Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Ngành nghề (Tháng 11)

* Vận động:

 - Tiếp tục dạy trẻ thực hiện 1số vận động cơ bản 1 cách nhịp nhàng đúng tư thế.

 - Rèn luyện và phát triển 1 số cơ lớn thông qua các bài tập vận động và trò chơi trong chủ đề: Bò, ném, chuyền bóng

 - Phát triển các giác quan thông qua việc quan sát các phương tiện giao thông.

 * Vận động tinh:

 - Tiếp tục phát triển sự linh hoạt của đôi bàn tay,bàn chân và cách nhịp nhàng của đôi mắt qua các hoạt động khác nhau: tô màu, cầm nắm , ghép tranh , gắn gở xé giấy vụn , .

 * Dinh dưỡng và sức khỏe:

 - Trẻ có khả năng nêu tên được 4 nhóm thực phẩm

 - Biết ăn các loại trái cây, rau củ, thức ăn để chóng lớn, khỏe mạnh

 - Có nề nếp hành vi thói quen trong ăn uống

 

doc69 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 10228 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Ngành nghề (Tháng 11), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH 
CHỦ ĐỀ : NGÀNH NGHỀ
Số tuần : 4 tuần (Từ 05.11.2012 đến 30.11.2012 ) 
I/ MỤC TIÊU:
1.PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:
* Vận động:
 - Tiếp tục dạy trẻ thực hiện 1số vận động cơ bản 1 cách nhịp nhàng đúng tư thế.
 - Rèn luyện và phát triển 1 số cơ lớn thông qua các bài tập vận động và trò chơi trong chủ đề: Bò, ném, chuyền bóng …
 - Phát triển các giác quan thông qua việc quan sát các phương tiện giao thông. 
 * Vận động tinh:
 - Tiếp tục phát triển sự linh hoạt của đôi bàn tay,bàn chân và cách nhịp nhàng của đôi mắt qua các hoạt động khác nhau: tô màu, cầm nắm , ghép tranh , gắn gở xé giấy vụn , ….
 * Dinh dưỡng và sức khỏe:
 - Trẻ có khả năng nêu tên được 4 nhóm thực phẩm…
 - Biết ăn các loại trái cây, rau củ, thức ăn để chóng lớn, khỏe mạnh …
 - Có nề nếp hành vi thói quen trong ăn uống … 
2. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
 a/ Khám phá khoa học:
- Trẻ có khả năng biết tên gọi một số ngành nghề gần gũi xung quanh 
- Trẻ có khả năng quan sát, so sánh , phân nhóm dụng cụ của ngành nghề …, sử dụng ngôn ngữ để mô tả. Có khả năng biểu đạt bằng lời nói 
- Có một số hiểu biết về ngành y , nghành xây dựng , tài xế , nghề may 
b/ LQ với Toán:
- Trẻ có khả năng nhận biết trên dưới của bản thân 
- Có khả năng ghép được 2-3 chi tiết hình về dụng cụ của ngành nghề 
3. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:
- Trẻ có khả năng sử dụng từ chỉ tên gọi , 1 số đặc điểm nổi bật của ngành y , xây dựng , nghề may….
- Có khả năng sử dụng 1 số từ để mô tả về ngành y , nghề may , xây dựng ….
- Trẻ có thể diễn tả và mạnh dạn trao đổi cùng cô giáo và bạn bè những gì cháu biết về ngành nghề cháu biết . Có khả năng hiểu các từ mới : Nghề y , nghề may như thế nào?, …
4. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM – KỸ NĂNG XÃ HỘI: 
- Trẻ có khả năng thể hiện thái độ yêu quý, kính trọng những người tạo ra sản phẩm , chăm sóc con người. 
