Giáo án mầm non lớp mầm - Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ - Chủ điểm gia đình

1-LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

-Hình thành ý thức giừ gìn sử dụng hợp lý, tiết kiệm đồ dùng, đồ chơi trong gia đình

-Ăn uống phù hợp, đúng giờ

-Tập luyện và giữ gìn sức khỏe cùng người thân trong gia đình

2-LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

-Trẻ hiểu về mối quan hệ và công việc của người thân trong gia đình.

-Trẻ biết được đặc điểm của người thân, trẻ biết nhu cầu của người thân trong gia đình (quan tâm lẫn nhau, dinh dưỡng)

3-LĨNH VỰC PHÁT TRIÊN NGÔN NGỮ

- Trẻ có khả năng nghe hiểu những câu nói tình cảm của người thân.

- Biết sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp với mọi người xung quanh.

- Trẻ cảm nhận được nhịp điệu của một số bài thơ, ca dao, đồng dao, câu đố về tình cảm gia đình, có khả năng đọc diễn cảm, kết hợp điệu bộ minh họa phù hợp.

- Biết sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép với người lớn.

- Biết mở sách, xem sách, xem album về gia đình.

 

doc56 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 1025 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ - Chủ điểm gia đình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ
CHỦ ĐIỂM GIA ĐÌNH
THỜI GIAN THỰC HIỆN 4 TUẦN 
TỪ 26/10/2015-20/11/2015
A-MỤC TIÊU
1-LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
-Hình thành ý thức giừ gìn sử dụng hợp lý, tiết kiệm đồ dùng, đồ chơi trong gia đình
-Ăn uống phù hợp, đúng giờ
-Tập luyện và giữ gìn sức khỏe cùng người thân trong gia đình
2-LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
-Trẻ hiểu về mối quan hệ và công việc của người thân trong gia đình.
-Trẻ biết được đặc điểm của người thân, trẻ biết nhu cầu của người thân trong gia đình (quan tâm lẫn nhau, dinh dưỡng)
3-LĨNH VỰC PHÁT TRIÊN NGÔN NGỮ
- Trẻ có khả năng nghe hiểu những câu nói tình cảm của người thân.
- Biết sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp với mọi người xung quanh.
- Trẻ cảm nhận được nhịp điệu của một số bài thơ, ca dao, đồng dao, câu đố về tình cảm gia đình, có khả năng đọc diễn cảm, kết hợp điệu bộ minh họa phù hợp.
- Biết sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép với người lớn.
- Biết mở sách, xem sách, xem album về gia đình.
4-LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
-Trẻ biết yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp, giữ gìn vệ sinh cho ngôi nhà mính luôn sạch đẹp
5-LĨNH VỰC PHÁT TRIÊN TÌNH CẢM - XÃ HỘI
-Trẻ có ý thức tôn trọng và giúp đỡ các thành viên trong gia đình.
-Nhận biết cảm xúc của người khác, biểu lộ cảm xúc của bản thân với các thành viên trong gia đình
B-MẠNG NỘI DUNG
