Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề nhánh: Bé vui Tết trung thu

 - Trẻ biết mùa thu có tết trung thu và ý nghĩa của ngày đó

- Biết tên bài thơ, bài hát về ngày đó.

- Ghi nhớ ý nghĩa của ngày tết trung thu, biểu diễn, đọc thơ về tết trung thu, chăm luyện tập thể dục, khéo léo sáng tạo.

+ Tôn trọng những ngày lễ của dân tộc, yêu quý kính trọng ông bà, cha mẹ.

 

doc126 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 15030 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề nhánh: Bé vui Tết trung thu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chủ đề nhánh : Bé vui tết trung thu ( 1 tuần )
 Thực hiện từ ngày 20 / 9 – 25 / 9 / 2010
 I / Mục đích yêu cầu.
 - Trẻ biết mùa thu có tết trung thu và ý nghĩa của ngày đó
Biết tên bài thơ, bài hát về ngày đó.
Ghi nhớ ý nghĩa của ngày tết trung thu, biểu diễn, đọc thơ về tết trung thu, chăm luyện tập thể dục, khéo léo sáng tạo.
+ Tôn trọng những ngày lễ của dân tộc, yêu quý kính trọng ông bà, cha mẹ.
II / Kế hoạch giảng dạy: bé vui tết trung thu (1 tuần ).
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
- Đón trẻ vào lớp nhắc trẻ chào cô, và người thân, nhắc trẻ cất đồ dùng, đồ chơi vào đúng nơi quy định.
- Hướng trẻ vào góc chơi nhẹ nhàng.
Thể dục
buổi sáng
- Cho trẻ khởi động các khớp tay, chân,khủy tay, chân…sau đó cho trẻ tập theo nhạc cùng cô.
Hoạt động có chủ định
Trò chuyện về những đồ chơi trong ngày trung thu
- Trò chuyện với trẻ về tết trung thu
- NDKH : Lộn cầu vồng
Tạo hình làm quen với cách lăn dọc ( mẫu )
Trò chuyện về bánh trung thu
- Đi bước dồn ngang
- TCVĐ : kéo co
- NDKH : Hát chiếc đèn ông sao
Phân biệt kích thước hình dạng, màu sắc của hình tròn, hình vuông
Trò chuyện về chị hằng và chú cuội
- Thơ Trăng sáng.
- NDKH : Chơi luồn luồn tổ dế.
Hoạt động ngoài trời
Quan sát tranh múa rồng trên tường
Tcvđ: Mèo đuổi chuột 
- chơi tự do: Đu quay, cầu trượt
Quan sát cây phượng
Tcvđ: dung dăng, dung dẻ
Chơi tự do: trên sân trường.
Quan sát tranh phá cỗ trung thu trên tường
Tcvđ: Nhảy qua con suối nhỏ
Chơi tự do: Vẽ tự do
Quan sát hoa sữa
Tcvđ: Mèo đuổi chuột 
- chơi tự do: Đu quay, cầu trượt
Quan sát tranh trên tường
Tcvđ : Lộn cầu vồng
Chơi trự do: đi nhẹ nhàng trong sân
Góc XD
Góc PV
Góc NT
Góc KH
Góc TN
Hoạt động góc
- Trẻ xây dựng trường mầm non
- Trẻ chơi làm cô giáo, bác sỹ, bán hàng.
- Trẻ hát, múa, đọc thơ về tết trung thu
- Trẻ xem tranh ảnh về ngày hội trung thu
- Trẻ chăm sóc cây xanh, tưới nước cho cây.
Hoạt động chiều
Ôn bài cũ hướng dẫn bài mới 
- Bình cờ, cắm cờ, trả trẻ
- Hướng dẫn trẻ thực hiện thao tác rửa tay
- Bình cờ, cắm cờ, trả trẻ
- Dạy trẻ bài hát mới 
- Ôn bài cũ hướng dẫn bài mới 
- Bình cờ, cắm cờ, trả trẻ
- Dạy trẻ bài thơ mới 
- Bình xét bé ngoan.
- Trả trẻ.
Chăm sóc nuôi dưỡng
- Cho trẻ rửa tay, rửa mặt trước khi ăn
- Cho trẻ ăn hết xuất, ăn đủ chất động viên trẻ ăn hết xuất, lưu ý trẻ yếu phải xúc cho trẻ ăn
- Cho trẻ ngủ đủ giấc, phòng ngủ sạch xẽ, thoáng mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông.
