Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Những con vật đáng yêu - Chủ đề nhánh: Con vật sống trong gia đình có 2 chân, đẻ trứng - Nguyễn Phương Loan

I. Mục đích yêu cầu.

1. Kiến thức.

- Trẻ đi không dẫm chân lên vạch, không làm rơi đồ.

- Thực hiện động tác theo sự hướng dẫn.

- Có kỹ năng khi thực hiện.

2. Kỹ năng.

- Phát triển thể chất cho trẻ.

- Rèn kỹ năng chú ý có chủ định.

- Rèn kỹ năng khéo léo không làm rơi vật.

3. Thái độ.

- Góp phần giáo dục trẻ ngoan, chăm tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh.

II. Chuẩn bị.

1. Đồ dùng.

- Sân tập an toàn.

- Đồ dùng, đồ chơi.

- Bao cát, rổ đựng.

- Dây dài 3m.

- Băng đài, đàn các bài hát về chủ đề động vật.

 

doc79 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 3064 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Những con vật đáng yêu - Chủ đề nhánh: Con vật sống trong gia đình có 2 chân, đẻ trứng - Nguyễn Phương Loan, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 4: “Những con vật đáng yêu
Thời gian thực hiện: 4 tuần ( Từ ngày 21 / 11 /2011 đến 16/ 12 / 2011).
Tuần 12. Chủ đề nhánh: “Con vật sống trong gia đình có 2 chân, đẻ trứng”
Thời gian thực hiện: 1 tuần ( Từ 21 / 11 / 2011 đến 25 / 11 /2011).
Yêu cầu
- Trẻ biết kể tên, đặc điểm một số vật nuôi trong gia đình ( gia cầm): Gà, vịt, ngan,...
- Yêu quý, thích thú khi được quan sát tìm hiểu về các con vật 2 chân, đẻ trứng.
- Biết chăm sóc, bảo vệ, giữ vệ sinh cá nhân khi tiếp xúc với các con vật 
Nhận xét của người kiểm tra.
1. Ưu điểm:
- Nội dung:
- Phương pháp:
- Hình thức tổ chức:
- chuẩn bị đồ dùng cho giáo viên và trẻ:
2. Tồn tại và khắc phục:
Ngày... tháng... năm 2011
 Người kiểm tra
Tuần 12
Tên hoạt động
Nội dung hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Hướng dẫn của cô
Hoạt động của trẻ
Đón 
trẻ
Thể 
dục 
sáng
Điểm 
danh
- Cô đón trẻ vào lớp.
- Trao đổi với phụ huynh.
- Trò chuyện về chủ đề.
- Chơi theo nhóm nhỏ.
- Tập bài Gà Trống.
- Trẻ thích được đến trường đến lớp.
- Biết chơi đoàn kết với các bạn.
- Trò chuyện cùng cô.
- Trẻ nắm được các kỹ thuật động tác.
- Tập thành thạo theo cô.
- Nắm được sĩ số trẻ tới lớp.
- Lớp học sạch sẽ gọn gàng.
- Các góc chơi trang trí khoa học.
- Câu hỏi đàm thoại.
- Sân tập an toàn.
- Sức khỏe tốt.
- Băng đài.
- Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ.
- Trò chuyện. Cô đưa tranh về một số con vật nuôi gia đình, đồ chơi về các con vật ra hỏi trẻ: Đây là con gì? nó kêu thế nào?, Nó có đẻ trứng không?,...
*ổn định. Cô cho trẻ xếp hàng kiểm tra sức khỏe quần.
1. Khởi động. Cô cho trẻ đi khởi động vòng tròn, đi theo nhạc, cô điều chỉnh tốc độ đi của trẻ.