GIA ĐÌNH CỦA BÉ (1 TUẦN)
- Những người thân yêu của bé: ông bà, cha mẹ, anh chị
- Công việc của các thành viên trong gia đình, nghề nghiệp của ba mẹ
- Tình cảm của bé với những người thân trong gia đình: thương yêu, kính trọng, lễ phép.
NGÔI NHÀ THÂN YÊU (1 TUÀN)
- Địa chỉ gia đình bé.
-Nhà là nơi gia đình cùng chung sống
-Trẻ tham gia vào hoạt động của gia đình
GIA ĐÌNH
NHU CẦU GIA ĐÌNH (1 TUẦN)
 - Gia đình là nơi vui vẻ, hạnh phúc cùng nhau sinh hoạt, vui chơi, tổ chức các ngày kỉ niệm (sinh nhật, mừng thọ)
- Các loại thực phẩm cần cho bữa ăn gia đình. Một số thực phẩm gia đình thường hay sử dụng.
- Những món ăn bé thích.
- Tên gọi, công dụng, đặc điểm nổi bật và cách sử dụng một số đồ dùng trong gia đình.
- Màu sắc, hình dạng của một số đồ vật.
- Giữ gìn đồ dùng và sử dụng cẩn thận, biết lấy cất đúng nơi quy định.
- Sống tình cảm, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
-Đồ dùng của bé
-Tìm hiểu về đồ dùng trong gia đình
C-MẠNG HOẠT ĐỘNG
-Đếm trong phạm vi 3
-So sánh to – nhỏ
-Xác định trên dưới của bản thân
-Đếm trong phạm vi 4
-Đi, chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc
-Bước lên xuống bục cao 30cm
-Tung bắt bóng với cô
-Bật xa 20-25cm
BẢN THÂN
PHÁT TRIỂN TCKN-XH
PHÁT TRIỂN THẪM MỸ
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
-Dạy hát “Chiếc khăn tay” nghe hát “Ru con”
-Lời chào buổi sáng
-Năn đồ dùng trong gia đình
-Hát: Nhà của tôi, Nghe hát: Ba ngọn nến lung linh
-Truyện đôi dép
-Một số đồ dùng trong gia đình
-Rửa mặt, lau mặt
-Hát “cả nhà đều yêu”
-Thơ : Thăm nhà bà
-Thơ: Giúp mẹ
-Kể chuyện: Cô bé quàng khăn đỏ
-Thơ: Chiếc quạt nan
D-CHUẨN BỊ CHO CHỦ ĐỀ
-Tranh ảnh liên quan tới chủ đề gia đình
-Các bài hát, thơ, truyện cho chủ đề
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 1
CHỦ ĐIỂM GIA ĐÌNH
CHỦ ĐỀ NHÁNH: GIA ĐÌNH CỦA BÉ
THỜI GIAN THỰC HIỆN TỪ NGÀY: 26/10/2015-30/10/2015
Hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ trò chuyện
- Đón trẻ vào nhóm, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Xem tranh ảnh về gia đình của bé
- Trẻ biết được địa chỉ nhà, tên các thành viên trong gia đình
-Biết yêu thương ông bà, cha mẹ.
Thể dục sáng
1-Khởi động: Đi vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy nhanh, chạy chậm.
2-Trọng động:
-Hô hấp: Thổi nơ bay (3-4 lần)
-Tay: Thay nhau đưa ra trước ra sau 3-4 lần
-Bụng: Đưa tay lên cao, nghiêng người sang 2 bên 4 lần
-Chân: Ngồi xổm, đứng lên 3-4 lần
-Bật: Tay chống hông, bật về trước 2 lần
3-Hồi tỉnh: Thả lỏng, điều hòa
Hoạt động học
PTTC
-Đi, chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc
PTNT
-Đếm số lượng trong phạm vi 3
PTTM
-Dạy hát “Chiếc khăn tay” Nghe hát “Ru con”
PTNN
-Thơ : Thăm nhà bà