Trả trẻ
Cô vệ sinh quần áo đầu tóc gọn gàng cho trẻ trước khi về
Nhắc trẻ chào cô, chào các bạn, lấy đủ đồ dùng cá nhân.
Kế hoạch tổ chức hoạt động
Thứ 2 ngày 20 tháng 9 năm 2010.
Chủ đề nhánh : Bé vui tết trung thu
A / Hoạt động có chủ định : Trò chuyện với trẻ về tết trung thu
 NDKH : VĐ : Lộn cầu vồng.
Mục đích yêu cầu.
Trẻ biết ngày tết trung thu vào thời gian nào ? ý nghĩa tết trung thu
Trẻ biết một số bài thơ, bài hát về tết trung thu.
Trẻ biết chơi đoàn kết, biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
Chuẩn bị :
Tranh vẽ về tết trung thu:
Mâm ngũ quả, bánh nướng, bánh dẻo, đèn ông sao.
Các bài hát, thơ về tết trung thu
Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Hát về tết trung thu
Cô và trẻ hát bài “ chiếc đèn ông sao ”
Các con có biết sắp đến ngày gì không ?
Cô và trẻ cùng trò chuyện về ngày tết trung thu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tết trung thu
 Trò chuyện về ngày tết trung thu
Cô có bức tranh vẽ gì đây ?
Vì sao con biết ?
Trong bức tranh này có gì ?
Có mấy chiếc đèn ông sao ? chúng mình cùng đếm nào 
Đèn ông sao có màu gì nhỉ ?
ở giữa bức tranh có gì ? *( Đó là mâm ngũ quả ngày tết trung thu đấy, các con xem có những loại quả gì nào ? 
Các con ạ ngày tét trung thu của các bạn nhỏ được tổ chức vào đêm rằm tháng 8 âm lịch hàng năm đấy.
Vào những ngày này các con được chơi những đồ chơi gì nào ?
Có rất nhiều đồ chơi như mặt nạ,mũ, đèn ông sao, đấy.Khi chơi chúng mình phải chơi ntn ?
Ngoài đồ chơi ra các con còn được ăn gì trong ngày trung thu nào ?
à đó là bánh dẻo, bánh nướng đấy. Trên tay cô có gì đây
 - Bánh nướng giống hình gì ? màu gì ? 
 - Còn bánh dẻo giống hình gì ? màu gì ? 
 - Vào ngày trung thu thường được tổ chức vào buổi tối để tất cả các em thiếu niên, 
 nhi đồng trên cả nước đón trăng đấy.
2.2 Ca hát đón tết trung thu.
Cô mời 3 tổ lên hát về trung thu.
Cả lớp hát một bài.
Cả lớp hát bài “ rước đèn dưới trăng ”.
Đọc bài thơ trăng sáng.
 3. Hoạt động 3. Bé cùng vui chơi
 - Cô và các con cùng đi chơi nào.
 NDKH VĐ: lộn cầu vồng.
cô giới thiệu tên VĐ.
Cho từng đôi trẻ VĐ 2, 3 lần.
 B/ Nhật ký trong ngày.
 ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………… 
Kế hoạch tổ chức hoạt động
Thứ 3 ngày 21 tháng 9 năm 2010
A/ hoạt động có chủ định 
Làm quen với cách lăn dọc.
I / Mục đích yêu cầu
 - Trẻ biết cách làm mềm đất và lăn dọc, tạo thành sản phẩm 
 - Rèn cho trẻ kỹ năng lăn dọc
 - Giáo dục trẻ vệ sinh sạch sẽ sau khi nặn đất xong, và giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm 
II / Chuẩn bị
 Mẫu của cô
Đất nặn, bảng cho trẻ
III. Tổ chức hoạt động :
Hoạt động 1: Bé hát cùng cô
Cho trẻ hát bài “ Cô và mẹ ”
Cô và trẻ cùng trò chuyện về lớp 3 tuổi b của chúng mình
Hoạt động 2 : Bé vui học bài
 2.1. Quan sát , đàm thoại.
Cô đưa thỏi đất ra cho trẻ quan sát 
Cô có cái gì đây ? troongg giống con gì nào ?
Từ thỏi đất nặn cô đã lăn dọc cho dài ra trông giống con giun đấy 
Chúng mình có muốn nặn được giống cô không ?
