Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Phương tiện và luật lệ giao thông

1/ Phát triển thể chất:

- Phát triển ở trẻ các vận động thô thông qua các bài tập vận động cơ bản như: Bật sâu, trèo lên xuống thang .và các trò chơi vận động .

- Phát triển các vận động tinh ở trẻ thông qua các vận động trong sinh hoạt hàng ngày.

- Bé biết ăn uống đầy đủ các chất cho cơ thể khỏe mạnh .

2/ Phát triển nhận thức:

- Hình thành và phát triển ở trẻ khả năng khám phá về các phương tiện và luật lệ giao thông thông thường.

- Trẻ tham gia khám phá các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy , đường hàng không .

- Biết ích lợi của các phương tiện giao thông .

- Khám phá những đặc điểm nổi bật của từng loại phương tiện giao thông và biết được địa bàn hoạt động đối với từng phưong tiện giao thông.

- Hình thành khả năng quan sát , so sánh, phân loại

- Tham gia khám phá về một số luật lệ giao thông .

- Biết chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông.

 

doc85 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 6835 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Phương tiện và luật lệ giao thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC TIÊU 
Chủ đề: Phương tiện và luật lệ giao thông
Thực hiện từ ngày 2/ 03 đến ngày 28/ 03/ 2009.
1/ Phát triển thể chất:
- Phát triển ở trẻ các vận động thô thông qua các bài tập vận động cơ bản như: Bật sâu, trèo lên xuống thang….và các trò chơi vận động .
- Phát triển các vận động tinh ở trẻ thông qua các vận động trong sinh hoạt hàng ngày.
- Bé biết ăn uống đầy đủ các chất cho cơ thể khỏe mạnh .
2/ Phát triển nhận thức:
- Hình thành và phát triển ở trẻ khả năng khám phá về các phương tiện và luật lệ giao thông thông thường.
- Trẻ tham gia khám phá các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy , đường hàng không…..
- Biết ích lợi của các phương tiện giao thông .
- Khám phá những đặc điểm nổi bật của từng loại phương tiện giao thông và biết được địa bàn hoạt động đối với từng phưong tiện giao thông.
- Hình thành khả năng quan sát , so sánh, phân loại…
- Tham gia khám phá về một số luật lệ giao thông . 
- Biết chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông.
- Trẻ biết tạo nhóm 10, luyện đếm, nhận biết số 10. Nhận biết mối qun hệ hơn kém trong phạm vi 10. Tập phân hia 10 đối tượng thành 2 phần bằng nhiều cách.
3/Phát triển ngôn ngữ:
- Làm giàu vốn từ cho trẻ.
- Trẻ mạnh dạn biết sử dụng từ ngữ phù hợp trong giao tiếp với mọi người.
- Biết sử dụng từ ngữ phong phú trong việc tham gia kể chuyện sáng tạo.
- Tập thể hiện giọng điệu của từng nhân vật trong chuyện.
- Trẻ biết tham gia đọc thơ diễn cảm thể hiện được ngữ điệu của bài thơ.
- Trẻ tham gia khám phá để nhận biết và luyện phát âm đúng nhóm chữ: p – q; g – y.
- Tập tô trùng khít đều và đẹp.
- Biết tham gia tìm những từ có chữ p- q; g – y.
4/ Phát triển thẩm mĩ:
- Hình thành và phát triển ở trẻ khả năng cảm nhận cái đẹp từ các phương tiện giao thông, từ những hành vi cử chỉ đẹp khi tham gia chấp hành tốt các luật lệ giao thông.