PTTC
KN-XH
-Hát: Cả nhà đều yêu
Buổi trưa
-Ăn trưa
-Vệ sinh cá nhân
-Ngủ trưa
Hoạt động chiều
-Hát “Cả nhà thương nhau”
-Thơ “Yêu mẹ”
-Tô màu chiếc khăn tay
-Ôn thơ: Thăm nhà bà
-Gia đình vui vẻ và hạnh phúc
Vệ sinh trả trẻ
-Vệ sinh cho trẻ
-Nhắc trẻ lấy đồ dùng của mình trước khi ra về
-Dạy trẻ biết thưa cô trước khi về và thưa người thân khi đến rước.
Thứ hai, ngày 26/10/2015
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
HOẠT ĐỘNG HỌC: ĐI, CHẠY THEO ĐƯỜNG DÍCH DẮC
I-Mục đích yêu cầu
1-Kiến thức
-Trẻ biết đi, chạy theo đường dích dắc, không lê chân, không cúi đầu, mắt nhìn thẳng về các đường dích dắc.
2-Kỹ năng
-Rèn cho trẻ khéo léo, tự tin khi thực hiện.
3-Thái độ
-Trẻ phấn khởi tập trung cho buổi học. Nghe lời cô giáo hướng dẫn trong khi tập
II-Chuẩn bị
-Thùng giấy làm đường dích dắc: 8 thùng giấy nhỏ.
-Hai đường dích dắc
III-Cách tiến hành
1-Khởi động
-Đi vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy nhanh, chạy chậm. Cho trẻ về 2 hàng ngang.
2-Trọng động
Bài tập phát triển chung: Như thể dục sáng
3-Vận động cơ bản: Đi, chạy theo đường dích dắc
-Cô giới thiệu tên vận động
-Cô làm mẫu cho trẻ xem 1 lần không giải thích
-Cô làm mẫu lần 2 + giải thích: Từ trong hàng cô bước ra đến vạch xuất phát
+Tư thế chuẩn bị: Đứng tự nhiên, mắt nhìn về phía trước khi có hiệu lệnh đi các con đi theo đường mũi tên , đi dích dắc qua các chướng ngại vật sao cho chân các con không chạm vào thùng giấy. Trong khi các con đi phải chú ý theo hiệu lệnh của cô khi có hiệu lệnh đi thì các con đi, còn khi cô nói chạy thì các con phải chạy, khi các con đi và chạy xong thì hãy về đứng ở cuối hàng các con nhớ chưa? (dạ nhớ)
-Cô làm mẫu lần 3
-Cô mời một trẻ lên làm mẫu cho cả nhóm xem.
-Cô cho trẻ thực hiện mỗi lần 2 trẻ đến khi hết hàng.
-Cô sửa sai cho trẻ và khuyến khích trẻ tập
3-Kết thúc
-Cho trẻ đi nhẹ nhàng xung quanh nhóm.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
HÁT: CẢ NHÀ THƯƠNG NHAU
I-Mục đích
Trẻ biết được tình cảm của cha mẹ luôn dành cho trẻ, luôn yêu thương trẻ
II-Chuẩn bị
Cô thuộc bài hát
III-Tiến hành
-Cô hát 1 lần cho trẻ nghe
Cô giới thiệu tên bài hát “Cả nhà thương nhau”.
-Cô hát lần 2
* Đàm thoại về nội dung bài hát
-Bài hát có tên là gì? (cả nhà thương nhau)
-Bài hát nói về những ai trong gia đình? (Ba, mẹ và con)
-Ba thương con vì con giống ai? (giống mẹ)
-Còn mẹ thương con vì con giống ai? (giống ba)
-Vậy thì cả nhà ta phải làm sao vậy các con? (phải thương yêu nhau)
-Các con có yêu thương ba mẹ của mình không nè? (dạ có)
-Cô hát lần 3 cho trẻ hát cùng cô
Thứ ba, ngày 27/10/2015
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG HỌC: ĐẾM SỐ LƯỢNG TRONG PHẠM VI 3
I-Mục đích yêu cầu
1-Kiến thức