2.2 Cô làm mẫu
Trước tiên cô làm mềm đất, sau đó cô đặt xuống bảng, tay trái cô giữ bảng cô dùng lòng bàn tay phải xoay tròn và ấn dẹt, sau đó cô lăn đi, lăn lại nhiều lần cho đất dài ra đấy.
Cô đã nặn được chưa trông nó giống con gì ?
Để lăn được như cô các con phải làm gì ? ( 1, 2 trẻ nhắc lại, cô nhắc lại cách nặn )
2.3 Trẻ thực hiện
Cho trẻ về góc nặn
Trong khi trẻ thực hiện cô quan sát động viên trẻ. 
Nếu trẻ chưa nặn được cô nhắc lại kỹ năng để trẻ nặn
Con đang làm gì vậy ?
Cô khen ngợi những trẻ làm nhanh và đẹp.
 Trưng bày sản phẩm
Cô mời từng tổ lên trưng bày
Cô mời từng trẻ lên nhận xét
Con thích sản phẩm của bạn nào ? Vì sao con thích ?
Cô nhận xét chung. Động viên khuyến khích trẻ kịp thời
 3. Hoạt động 3. Chơi hái quả
- NDKH : Hái quả
- Cô hướng dẫn và cho trẻ chơi 3, 4 lần.
 B/ Nhật ký trong ngày.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………… 
Kế hoạch tổ chức hoạt động
Thứ 4 ngày 22 tháng 9 năm 2010.
A / Hoạt động có chủ định 
Vđcb : Đi bước dồn ngang
 Tc : Kéo co
 Kh : Hát vui đến trường
I. Mục đích yêu cầu.
- Trẻ biết đi bước dồn ngang thẳng hàng.
- Luyện kỹ năng khéo léo cho trẻ.
- Luyện tập TD cho người khỏe mạnh.
II.Chuẩn bị.
Sân bãi bằng phẳng.
Phấn vẽ.
III.Tổ chức hoạt động
1.Hoạt động 1. Bé hát bài chào một ngày mới
- Cô và trẻ cùng nhau trò chuyện về tết trung thu
2. Hoạt động 2.Bé tập thể dục
1. Khởi động.
 - Cô cho trẻ làm đoàn tàu đi các kiểu theo yêu cầu của cô.
 2. trọng động.
a. BTPTC: 
 - Tay: 
 - Chân : 
 - Lườn : 
 - Bụng : 
 - Bật : 
b. VĐCB Đi bước dồn ngang.
- cô chia lớp làm 2 tổ.
- Cô giới thiệu tên VĐ.
- cô làm mẫu một lần.
- Lần 2 cô làm mẫu và giải thích.
- gọi 1,2 trẻ lên làm mẫu cho trẻ quan sát.
- mời từng tổ lên bước.
- Mời từng tốp bước.
- Mời cá nhân trẻ bước.
- Mời hai tổ thi đua lên bước.
- cô quan sát và nhận xét trẻ.
c. Trò chơi kéo co.
- Cô GT tên trò chơi với trẻ.
- Nói cách chơi – luật chơi.
- Cả lớp cùng chơi 2, 3 lần.
 3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1, 2 vòng.
3. Hoạt động 3.
- Cô và trẻ cùng đi nhẹ nhàng ra sân.
- NDKH: hát bài: Chiếc đèn ông sao.
- Cô giới thiệu bài hát.
- Cả lớp hát cùng cô 4, 5 lần.
B/ Nhật ký trong ngày.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………… 
Thứ 5 ngày 23 tháng 9 năm 2010
A/ hoạt động có chủ định 
Dạy trẻ phân biệt kích thước, hình dạng, màu sắc
của hình tròn, hình vuông.
I / Mục đích yêu cầu
 - Trẻ phân biệt được kích thước, hình dạng, màu sắc của hình tròn, hình vuông, biết 
 tìm đồ chơi có dạng hình tròn, hình vuông
 - Trẻ ghi nhớ được đặc điểm hình tròn, hình vuông
 - Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi trong lớp, có ý thức xây dựng bài
II / Chuẩn bị
Cô và trẻ có 1 rổ đựng 2 hình tròn, và 2 hình vuông, 2 ngôi nhà hình vuông, hình tròn
Các đồ chơi có dạng hình tròn, hình vuông.