 - Trẻ có khả năng thể hiện ý thức thực hiện 1 số qui định vệ sinh nơi công cộng: bỏ rác đúng nơi, giữ gìn nước sạch, tiết kiệm điện – nước, bảo vệ sản phẩm tạo ra ,… 
 - Có khả năng biết quan tâm đến ngành nghề ở địa phương … 
5. PHÁT TRIỂN THẨM MỸ:
 - Trẻ có khả năng tạo ra các sản phẩm đẹp về ngành nghề bé thích ( tô màu,dán, xé dán …)
 - Trẻ có thể tham gia hát múa, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề ngành nghề 1 cách hứng thú và tích cực 
- Hình thành và phát triển khả năng cảm nhận cái đẹp .Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật.
II/ NỘI DUNG:
1.PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:
* Vận động :
- Tập bài tập số 5.
- Tiếp tục thực hiện Vận động : Đi kiểng chân, gót chân, đi chạy theo tốc độ chậm , nhanh … rèn tính nhanh nhẹn và chủ động khi thực hiện.
- Ném trúng đích thẳng đứng – chạy 12m
- Ném trúng đích ngang xa 1,5m
- Bật liên tục qua ô
- Chuyền bắt bóng 2 bên 
 * Vận động tinh: 
- Tô màu dụng cụ , tô màu trang phục , trang trí trang phục may …. 
- Tiếp tục thực hiện gập đan các ngón tay vào nhau, quay cổ tay…( TDS)
- Xếp chồng 3-4 khối gỗ, xếp cạnh thành hàng rào , xây bệnh viện , xây nhà máy … …, ghép hình nhà , dụng cụ ….
 * Dinh dưỡng và sức khỏe
- Rèn trẻ nhận biết và chọn lô tô dụng cụ nghề y , nghề may ,nghề nông khi nhìn trong tranh, phân chia 4 nhóm thực phẩm qua bài tập góc. 
- Rèn cháu gọi tên chất Dinh dưỡng ( Chất đạm, chất béo… trong cá ,trứng, thịt, rau, củ) hàng ngày vào các bữa ăn, kể được vài món ăn trẻ biết, tên các loại rau ,củ, trái cây ,bánh mà trẻ biết… 
- Luôn có ý thức văn minh mời bạn và cô cùng ăn, ăn xong biết dọn chén , ghế và lau miệng, rửa tay, đánh răng…. 
2. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
* Khám phá khoa học- khám phá xã hội : 
- Quan sát khám phá về 1 số ngành nghề xung quanh: nghề y, nghề may, nghề xây dựng ….
- Tên gọi,đặc điểm nổi bật của 1 số ngành …. 
- So Sánh 2 dụng cụ của các nghề : y, may , xây dựng …
- Phân loại dụng cụ 
- Nhận biết lợi ích của 1 số nghề đối với con người và xã hội 
- Biết bảo vệ , yêu quí sản phẩm của cô , chú công nhân làm ra 
 * Làm quen với toán: 
- Nhận biết gộp hai nhóm đối tượng
- Ghép đôi
3. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:
- Nghe: Nghe, hiểu lời nói và làm theo nhu cầu đơn giản của cô
- Dạy trẻ nghe hiểu nội dung chuyện kể, chuyện đọc, các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao( Truyện : Gà trống choai và hai hạt đậu , Thơ : Làm nghề như bố , Thơ: các cô thợ … 
- Nói: Trả lờivà đặt 1số câu hòi đơn giàn: Ai đã tạo ra sản phẩm này ? dụng cụ của Bác sĩ gồm có gì ?....
- Kể lại 1 hoạt động đơn giản diển ra về hình ảnh về bác sĩ , cô chú thợ may, bác nông dân … diển ra xung quanh với những tình huống gần gũi 
- Biết sử dụng các từ chỉ lễ phép:chào, dạ, thưa , hỏi đúng nơi , đúng chổ, mạnh dạng tự tin 
- Tiếp tục rèn kĩ năng lật sách và xem sách về hình ảnh các dụng cụ 1 số nghề trong sách và trò chuyện đàm thoại cùng bạn khi xem. 
4. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KĨ NĂNG XÃ HỘI:
- Trò chuyện, điểm danh hàng ngày. Tham gia vào hoạt động, trả lời câu hỏi
- Thực hiện công việc đơn giản được giao ( chia giấy, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi đúng qui định )
- Biết chào hỏi lễ phép, cám ơn, xin lỗi, chú ý nghe cô, bạn nói, biết chờ đến lượt, quan tâm, chia sẽ , hành vi văn minh: Không bỏ thức ăn, không vức rác bừa bãi… Cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định, giờ ngủ không làm ồn.
5. PHÁT TRIỂN THẨM MỸ:
 * Phát triển tình cảm :
 - Nhận biết được một số nghề gần gũi ( nghề y ,nghề sản xuất , nghề nông …)
 - Quan tâm đến việc bảo vệ môi trường: Bỏ rác đúng nơi, trồng nhiều cây xanh và tránh những hiện tượng thiên nhiên: Như biết giữ ấm, mưa biết che dù…
 - Cảm nhận được lợi ích của nghề tạo ra sản phẩm , phục vụ cho con người 
 * Kỹ năng xã hội:
 - Biết chào hỏi , kính trọng cô chú công nhân ,bác nông dân …..
 - Biết nhắc nhở người lớn đi không vứt rác xuống sông , đường phố, tiết kiệm nước, điện…giữ gìn nguồn nước sạch….
 - Biết được 1 số mối quan hệ giữa các nghề 
HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN
MẠNG NỘI DUNG
Tuần 1
NGHỀ CỦA BA MẸ
 ( Từ 05/11 -09/11)
Tuần 2
NGHỀ Y
(Từ 12/11 - 16/11 )
NGÀNH NGHỀ
(Từ 05/11 - 30/ 11/2012)
Tuần 4
NGHỀ NÔNG
(Từ 26/11 – 30/11 )
Tuần 3
NGHỀ DẠY HỌC
( Từ 19/11 - 23/11)
LỊCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
TUẦN
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
(1)
Nghề của ba mẹ
PTNN
- Trẻ nhớ tên bài thơ, đọc diễn cảm bài thơ
Mở chủ đề 
- Trẻ biết được nghề nghiệp của ba mẹ 
PTTM
Tạo hình
- trẻ biết tô màu dụng cụ 1 số nghề 
PTTC
Thể dục
- Trẻ biết dùng sức của cánh tay ném mạnh trúng đích theo hướng thẳng đứng .
PTNT
LQVT
- Trẻ biết được các hướng phía trên, dưới , trước sau 
(2)
Nghề y
PTNN
- Trẻ nhớ tên bài thơ, đọc diễn cảm bài thơ
Mở chủ đề
- Trẻ biết được công việc của bác sĩ , y tá
PTTM
- trẻ biết tô màu dụng cụ nghề y
PTTC
- Trẻ biết dùng sức của cánh tay ném mạnh trúng đích nằm ngang
PTTM
- Trẻ vỗ tay được theo tiết tấu chậm
(3)
Nghề dạy học
PTNN
-Trẻ hiểu được nội dung truyện , biết vâng lời cô giáo
Mở chủ đề
- Trẻ hiểu được các công việc của cô giáo
PTNT
- Trẻ xác định được phương hướng
PTTC
- Trẻ dùng sức của 2 chân bật liên tục qua ô
PTTM
- Trẻ biết vận dụng các kĩ năng vẽ nhưng bông hoa
(4)
Nghề nông
PTNN
- Trẻ nhớ tên bài thơ, đọc diễn cảm bài thơ 
Mở chủ đề
- Trẻ biết được công việc của các bác nông dân
PTTM
Trẻ biết vận dụng những kĩ năng xoay tròn , lăn dọc nặn thành hạt lúa
PTTC
Trẻ phối hợp tay này chân kia bò cao
PTTM
- Trẻ hát thuộc bài hát, hát rõ lời
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
CHỦ ĐỀ: NGÀNH NGHỀ
Thời gian: 4 tuần ( từ 05/11 đến 30/11)
1. Mở chủ đề:
- Sưu tầm hình ảnh, trang trí theo chủ đề NGÀNH NGHỀ
- Trò chuyện, đàm thoại với trẻ về tên gọi, đặc điểm của các ngành nghề gần gũi với trẻ
- Tạo tranh chủ đề nhánh. Làm các bài tập góc, 1 số đồ chơi phục vụ chủ đề
- Giáo viên chuẩn bị và treo tranh về chủ đề nhánh 1 “ NGHỀ CỦA BA MẸ” và hướng dẫn trẻ trang trí thay đổi chủ đề trong lớp
2. Các hoạt động khám phá:
* Tìm hiểu khám phá các hoạt động
- Tham quan, dạo chơi, khám phá các khu vực, vườn trường, lớp trong trường mầm non, các đồ dùng đồ chơi trong sân trường, lớp.
