Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh 6: Ngày thành lập QĐND Việt Nam

- Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ.

- Trao đổi cùng phụ huynh về sức khoẻ của trẻ

- Cho trẻ kể về ngày nghỉ cuối tuần trẻ ở nhà làm gì? được đi chơi những đâu? Trong những ngày nghỉ các con giúp đỡ bố mẹ được những gì?

-Trò chuyện với trẻ về công việc của các chú bộ đội:

+ Các con có biết ở địa phương mình có đơn vị bộ đội nào đóng quân không?

+ Đơn vị bộ đội đó có tên là gì?

+ Có bạn nào có bố, mẹ công tác ở đưn vị bộ đội tên lửa không?

 

doc25 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 4332 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh 6: Ngày thành lập QĐND Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chủ đề: nghề nghiệp
( Thời gian thực hiện: 6 tuần: Từ ngày 15/11 đến 25 tháng 12 năm 2010)
 Chủ đề nhánh 6: 
 Tuần 16: Ngày thành lập QĐND Việt Nam
 (Thời gian thực hiện: Từ ngày 20/12 đến 25 tháng 12 năm 2010)
Nhận xét của người kiểm tra
1. Ưu điểm:
- Thực hiện kế hoạch hoạt động hàng ngày:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Thiết kế các hoạt động có chủ đích:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Thực hiện đánh giá trẻ:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2/ Tồn tại cần khắc phục
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kim sơn Ngày ..... tháng 12 năm 2010 
 Người kiểm tra
 ( Ký, ghi rõ họ tên)
Tổ chức các hoạt động
 đón trẻ – thể dục buổi sáng
Đón
 trẻ
Thể dục buổi sáng
Nội dung hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Hướng dẫn
của giáo viên
Hoạt động của trẻ
1. Đón trẻ
+Tròchuyện, trao đổi cùng phụ huynh. 
+Trò chuyện cùng trẻ về những cảm xúc về ngày nghỉ cuối tuần.
+ Cho trẻ chơi tự do.
2.Điểm danh
2.TDBS 
-Trẻ biết trả lời những câu hỏi của cô.
- Trẻ thoải mái khi đến lớp.
- Trẻ biết kể lại những việc mình đã làm trong ngày nghỉ cuối tuần.
- Trẻ biết ý nghĩa của ngày 22/12 là ngày TLQĐND Việt Nam.
- Biết công việc và các đồ dùng, dụng cụ, quân tư trang của các chú bộ đội.
- Giúp trẻ thấy vui vẻ khi đến lớp.
- Nắm được sĩ số trẻ tới lớp.
- Trẻ thoải mái trước khi vào học.
- Phát triển các cơ tay, chân, vai...
-Lớp học sạch sẽ, gọn gàng.
- Chuẩn bị học liệu, đồ dùng cho các hoạt động
- Đồ chơi tranh ảnh theo chủ đề
22/12.
- Đồ dùng, đồ chơi.
- Sổ theo dõi trẻ.
- Sân tập an toàn, trang phục gọn gàng.
- Băng đĩa, băng đài.
- Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ.
- Trao đổi cùng phụ huynh về sức khoẻ của trẻ
- Cho trẻ kể về ngày nghỉ cuối tuần trẻ ở nhà làm gì? được đi chơi những đâu? Trong những ngày nghỉ các con giúp đỡ bố mẹ được những gì?
-Trò chuyện với trẻ về công việc của các chú bộ đội:
+ Các con có biết ở địa phương mình có đơn vị bộ đội nào đóng quân không?
+ Đơn vị bộ đội đó có tên là gì?
+ Có bạn nào có bố, mẹ công tác ở đưn vị bộ đội tên lửa không?
+ Trang phục của các chú như thế nào?
+ Hàng ngày các chú bộ đội phải tập luyện rất vất vả rèn luyện cơ thể khoẻ mạnh để giữ gìn và bảo vệ sự bình yên của tổ quốc.