2. Trọng động. Cô hướng dẫn trẻ tập từng động tác.
ĐT1. “Gà gáy” TTCB: Trẻ đứng thoải mái, chân ngang vai, tay thả xuôi.
Tập: Trẻ hít vào thật sâu, kết hợp tay giơ cao ngang vai, 2 bàn tây khum trước miệng, thở ra làm gà gáy ò ó o o.
ĐT2. “Gà vỗ cánh” TTCB: Trẻ đứng hai chân song song, 2 tay buông xuôi.
Tập: làm gà vỗ cánh, dang hai tay cao ngang vai. Trở về TT ban đầu.
ĐT3. “Gà mổ thóc” TTCB: Trẻ đứng tự nhiên hai tay duỗi thẳng.
Tập: làm gà mổ thóc, trẻ cúi xuống tay gõ xuống sàn nhà, nói tốc tốc tốc. Đứng lên trở về TT ban đầu.
ĐT4. “Gà tìm giun” TTCB: Hai chân đứng ngang bằng vai, tay chống hông.
Tập: Trẻ giậm chân tại chỗ, vừa giậm chân vừa nói gà bới đất tìm giun. Trẻ ngừng hai ba giây rồi lại tập tiếp.
ĐT5. “Gà bay” TTCB: 2 chân đứng tự nhiên tay duỗi thẳng.
Tập: Bật tại chỗ kết hợp với hai tay giang ngang, vừa tập vừa nói gà bay.
3. Hồi tĩnh. Cho trẻ làm những chú gà đi nhẹ nhàng vào lớp.
- Cô điểm danh trẻ .
- Trẻ chào cô, chào bố mẹ.
- Trả lời các câu hỏi.
- Trẻ xếp hàng.
- Đi khởi động cùng cô.
- Trẻ tập.
Hoạt 
động 
ngoài 
trời
- Quan sát có mục đích: Quan sát các con vật.
- Trò chơi vận động: Bắt chước tiếng kêu các con vật, gà trong vườn rau, bắt bướm, chim sẻ và ô tô.
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
- Trẻ được quan một số con vật như: Gà, vịt,...
- Được cho ăn và chơi với một số con vật.
- Trẻ nắm được cách chơi và chơi đúng luật chơi.
- Chơi tự do thoải mái.
- Nơi dạo chơi có một số con vật.
- Câu hỏi đàm thoại.
- Chỗ chơi an toàn.
- Cô dẫn trẻ đi dạo trên sân trường quan sát một số con vật đang ăn trên sân. Hỏi trẻ Trên sân có con gì? con vật đó đang làm gì? Các con có muốn cho gà ăn không?,...
- Cô nói tên trò chơi phân tích cách chơi và cho trẻ tham gia chơi cùng cô, cô khuyến khích trẻ chơi.
- Cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời, cô quan sát trẻ chơi và chơi cùng với trẻ.
- Trẻ quan sát và trả lời câu hỏi.
- Trẻ chơi.
Hoạt 
động 
góc
+Góc thao tác vai.
Bé làm người chăn nuôi
 +Góc HĐVĐV. 
Xếp hình, xâu hạt màu xanh, đỏ, vàng.
+Góc sách truyện.
Xem sách tranh chuyện về các con vật đáng yêu có 2 chân, 2 cánh đẻ trứng.
+Góc nghệ thuật. 
Làm sách tranh, dán hình các con vật
- Trẻ biết nhập vai chơi thành thạo. 
- Trẻ biết cầm dây xâu hạt thành vòng với ba màu xanh, đỏ vàng, biết xếp chồng xếp khít các khối gỗ.
- Biết giở sách và đọc truyện tranh, nói tên các con vật.
- Biết làm sách tranh, hứng thú làm
- một số con vật bằng nhựa, thức ăn bằng hạt.
- Đồ chơi xếp hình, các hạt nhựa xanh, đỏ, vàng, dây xâu.
- Truyện tranh theo chủ đề.
- Giấy, bút màu.
1. ổn định. Cô cho trẻ vào lớp hỏi trẻ các con đang học chủ đề gì? cho trẻ quan sát các góc chơi.