- Trẻ tích cực tham gia tạo sản phẩm về các phương tiện giao thông thông qua các sản phẩm vẽ ,nặn, xé dán, cắt dán, gấp xếp…hoặc sử dụng các nguyên vật liệu mở, vật liệu thiên nhiên để tạo ra sản phẩm.
- Trẻ tích cực, sáng tạo trong việc làm sách tranh về các phương tiện và luật lệ giao thông.
- Tạo ra một sô 1đồ chơi về các phươn tiện giao thông.
- Trẻ tham gia múa hát ca ngợi về các phương tiện gio thông, ca ngợi về những hành vi đẹp của mọi người khi tham gia giao thông.
- Trẻ nhí nhảnh , hồn nhiên , mạnh dạn, tự tin khi tham gia biểu diễn văn nghệ.
- Thể hiện được tình cảm của bé qua lời ca điệu múa…
5 / Phát triển tình cảm – xã hội:
- Trẻ biết quan tâm đến sức khỏe, tính mạng của mọi người.Biết vận động mọi người thân tham gia chấp hành tốt luật giao thông khi tham gia giao thông như : Biết đội mủ bảo hiểm khi đi xe máy, không thò tay, thò đầu ra ngoài khi xe đang chạy….
- Trẻ tham gia chơi một số trò chơi về giao thông như: Đi qua ngã tư đường phố, đi theo tín hiệu đèn màu, bánh xe quay….
Thứ hai ngày 02/ 03/ 2009.
Phương tiện nào bé thích?
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Bé tham gia khám phá các phương tiện giao thông đường bộ.
- Tham gia tốt các hoạt động trong ngày.- Giáo dục bé biết ích lợi của một số phương tiện giao thông đường bộ.
II/ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: (7h - 8h Đón trẻ, thể dục sáng.)
- Trao đổi với trẻ về phương tiện mà bố mẹ đưa trẻ đến lớp.
Hoạt động 2: ( 8h – 8h 30 HĐC ).
- Vận động theo nhạc bài “Em tập lái ô tô”
- Các đội thi đua nhau chọn phương tiện giao thông cho đội của mình đi du lịch.
- Trẻ quan sát khám phá đặc điểm nổi bật của phương tiện giao thông mà cả đội chọn.
- So sánh với phương tiện giao thông của đội bạn.
- Làm sách tranh về phương tiện giao thông đường bộ.
Hoạt động 3 : ( 8h 30 – 9h30 HĐG.)
- Tổ chức cho trẻ chơi ở góc xây dựng.
Hoạt động 4 : ( 9h30 – 10h30 HĐNT.)
- Quan sát xe máy. Chơi “Người tài xế giỏi”
Hoạt động 5: ( 10h30 – 14h30)
- Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa, ăn xế.
Hoạt động 6 : ( 14h30 – 15h 30HĐC.)
- Nghe và hát bài “Em tập lái ô tô”
Hoạt động 7: ( 15h30 -17h)
- Vệ sinh, chơi tự chọn, trả tre
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
Phát triển nhận thức: 
	 Khám phá về phương tiện giao thông đường bộ.
I/ Mục đích yêu cầu:
- Trẻ tham gia khám phá các phương tiện giao thông đường bô như: Xe đạp, xe máy, xe ô tô….Nhận biết đặc điểm nổi bật của từng loại phương tiện giao thông đường bộ.
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, ghi nhớ có chủ định, hình thành khả năng tư duy ở trẻ.
- Giáo dục trẻ biết ích lợi của một số phương tiện giao thông.
II/ Chuẩn bị
- Một số phương tiện giao thông đường bộ như: Xe đạp, xe máy, xe ô tô…
- Giấy loại, kéo, hồ dán..
-Máy kidsmart.
III/Tiến hành:	
Hoạt động 1:
- Mở nhạc bài “Đường em đi”
- Cô trao đổi trò chuyện với trẻ về một số loại phương tiện giao thông đường bộ mà trẻ biết.
Hoạt động 2:
- Tổ chức cho các đội đi du lịch bằng phương tiện giao thông đường bộ.
- Các đội sẽ tự giới thiệu phương tiện giao thông màcả đội chọn.
- Trẻ quan sát và nêu đặc điểm nổi bật của phương tiện giao thông của đội mình theo sự gợi mở :
	+ Đội con chọn phương tiện giao thông gì?