-Trẻ đếm đến 3 ,nhận biết các nhóm có số lượng 3
2-Kỹ năng
-Trẻ đếm thành thạo từ 1 -3
-Trẻ tìm và tạo được các nhóm có số lượng từ 1-3 theo yêu cầu của cô
3- Thái độ :
-Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô , có nề nếp trong học tập 
-Trẻ có ý thức hoạt động tập thể 
-Biết giữ gìn sức khoẻ để bảo vệ cơ thể 
II-Chuẩn bị
Tranh gia đình có từ 1 đến 3
Mỗi trẻ 3 que tính
III-Cách tiến hành
1-Ổn định
-Cho trẻ nghe bài hát “Gia đình nhỏ hạnh phúc to”
-Cô hỏi trẻ trong bài hát có ai? (Cha, mẹ, con)
2-Bé tập đếm
-Cô hướng dẫn cho trẻ nhận biết số lượng là 3
+Lúc nảy các con vừa nghe bài hát “Gia đình nhỏ hạnh phúc to” và trong bài hát đó có “Cha, mẹ, con” tất cả là 3 người các con hãy đếm cùng cô nhe.
+Các con hãy giơ ngón tay của mình lên và cùng đếm theo cô 1,2,3 (giơ 3 ngón tay)
+Khi các con đếm đến 3 thì các con giơ mấy ngón tay? (dạ 3 ngón)
-Cô cho trẻ xem tranh
-Các con hãy cùng cô đếm số người của từng ô trong tranh nhe (dạ)
+Trong ô tranh này có “cha, mẹ và con” vậy là có mấy người vậy các con? (trẻ đếm 3 và giơ 3 ngón tay)
+Trong ô tranh này có “ông, bà và cháu” (3 người)
+Trong ô này có “bạn trai, bạn gái và con chó (số lượng là 3)
-Các con hãy lấy que tính của mình ra và đếm cho cô xem mỗi bạn có được bao nhiêu que tính? (3 que tính)
-Bây giờ các con hãy tìm và xếp cho cô những đồ dùng trong lớp mình thành nhóm có số lượng là 3 nhe.
+Trẻ xếp được (3 cái ca, 3 que tính, 3 cái ghế, 3 cái bàn, 3 cái cặp của trẻ)
-Các con hãy xếp cho cô mỗi nhóm có 3 bạn. (trẻ xếp được 5 nhóm)
3-Kết thúc
Cho trẻ nghe lại bài hát “Gia đình nhỏ hạnh phúc to”.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
THƠ “YÊU MẸ”
I-Mục đích
-Trẻ biết được mẹ là người rất yêu thương trẻ, lo cho trẻ từng miếng ăn giấc ngủ.
II-Chuẩn bị
-Cô thuộc bài thơ “Yêu mẹ”
III-Tiến hành
* Cô giới thiệu tên bài thơ
-Cô đọc thơ lần 1 và hỏi trẻ tên bài thơ (Yêu mẹ)
-Cô đọc thơ lần 2 và cho trẻ đọc thơ cùng cô
-Cô cho từng nhóm và từng cá nhân đọc lại bài thơ
-Cô sửa những từ sai cho trẻ
Thứ tư, ngày 28/10/2015
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG: DẠY HÁT “CHIẾC KHĂN TAY”
NGHE HÁT “RU CON”
I-Mục đích
1-Kiến thức
-Hiểu nội dung bài hát, hát rõ lời đúng giai điệu , thể hiện diễn cảm bài hát.	
-Thích làm mọi việc cho bản thân: xếp khăn, xếp quần áo và cất gọn gàng vào đúng 
chỗ qui định.
2-Kỹ năng
-Phát triển tai nghe , khả năng ghi nhớ và hứng thú cảm thụ âm nhạc.
3-Thái độ
- Giáo dục trẻ tình cảm đối với mẹ qua việc sử dụng chiếc khăn tay.
II-Chuẩn bị
-Nhạc chiếc khăn tay.
-Bài hát “ru con”.
III-Cách tiến hành
1-Ổn định
-Hôm nay các bạn tới nhóm bạn nào cũng có một cái khăn cài vào áo nhìn rất là đẹp và rất là sạch sẽ. Vậy khăn này ai cài cho các con? (dạ mẹ)