2. Hướng dẫn. Cô giới thiệu về nội dung chơi ở từng góc chơi và hỏi trẻ con thích chơi ở góc nào? con chơi cùng ai? con sẽ làm gì? 
Cô mời trẻ về góc chơi đã chọn.
Quá trình chơi: Cô đến từng góc đàm thoại về nội dung chơi với trẻ và hỏi trẻ con đang làm gì? con sẽ làm gì? cô chơi cùng với trẻ.
- Khuyến khích trẻ chơi và cho trẻ thảo luận trong khi chơi.
3. Kết thúc.
- Cô cho trẻ hát bài “gà trống mèo con và cún con”.
- Trẻ quan sát.
- Tự chọn góc chơi và chơi.
- Trả lời câu hỏi.
- Cất đồ chơi.
Hoạt 
động 
chiều
Ôn: Đi trong đường hẹp có mang vật trên tay.
- Quan sát cô chia ăn.
- Bắt chước tiếng kêu các con vật
- Chơi vận động: Gà trong vườn rau, Bắt bướm, chim sẻ và ô tô.
- chơi ở các góc chơi.
- Nêu gương
- Trẻ biết đi trong đường hẹp, thẳng người, không rơi vật trên tay.
- Trẻ hứng thú xem cô chia ăn
- Trẻ hứng thú bắt chước tiếng kêu các con vật.
- Trẻ hứng thú chơi và biết cách chơi.
- Trẻ vui vẻ chơi ở các góc.
- Vẽ hai vạch làm đường đi.
- Bát, thìa, thức ăn, canh,...
- Một số loại đồ chơi
- Cho trẻ ôn luyện các bài đã học.
- Cô chia ăn và nói cách xúc, chia ăn.
- Cô gúp trẻ tạo ra một số tiếng kêu, và cách tạo dáng một số con vật khi tạo ra tiếng kêu.
- Cô hướng dẫn trẻ chơi, và chơi cùng trẻ.
- Cô quan sát trẻ chơi ở các góc chơi.
Cô cho trẻ cắm cờ
- Trẻ chơi.
Thứ 2 ngày 21 tháng 11 năm 2011
Hoạt động chính. ‘Đi trong đường hẹp có mang vật trên tay’.
Trò chơi vận động. Gà trong vườn rau ( Ôn bật qua vạch kẻ)
Hoạt động bổ trợ. Phát triển thể chất.
 Phát triển thẩm mỹ.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức.
- Trẻ đi không dẫm chân lên vạch, không làm rơi đồ.
- Thực hiện động tác theo sự hướng dẫn.
- Có kỹ năng khi thực hiện.
2. Kỹ năng.
- Phát triển thể chất cho trẻ.
- Rèn kỹ năng chú ý có chủ định.
- Rèn kỹ năng khéo léo không làm rơi vật.
3. Thái độ.
- Góp phần giáo dục trẻ ngoan, chăm tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh.
II. Chuẩn bị.
1. Đồ dùng.
- Sân tập an toàn.
- Đồ dùng, đồ chơi.
- Bao cát, rổ đựng.
- Dây dài 3m.
- Băng đài, đàn các bài hát về chủ đề động vật.
2. Địa điểm.
- Tại lớp học.
III. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. ổn định, giới thiệu bài.
- Cô cho trẻ vào lớp, xếp hàng kiểm tra quần áo, sức khỏe cho trẻ, cho trẻ đi khởi động.
2. Giảng bài mới.
* Hoạt động 1. Khởi động. 
- Cô cho trẻ đi khởi động vòng tròn, đi theo nhạc, cô điều chỉnh tốc độ đi của trẻ.
* Hoạt động 2. Trọng động.
a/ PTPTC. Gà trống.
- Cô hướng dẫn trẻ tập từng động tác.
- ĐT1. “Gà gáy” 
+ TTCB: Trẻ đứng thoải mái, chân ngang vai, tay thả xuôi.