	+ Vì sao lại chọn phương tiện giao thông đó?
	+ Phương tiện giao thông của đội con như thế nào?
	+ Có đặc điểm gì nổi bật ?
 Hoạt động 3:
- Tổ chức cho các đội cùng tham gia quan sát phương tiện giao của đội mình, đội bạn.
- So sánh sự giống và khác nhau giữa các phương tiện giao thông qua những đặc điểm nổi bật.
Hoạt động 4:
- Tổ chức cho các đội làm sách tranh về phương tiện giao thông đường bộ.
HOẠT ĐỘNG GÓC
	Góc chủ đạo: Góc xây dựng: Xây dựng bến xe.
 Góc kết hợp: Góc phâ n vai: Cửa hàng bán các loại xe.
 Góc thiên nhiên: Chăm soác cây xanh.
I/ Mục đích yêu cầu:
- Trẻ tạo ra được công trình theo sáng tạo của mình.
- Tham gia chơi tích cực.
II/ Chuẩn bị:
- Khối pin, các loại xe..
III/ Tiến hành: 	
- Cô trao đổi cùng trẻ về cách thiết kế công trình xây dựng.
- Lựa chọn các nguyên vật liệu để xây dựng bến xe.
- Tham gia xây dựng bến xe cùng trẻ. Động viên bé tích cực, sáng tạo trong việc thiết kế công trình.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội dung chính: Quan sát xe máy.
Nội dung kết hợp: Chơi: Người tài xế giỏi.
Chơi với đồ chơi bé thích.
Tiến hành: 	
Nội dung chính: Quan sát xe máy.
- Tổ chức cho trẻ quan sát xe máy.
- Trẻ nêu những đặc điểm nổi bật của xe máy.
Nội dung kết hợp: Chơi: Người tài xế giỏi.
- Trao đổi với trẻ về trò chơi “Người tài xế giỏi” Tổ chức cho trẻ chơi, động viên trẻ chơi.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
	 Hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố”
Tiến hành: 	
- Cô hát cho trẻ nghe bài “Em tập lái ô tô”
- Mở giai điệu bài hát cho trẻ nghe.
- Trẻ hát theo cô. Động viên bé nghe nhạc và hát theo nhạc.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY: 
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ ba ngày 03/ 03/ 2009.
 BÉ THAM GIA CHƠI GIAO THÔNG ?
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Bé thuộc và hát đúng theo nhạc bài “Em đi qua ngã tư đường phố” Biết chơi với những trò chơi về luật giao thông.
- Tham gia tốt các hoạt động trong ngày.
- Giáo dục bé biết chấp hành luật khi tham gia giao thông.
II/ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: (7h - 8h Đón trẻ, thể dục sáng.)
- Trao đổi với trẻ về một số phương tiện giao thông đường bộ 
Hoạt động 2: ( 8h – 8h 30 HĐC ).
- Hát kết hợp vận động bài “Em tập lái ô tô”
- Trao đổi về một số tín hiệu mà bé thấy khi đi qua ngã tư đường phố.
- Cô hát cho trẻ nghe bài “Em đi qua ngã tư đường phố”
- Trẻ hát kết hợp vận động theo nhạc .
- Cô hát cho trẻ nghe bài “ Bạn ơi có biết không”
- Tổ chức cho trẻ chơi “Bánh xe quay”
Hoạt động 3 : ( 8h 30 – 9h30 HĐG.)
- Tổ chức cho trẻ chơi ở góc nghệ thuật.
Hoạt động 4 : ( 9h30 – 10h30 HĐNT.)
- Tổ chức cho trẻ quan sát ngã tư đường phố.
Hoạt động 5: ( 10h30 – 14h30)
- Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa, ăn xế.
Hoạt động 6 : ( 14h30 – 15h 30HĐC.)
- Chơi ở góc nghệ thuật.
Hoạt động 7: ( 15h30 -17h)
- Vệ sinh, trả trẻ.
.
 HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
Phát triển nhận thức:
Hát và vận động: Em đi qua ngã tư đường phố.
Nghe hát: Bạn ơi có biết không?
Trò chơi: Bánh xe quay.
I/ Mục đích yêu cầu:	