-Cô cũng có một bài hát nói về một bạn nhỏ được mẹ may cho mình một chiếc khăn tay trong chiếc khăn đó có thêu hình con chim, bạn nhỏ đó rất là vui khi có được chiếc khăn tay đó. Bây giờ các con hãy cùng cô hát bài hát này nhe! (dạ)
2-Dạy hát “chiếc khăn tay”
-Cô giới thiệu tên bài hát và tên tác giả
-Cô hát lần 1 cho trẻ nghe
-Cô hỏi trẻ tên bài hát (chiếc khăn tay) và tên tác giả (Văn Tấn)
-Cô hát lần 2 kèm nhạc
* Đàm thoại cùng trẻ
+ Chiếc khăn tay ở đâu bé có? ( mẹ may cho bé )
+ Mẹ thêu hình gì trên chiếc khăn tay? ( thêu hình con chim trên cành hoa )
+ Bé dùng khăn để làm gì? ( lau bàn tay giữ sạch hằng ngày)
-Cô hát lần 3
-Cô cho trẻ cùng hát với cô vài lần cho thuộc bài hát , cô chú ý sửa sai giai điệu, lời 
hát cho trẻ .
3-Nghe hát “ru con”
-Cô giới thiệu tên bài hát
-Cô hát cho trẻ nghe lần 1
Nội dung bài hát nói về người mẹ ru cho con ngủ
-Cô mở nhạc cho trẻ nghe và mời trẻ cùng hát theo. 
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
TÔ MÀU CHIẾC KHĂN
I-Mục đích
-Luyện kỹ năng tô màu cho trẻ
II-Chuẩn bị
Mỗi trẻ 1 tranh chiếc khăn và 1 bộ sáp màu
III-Tiến hành
- Cô hướng dẫn trẻ tô màu chiếc khăn tay: tô theo một chiều thành mảng lớn kín mặt 
khăn, và những chi tiết nhỏ trên khăn ( cành hoa, con chim )
- Cô gợi ý trẻ tự chọn màu để tô nền khăn và màu khác để di màu các chi tiết cho đẹp
Thứ năm, ngày 29/10/2015
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG HỌC: THƠ “THĂM NHÀ BÀ”
I-Mục đích yêu cầu
1-Kiến thức
-Trẻ thuộc và nhớ tên bài thơ “Thăm nhà bà”
-Trẻ hiểu nội dung bài thơ
2-Kỹ năng
-Thể hiện tình cảm, thái độ, giọng điệu diễn cảm khi đọc thơ.
3-Thái độ
- Trẻ biết lắng nghe và mạnh dạn trả lời câu hỏi đúng theo yêu cầu của cô.
- Trẻ hứng thú trong giờ học, tích cực tham gia vào các hoạt đông.
- Qua nội dung bài thơ trẻ cảm nhận được tình cảm của bạn nhỏ đối với bà: Bạn biết đến thăm bà và bạn còn biết yêu quý chăm sóc con vật nuôi giúp bà khi bà đi vắng.
II-Chuẩn bị
-Bài thơ “Thăm nhà bà”
-Tranh bà của bé
-Tranh đàn gà photo
III-Cách tiến hành
1-Ổn định
-Cho trẻ xem tranh “Bà của bé và tranh đàn gà”
-Cô hỏi trẻ đây là tranh gì? (tranh bà và đàn gà)
-Cô cho trẻ kể về gia đình mình có những ai? (ba, mẹ,con)
-Vậy các con có bà nội không hay bà ngoại không? (dạ có)
-Các con có thường đi thăm bà của mình không? (dạ có)
-Cô có một bài thơ nói về bạn nhỏ đi thăm bà mà bà của bạn ấy lại không có ở nhà nhưng bạn nhỏ đã giúp bà làm được một việc rất có ích các con hãy cùng lắng nghe nhe. (dạ)
2-Cô và trẻ cùng đọc thơ
-Cô giới thiệu tên bài thơ và tên tác giả.
-Cô đọc bài thơ lần 1
-Cô hỏi trẻ về tên bài thơ (thăm nhà bà) và tên tác giả (Như Mao)
-Cô đọc thơ lần 2
* Đàm thoại cùng trẻ