- Xem tranh ảnh, sách báo, video clip về công việc của một số nghề
- Trò chuyện về công việc của một số nghề gần gũi, nêu được công việc, dụng cụ, sản phẩm, lợi ích của nghề đối với xã hội, con người
- Trò chuyện đưa ra những câu hỏi ,câu đố khuyến khích trẻ mô tả về một số nghề, giới thiệu về nghề của ba mẹ
- Tổ chức cho trẻ nghe các câu chuyện, bài hát, thơ về một số nghề trong xã hội
- Tổ chức các góc chơi có các loại bài tập mở giúp trẻ khám phá chức năng, nhiệm vụ của các nghề, dụng cụ nghề, nhận biết các sản phẩm từ nghề nào tạo ra
- Chơi đóng vai Bác sĩ, cô giáo…các trò chơi vận động, học tập, TCÂN, KPKH,….liên quan đến chủ đề 
- Luyện tập và sử dụng các giác quan để nhận biết và so sánh phân biệt kích thước, hình dáng, trang phục, dụng cụ và sản phẩm của các nghề 
- Tổ chức cho trẻ thực hiện các hoạt động tự phục vụ như: cất dọn đồ dùng, đồ chơi, chuẩn bị giờ học...
- Tổ chức hát múa, trò chơi vận động liên quan đến chủ đề
3. Đóng chủ đề:
Đóng các chủ đề nhỏ hàng tuần
- Đàm thoại với trẻ về nội dung chủ đề đã học.
- Tham gia sinh hoạt tập thể: triễn lãm các hình ảnh, sản phẩm, diễn văn nghệ, đọc thơ, kể chuyện…. liên quan đến chủ đề đã học
- Trò chuyện về chủ đề mới
- Sắp xếp và trưng bày các hình ảnh về chủ đề mới ( Quê em )
- Giao nhiệm vụ cho trẻ: sưu tầm hình ảnh về chủ đề, làm 1 số đồ chơi nộp cho lớp.
- Phối hợp phụ huynh trong việc thực hiện chủ đề mới.
KẾ HOẠCH TRỢ GIÚP PHÁT TRIỂN TRÒ CHƠI
CHỦ ĐỀ:NGÀNH NGHỀ 
( 4 tuần- từ 05/11/ 2012 đến 30/11/2012 )
I/ KẾ HOẠCH HƯỚNG DẪN: 
ND- Nhiệm vụ
Các Biện Pháp
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
1/TCĐV: 
- Đóng vai Bác sĩ , bệnh nhân
- Đóng vai mẹ đi mua hàng cuối tuần 
- Quan sát, trò chuyện về một số công việc của ba mẹ, nơi làm việc…bác sĩ khám bệnh, người bán hàng mời khách ...