- Bé hát kết hợp vận động bài “Em đi qua ngã tư đường phố” Biết lắng nghe cô hát , tích cực tham gia vào trò chơi.
- Rèn kỹ năng hát đúng, nhanh nhẹn vận động theo nhạc.
- Giáo dục trẻ biết một số qui định chung về luật lệ giao thông đường bộ.
II/ Chuẩn bị: 
- Nhạc bài : Em đi qua ngã tư đường phố, đường em đi, em tập lái ô tô, bạn ơi ! có biết không.
- Một số phương tiện giao thông.
III/ Tiến hành: 	
Hoạt động 1:
- Mở nhạc bài “Em tập lái ô tô”
- Trò chuyện: Cô gợi mở để trẻ kể tên về các phương tiện giao thông đường bộ.
- Giáo dục trẻ khi ngồi trên các phương tiện giao thông.
Hoạt động 2:
- Cô giới thiệu với trẻ về bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố”
- Cô hát cho trẻ nghe. Kết hợp giảng nội dung bài hát.
- Mở giai điệu của bài hát cho trẻ nghe.
- Dạy trẻ hát theo cô (Cả lớp, từng tổ nhóm….)
- Động viên bé tích cực tham gia hát theo nhạc.
- Hướng dẫn trẻ hát kết hợp vận động theo bài hát.
Hoạt động 3:
- Cô hát cho trẻ nghe bài “Bạn ơi! Có biết không”
- Mở nhạc cho trẻ nghe, cô mùa minh họa theo lời ca.
Hoạt động 4:
- Cô trao đổi thảo luận với trẻ về trò chơi :Bánh xe quay”
- Tổ chức cho trẻ chơi, động viên bé hứng thú, tích cực tham gia vào trò chơi.
- Kết thúc hoạt động: Trẻ hát kết hợp vận động bài “Em đi qua ngã tư đường phố”
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc chủ đạo: Góc nghệ thuật:Vẽ nặn cắt dán về tín hiệu đèn màu.Biểu diễn văn nghệ ca ngợi chủ đề.
 Góc kết hợp: Góc học tập: xem chuyện tranh.
 Góc khám phá: Khám phá ngôi nhà của sammy.
I/ Mục đích yêu cầu:
- Trẻ tạo ra được nhiều sản phẩm đẹp
- Biết giao lưu các góc bạn.	
II/ Chuẩn bị:
- Giấy, đất nặn, keo, kéo, hồ..
- Chuyện tranh.
III/ Tiến hành:
- Cô cùng trao đổi với trẻ về những ý tưởng để tạo ra sản phẩm.
- Cùng tham gia lựa chọn các nguyên vật liệu để làm đèn tín hiệu giao thông. Tham gia làm đèn tín hiệu giao thông cùng trẻ.
- Cùng trẻ tham gia biểu diễn văn nghệ ca ngợi về các phương tiện giao thông, luật lệ giao thông.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội dung chính: Quan sát ngã tư đường phố.
Nội dung kết hợp: Chơi đi qua ngã tư đường phố.	
Chơi với đồ chơi .
Tiến hành:	
Nội dung chính: Quan sát ngã tư đường phố.
- Tổ chức cho trẻ quan sát ngã tư đường phố qua tranh vẽ.
- Cùng trao đổi với trẻ về biển báo , tín hiệu đèn màu trên ngã tư đường phố.
Nội dung kết hợp: Chơi đi qua ngã tư đường phố	
- Trao đổi với trẻ về cách chơi, luật chơi “Đi qua ngã tư đường phố” tổ chức cho trẻ chơi, động viên hướng dẫn gợi mở cho trẻ.
- Trẻ chơi với những đồ chơi trẻ thích.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU 
	Chơi ở góc nghệ thuật: Tô màu, cắt dán phương tiện giao thông.
Tiến hành: 
- Cô trao đổi với trẻ về phương tiện giao thông đường bộ như: Xe đạp, xe máy, xeô tô….
- Gợi mở trẻ vẽ, cắt dán về các phương tiện giao thông, làm sách tranh…
- Cô quan sát gợi mở và động viên bé tích cực tham gia chơi, sáng tạo trong quá trình chơi, tạo ra nhiều sản phẩm đẹp.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY: 
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Thứ tư ngày 04/ 03/ 2009.
BÉ CỐ LÊN NHÉ!