-Nội dung bài thơ nói về bạn nhỏ tới thăm nhà bà nhưng không có bà ở nhà, bạn nhỏ đã giúp bà cho gà ăn thóc và lùa gà của bà vào mát.
-Cô đọc thơ lần 3 giải thích từ khó cho trẻ hiểu
+Nhặt thóc: Đàn gà đang ăn thóc
+Đi vắng: Bà không có ở nhà
-Cho trẻ đọc thơ theo nhóm, tổ, cá nhân.
-Cô sửa sai cho trẻ
3-Tô tranh tặng bà
-Cô phát cho mỗi trẻ một bức tranh đàn gà photo và sáp màu để trẻ tô tranh tặng bà.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
ÔN LẠI BÀI THƠ: THĂM NHÀ BÀ
-Mục đích: Cho trẻ thuộc bài thơ
-Chuẩn bị: Tranh về bài thơ thăm nhà bà
-Tiến hành: Cho trẻ luyện đọc lại bài thơ
Thứ sáu, ngày 30/10/2015
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM KỸ NĂNG XÃ HỘI
HOẠT ĐỘNG : HÁT “CẢ NHÀ ĐỀU YÊU”
I-Mục đích yêu cầu
1-Kiến thức
- Trẻ biết tên bài hát, cảm nhận được nhịp điệu của bài hát.
2-Kiến thức
- Rèn cho trẻ phát âm đúng, rõ ràng, biết hát và vỗ tay theo nhịp bài hát.
3-Thái độ
- Giáo dục trẻ đi học ngoan, không khóc nhè sẽ được mọi người yêu quí.
II-Chuẩn bị
-Đĩa nhạc
III-Cách tiến hành
1-Ổn định
-Cô hỏi trẻ ở nhà ai thương con nhiều nhất? (cha mẹ)
-Ngoài cha me còn có những ai thương các con nữa? (ông bà)
-Vậy là tất cả mọi người đều yêu thương các con phải không? (dạ)
-Vậy các con có ngoan không? (dạ có)
-Tất cả các con phải ngoan ngoãn vâng lời người lớn thì mọi người mới yêu thương các con các con có biết không? (dạ biết)
-Các con hãy cùng cô nghe bài hát này xem bạn có ngoan có được mọi người yêu thương không nhe. (dạ)
2-Cô hát con nghe “Cả nhà đều yêu”.
-Cô hát trẻ nghe lần 1
-Nội dung bài hát nói về bạn nhỏ rất ngoan nên được mọi người thương yêu.
* Đàm thoại cùng trẻ
-Bạn trong bài hát đi học có ngoan không các con? (dạ có)
-Bạn đi học có khóc nhè không? (dạ không)
-Khi con đi học không được khóc vì khóc sẽ không được khen là bé ngoan.
-Bạn ngoan được ai yêu nè? (mẹ, ba, dì, cậu, ông, bà)
-Vậy khi bé chăm chỉ đi học thì được ai khen vậy các con? (Cô giáo)
=>Bạn đi học rất ngoan, không khóc nhè nên được mọi người yêu quí, các con cũng phải ngoan như bạn nhé!
-Cô hát lần 2
-Cho trẻ hát “Cả nhà đều yêu”.
-Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
GIA ĐÌNH VUI VẺ VÀ HẠNH PHÚC
I-Mục đích yêu cầu
-Thể hiện tình cảm quan tâm đối với những người thân trong gia đình
-Trẻ kể được với các bạn về những người thân trong gia đình
II-Chuẩn bị
Mỗi trẻ một bức ảnh về gia đình mình: Gồm ông bà, cha mẹ, anh chị của trẻ.
III-Cách tiến hành
-Cô hỏi trẻ trong ảnh có những ai?
+Từng trẻ trả lời (Cha mẹ, ông nội, bà nội, chị 2)
+Ảnh chụp ở đâu? (ở nhà)
+Ảnh chụp hồi nào? (sinh nhật con)
-Trẻ kể về những người thân trong gia đình.
-Cho trẻ nói về những cảm xúc trong những ngày vui của gia đình như: Đám cưới, sinh nhật, mừng thọ ông bà.