- Gợi ý trẻ cách thỏa thuận phân vai trước khi chơi
- Xem tranh ảnh, video clip có liên quan đến nghề
- Gợi ý một số tình huống chơi và chuẩn bị đdđc cho nội dung chơi đó: BS có ống nghe, nhiệt kế, kim chích, trang phục.. ba đi làm, mẹ làm gì ở nhà? Bệnh nhân đến khám bệnh bác sĩ làm gì? , hướng dẫn bệnh nhân giờ uống thuốc hoặc chỉ nơi bán thuốc
- Phát triển thêm nội dung chơi ngày cuối tuần ba mẹ chở đi siêu thị mua sắm, thể hiện thái độ cô bán hàng với khách hàng
- Khuyến khích trẻ xưng hô vai khi chơi( mẹ, bác sĩ, cô giáo…)
2/ TCXD:
- Xây trại chăn nuôi 
- xây bệnh viện 
-Quan sát, trò chuyện( hoặc xem phim , tranh ảnh..) về cách sắp xếp chi tiết mô hình trại chăn nuôi, bệnh viện
-Trẻ thỏa thuận để chọn đồ chơi và chọn nguyên vật liệu để xây dựng
- Gợi ý trẻ xây trại chăn nuôi đẹp hơn khi có chuồng trại, loại chuồng lớn, chuồng nhỏ riêng cho từng loại con vật nuôi khác nhau
- Khuyến khích trẻ sử dụng nhiều vật liệu khác nhau như: gạch, hộp sữa…để xếp chuồng
- Hướng dẫn trẻ được ý tưởng khi xây
-Bao quát gơi mở nội dung chơi cho trẻ
- Giúp phân công và làm mô hình
3/ TCHT:
- Phân nhóm nhiều hơn ít hơn 
- Nối nghề với dụng cụ 
- Thực hiện các bài tập về toán: phân nhóm, so sánh, nối..
- Tổ chức hoạt động tô màu, trang trí làm các bộ sưu tập vầ các ngành nghề, dụng cụ, sản phẩm các ngành nghề
- Đọc sách truyện có liênquan chủ đề
- Mỗi bức tranh có thể hiện nội dung để trẻ định hướng được cách xem tranh
4/ TCVĐ: 
- Bắt bướm , mèo bắt chuột , chim đổi lồng , ô tô và chim sẽ ….
-Trẻ tham gia vui vẻ vào trò chơi,nhắc trẻ không la hét to, hãy chú ý cổ vũ cho bạn, biết giữ nề nếp khi chơi
II/ CHUẨN BỊ:
Bộ đồ dùng dụng cụ nghề Bác sĩ, búp bê, tiền bằng vé số , túi đựng hàng, giường…các khối hộp đa dạng
Một số vật liệu khác: cuốn lịch cũ, bìa cứng để đóng sách, họa báo cũ, các tờ quảng cáo, vải, giấy làm trang phục vài nghề
 - Bài tập nối nghề với đồ dụng cụ 
 - Các con vật nuôi trong gia đình bằng nhựa 
 - Võ sò đễ cháu xếp đừơng đi vào 
KẾ HOẠCH HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI MỚI
CHỦ ĐỀ: NGÀNH NGHỀ
Thời gian:4 tuần ( từ 05/11 đến 30/11)
1/ TCĐV:
a/ Phòng khám bệnh
- Yêu cầu: trẻ biết về nhóm để chơi theo vai, phối hợp cùng nhau chơi
- Chuẩn bị:bộ đồ dùng bác sĩ: kim tiêm, ống khám nghe, áo blouse…
- Tiến hành:Bác sĩ mặc áo blouse , đội mũ có chữ thập, ống nghe, đồ đo nhiệt độ, đeo ống nghe, hỏi thăm sức khỏe của bệnh nhân…
 	+ Cô hướng dẫn một kỹ năng khám bệnh: nghe tim phổi của bạn. Nói cảm nhận của mình khi nhge nhịp tim. So sánh nhịp tim của mình, của bạn bằng cách sử dụng từ nhanh hơn, chậm hơn, to hơn, nhỏ hơn..