+ Tập: Trẻ hít vào thật sâu, kết hợp tay giơ cao ngang vai, 2 bàn tây khum trước miệng, thở ra làm gà gáy ò ó o o.
- ĐT2. “Gà vỗ cánh” 
+ TTCB: Trẻ đứng hai chân song song, 2 tay buông xuôi.
+ Tập: Làm gà vỗ cánh, dang hai tay cao ngang vai. Trở về TT ban đầu.
- ĐT3. “Gà mổ thóc” 
+ TTCB: Trẻ đứng tự nhiên hai tay duỗi thẳng.
+ Tập: làm gà mổ thóc, trẻ cúi xuống tay gõ xuống sàn nhà, nói tốc tốc tốc. Đứng lên trở về TT ban đầu.
- ĐT4. “Gà tìm giun”
+ TTCB: Hai chân đứng ngang bằng vai, tay chống hông.
+ Tập: Trẻ giậm chân tại chỗ, vừa giậm chân vừa nói gà bới đất tìm giun. Trẻ ngừng hai ba giây rồi lại tập tiếp.
- ĐT5. “Gà bay” 
+ TTCB: Hai chân đứng tự nhiên tay duỗi thẳng.
+ Tập: Bật tại chỗ kết hợp với hai tay giang ngang, vừa tập vừa nói gà bay.
b/ VĐCB. Đi trong đường hẹp có mang vật trên tay.
- Cô giới thiệu và làm mẫu cho trẻ xem 2 lần. 
- Lần 1. Cô làm mẫu chính xác.
- Lần 2. Cô làm mẫu và phân tích động tác. Cầm bao cát bằng tay phải, đứng sát vạch, đi khéo léo không dẫm chân lên vạch, không làm rơi bao cát. mang bao cát đến chỗ rổ, để bao cát xuống. Chạy nhanh về cuối hàng, bạn tiếp theo lên và tiếp tục cho đến hết lượt.
- Trẻ thực hiện. Cô mời 1 cháu lên làm mẫu cho các bạn xem.
- Lần 1 cô cho lần lượt từng trẻ lên thực hiện. Khi trẻ thực hiện cô chú ý quan sát và hướng dẫn trẻ làm.
- Lần 2. cô cho thi đua nhau xem ai mang được nhiều bao cát lên nhất.
- Củng cố. Cô làm mẫu lại 1 lần cho trẻ xem.
c. Trò chơi vận động. Gà trong vườn rau ( Ôn bật qua vạch kẻ).
- Cách chơi. Cô cho trẻ nhảy qua các vạch kẻ ở giữa các vạch kẻ là vườn rau. Trẻ là những chú gà đi kiếm ăn, trẻ sẽ nhặt những con vật có trong vườn rau và mang đặt vào rổ của tổ mình. Thi xem tổ nào nhảy nhanh và nhặt được nhiều con vật nhất.
- Luật chơi: Tổ nào bật nhanh và lấy được nhiều con vật nhất tổ đó sẽ thắng.
- Cho trẻ chơi 1 - 2 lần. Cô động viên khuyến khích trẻ chơi
* Hoạt động 3. Hồi tĩnh.
- Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 2- 3 vòng.
3. Kết thúc hoạt động. 
- Hôm nay các con được chơi gì? 
- Con có thích chơi không?
- Chúng mình vừa học bài tập vận động cơ bản gì?
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ. 
- Trẻ xếp hàng.
- Trẻ đi khởi động.
- Trẻ tập.
- Quan sát cô làm mẫu.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ chơi.
- Gà trong vườn rau.
- Có ạ.
- Đi trong đường hẹp có mang vật trên tay.
Thứ 3 ngày 22 tháng 11 năm 2011
Hoạt động chính. Kể chuyện : ‘Quả Trứng’
trò chơi : ‘ Xếp hình chú vịt con ’.
Hoạt động bổ trợ. - Phát triển ngôn ngữ.
 - Phát triển nhận thức.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức.
- Trẻ nhớ tên chuyện, tên nhân vật trong chuyện.
- Nhớ được tình tiết câu chuyện.
