kể một số đặc điểm về mẹ rồi đấy !. Mẹ là người đã nuôi nấng yêu thương và đùm bọc tre trở cho chúng mình vì vậy các con phải biết yêu thương quý trọng mẹ, ngoan ngoãn nghe lời mẹ không được cãi lời mẹ, biết giúp mẹ những công việc nhỏ vừa sức mình như vậy mới là con ngoan của mẹ.
- Trẻ quan sát tranh
- Trẻ nghe cô
- Trẻ quan sát
- Trẻ kể một số đặc điểm của mẹ
- Trẻ đọc 
- Trẻ lắng nghe
4. củng cố, giáo dục
- Cô hỏi lại trẻ tên bài.
- Cô giáo dục trẻ
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe
Thứ tư ngày 01 tháng 10 năm 2014
Phát triển thẩm mĩ (tạo hình)
TÔ MÀU CHÂN DUNG MẸ.
(Ý thích)
I. Mục đích- yêu cầu.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết ngồi ngay ngắn và biết cách cầm bút.
- Trẻ biết tô màu chân dung mẹ.
2. Kỹ năng:
- Củng cố kỹ năng tô cho trẻ.
- Phát triển được sự khéo léo cho trẻ.
- Trẻ biết phối hợp màu cho chân dung mẹ thêm sinh động
3. Giáo dục:
- Trẻ ngồi ngoan,có hứng thú học tập.
II. Chuẩn bị.
* Đồ dùng phương tiện dạy học:
+ Đồ dùng của cô: Bức tranh vẽ chân dung mẹ đã tô màu.
+ Đồ dùng của trẻ: Tranh vẽ (khổ A4) chưa tô màu cho mỗi trẻ 1 tranh. Bút màu cho cô và trẻ.
+ Nội dung tích hợp (âm nhạc) “Cô và mẹ”
III. Cách tiến hành
Hoạt động học
Hoạt động của cô
Hoạt của trẻ
1. Trò chuyện
- Cô và trẻ hát bài "Cô và mẹ" và trò chuyện về nội dung bài học.
- À chúng mình đã được hát và nghe cô trò chuyện rồi. Hôm nay cô còn có một bức tranh vẽ chân dung mẹ rất đẹp đấy nhưng chưa có thời gian tô màu cho bức tranh đó. Vậy bây giờ cô nhờ cả lớp mình tô hộ cô những bức tranh này thật đẹp nhé cả lớp có đồng ý không nào?
- Trẻ hát cùng cô và nghe cô trò chuyện
- Trẻ nghe
2. Hoạt động học tập
+ Giới thiệu: Tô màu chân dung của mẹ
- Cô treo bức tranh mẫu lên và cho trẻ quan sát tô như mẫu của cô và hướng dẫn kĩ năng và màu sắc cho trẻ.
+ Cô cho trẻ tô theo mẫu: Khi tô cô dạy trẻ cách cầm bút, không tô trườm ra ngoài, tô từ trái sang phải.
- Trưng bày: Cô nhận xét bài của trẻ.
+ Cô gọi trẻ lên nhận xét bài của mình và hỏi trẻ thích bài của bạn nào?Vì sao lại thích bài của bạn?.Cô tuyên dương và khen ngợi trẻ.
- Trẻ quan sát
- Trẻ quan sát.
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trưng bày sản phẩm
- Trẻ nhận xét bài của bạn
4. Củng cố, giáo dục
- Hôm nay cô đã cho lớp mình tô về cái gì ? 
À đúng rồi !Nhưng một số bạn tô chưa được đẹp lắm về nhà chúng mình tập tô cho đẹp hơn nhé.
* Giáo dục: Ở nhà thì các con có ông, bà, bố, mẹ chăm sóc yêu thương vig thế các con phải yêu quý ông, bà, bố, mẹ của mình các con nhớ chưa nào.
- Cô dặn dò nhắc trẻ giữ vệ sinh.Trẻ về hoạt động góc
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
-Trẻ về các góc
Thứ năm ngày 02 tháng 10 năm 2014
Phát triển nhận thức (NBPB)
CHỌN ĐỒ CHƠI MÀU VÀNG
I. Mục đích – yêu cầu
	1. Kiến thức: 
- Trẻ nhận biết phân biệt được màu vàng
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết chọn đúng đồ chơi màu vàng
3. Giáo dục:
- Trẻ hứng thú và có ý thức trong giờ học.
II. Chuẩn bị .
* Đồ dùng của cô.
- Đồ chơi có màu xanh, rổ đựng.
* Đồ dùng của trẻ.
- Đồ chơi có màu xanh, vàng, đỏ
- Nội dung tích hợp (âm nhạc) bài “Tạm biệt búp bê”
III. Cách tiến hành
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Trò 

File đính kèm:

  • docgiao an van hoc(1).doc
Giáo Án Liên Quan