	+ Thái độ ân cần của Bác sĩ, bệnh nhân biết cám ơn sau khi bác sĩ khám bệnh
c/ Mẹ đi siêu thị mua sắm 
- Yêu cầu: trẻ biết về nhóm để chơi theo vai, phối hợp cùng nhau chơi
- Chuẩn bị:bộ đồ dùng gia đình, các thực phẩm rau củ quả …
- Tiến hành:đóng vai mẹ , con , mẹ dắt con đi mua sắm , đưa con đi học, đi khám bệnh…
2/ TCXD: Trại chăn nuôi, xây bệnh viện 
- Yêu cầu:Trẻ biết xây trại chăn nuôi với nhiều chuồng nuôi, xây nhiều phòng cho bệnh viện 
- Chuẩn bị:gạch, hộp sữa, chai nước suối, các khối hộp bằng giấy, hành rào,võ sò , cây xanh, hoa, mô hình trại chăn nuôi, các loại cây xanh, các con vật nuôi trong gia đình
- Tiến hành:Cô và trẻ trò chuyện về trại chăn nuôi, bệnh viện có nhiều phòng hay ít phòng ? Xung quanh bệnh viện có gì ? gần bệnh viện có gì ?( siêu thị , căn tin )
	+ Trẻ thảo luận lựa chọn đồ chơi, phân công nhau mỗi cháu một việc, cô gợi ý trẻ xây sánh tạo 
	+ Khuyến khích trẻ dùng các vật liệu đã chuẩn bị trước để xây, mỗi chuồng là nguyên vật liệu khác nhau…
	+ Cô cùng trẻ nhận xét về kiểu dáng sự can đối, hài hóa của công trình xây dựng
3/ TCHT: Phân nhóm nhiều hơn ít hơn, nối nghề với các dụng cụ
- Yêu cầu:Trẻ thực hiện được một số yêu cầu về cách cầm và lật sách, rèn luyện sự khéo léo đôi tay
- Chuẩn bị:cuốn lịch nhỏ, bìa cứng, bút chì, hồ dán, tranh ảnh một số đồ dùng dụng cụ 1 số nghề
- Tiến hành: Trò chuyện với trẻ về công việc của một số nghề, dụng cụ, sản phẩm của nghề nông, nghề dệt may….
	+ Dán các hình ảnh về các dụng cụ nghề theo đúng nghề đóà bộ sưu tập. Sau khi hoàn thành cô và trẻ cùng xem lại và kể theo hình đó
	+ Xem truyện tranh chữ to về nghề dệt may, nghề nông..
	+ Thực hiện các bài tập toán: phân nhóm nhiều hơn ít hơn , gạch nối các đồ dùng phù hợp nghề
4/ TCVĐ:
a/ Mèo đuổi chuột
b/ Ô tô và chim sẽ 
5/ Thiên nhiên:
- Yêu cầu:Hứng thú tham gia hoạt động lau lá cây và chăm sóc cây
- Chuẩn bị: nhiều cây xanh, vị trí để quan sát, chăm sóc, khăn ướt để lau lá, bình nước tưới cây…
- Tiến hành: Trẻ tưới, xới đất, lau lác ây cho sạch bụi trong góc thiên nhiên
	+ Hướng dẫn trẻ nhặt lá vàng, tưới cây…
	+ Chuẩn bị bồn đất cho trẻ trồng đậu xanh bằng hạt.Hàng ngày trẻ quan sát sự nảy mầm và lớn lên của cây
6/ Nghệ thuật:
a/ Âm nhạc:
- Yêu cầu:Nghe nhạc và hát các bài hát về ngàng nghề
- Chuẩn bị:Nhạc cụ, máy hát, băng nhạc, đồ dùng đồ chơi âm nhạc
- Tiến hành:Nghe các bài hát về ngành nghề.Sử dụng các lạoi nhạc cụ, cho trẻ gõ theo phách, nhịp, múa minh họa…
b/ Tạo hình:
- Yêu cầu: Biết cầm bút đúng cách, biết chọn màu cho bức tranh nổi bật, tô màu dụng cụ một số nghề gần gũi
- Chuẩn bị: Giấy màu, bút vẽ, giấy vẽ, kéo, hố… các loại hột hạt, que, ống hút, giấy báo, vải len, lá cây
- Tiến hành:
	+ Tô màu các loại dụng cụ nghề, tô màu trang phục, dụng cụ các ngành nghề..