Một số bài hát trò chơi
III. Tổ chức hoạt động :
Hoạt động 1: Bé hát cùng cô
Cho trẻ hát bài “ quả bóng ”
Cô và trẻ cùng trò chuyện về lớp học của mình
Hoạt động 2 : Bé cùng học toán nào
Ôn nhận biết hình tròn, hình vuông
Cô có hình gì đây ? màu gì ?
Trẻ lên chọn hình đúng theo yêu cầu của cô 
Cô yêu cầu trẻ lên nhắm mắt và chọn hình
Dạy trẻ phân biệt kích thước, hình dạng, màu xắc của hình tròn, hình vuông.
Cho trẻ đọc đồng dao đi lấy rổ đồ dùng
Chúng mình xem trong rổ có gì nào ? có mấy hình tròn
* Cô chọn 2 hình tròn và yêu cầu trẻ chọn 2 hình tròn theo cô
- 2 Hình tròn này có những màu gì ?
Cô cho trẻ sờ quanh hình tròn và lăn thử ( Cô cùng lăn với trẻ )
Yêu cầu trẻ cất hình tròn vào rổ
* Cô chọn hình vuông ra và cho trẻ chọn hình vuông
Cô giới thiệu hình vuông có 4 cạnh và 4 góc bằng nhau
Cô cho trẻ đếm số cạnh và góc của hình vuông 
Hình vuông này có cạnh và có góc nên không lăn được 
Cô cho trẻ sờ và lăn thử 
Yêu cầu trẻ cất hình vuông vào rổ
Sờ quanh hình tròn con thấy thế nào ? ( 1 trẻ lên chọn hình tròn giơ lên và nói 
Sờ quanh hình vuông con thấy thế nào ? ( 1 trẻ lên chọn hình vuông giơ lên 
 và nói)
Hình tròn có lăn được không ? Vì sao ?
 Hình tròn có lăn được không ? Vì sao ?
* Trò chơi thi nói nhanh
- Cô nói tên hình trẻ nói đặc điểm 
- Hình tròn trẻ nói lăn được
- Hình vuông trẻ nói không được
- Và ngược lại
- Cả lớp chơi 3, 4 lần
3. Luyện tập
- Cho trẻ tìm đồ dùng, đồ chơi có dạng hình tròn, hình vuông xung quanh lớp.
- Cho trẻ tìm đúng nhà
- Cô nói cách chơi, luật chơi
- Cho trẻ chơi 2, 3 lần 
3. Hoạt động 3 Bé làm họa sỹ
- Trẻ hát vào góc tô màu hình tròn, hình vuông
Vận động bài “ Trời nắng, trời mưa ra ngoài ”.
B/ Nhật ký trong ngày.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………… 
Thứ 6 ngày 24 tháng 9 năm 2010.
A/ hoạt động có chủ định 
 Thơ : Trăng sáng
I / Mục đích yêu cầu
- Trẻ thuộc thơ, biết tên bài hát và tác giả sáng tác, hiểu nội dung bài thơ.
- Luyện kỹ năng đọc, rèn luyện khả năng phát âm của trẻ.
- Giáo dục trẻ yêu cảnh vật thiên nhiên, biết giữ gìn và bảo vệ tài nguyên môi trường cho không khí và thiên nhiên luôn trong lành mát mẻ.
II / Chuẩn bị
- Tranh thơ
- Một số bài hát trò chơi. 
III. Tổ chức hoạt động :
1.Hoạt động 1: Bé và chị Hằng, chú Cuội
- Cô và trẻ cùng hát bài “ Chiếc đèn ông sao” đến ngồi quanh cô.
- Cùng trò chuyện về chị Hằng và chú cuội
2 Hoạt động 2: Bé và trăng
2.1 Cô đọc thơ diễn cảm
- Cô dẫn dắt vào bài và đọc 1 lần bằng lời
- Cô giới thiệu tên bài và tác giả
- Cô đọc lại lần 2 kết hợp tranh minh họa
2.2 Trích dẫn làm rõ ý .
Bài thơ trăng sáng được chia làm 2 đoạn
+ Đoạn 1 : Tác giả miêu tả vẻ đẹp của trăng, trăng soi sáng khắp sân nhà, hình ảnh của trăng được tác giả ví trăng tròn như cái đĩa thật đẹp và điều đó được thể hiện ở khổ thơ thứ nhất: 
 Sân nhà em sáng quá
Nhờ ánh trăng sáng ngời
 Trăng tròn như cái đĩa
 Lơ lửng mà không rơi.