- Nhớ hành động của nhân vật.
2. Kỹ năng.
- Phát triển ngôn ngữ và chú ý có chủ định.
- Rèn kỹ năng trả lời chính xác các câu hỏi.
- Phát triển tư duy cho trẻ.
3. Giáo dục.
- Góp phần giáo dục trẻ ngoan, yêu quý các con vật, biết cách chăm sóc và bảo vệ các con vật.
II. Chuẩn bị.
1. Đồ dùng.
* Đồ dùng của cô.
- Tranh chuyện.
- Mô hình.
- Đàn, đĩa, băng hình.
* Đồ dùng của trẻ.
- Hột hạt.
2. Địa điểm.
- Tại lớp học.
III. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. ổn định, giới thiệu bài :
- Cô cùng trẻ vào lớp hát bài “ Đàn vịt con” 
- Cô giới thiệu vào bài.
2. Giảng bài mới.
* Hoạt động 1. Cô kể chuyện diễn cảm.
- Lần 1. Cô kể diễn cảm thể hiện được nội câu chuyện. 
- Đàm thoại: Cô đang kể câu chuyện gì?
- Lần 2. Cô kể kết hợp dùng tranh. 
- Đàm thoại: Tranh cô vẽ nội dung câu truyện gì?
* Hoạt động 2. Trích dẫn và đàm thoại.
- Cô giảng nội dung câu chuyện: Quả trứng nằm trên bãi cỏ, gà trống, lợn con đến hỏi quả trứng, quả trứng lúc lắc mấy cái thì nở ra một con vịt con, vịt con kêu vít, vít....
- Đàm thoại:
+ Cô kể chuyện gì? 
+ Trong chuyện có những con gì?
+ Thấy quả trứng, gà trống đã nói gì?
+ Con gì chạy đến nữa? 
+ Lợn con nói gì? 
+ Quả trứng làm sao ? 
+ Con gì chui ra từ quả trứng ? 
+ Vịt con kêu thế nào ?
- Cô làm vịt mẹ, trẻ làm vịt con cùng đi chơi. Quan sát mô hình hỏi trẻ có gì đây ? quả gì nhỉ ? đây là trứng gì ?
- Cô kể chuyện trên mô hình cho trẻ nghe 1 lần.
- Hỏi trẻ:
 + Cô kể chuyện gì? 
+ Đây là quả trứng gì?
- Cô nhận xét tuyên dương, giáo dục dinh dưỡng, bảo vệ con vật.
* Hoạt động 3. Trò chơi: “ Xếp hình chú gà con”
- Cách chơi: Cô hướng dẫn trẻ xếp hình chú vịt con bắng hột hạt.
- Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần
3. Kết thúc hoạt động.
- Lớp mình vừa chơi trò chơi gì?
- Cô vừa kể câu chuyện gì?
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
- Trẻ hát.
- Chú ý lắng nghe cô kể chuyện.
- Quả trứng.
- Quả trứng.
- Đàm thoại.
- Quả trứng
- Gà trống, lợn con, vịt con.
- Quả trứng gì to,.. to
- Lợn con.
- Trứng gà, trứng vịt.
- Lúc lắc rồi vỡ.
- Vịt con.
- Vít! vít! vít!
- Quả trứng
- Trứng vịt.
- Trẻ chơi.
- Xếp hình chú gà con.
- Quả trứng.
Thứ 4 ngày 23 tháng 11 năm 2011
Hoạt động chính. NBTN “Gà trống, gà mái, vịt ”
Chơi: Xếp chuồng cho gà, vịt”.
Hoạt động bổ trợ. - Phát triển nhận thức.
 - Phát triển ngôn ngữ.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức. 
- Trẻ nhận biết được các con vật qua đặc tiếng kêu, đặc điểm của con vật. 
- Nói được từng đặc điểm, tiếng kêu, ích lợi của các con vật.
- Biết được thức ăn và nơi sống của các con vật.
2. Kỹ năng. 
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Rèn cho trẻ biết trả lời câu hỏi của cô.