KẾ HOẠCH RÈN NỀ NẾP- VỆ SINH
CHỦ ĐỀ: NGÀNH NGHỀ
Thời gian:4 tuần ( từ 05/11 đến 30/11)
1/ Lễ giáo:
- Giờ học ngồi ngay ngắn,đúng tư thế,biết lễ phép với người lớn.
- Tiếp tục rèn thói quen , hành vi văn minh lịch sự cho trẻ đối với những người xung quanh
- Giáo dục cháu tự giác đánh răng, súc miệng sau khi ăn, móng tay, chân luôn hớt ngắn,quần áo gọn gàng sạch sẽ.
2/ Nề nếp, thói quen:
- Tiếp tục động viên trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp. Tham gia phát biểu cùng bạn
- Tiếp tục đưa trẻ vào nề nếp, thường xuyên động viên nhắc nhở trẻ thực hiện tốt 
- Thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở trẻ có ý thức mang dép trong lớp, biết lấy và cất ĐDĐC đúng nơi quy định
- Rèn cháu kĩ năng cầm ghế và cất ghế, cách ngồi ngay ngắn khi ăn, học. GD cháu không trèo, đứng lên ghế.
- Tham gia chơi tích cực và thực hiện theo những qui định chung của lớp.Biết rủ bạn cùng chơi, biết nhường nhịn bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn, không để đồ chơi lung tung, biết cất gọn gàng.
3/ Vệ sinh, bảo vệ môi trường:
- Nhắc nhở trẻ đi tiêu tiểu đúng nơi qui định, biết mang dép và cất dép đi vệ sinh đúng nơi, gọn gàng. Không đùa nghịch nước khi vào nhà vệ sinh.
- Dạy trẻ đến lớp ăn mặc phù hợp thời tiết,gọn gàng, sạch sẽ, ăn hết suất, ngủ đủ giấc, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Dạy trẻ ăn uống gọn gàng, biết nhặt cơm rơi vãi, tự giác múc cơm ăn một mình, khi ăn không nói chuyện, khi ho hay hắt hơi biết lấy tay che miệng.
- Cô dạy trẻ và rèn cho trẻ mọi lúc mọi nơi cho trẻ các thao tác vệ sinh: rửa tay bằng xà phòng, rửa mặt và lau mặt, đánh răng…Chú ý nhắc nhở và sửa sai kịp thời.
4/ Nhiệm vụ của cô:
- Trang trí lớp theo chủ điểm “ Ngành nghề”
- Bố trí góc cho cháu hoạt động
- Hoàn thành các loại hồ sơ, sổ sách của cô và cháu kịp thời
- Tham gia đầy đủ các buổi bồi dưỡng chuyên môn , họp chuyên môn...
- Thực hiện đầy đủ nội dung của bảng tuyên truyền PH
HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN
KẾ HOẠCH TUẦN 1: NGHỀ CỦA BA MẸ
 ( Từ 05/11 đến 09/11/2012)
Nội dung
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ
- Trao đổi với PH những cháu có trường hợp đặc biệt.
- Trò chuyện với trẻ về các loại PTGT, cho trẻ xem tranh ảnh về các ngành nghề, chơi tự do...
Thể dục sáng
- Bài tập 5
( Mỗi động tác 2 lần x 4 nhịp)
Điểm danh
- Điểm danh: quan tâm đến bạn vắng.
- Thời gian: xem lịch, gỡ lịch
- Điểm danh: quan tâm đến bạn vắng.
- Thời tiết: quan sát bầu trời.
- Điểm danh: quan tâm đến bạn vắng.
- Thời gian: xem lịch, gỡ lịch
- Tâm trạng 
- Giới thiệu sách mới
- Điểm danh: quan tâm đến bạn vắng.