- Trăng soi sáng ở đâu ?
+ Đoạn 2: Trăng tròn rồi trăng khuyết, lại một lần nữa nhà thơ đã ví trang khuyết giống như những con thuyền trôi, và hình ảnh của trăng luôn muốn đi chơi cùng em được thể hiển ở khổ thơ cuối :
 Những hôm nào trăng khuyết
 Trông giống con thuyền trôi
 Em đi trăng theo bước
 Như muốn cùng đi chơi
- Tác giả đã ví trăng giống như cái gì ? 
2.3 Câu hỏi đàm thoại
- Cô vừa đọc bài thơ gì ? tác giả là ai ?
- Bài thơ nói về vẻ đẹp của ai ?
- Tác giả đã giới thiệu với chúng ta trăng có những hình dáng như thế nào
- Và trăng giống như những cái gì ?
- Trăng thường chiếu sáng vào những ngày gì ?
- Bạn nhỏ trong bài thơ có yêu trăng không ?
- Các con có yêu trăng không ?
	Các con ạ trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Trăng thường chiếu sáng vào những ngày răm. sắp đến rằm trung thu tháng 8 rồi chúng ta xẽ được phá cỗ dưới ánh trăng các con có thích không ? Nếu yêu trăng các con phải biết bảo vệ môi trường giữ cho bầu không khí luôn trong lành và mát mẻ nhé.
Dạy trẻ đọc thơ
- Mời cả lớp đọc 3,4 lần
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ
- Mời các tổ đọc luân phiên
- Mời nhóm bạn nam, bạn nữ lên đọc
- Mời cá nhân trẻ lên đọc bài
- Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả.
3. Hoạt động 3 Bé vui chơi cùng bạn
- NDKH : Chơi luồn luồn tổ dế
B/ Nhật ký trong ngày.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………… 
xét duyệt của bgh ( tổ chuyên môn )
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………… 
Kế hoạch tổ chức hoạt động
Thứ ngày tháng năm 2010.
Chủ đề nhánh : Bé vui tết trung thu
A / Hoạt động có chủ định : Âm nhạc
Hát : Rước đèn dưới trăng, NH: Trăng sáng
TC : Ai nhanh nhất, NDKH: Thơ : Trăng.
I. Mục đích yêu cầu.
 Tre thuộc bài hát, hát diễn cảm rõ lời đúng giai điệu.
Luyện hát diễn cảm.
Trẻ hiểu được ý nghĩa của ngày tết trung thu.
II.Chuẩn bị :
 Đèn ông sao, vòng lái ô tô.
III.Tổ chức hoạt động
1.Hoạt động 1. gây hứng thú cho trẻ.
Cô cho trẻ đọc bài trăng.
Cô và trẻ cùng trò chuyện về trăng và hướng trẻ vào bài.
2.Hoạt động 2:
Dạy hát: Rước đèn dưới trăng.
cô hát lần 1.
Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
Cô hát lần 2.
Cô vừa hát bài gì đấy ?
Cả lớp hát cùng cô 3, 4 lần.
Mời tong tổ lên hát.
Mời từng tốp hát.
Mời cá nhân trẻ hát.
Cô và các con vừa hát bài gì đấy ?
 2.nghe hát : Trăng sáng.
 - Cô hát diễn cảm một lần. GT tên bài hát.
 - Cô hát lần 2 kết hợp vỗ xắc xô.
 - Trẻ hứng thú cô mời trẻ hát cùng cô 2, 3 lần.
 3. trò chơi: Ai nhanh nhất.
 - Cô đưa vòng ra GT với trẻ.
 - cô giới thiệu trò chơi.
 - Nói cách chơi – luật chơi.
 - Cả lớp cùng chơi 2, 3 lần.
3. Hoạt động 3.
 Cô và trẻ cùng đứng lên xúm xít bên cô.
 NDKH: Đọc thơ : Trăng.
cô nói về ánh trăng rằm.
Cô và trẻ cùng đọc bài thơ “ Trăng ”. 2, 3 lần và rước đèn ra chơi.
B. nhật ký trong ngày.
Kế hoạch tổ chức hoạt động
Thứ ngày tháng năm 2010.