- Phát triển tư duy có chủ định cho trẻ.
3. Giáo dục. 
- Trẻ ngoan yêu quý các con vật, biết chăm sóc bảo vệ con vật nuôi.
II. Chuẩn bị.
1. Đồ dùng. 
* Đồ dùng của cô. 
 - Máy chiếu
- Tranh ảnh các con vật.
- Băng đĩa hình thế giới động vật.
* Đồ dùng của trẻ.
- Đồ chơi các con vật.
- Hàng rào, cỏ
 2. Điạ Điểm.
- Tại lớp học.
III. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. ổn định, giới thiệu bài.
- Vào lớp hát bài “ Con gà trống” 
- Đàm thoại : 
 - Cô cháu mình vừa hát bài hát gì?
 - Bài hát có con gì? 
- Cô giới thiệu vào bài.
2. Giảng bài mới.
* Hoạt động 1. Cho trẻ xem tranh và đàm thoại.
- Cho trẻ xem hình ảnh gà, vịt qua máy chiếu.
a. Cô cho trẻ quan sát gà trống:
- Con gì đây?
- Cô giới thiệu về con gà trống. Con gà trống, có mào đỏ, mỏ gà nhọn để mổ thóc, chân gà có móng dài nhọn, cánh gà rất đẹp, gà trống gáy ò ó o o.
- Đàm thoại. 
+ Con gì đây?
+ Mào gà đâu? 
+ Mào có màu gì? 
+ cô chỉ vào mỏ gà hỏi đây là cái gì? 
+ Mỏ gà để làm gì?
+ Gà mổ thóc như thế nào? 
+ Cánh gà đâu? 
+ Cô chỉ vào chân hỏi đây là cái gì? 
+ Chân gà để làm gì? 
+ Gà trống gáy như thế nào? 
- Cô cho trẻ quan sát con gà mái: Có mào nhỏ hơn gà trống, gà mái nhỏ và thấp hơn, gà mái đẻ được trứng.
- Tương tự cho trẻ quan sát và đàm thoại về con gà mái như trên.
b. Cô đọc câu đố về con vịt 
- Cô đọc câu đó con gì?
- Con vịt đâu? 
- Chùng mình cùng làm tiếng vịt kêu để gọi vịt nào? 
- Cho trẻ quan sát tranh con vịt hỏi trẻ:
- Đây là con gì? 
- Cô giới thiệu về con vịt. Con vịt, đây là đầu vịt, vịt không có mào, mỏ vịt to, vịt kêu cạp cạp cạp, đây là mình, chân vịt to có màng để bơi dưới nước.
- Đàm thoại. 
+ Con gì đây?
+ Con vịt đâu? 
+ Con vịt kêu thế nào?
+ Ai chỉ cho cô mỏ vịt đâu?
+ Mỏ vịt để làm gì? 
+ Cô chỉ mình con vịt hỏi trẻ đây là cái gì?
+ Chân vịt đâu? 
+ Chân vịt có gì?
+ Vịt bơi ở đâu? 
+ Vịt ăn gì?
- Đàm thoại.
+ Cô cháu mình vừa được làm quen với những con gì? 
+ Con gà đâu? 
+ Đây là con gà gì?
+ Con gà trống đâu? 
+ Con gì bơi được ở dưới nước? 
+ Vì sao con vịt lại bơi được ở dưới nước?
+ Con vịt kêu thế nào? 
+ Gà trống gáy như thế nào?
 + Gà mổ thóc như thế nào?
+ Ngoài gà trống, mái, vịt các con còn biết con gì nữa? 
Cô cho trẻ xem tranh con chó mèo thỏ và hỏi trẻ con gì đây? kêu thế nào?
* Hoạt động 2. Chơi: “Xếp chuồng cho gà, vịt”.
- Cách chơi: Cô hướng dẫn trẻ xếp chuồng cho gà vịt bằng hàng rào nhựa cô đã chuẩn bị sẵn.
- Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
3. Kết thúc hoạt động. 
- Các con vừa được học bài gì?
- cô nhận xét tuyên dương.
- Trẻ hát và đàm thoại cùng cô.
- Con gà trống
- Con gà
- Gà trống