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ tích cực tập luyện bài tập bật xa 45 cm.
- Tham gia tốt các hoạt động trong ngày.
- Giáo dục trẻ tính kiên trì trong tập luyện.
II/ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: (7h - 8h Đón trẻ, thể dục sáng.)
- Cô trao đổi với trẻ về các phương tiện giao thông đường bộ.
Hoạt động 2: ( 8h – 8h 30 HĐC ).
- Cô kể cho trẻ nghe chuyện “Chú cảnh sát giao thông”
- Tổ chức cho trẻ khởi động.
- Tập các động tác của bài thể dục sáng.
- Cô hướng dẫn và tổ chức cho trẻ tập luyện bài tập “Bật sâu 25 cm”
- Tổ chức cho trẻ chơi “Bánh xe quay”
Hoạt động 3 : ( 8h 30 – 9h30 HĐG.)
- Tổ chức cho trẻ chơi ở phân vai.
Hoạt động 4 : ( 9h30 – 10h30 HĐNT.)
- Tổ chức cho trẻ đi dạo quan sát và dự đoán thời tiết trong ngày.
Hoạt động 5: ( 10h30 – 14h30)
- Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa, ăn xế.
Hoạt động 6 : ( 14h30 – 15h 30HĐC.)
- Tổ chức cho trẻ khám phá ngôi nhà Happy Kids.
Hoạt động 7: ( 15h30 -17h)
- Vệ sinh, trả trẻ.
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
Phát triển thể chất: Bật sâu 25 cm.
ĐTHT: Chân 2:
Trò chơi: Bánh xe quay.
I/Mục đích yêu cầu: 
- Trẻ tích biết bật sâu 25 cm. Tích ực tham gai chơi trò chơi.
- Rèn kỹ thuật bật sâu. Phát triển cơ chân của bé.
- Giáo dục trẻ tính tích cực , kiên trì trong tập luyện.
II/Chuẩn bị: 
- Bụt cao 25 cm.
- Trang phục cảnh sát giao thông. 
- Truyện “Chú cảnh sát”
III/Tiến hành: 
Hoạt động 1:
- Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện “Chú cảnh sát”
- Trao đổi với trẻ về công việc của chú cảnh sát giao thông.
Hoạt động 2:
- Tổ chức cho trẻ khởi động theo nhạc như: Đi thường, đi kiểng gót, chạy ….chuyển đội hình.
- Tổ chức cho trẻ tập các động tác của bài thể dục buổi sáng.
Hoạt động 3:
- Cô hướng dẫn trẻ tập bật sâu 25 cm như: Tư thế chuẩn bị (Hai tay đưa ra phía trước, tay đưa ra phía sau đồng thời khụy gối)và bật xuống nhẹ nhàng chạm đất bằng nữa bàn chân sau đó cả bàn chân.
- Tổ chức cho trẻ tập luyện .
- Cô quan sát hướng dẫn và động viên trẻ tập luyện.
 Hoạt động 4: 
- Trao đổi cùng trẻ về trò chơi “Bánh xe quay”
- Tổ chức cho trẻ chơi và động viên trẻ hứng thú tích cực tham gia chơi.
-Hồi tỉnh : Trẻ đi hít thở nhẹ nhàng.
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc chủ đạo: Góc phân vai: Trẻ chơi đi qua ngã tư đường phố.
Góc kết hợp: Góc xây dựng: Xây bến xe.
 Góc sách: Làm sách tranh
I/ Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết một số qui định về an toàn giao thông.
- Chơi thể hiện rõ vai chơi của mình.
II/ Chuẩn bị:
- Mô hình ngã tư đường phố.
- Các nguyên vật liệu.
III/ Tiến hành: 	
- Cô cùng trẻ trao đổi về vai chơi (Vai chú cảnh sát, người tham gia giao thông)
- Trẻ hóa trang vai chơi của mình.
- Tham gia chơi “Đi qua ngã tư đường phố”động viên bé tích cực tham gia chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội dung chính:Đi dạo quan sát bầu trời và dự đoán thời tiết.
Nội dung kết hợp: Chơi : Người tài xế giỏi.
Chơi với đồ chơi.
Tiến hành: 	
Nội dung chính:Đi dạo quan sát bầu trời và dự đoán thời tiết
- Tổ chức cho trẻ đi dạo vườn trường và quan sát bầu trời.
- Trẻ dự đoán thời tiết trong ngày.