Chủ đề nhánh : Bé vui tết trung thu
A / Hoạt động có chủ định : 
VậN ĐộNG
Vđcb: đi bước dồn ngang
Tc: kéo co
I. Mục đích yêu cầu.
- Trẻ biết đi bước dồn ngang thẳng hàng.
- Luyện kỹ năng khéo léo cho trẻ.
- Luyện tập TD cho người khỏe mạnh.
II.Chuẩn bị.
Sân bãi bằng phẳng.
Phấn vẽ.
III.Tổ chức hoạt động
1.Hoạt động 1. Gây hứng thú cho trẻ
2. 1. Khởi động.
 - Cô cho trẻ làm đoàn tàu đi các kiểu theo yêu cầu của cô.
 2. trọng động.
a. BTPTC: 
- Tay: 
 Tập cùng cô.
- Chân: 
 - Lườn: 
- Bụng: 
- Bật; 
b.( VĐCB) Đi bước dồn ngang.
- cô chia lớp làm 2 tổ.
- Cô giới thiệu tên VĐg.
- cô làm mẫu một lần.
- Lần 2 cô làm mẫu và giải thích.
- gọi 1,2 trẻ lên làm mẫu cho trẻ quan sát.
- mời từng tổ lên bước.
- Mời từng tốp bước.
- Mời cá nhân trẻ bước.
- Mời hai tổ thi đua lên bước.
- cô quan sát và nhận xét trẻ.
c. Trò chơi kéo co.
- Cô GT tên trò chơi với trẻ.
- nói cách chơi – luật chơi.
- Cả lớp cùng chơi 2, 3 lần.
 3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1, 2 vòng.
3. Hoạt động 3.
Cô và trẻ cùng đi nhẹ nhàng ra sân.
NDKH: hát bài: Chiếc đèn ông sao.
Cô giới thiệu bài hát.
Cả lớp hát cùng cô 4, 5 lần.
Kế hoạch tổ chức hoạt động
Thứ ngày tháng năm 2010.
Chủ đề nhánh : Bé vui tết trung thu
A / Hoạt động có chủ định : Toán
ôn nhận biết hình tròn, vuông, hcn, tam giác.
I. Mục đích yêu cầu.
 - Trẻ phân biệt gọi tên hình O, , theo đặc điểm hình dạng, màu sắc.
- Ghi nhớ và phân biệt được O, , .
- Trẻ vận dụng tìm được các vật có hình dạng xung quanh lớp.
II.Chuẩn bị.
- Cô một rổ ĐD có đủ hình giống trẻ.
ĐD,ĐC xung quang lớp học
III.Tổ chức hoạt động
1.Hoạt động 1. Gây hứng thú cho trẻ
- Cho trẻ hát bài “ Quả bóng”.
- Cô và trẻ cùng trò chuyện với nhau để hướng trẻ vào bài.
2. Hoạt động 2: 
1. Phần 1: ôn nhận biết hình ,O , ,
- cô đố cả lớp cô có quả gì đây ? Có hình gì đây ?
- Quả bóng có hình tròn rồi.
- Thế cô có hình gì đây /
- con có nhận xét gì về hình O này ?
- Cô nhắc lại và cho trẻ tìm hình O trong rổ ?
* Cô đố cả lớp hình gì có “ 4 cạnh và 4 góc bằng nhau” 
- cô có hình gì đây, màu gì ?
- Con hãy QS xem hình này ntn ?
- hình có gì ? Cho trẻ sờ và nói. 
- Các cạnh HV này ntn ?
- Hình vuông có lăn được không ? Vì sao ?
* Chốn cô, cô đây.
- Cô có hình gì đây ?
- Ai có nhận xét về hình ?
- Hình có lăn được không ? vì sao ?
- Cô nhắc lại hình cho trẻ rõ.
* Cô có hình gì đây nữa ?
- Cho trẻ nhận xét về HCN.
- HCN có màu gì đây ?
- HCN có mấy cạnh ? Các cạnh ntn ?
- HCN có lăn được không ? Vì sao ?
	2. Phần 2.
* Cho trẻ tìm ĐD, ĐC có dạng hình O, ,xung quanh lớp học.
* Cho trẻ tìm hình theo Y/C của cô.
* Cho trẻ tìm đúng số nhà của mình.
* cho trẻ về góc tìm hình xếp nhà , ô tô…
3. Hoạt động 3
- Cho trẻ lái ô tô ra ngoài.