+ Các con có yêu quý các chú bộ đội không?
( cô cho trẻ xem băng đĩa ghi hình đơn vị bộ đội)
+ Cô giáo dục trẻ phải yêu quý các chú bộ đội vì các chú canh giữ cho sự bình yên của tổ quốc, cho chúng ta cuộc sống hoà bình.
 - Cô cho trẻ chơi tự do trước khi vào lớp.
- Cô gọi tên trẻ lần lượt theo danh sách.
1/ Khởi động :
Tập theo bài hát: “cháu thương chú bộ đội ”
2/ Trọng động:
+ ĐT Hô hấp 4 : Làm động tác còi tàu tu tu...
+ĐT :Tay- vai : Tay thay nhau quay dọc thân.
 +ĐT : Chân : Bước khuỵu 1 chân ra phía trước.
+ĐT: Bụng-lườn : Đứng nghiêng người sang 2 bên.
3/Trò chơi: Làm chú bộ đội duyệt binh.
4/ Hồi tĩnh: Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng vào lớp.
- Trẻ vào lớp.
- Trẻ trả lời câu hỏi .
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ chơi tự do.
- Trẻ dạ cô.
- Trẻ đi khởi động.
- Trẻ tập từng động tác.
- Trẻ chơi.
- Trẻ đi nhẹ nhàng.
Hoạt động góc
*H.Động có mục đích:
+ Quan sát thiên nhiên, các đồ dùng, dụng cụ, trang phục của các chú bộ đội.
+ Trò chơi vận động “mèo đuổi chuột, thi xem ai nhanh nhất’’
+ Truyền bóng, chú bộ đội.
*Chơi tự do
- Chơi theo ý thích, chơi với các thiết bị ngoài trời.
- Làm đồ chơi từ các vật liệu thiên nhiên.
*Góc phân vai : 
-Chơi bán hàng, doanh trại bộ đội.
*Góc xây dựng : 
- Xây, xếp hình doanh trại bộ đội.
*Góc âm nhạc: 
- Hát, múa các bài về chú bộ đội, chơi với các dụng cụ âm nhạc, phân biệt các âm thanh khác nhau.
*Góc tạo hình: 
- Vẽ, tô màu, xé, dán đồ dùng, trang phục của các chú bộ đội, cát dán ngôi sao trên mũ chú bộ đội...
*Góc sách:
- Xem, làm sách tranh về chú bộ đội. 
* Góc khoa học: 
- Phân biệt và so sánh, phân nhóm các loại đồ dùng, dụng cụ của chú bộ đội, đếm số lượng các loại dụng cụ.
- Trẻ biết được các biểu hiện của thời tiết như: Trời nắng, trời dâm, trời gió bấ, trời lạnh....
- Trẻ biết một số đồ dùng, trang phục, dụng cụ của các chú bộ đội.
-Trẻ mạnh dạn tham gia vào trò chơi
- Trẻ biết cách chơi, luật chơi
-Trẻchơi đoàn kết vui vẻ.
-Trẻ biết chơi theo nhóm và hành động chơi theo nhóm.
-Biết thể hiện vai chơi của mình.
- Biết dùng các vật liệu để xây doanh trại bộ đội theo ý tưởng của mình.
- Trẻ biết hát múa các bài về chú bộ đội.
- Trẻ biết xé, dán, vẽ các đồ dùng, dụng cụ của các chú bộ đội.
- Trẻ biết gọi tên và biết lợi ích của các đồ dùng đó.
- Trẻ biết cách làm sách và xem sách.
- Trẻ biết phân loại đồ dùng và đếm.
- Trang phục phù hợp với trẻ.
- Một số trang phục, dụng cụ, đồ dùng như: quần áo, giầy, mũ, ba lô, bình tông....
-Địa điểm
An toàn.
- Tâm thế thoải mái
- Quần áo gọn gàng
- Một số vật liệu thiên nhiên như cát, nước....
- Địa điểm chơi an toàn.
-Đồ chơi đầy đủ ở góc phân vai như: các loại đồ dùng, trang phục của các chú bộ đội.
- Các loại đồ chơi ở góc xây dựng như: Các loại khối, các loại lắp ghép, các thảm cỏ.....
- Các bài hát về bộ đội, các dụng cụ âm nhạc.
- Đồ dùng giấy màu hồ dán....
- Một số loại sách, tranh.
- Các nhóm đồ dùng, các thẻ số.
 Cô cùng trẻ trò chuyện 
- Cho trẻ ra sân và đàm thoại cùng trẻ
- Cho trẻ giới thiệu về trang phục của mình.