-Trò chuyện với trẻ về nghề của ba mẹ.
Hoạt động chung
PTNN
- Thơ “ Làm nghề như bố”
MỞ CHỦ ĐỀ
- Trò chuyện về nghề của ba mẹ.
PTTM
- Tô màu dụng cụ một số nghề
PTTC
- Ném trúng đích thẳng đứng – Chạy 10m
PTNT
- Nhận biết phía trên phía dưới của bản thân 
HĐNT
- QS: Xem tranh ảnh nghề may 
-Tcvđ: Mèo đuổi chuột 
– Rèn kỹ năng chạy nhanh.
- TC dân gian: Chi chi chành chành : Cháu biết vừa đọc vừa thực hiện trò chơi theo lời bài hát
- Chơi tự do: Cháu biết chọn đồ chơi, Không chạy giỡn, leo trèo nguy hiểm
QS:Xem tranh ảnh nghề thợ xây 
-Tcvđ : Ô tô và chim sẽ - Rèn kỹ năng nghe tiếng còi xe ô tô và chạy thật nhanh để tránh xe 
- Chơi tự do: Có nề nếp.
- TC dân gian: Chim bay cò bay- Cháu nhận biết con vật nào có thể bay đuợc và không bay được .
- QS:Xem tranh ảnh nghề y
- Tcvđ: “Ô tô và chim sẽ” - Rèn kỹ năng nghe tiếng còi xe ô tô và chạy thật nhanh để tránh xe 
- TC DG: Chi chi - chành : Cháu chơi thành thạo hơn
- Chơi tự do: Cháu in được hình các rau bằng cát và nói đuợc sản phẩm của mình
-QS: Xem tranh ảnh nghề giáo viên
-Tcvđ “ Bánh xe quay ” – Rèn kỹ năng phối hợp với bạn tạo thành vòng tròn và chạy không buông tay bạn ra – cô năng yêu cầu 
- TC DG: Chim bay cò bayCháu chơi khá hơn 
- Chơi tự do: Cháu chơi với đồ chơ ngoài trời có nề nếp.
-QS : Xem tranh ảnh nghề nông
-Tcvđ: : Ô tô và chim sẽ - Rèn kỹ năng nghe tiếng còi xe ô tô và chạy thật nhanh để tránh xe 
- TC DG: Chi chi chành chành : Cháu biết vừa đọc vừa thực hiện trò chơi theo lời bài hát.
- Chơi tự do: đồ chơi ngoài trời.
HĐG
-Đóng vai:bác sĩ
-Âm nhạc: Hát, vận động bài “cháu yêu cô chú công nhân, làm chú bộ đội”, 
- Xây dựng: Trại chăn nuôi
- Tạo hình: làm tranh chủ đề
- Học tập: phân loại dụng cụ theo nghề tranh lôtô…. 
- Thư viện: làm album,xem tranh về các nghề
- Khám phá: chăm sóc cây, thử nghiệm chất tan và không tan
- TH: Tô màu dụng cụ một số nghề
- Đóng vai: Bán hàng
- Thiên nhiên: chăm sóc cây xanh: tưới cây, lau lá..
Vệ sinh, ăn, ngủ.
- Rèn nề nếp, thói quen thực hiện các thao tác vệ sinh: Rửa tay bằng xà phòng, lau mặt, đánh răng.
- Giới thiệu món ăn kết hợp lồng ghép dinh dưỡng.
- Đảm bảo an toàn cho trẻ khi ngủ. 
Hoạt động chiều
- Trò chuyện về một số nghề gần gũi với trẻ.
- Hát “ Cháu yêu cô chú công nhân"
-Tuyên dương bé ngoan.
- Ôn luyện rửa tay.
- Trò chuyện về nghề của ba mẹ.
-Tuyên dương bé ngoan.
- Tập hát và vận động các bài hát trong chủ đề.
- Cho trẻ chơi trò

File đính kèm:

  • dockế hoạch tháng 11.doc
Giáo Án Liên Quan