NDKH: Vận đông “ Trời nắng Trời mưa ”. 
Cô giới thiệu tên VĐG.
- cô và cả lớp VĐ 3 , 4 lần.
Thứ 5 ngày tháng năm 2010
A/ hoạt động có chủ định 
Dạy trẻ phân biệt kích thước, hình dạng, màu sắc
của hình tròn, hình vuông.
I / Mục đích yêu cầu
 - Trẻ phân biệt được kích thước, hình dạng, màu sắc của hình tròn, hình vuông, biết tìm đồ chơi có dạng hình tròn, hình vuông
 - Trẻ ghi nhớ được đặc điểm hình tròn, hình vuông
 - Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi trong lớp, có ý thức xây dựng bài
II / Chuẩn bị
Cô và trẻ có 1 rổ đựng 2 hình tròn, và 2 hình vuông, 2 ngôi nhà hình vuông, hình tròn
Các đồ chơi có dạng hình tròn, hình vuông.
Một số bài hát trò chơi
III. Tổ chức hoạt động :
Hoạt động 1: Bé hát cùng cô
Cho trẻ hát bài “ quả bóng ”
Cô và trẻ cùng trò chuyện về lớp học của mình
Hoạt động 2 : Bé cùng học toán nào
Ôn nhận biết hình tròn, hình vuông
Cô có hình gì đây ? màu gì ?
Trẻ lên chọn hình đúng theo yêu cầu của cô 
Cô yêu cầu trẻ lên nhắm mắt và chọn hình
Dạy trẻ phân biệt hình tròn, hình vuông.
Cho trẻ đọc đồng dao đi lấy rổ đồ ding
Chúng mình xem trong rổ có gì nào ?
* Cô chọn hình tròn và yêu cầu trẻ chọn hình tròn theo cô
- Hình tròn này có màu gì ?
Cô giới thiệu hình tròn màu trắng,có một đường cong khép kín, nhẵn và lăn được
Cô cho trẻ sờ quanh hình tròn và lăn thử ( Cô cùng lăn với trẻ )
Yêu cầu trẻ cất hình tròn vào rổ
* Cô chọn hình vuông ra và cho trẻ chọn hình vuông
Cô giới thiệu hình vuông có 4 cạnh và 4 góc bằng nhau
Cô cho trẻ đếm số cạnh và góc của hình vuông 
Hình vuông này có cạnh và có góc nên không lăn được 
Cô cho trẻ sờ và lăn thử 
Yêu cầu trẻ cất hình vuông vào rổ
Sờ quanh hình tròn con thấy thế nào ? ( 1 trẻ lên chọn hình tròn giơ lên và nói 
Sờ quanh hình vuông con thấy thế nào ? ( 1 trẻ lên chọn hình vuông giơ lên 
 và nói)
Hình tròn có lăn được không ? Vì sao ?
 Hình tròn có lăn được không ? Vì sao ?
* Trò chơi thi nói nhanh
- Cô nói tên hình trẻ nói đặc điểm 
- Hình tròn trẻ nói lăn được
- Hình vuông trẻ nói không được
- Và ngược lại
- Cả lớp chơi 3, 4 lần
3. Luyện tập
- Cho trẻ tìm đồ dùng, đồ chơi có dạng hình tròn, hình vuông xung quanh lớp.
- Cho trẻ tìm đúng nhà
- Cô nói cách chơi, luật chơi
- Cho trẻ chơi 2, 3 lần 
3. Hoạt động 3 Bé làm họa sỹ
- Trẻ hát vào góc tô màu hình tròn, hình vuông
Vận động bài “ Trời nắng, trời mưa ra ngoài ”.
Chủ đề nhánh : Đồ dùng đồ chơi trong lớp ( 1 tuần )
 Thực hiện từ ngày 04 / 10 – 08 / 10 / 2010
 I / Mục đích yêu cầu.
 - Trẻ biết ở trong lớp mình có những đồ dùng đồ chơi gì và tác dụng của những đồ 
 chơi đó. 
Biết quan sát và ghi nhớ.
Biết giữ gìn và bảo vệ đồ dùng, đồ chơi.
II / Kế hoạch giảng dạy: 
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
- Đón trẻ vào lớp nhắc trẻ chào

File đính kèm:

  • docgiao an 3 tuoi.doc