-Hỏi trẻ trong ngày mừng thọ của ông bà thường có ai đến dự? (cho trẻ kể)
-Con chúc mừng ông bà như thế nào? (vui vẻ)
-Con có tặng quà không? (dạ có)
-Khi tặng quà phải đưa bằng mấy tay? (hai tay)
-Con có yêu thương ông bà của mình không? (dạ có)
-Ông bà có yêu thương các con không? (dạ có)
-Ngoài ông bà các con còn yêu thương những ai nữa? (cha, mẹ, anh, chị, chú, bác, cô, dì)
-Mọi người có thương con không? (dạ có)
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 2
CHỦ ĐIỂM GIA ĐÌNH
CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
THỜI GIAN THỰC HIỆN TỪ NGÀY: 02/11/2015-06/11/2015
Hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ trò chuyện
- Đón trẻ vào nhóm, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Trẻ biết được địa chỉ nhà, tên các thành viên trong gia đình
-Biết yêu thương ông bà, cha mẹ.
Thể dục sáng
1-Khởi động: Đi vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy nhanh, chạy chậm.
2-Trọng động:
-Hô hấp: Thổi nơ bay (3-4 lần)
-Tay: Thay nhau đưa ra trước ra sau 3-4 lần
-Bụng: Đưa tay lên cao, nghiêng người sang 2 bên 4 lần
-Chân: Ngồi xổm, đứng lên 3-4 lần
-Bật: Tay chống hông, bật về trước 2 lần
3-Hồi tỉnh: Thả lỏng, điều hòa
Hoạt động học
PTTC
-Bước lên xuống bục cao 30cm
PTNT
-Hoạt động: So sánh to-nhỏ 
PTTM
-Hát : Lời chào buổi sáng 
PTNN
-Thơ : Giúp mẹ
PTTC
KN-XH
-Một số đồ dùng trong gia đình
Buổi trưa
-Ăn trưa
-Vệ sinh cá nhân
-Ngủ trưa
Hoạt động chiều
-Trò chơi: Bé là người đầu bếp giỏi
-Thơ “Đồng hồ quả lắc”
-Tô màu chiếc đồng hồ
-Ôn thơ: Giúp mẹ
-Trò chơi: Gia đình ngăn nắp
Vệ sinh trả trẻ
-Vệ sinh cho trẻ
-Nhắc trẻ lấy đồ dùng của mình trước khi ra về
-Dạy trẻ biết thưa cô trước khi về và thưa người thân khi đến rước.
Thứ hai, ngày 02/11/2015
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
HOẠT ĐỘNG HỌC: BƯỚC LÊN XUỐNG BỤC CAO 30CM
I-Mục đích yêu cầu
1-Kiến thức
 -Dạy trẻ biết trèo lên xuống bục cao 2 hoặc 3 bục, bật một cách nhẹ nhàng, nhanh nhẹn
2-Kỹ năng
- Rèn kỹ năng vận động của cơ chân và giữ thăng bằng trong vận động
3-Thái độ
-Trẻ biết tập thể dục tốt cho sức khỏe
II-Chuẩn bị
-Bục cao 30cm
III-Cách tiến hành
1-Khởi động
-Cô cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân như: Đi bình thường, đi bằng mũi chân, đi bằng gót chân
2-Trọng động
-Bài tập phát triển chung: Như thể dục sáng
3-Vận động cơ bản
- Hôm nay cô cháu mình cùng tập vận động trèo lên bước xuống bục cao 30cm
-Cô làm mẫu cho trẻ xem lần 1 không giải thích.
Cô làm mẫu cho trẻ xem lần 2 + giải thích
+Tư thế chuẩn bị: Cô đứng trước bục cao mắt nhìn xuống bục. Khi có hiệu lệnh bước thì hai tay cô chống hông, chân phải bước lên bục trước, chân trái bước thu gọn về cùng chân phải và sau đó bước từng chân xuống đất và đi về đứng ở cuối hàng của mình