- Trẻ tự trả lời
- Mổ thóc
- Trẻ tự trả lời
- ò ó o,…
- Trẻ đoán
- Trẻ bắt chước tiếng vịt.
- Con vịt.
- Trẻ chơi.
- Trẻ tự trả lời
- Cạp, cạp,...
- Dưới ao.
- Ăn cá con.
- Gà trống, gà mái, vịt.
- Trẻ tự trả lời.
- Con vịt.
- Chân có màng.
- Cạp, cạp,...
- ò ó o,...
- Trẻ tự trả lời.
- Nhận biết gà trống, gà mái, vịt.
Thứ 5 ngày 24 /tháng 11 năm 2011
Hoạt động chính. Dạy thơ “Đàn gà con”
Trò chơi: Xếp trứng vào giỏ ( Rổ).
Hoạt động bổ trợ. Phát triển ngôn ngữ.
 Phát triển nhận thức.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức. 
- Trẻ nhớ tên bài thơ.
- Hiểu nội dung và khi đọc thể hiện được giai điệu của bài.
- Thuộc bài thơ.
2. Kỹ năng. 
 - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 - Rèn luyện khả năng biểu cảm cho trẻ.
 - Rèn sự chú ý có chủ định trong giờ học.
3. Giáo dục. 
 - Trẻ ngoan nghe lời cô biết thực hiện theo yêu cầu của người lớn.
 - Thể hiện được giai điệu của bài thơ.
II. Chuẩn bị.
1. Đồ dùng.
* Đồ dùng của cô.
- Tranh minh họa bài thơ.
- Mô hình có gà mẹ, trứng, đàn gà con.
- Đàn, đĩa có các bài hát về chủ đề.
- Tranh vẽ đàn gà 
* Đồ dùng của trẻ. 
- Những quả trứng xốp. 
2. Địa điểm. 
 - Tại lớp học.	
III. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. ổn định, giới thiệu bài.
- Cô cho trẻ vào lớp hát bài “ Đàn gà trong sân”. 
- Lớp mình vừa hát bài hát gì?
- Cô giới thiệu vào bài.
2. Giảng bài mới.
* Hoạt động 1. Cô đọc bài thơ.
- Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ. 
- Đảm thoại: Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Lần 2: Cô đọc bài thơ minh họa qua tranh 
- Cho trẻ quan sát tranh và hỏi trẻ. 
+ Tranh vẽ con gì đây? 
+ Con gà đâu ? 
+ Gà mẹ đang làm gì ? 
- Cô phân tích nội dung bài thơ. Gà mẹ đẻ trứng, các quả trứng tròn được gà mẹ ấp ủ. ấp ủ là ôm vào lòng như cô giáo ôm các con vào lòng vậy, sau đó nở thành những chú gà con đáng yêu có mỏ tý hon, chân bé xíu, bé xíu là bé tý ti bé như que tăm đấy, lông màu vàng, mắt đen rất đáng yêu....
* Hoạt động 2. Đàm thoại trích dẫn.
- Cô cho trẻ xem tranh và hỏi trẻ:
+ Cô vừa đọc bài thơ gì?
+ Bài thơ do ai sáng tác?
+Trong bài thơ gà mẹ làm gì?
+ Gà mẹ ấp ủ những quả trứng để làm gì? 
+ Trứng nở thành con gì? 
+ Chú gà con đâu? 
+ Mỏ gà đâu? 
+ Chân gà đâu? 
+ Mắt gà đâu? 
+ Gà con kêu thế nào?
+ Gà ăn gì? 
+ Nhà các con có nuôi gà không?
* Hoạt động 3. Trẻ đọc thơ.
- Cô cho cả lớp đọc thơ 2 lần và đàm thoại. 
- Các con đọc bài thơ gì? 
- Con thấy bài thơ thế nào?
- Cô mời các tổ đứng lên đọc. Cô chú quan sát và sửa sai cho trẻ, khuyến khích trẻ đọc đúng giai điệu bài thơ.
- Mời các nhóm, cá nhân lên đọc.
- Hát bài đàn gà trong sân, ra quan sát mô hình hỏi trẻ con gì đây? Gà mẹ đang làm gì?
- Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ 1 lần trên mô hình.
- Cho nghe nhạc bài hát đàn gà con.
* Hoạt động 4. “ Trò chơi: Xếp trứng gà vào giỏ ”.
- Cách chơi: Cô cho trẻ xếp những quả trứng vào rổ của tổ mình thật khéo. Cô chia lớp thành 2 tổ thi đua xem tổ nào xếp trứng khéo và nhanh.
- Luật chơi: tổ nào xếp nhanh và khéo tổ đỏ dành chiến thắng.
3. Kết thúc hoạt động. 
- Lớp mình vừa học bài thơ gì?
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
- Trẻ hát.
- Chú ý lắng nghe cô đọc.
- Đàn gà con.
- Đàm thoại.
- Đàn gà con.
- Trẻ tự chỉ và trả lời.
- Trẻ hát và quan sát đàm thoại.
- Đàn gà con.
- Trẻ tự trả lời.
- Đàn gà con
- Đàn gà con.
Thứ 6 ngày 25 tháng 11 năm 2011
Hoạt động chính. Dạy hát: ‘ Con Gà Trống’ ( Nhạc và lời : Tân Huyền)
Trò chơi âm nhạc: “ Nghe bài hát tìm con vật”
Hoạt động bổ trợ. - Phát triển ngôn ngữ.
 - Phát triển nhận thức.
I Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức.
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả.
- Cảm thụ được giai điệu của bài hát.
- Biết thể hiện được bài hát.
2. Kỹ năng.
- Rèn sự phối hợp của các giác quan. thính giác, thị giác....
- Kỹ năng quan sát chú ý có chủ định.
- Phát triển tai nghe âm nhạc.
3. Giáo dục
- Góp phần giáo dục trẻ ngoan, biết lắng nghe và hát đúng giai điệu.
II. Chuẩn bị.
1. Đồ dùng.
- Tranh con gà trống.
- Mũ gà trống.
- Mũ chóp kín.
- Đàn, đĩa có các bài hát về chủ đề động vật..
2. Địa điểm.
- Tại lớp học.
III. Tổ chức thực hiện.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. ổn định, giới thiệu bài.
- Vào lớp hát bài “Đàn gà con” . 
- Lớp mình vừa hát bài hát gì?
- Cô giới thiệu vào bài.
2. Giảng bài mới.
* Hoạt động 1. Dạy hát: con Gà trống ( Nhạc và lời : Tân Huyền).
- Lần 1: Cô hát mẫu cho trẻ nghe 1 lần. Hát đúng giai điệu bài hát, thể hiện được nội dung bài hát.
- Đàm thoại :
+ Cô vừa hát bài hát gì ? 
+ Ai sáng tác ?
Lần 2. Cô hát cho trẻ kèm theo làm động tác minh hoạ nội dung bài hát, 
- Cô phân tích giai điệu bài hát: Bài hát có giai điệu nhẹ nhàng, nói về con gà trống rất xinh đẹp.Mào đỏ chân thì có cựa và gáy ò ó o đấy.
Hoạt động 2. Đàm thoại và trích dẫn.
- Cho trẻ xem tranh con gà trống
- Các con vừa được nghe cô hát bài hát gì?
- Do ai sáng tác?
- Bài hát nói về con gì?
- Trên đầu gà có gì?
- Chân gà có gì?
- Gà trống gáy thế nào?
- cô cho trẻ hát theo nhạc của bài hát.
- Sau đó mời các tổ lên hát. Cô chú ý quan sát và sửa sai cho trẻ.
- Cô mời cá nhân, nhóm lên hát. 
- Cô khuyến khích trẻ hát và sửa sai cho trẻ.
- Củng cố:
+ Cô

File đính kèm:

  • docgiao an nhung con vat dang yeu.doc
Giáo Án Liên Quan