- Cho trẻ nhận xét cách ăn mặc quần áo của bạn đã gọn gàng, phù hợp với thời tiết chưa? 
- Mùa lạnh quần áo phải ăn mặc như nào cho ấm?
- Cho trẻ kể tên một số doanh trại bộ đội đóng ở địa phương.
- Trẻ quan sát một số đồ dùng, dụng cụ, trang phục của các chú bộ độ và nhận xét.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý các chú bộ đội, phải chăm ngoan học giỏi lớn lên sẽ trở thành các cô, chú bộ đội.
+ Giáo viên hướng cho trẻ nói lại được cách chơi và luật chơi
-Khi trẻ chơi cô chú ý bao quát trẻ
- Cô cùng tham gia chơi với trẻ.
- Cô cho trẻ chơi theo ý thích, cho trẻ chơi với 1 số vật liệu từ thiên nhiên, cô động viên khuyến khích trẻ chơi.
- Cô cho trẻ chơi, cô quan sát, chú ý nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết .
- Cuối buổi chơi, cô nhận xét trẻ.
- Cô cho trẻ thu dọn đồ chơi.
1/Thoả thuận vai chơi
- Cho trẻ hát bài: “ cháu yêu chú bộ đội”
 Chủ đề tuần này các con học là gì?
- Hôm nay cô có rất nhiều góc chơi mới chúng mình thử đoán xem những góc chơi đó để chơi những trò chơi gì nhé.
- Cho trẻ quan sát các góc chơi ở trong lớp. Cô giới thiệu các góc chơi cho trẻ như ở phần nội dung.
- Cho trẻ tự nhận vai chơi
- Con thích chơi ở góc nào? Vì sao con lại thích vai chơi đó?
( Cô hỏi 2-3 trẻ)
2/Quá trình chơi: 
- Cô cho trẻ về góc chơi 
- Cô quan sát và dàn xếp góc chơi.
.-Trong quá trình chơi, góc chơi nào trẻ còn lúng túng cô tham gia cùng chơi và giúp trẻ hoạt động tích cực hơn.
+ Con đang chơi ở góc nào?
+ Con đang vẽ ai đây?
+ Chú bộ đội đang làm gì?
+Các chú bộ đội mặc trang phục như thế nào?
+ Các chú đang tập luyên rất vất vả, ngoài ra chú còn đeo gì sau lưng đây? + Còn con, muốn xây được doanh trại bộ đội con phải cần nguyên vật liệu gì, và phải đi mua ở đâu?
-Vì sao con biết đây là sản phẩm gốm sứ?
+ Cô hướng dẫn trẻ cách xem sách và giở sách.
+ Cô hướng dẫn trẻ cách chăm sóc cây cà tưới cây.
+Trong quá trình trẻ chơi cô tạo tình huống cho trẻ và gợi ý cho trẻ liên kết các góc chơi. 
+ Cô động viên khuyến khích trẻ.
3)Nhận xét góc chơi:
- Cô nhận xét ngay trong quá trình trẻ chơi. Động viên khuyến khích một số trẻ còn nhút nhát khi chơi.
- Với các nhóm chơi đã đến cao trào hoặc trẻ đã chán, cô nhận xét trớc cho trẻ cất đồ chơi, cô đặt câu hỏi:
+ Con chơi có vui không? Con thấy bạn nào chơi tốt nhất? Nếu buổi sau chơi con muốn chơi nh thế nào? làm thêm những gì nữa?
+ Với những nhóm chơi có sản phẩm đẹp cô cho trẻ đến thăm quan và nhận xét.
+ Cuối giờ cô cho trẻ cất đồ chơi . Nhắc trẻ cất đồ dùng gọn gàng.
- Trẻ ra sân đi dạo
- Trẻ trả lời
- Trẻ hát các bài hát về các chú bộ đội.
- Trẻ chơi 
- Trẻ chơi.
- Trẻ nhận xét bạn.
- Trẻ thu dọn đồ chơi.
- Trẻ chú ý.
- Trẻ trả lời
-Trẻ chơi.
- Trẻ trả lời.
- Nhận xét bạn.
- Trẻ thu dọn đồ chơi.
Hoạt động chiều:
*Vận động ăn quà chiều.
- Chơi, hoạt động theo ý thích ở các góc.
- Nghe đọc truyện, thơ. Ôn bài hát, bài thơ, bài đồng dao.
- Rèn kỹ năng sống cho trẻ.
* Xếp đồ chơi gọn gàng.
- Vệ sinh
- Biểu diễn văn nghệ.
- Nhận xét nêu gương cuối tuần.
- Giúp trẻ tỉnh táo sau khi ngủ dậy