-Cô cho trẻ lên làm thử cho cô và cả nhóm xem.
-Cho trẻ thực hiện
-Cô quan sát trẻ tập và sửa sai cho trẻ
-Cô cho từng trẻ lên thực hiện 
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
TRÒ CHƠI: BÉ LÀ NGƯỜI ĐẦU BẾP GIỎI
I-Mục đích
-Trẻ nhận biết được tên gọi của các đồ dùng trong bữa ăn.
II-Chuẩn bị
Một số đồ dùng để đựng thức ăn, đồ uống và đồ dùng để nấu bếp.
III-Cách chơi
Trước khi chơi, cô nhắc lại để trẻ nhớ về các đăc điểm và công dụng của các đồ vật . Sau đó cô bắt đầu đàm thoại với trẻ tho mẫu sau:
Cô	Trẻ
Hỏi bạn, hỏi bạn?	Hỏi gì, hỏi gì?
Cá đã rán xong	Trẻ chọn đĩa và nói: đĩa đây!
Canh chua cá quả	Trẻ chọn bát tô và nói: Bát tô đây!
Xào rau muống	Trẻ chọn chảo và nói: Chảo đây!
Nước cam tươi	Trẻ chọn cốc và nói: Cốc đây!
Luộc thịt gà	Trẻ chọn nồi và nói: Nồi đây!
Thứ ba, ngày 03/11/2015
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG HỌC: TO - NHỎ
I-Mục đích yêu cầu
1-Kiến thức
-Trẻ nhận biết và phân biệt được sự khác nhau giữa 2 đối tượng.
-Biết so sánh to – nhỏ giữa 2 đối tượng
2-Kỹ năng
-Trẻ có kỹ năng so sánh to hơn - nhỏ hơn
-Sử dụng đúng từ ngữ to hơn - nhỏ hơn trong việc so sánh giữa 2 đối tượng
3-Thái độ
-Trẻ có ý thức trong giờ học
II-Chuẩn bị
-Rổ nhựa to đựng những quả bóng to,và rổ nhỏ đựng quả bóng nhỏ.
-1 cái chén và 1 cái tô .
III-Cách tiến hành
1-Ổn định
-Cô cho trẻ hát bài “Bóng tròn to”
-Cô cho trẻ xem 2 rổ đựng bóng to và nhỏ, cô hỏi trẻ rổ đang đựng gì? (dạ quả bóng)
-Các con có thích những quả bóng này không? (dạ có)
-Vậy cô sẽ tặng cho mỗi bạn 2 quả bóng nhe. Một quả ở rổ bên này và 1 quả ở rổ bên kia. (mỗi trẻ lấy 2 quả ở 2 rổ)
2-So sánh to và nhỏ
-Các con đã có đủ bóng trên tay chưa? (dạ đủ)
-Vậy các con có thấy 2 quả bóng khác nhau ở chổ nào không? (cô hướng dẫn trẻ trả lời)
+Hai quả bóng các con đang cầm trên tay có một quả to hơn và một quả nhỏ hơn. Quả bóng nhỏ các con chỉ cần cầm bằng 1 bàn tay là các con đã cầm được, nhưng quả bóng to hơn các con phải cầm bằng 2 tay mới cầm được quả bóng.
+Bây giờ các con hãy đưa quả bóng to hơn lên cho cô xem. (trẻ đưa bóng to)
+Quả bóng còn lại nhỏ hơn quả các con vừa đưa lên cho cô xem. Bây giờ các con đã phân biệt được to hơn và nhỏ hơn chưa? (dạ được)
-Các con hãy làm lại theo yêu cầu của cô nhe. (dạ)
+Bóng to, bóng to (trẻ đưa bóng to)
+Các con hãy nói theo cô quả bóng này to hơn (quả bóng này to hơn)
+Bóng nhỏ, bóng nhỏ (trẻ đưa bóng nhỏ)
+Các con nói theo cô quả bóng này nhỏ hơn (quả bóng này nhỏ hơn)
-Bây giờ các con hãy quan sát cho cô xem giữa cái chén và cái tô này cái nào to hơn,

File đính kèm:

  • docchu_diem_gia_dinh_4_tuan.doc