Nội dung kết hợp: Chơi : Người tài xế giỏi.
- Trao đổi trò chuyện với trẻ về trò chơi “Người tài xế giỏi” tổ chức cho trẻ chơi, động viên trẻ hứng thú tích cực tham gia chơi.
- Trẻ chơi với những đồ chơi trẻ thích.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Khám phá ngôi nhà Happy Kids
Tiến hành: 	
- Cô trao đổi với trẻ về ngôi nhà của Happy Kids.
- Tổ chức cho trẻ tham gia khám phá ngôi nhà của HappyKids.
- Động viên trẻ tích cực tham gia khám phá ngôi nhà HappyKids.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY: 
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Thứ năm ngày 05/ 03/ 2009.
BÉ THI LÀM HỌA SĨ
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ tham gia tạo sản phẩm đẹp về phương tiện giao thông đường bộ mà trẻ thích.
- Tham gia tốt các hoạt động trong ngày.
- Giáo dục trẻ tính thẩm mĩ trong việc tạo ra các sản phẩm.
II. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: (7h - 8h Đón trẻ, thể dục sáng.)
- Trao đổi trò chuyện với trẻ về phương tiện giao thông đường bộ mà bé biết.
Hoạt động 2: ( 8h – 8h 30 HĐC ).
- Tổ chức cho trẻ đi siêu thị chọn mua phương tiện giao thông mà trẻ thích.
- Trẻ tham gia quan sát một số tranh ảnh về các phương tiện giao thông đường bộ, cùng quan sát trò chuyện.
- Trẻ nêu ý tưởng của mình và cùng thể hiện ý tưởng đó qua tranh vẽ.
- Trao đổi kể chuyện về sản phẩm của mình với bạn.
Hoạt động 3 : ( 8h 30 – 9h30 HĐG.)
- Tổ chức cho trẻ chơi ở góc nghệ thuật.
Hoạt động 4 : ( 9h30 – 10h30 HĐNT.)	
- Tổ chức cho trẻ quan sát xe máy.
Hoạt động 5: ( 10h30 – 14h30)
- Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa, ăn xế.
Hoạt động 6 : ( 14h30 – 15h 30HĐC.)
- Tổ chức cho trẻ ôn nhóm chữ h- k.
Hoạt động 7: ( 15h30 -17h)
- Vệ sinh, trả trẻ.
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
Phát triển thẩm mỹ: 
Vẽ về phương tiện giao thông đường bộ
I/ Mục đích yêu cầu: 
- Bé biết phối hợp các kỹ năng đã học để vẽ về phương tiện giao thông đường bộ.
- Rèn kỹ năng tô màu, sắp xếp bố cục tranh hợp lý.- Giáo dục trẻ tính thẩm mĩ trong quá trình tạo ra sản phẩm.
II/ Chuẩn bị: 	
- Một số phương tiện giao thông đường bộ.
- Tranh ảnh về phương tiện giao thông.
- Vở, màu…của bé. Nhạc.
III/ Tiến hành: 	
Hoạt động 1:
- Mở nhạc bài “Bác đưa thư vui tính”
- Cô gợi hỏi trẻ: Bác đưa thư dùng phương tiện gì để đi đưa thư? Xe đạp là phương tiện giao thông đường gì? Ngoài ra phương tiện giao thông đường bộ còn có gì nữa?
Hoạt động 2:
- Tổ chức cho trẻ dạo chơi siêu thị quan sát những loại phương tiện giao thông đường bộ. Trẻ gọi tên, nêu đặc điểm nổi bật của từng loại phương tiện giao thông.
- Bé chọn mua cho mình phương tiện mà bé thích nhất.
Hoạt động 3:
- Tổ chức cho trẻ quan sát một số tranh ảnh vẽ về phương tiện giao thông.
- Cô gợi hỏi bé: + Đó là phương tiện gì?
	 + Con thấy phương tiện giao thông đó như thế nào?
	 + Con sẽ chọn phương tiện giao thông nào để vẽ? Vì sao?
Hoạt động 4:
- Tổ chức cho trẻ nêu những ý tưởng của mình sẽ vẽ.
- Trẻ thể hiện những ý tưởng của mình.
- Cô quan sát gợi mở ý tưởng cho trẻ , động viên bé hứng thú, tích cực tham gia sáng tạo trong sản phẩm của

File đính kèm:

  • docgiao an(6).doc