- Trẻ chơi tự do ở các góc chơi theo ý thích của trẻ
-Khắc sâu kiến thức đã học.
- Trẻ biết thực hiện một số kỹ năng đơn giản khi giao tiếp.
-Trẻ có ý thức lao động tự phục vụ.
-
 Trẻ sạch sẽ trước khi về.
-Trẻ biểu diễn mạnh dạn tự nhiên.
-Trẻ biết nhận xét và tự mình cố gắng hơn.
- Khăn mặt, nước, lược...
- Đồ dùng, đồ chơi ở các góc.
- Bài thơ, bài hát, câu chuyện về chú bộ đội.
-Tranh ảnh.
Một số hành vi văn minh.
- Các giá đồ chơi.
- Đồ dùng vệ sinh
- Sân khấu, trang phục.
- Cờ, bé ngoan.
*Cô và trẻ vận động bài “ cháu yêu chú bộ đội”
* Trẻ trò chuyện và kể về công việc của các chs bộ đội.
- Cô cho trẻ chơi tự do ở các góc theo ý thích của mình.
+ Cô cho lớp kể, kể theo tổ nhóm, cá nhân.
+ Cô cho trẻ lên thi đua xem ai kể diễn cảm, biểu diễn bài hát tự nhiên.
+ Cô cho trẻ nhận xét về những bức tranh và nói lên nhận xét của mình.
+ Giáo dục trẻ biết giúp đỡ người khác và có thói quen, hành vi văn minh.
- Cho trẻ tự nhặt đồ chơi xếp vào góc gọn gàng, động viên khích lệ những trẻ tham gia nhiệt tình.
- Cô cho trẻ xếp hàng để rửa tay, rửa mặt.
* Trẻ biểu diễn văn nghệ cuối tuần:
- Cô cho trẻ biểu diễn các bài hát bài thơ, đóng kịch, kể chuyên...
* Cho trẻ nhận xét cắm cờ
- Cô nhận xét trẻ , Nhắc trẻ cần cố gắng hơn vào tuần sau
- Trẻ nhận xét số cờ mà các bạn đã đạt đợc trong tuần.
- Trẻ đạt 4 cờ đỏ trở lên sẽ được cô phát phiếu bé ngoan.
- Cô động viên trẻ cần cố gắng hơn.
*Nêu tiêu chuẩn bé ngoan ngày mai.
-Trẻ vận động 
- Trẻ chơi.
- Trẻ hát và đọc thơ.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ tự cất đồ chơi vào góc.
- Trẻ vệ sinh.
- Trẻ biểu diên văn nghệ.
- Nhận xét bạn
- Trẻ cắm cờ
-Phát phiếu bé ngoan cho trẻ
 Thứ 2 ngày 22 tháng 11 năm 2010
 Hoạt động chính:
 	 PTVĐ: Bò theo hướng zích zắc qua 7 điểm.
 Hoạt động bổ trợ: Phát triển nhận thức 
 Phát triển vận động.
 Phát triển ngôn ngữ.
I/ Mục đích yêu cầu: 
 1/ Kiến thức:
 -Trẻ biết bò zích xắc qua 7 điểm bằng 2 tay, 2 chân.
 -Trẻ biết chơi trò chơi.
 2/ Kỹ năng: 
 - Rèn kỹ năng khéo léo của đôi bàn chân, đôi tay.
 - Rèn cho trẻ sự tự tin, nhanh nhẹn.
 3/ Giáo dục:
 - Giáo dục trẻ biết nghe hiệu lệnh của cô.
 - Giáo dục trẻ có ý thức khi tập luyện.
 II/ Chuẩn bị:
 1/ Đồ dùng - đồ chơi:
 - Nhạc các bài hát về bộ đội.
 - Sức khoẻ của trẻ.
 - Chiếu.
 - Sắc xô.
 2/ Địa điểm:
 - Ngoài sân.
 3/ Phương pháp.
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp làm mẫu, phân tích.
 - Phương pháp thực hành.
 - Một số phương pháp khác.
Hoạt động cô
Hoạt động trẻ
* Hoạt động 1: 
Trò chuyện- gây hứng thú
 - Cô cùng trẻ trò chuyện về ngày thành lập QĐND và công việc của cácchú bộ đội.
 - Các con có biết công việc của các cô chú bộ đội là làm gì không?
 - Các con phải làm gì để xứng đáng với công lao to lớn của các chú bộ đội?
 - Sau này lớn lên các con có muốn trở thành các chú bộ đội không?
 * Hoạt động 2:
Nội dung
 1.Khởi động:
 - Cô cùng trẻ khởi động theo bài: “cháu yêu chú bộ đội” 
 - Cô hát kết hợp vỗ tay, cô vỗ tay nhanh trẻ đi nhanh, cô vỗ tay chậm trẻ đi chậm trẻ đi thường, trẻ đi khom lưng, 
cúi người sau đó đi về hàng ngang.
 2. Trọng động:
 * Bài tập phát triển chung:
 - Tay vai :Tay đưa ra trước lên cao.
 - Chân: Ngồi khỵu gối (tay đưa cao ra trước.).
 - Bụng: Đứng cúi gập người về phía trước, tay chạm ngón chân.
 ( mỗi động tác tập 2 lần 8 nhịp)
 - Nhấn mạnh động tác chân, tay.
 * Vận động cơ bản:
 - Các con nhìn xem đây là gì?
 - Các con có muốn trở thành các chú bộ đội không?
 - Giờ học hôm nay cô cháu mình cùng làm các chú bộ đội nhé. Bài tập hôm nay chúng ta phải tập là “ bò zích zắc qua 7 điểm nhé”
 - Cô tập mẫu lần 1.
 - Cô làm mẫu lần 2: Phân tích động tác:
 Trước tiên cô đứng ở tư thế chuẩn bị trước vạch chuẩn 2 tay thả xuôi, khi có hiệu lệnh cô đặt 2 bàn tay và hạ gối xuống, cô bò zích zắc lần lượt qua các điểm, sau đó cô đứng lên chạy theo hiệu lệnh, ví dụ:
 + Khi cô hô bên phải thì chạy về bên phải, hô bên trái chạy về bên trái, chạy về đích sau đó cô về cuối hàng đứng.
 - Cô làm mẫu lại lần 3( toàn bài)
* Trẻ thực hiện:
 - Cô mời 2 trẻ lên làm mẫu.
 ( cô sửa sai- động viên trẻ trẻ)
 - Mời trẻ lần lượt lên thực hiện.
 - Mỗi trẻ lên tập 2 lần.
 - Cô cho hai tổ thi tự tập với nhau.
 - Cô quan sát động viên trẻ.
 - Sửa sai- khuyến khích trẻ.
3. Trò chơi: “làm các chú bộ đội duyệt binh”
 + Cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành 2 hàng dọc khi có hiệu lệnh trẻ sẽ đi duyệt binh vừa đi vừa vung tay.
 + Luật chơi: Ai không vung tay thì phải ra khỏi hàng.
 - Cô cho trẻ chơi.
 - Cô cho trẻ chơi nhiều lần.
 - Cô quan sát, động viên trẻ.
 4. Hồi tĩnh
 - Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng.
 * Hoạt động 3: Kết thúc tiết học.
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể.
- Có ạ.
- Trẻ khởi động
- Trẻ tập
- Sân tập của các chú bộ đội.
- Trẻ chú ý
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chơi
- Trẻ đi nhẹ nhàng
 IV/ Đánh giá trẻ: 
 * Tình trạng sức khoẻ của trẻ.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
 * Thái độ, trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... * Kiến thức và kỹ năng:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 V/ Kế hoạch bổ Xung
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
 Thứ 3 ngày 21 tháng 12 năm 2010
 Hoạt động chính: PTTM: Nặn quà tặng chú Bộ đội 
 Hoạt động bổ trợ: Phát triển thẩm mỹ. 
 Phát triển nhận thức.
 Phát triển ngôn ngữ.
 I/ Mục đích yêu cầu: 
 1/ Kiến thức:
 - Trẻ biết một số thao tác xoay tròn, ấn bẹt, năn dài để tạo ra một số sản phẩm.
 - Trẻ biết gọi tên các sản phẩm mà trẻ vừa nặn được.
 - Trẻ biết chơi trò chơi. 
2/ Kỹ năng: 
 - Phát triển kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay.
 - Kỹ năng xoay tròn, ấn bẹt, năn dài.
 3/ Giáo dục:
 - Giáó dục trẻ biết yêu quý các cô chúbộ đội.
 - Biết giữ gìn các sản phẩm.
 1/ Đồ dùng - đồ chơi:
 - Đất nặn, giẻ lau, bảng.
 - Các loại đồ dùng của chú bộ đội.
 - Một số mẫu nặn của cô.
2/ Địa điểm:
 - Trong lớp học.
 3/ Phương pháp.
 - Phương pháp trực quan.
 - Phương pháp thực hành.
 - Một số phương pháp khác. 
 III/ Tổ chức hoạt động
 Hoạt động cô
Hoạt động trẻ
* Hoạt động 1:
Trò chuyện gây hứng thú
 - Cô cho trẻ hát bài: “cháu yêuchú bộ đội”
 - Bài hát có nội dung gì?
 - Bài hát có nhắc đến ai?
 - Các con có biết sắp đến ngày gì không?
 A đó là ngày tết của các chú bộ đội, vậy các con có muốn tặng các chú bộ đội những món quà thật ý nghĩa không?
 - Hôm nay cô cháu mình cùng nhau nặn những món quà thật đẹp để tặng các chú nhân ngày 22/12 nhé.
* Hoạt động 2:
Nội dung
 1.Quan sát tranh một số đồ dùng, dụng cụ, trang phục của các chú bộ đội:
 + Cô cho trẻ kể tên một số đồ dùng mà trẻ biết.
 - Cô đọc bài thơ: chú bộ đội hành quân trong mưa.
 - Cô có bức tranh vẽ gì đây?
 - Các chú đang đi đâu?
 - Trên người các chú có những gì?
 Các chú hành quân rất vất vả, trời mưa các chú phải băng qua núi...........
 - Các con có muốn đến thăm kho để trang phục, dụng cụ của các chú bộ đội không?
 - Vậy chúng mình thử đoán xem có những gì nhé.
 - Cô cho trẻ quan sát và gọi tên các đồ dùng, công dụng của các đồ dùng đó.
 * Quan sát sản phẩm mẫu:
 - Các con nhìn xem các bạn đã nặn được những sản phẩm gì đây?
 - Muốn nặn được cái nồi thì trước tiên bạn ấy phải làm gì?
 - Cái nồi bạn nặn có dạng gì đây?
 - Còn đây là cái gì?
 - Cái bát bạn nặn như thế nào?
 - Cái mũ của chú bên trên còn có gì đây?
 - Bạn còn nặn được cái bàn rất đẹp giống như khối gì đây?
 ( cô cho trẻ quan sát các sản phẩm nặn mẫu, trẻ sẽ nhận xét về cách nặn, mỗi sản phẩm sẽ phải có thao tác làm đất khác nhau)
 2. Trẻ thực hiện:
 - Cô chia đất cho trẻ và hỏi trẻ xem trẻ có ý tưởng nặn sản phẩm gì?
 - Muốn nặn được trước tiên các con phải làm gì?
 - Cô cho trẻ nặn, trong quá trình trẻ nặn cô gợi ý trẻ:
 + Con đang nặn gì đây?
 + Cái mũ có dạng gì?
 + Muốn nặn được cái nồi con phải ấn bẹt rồi làm gì nữa?
 + Cô động viên trẻ nặn, những trẻ chưa làm được cô có thể cùng trẻ nặn để trẻ làm theo cô.
 3. Trưng bày sản phẩm:
 - Cô mời lần lượt từng trẻ đem sản phẩm lên trưng bày.
 - Cô mời trẻ nhận xét sản phẩm của bạn.
 - Bạn đã nặn được gì đây?
 - Muốn nặn được cái nồi con phải làm các thao tác gì?
 - Trẻ nhận xét xong cô nhận xét sản phẩm của trẻ. Sản phẩm đẹp cô tuyên dương, động viên những sản phẩm chưa đẹp cần cố gắng hơn.
 4/ Trò chơi: Phân loại đồ dùng của chú bộ đội.
 - Cách chơi: Cô chia lớp làm 3 đội, lần lượt bạn đầu hàng của mỗi đội sẽ lên chọn một đồ dùng( trang phục) của chú bộ đội.
 Ví dụ: Đội 1 sẽ chọn đồ dùng ăn uống, đội 2 sẽ chọn trang phục mặc, đội 3 chọn đồ dùng tập luyện.
 Trong 2 phút đội nào chọn được nhiều và chọn đúng là thắng.
 - Luật chơi: Phải bật nhẩy qua các chướng ngại vật.
 - Cô cho trẻ chơi, cô quan sát, động viên, khích lệ trẻ.
 - Cô nhận xét sản phẩm của 3 đội.
 - Cô giáo dục trẻ phải biết yêu quý các chú bộ đội.
 * Hoạt động 3: Kết thúc tiết học
 - Trẻ ra sân chơi vẽ các sản phẩm của nghề gốm.
- Trẻ hát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chú ý.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ thực hành.
- Trẻ nhận xét

File đính kèm:

  • docgiao an chu de nghe nghiep.doc
Giáo Án Liên Quan