Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật - Phạm Thụy Tiểu Mi

- Quan sát, nhận biết được tên gọi, một số đặc điểm, ích lợi, thức ăn, của một số con vật sống trong rừng

- Biết được sự cần thiết của con vật đối với con người, cây cối, .

- Trẻ hiểu cần chăm sóc và bảo vệ các con vật,.

- Các hoạt động khác: Sưu tầm, dán các hình ảnh về các các con vật.

 

doc22 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 3085 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật - Phạm Thụy Tiểu Mi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD& ĐT HUYỆN DẦU TIẾNG
TRƯỜNG MẪU GIÁO ĐỊNH THÀNH
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
Giáo viên: Phạm Thụy Tiểu Mi
Lớp: Mầm
Năm học: 2014 - 2015
MẠNG HOẠT ĐỘNG
Chủ đề nhánh: Một số con vật sống trong rừng
Thứ hai: 5/1/2015 
KPKH: Tìm hiểu con gấu, con cọp, con khỉ 
GDAN: DH: Cá vàng bơi (l1)
 NH: Cùng múa hát dưới trăng
TCAN: Nghe tiếng hát tìm đồ vật.
Từ 5/1 đến 9/1/2015
Thứ ba: 6/1/2015
LQVT: Dạy trẻ nhận biết sự khác biệt về độ lớn của 2 đối tượng. Sử dụng từ to hơn - nhỏ hơn (13)
MỘT SỐ CON VẬT SỐNG TRONG RỪNG
Thứ sáu: 9/1/2015
TDGH: 
Bò theo đướng dích dắt
Thứ tư: 7/1/2015
PTNN:
Nói chuyện về các con vật sống trong rừng.
Thứ năm: 8/1/2015
TH: Vẽ con vật bé yêu thích (Trang 16)
Mục tiêu giáo dục
Nội dung giáo dục
Hoạt động
Lĩnh vực phát triển nhận thức
1/ Nhận biết được một số đặc điểm nổi bật của con vật, cây, hoa, quả quen thuộc.
- Quan sát, nhận biết được tên gọi, một số đặc điểm, ích lợi, thức ăn,của một số con vật sống trong rừng
- Biết được sự cần thiết của con vật đối với con người, cây cối, ...
- Trẻ hiểu cần chăm sóc và bảo vệ các con vật,...
- Các hoạt động khác: Sưu tầm, dán các hình ảnh về các các con vật.
- Chơi đóng vai: người bán hàng, đóng vai các thành viên trong gia đình,...
* Phát triển nhận thức:
+ Khám phá khoa học:
- Tìm hiểu về một số con vật sống trong rừng 
+ Làm quen với toán:
- Dạy trẻ nhận biết sự khác biệt về độ lớn của 2 đối tượng. Sử dụng từ to hơn - nhỏ hơn (13)
Lĩnh vực phát triển tình cảm - xã hội
1/ Cùng chơi với các bạn.
2/ Thực hiện một số quy định (cất xếp đồ chơi, đồ dùng).
Lồng vào các hoạt động trong ngày để giáo dục trẻ.
- Nói chuyện với trẻ về Bác, xem tranh ảnh về Bác.
- Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
- Giữ gìn vệ sinh thực hiện ôn thao tác: “Đi giày dép”
- Giáo dục bảo vệ môi trường: Biết nhặt rác bỏ vào sọt, chăm sóc cây trồng, không ngắt hoa bẻ lá. 
- Biết chào hỏi mọi người, vâng người lớn, không đánh bạn,...
* Các nội dung giáo dục:
- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Giáo dục an toàn về giao thông.
- Giáo dục vệ sinh
- Bảo vệ môi trường.
- Giáo dục lễ giáo.
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp
1/ Phát âm rõ ràng để người khác hiểu được.
2/ Biết lắng nghe và trả lời được câu hỏi của người đối thoại.
- Trao đổi, giao tiếp, đàm thoại giúp ngôn ngữ trẻ phát triển toàn diện hơn.
- Mô tả về các con vật mà trẻ biết.
- Thơ, câu đố liên quan đến chủ đề về các con vật.
- Trò chơi phát triển ngôn ngữ “Truyền tin”, “Nói nhanh”
* Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:
 + PTNN: 
 - Nói chuyện về các con vật sống trong rừng.
Lĩnh vực phát triển thể chất
1/ Thực hiện một số việc đơn giản: Rửa tay, lau mặt, súc miệng,... với sự giúp đỡ.
2/ Biết nói với người lớn khi bị đau, chảy máu,... 
- Thông qua các bài tập thể dục sáng, thể dục giờ học. Giúp cơ thể trẻ phát triển 1 cách toàn diện, 
- Trẻ linh hoạt, tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động trên lớp.
- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh và mau lớn.
- Trò chơi rèn thể lực, sự hợp tác, đoàn kết của nhóm. 
* Lĩnh vực phát triển thể chất:
+ Các động tác bài tập thể dục sáng: luyện tập các nhóm cơ, hô hấp.
+ TDGH:
- Bò theo đướng dích dắt 
Trò chơi vận động: Đuổi bóng, trời nắng trời mưa, mèo đuổi chuột.
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
1/ Hát theo giai điệu, lời ca của bài hát quen thuộc.
- Hát, nghe hát các bài hát về chủ đề 
- Sử các kỹ năng tạo hình như: vẽ, nặn, cắt, xé dán, gấp để tạo ra sản phẩm.
- Làm một số sản phẩm tạo hình từ nguyên vật liệu thiên nhiên.
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ:
+ Tạo hình:
- Vẽ con vật bé yêu thích (Trang 16)
+ Giáo dục âm nhạc:
. DH: Cá vàng bơi (l1)
 NH: Cùng múa hát dưới trăng
 TCAN: Nghe tiếng hát tìm đồ vật?
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
KẾ HOẠCH ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN
I. Nội dung:
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân và dắt trẻ vào chơi cùng bạn. 
- Trao đổi với phụ huynh những thông tin cần thiết.
- Trò chuyện với trẻ về góc chủ đề nhánh, xem tranh về các con vật sống trong rừng.
II. Yêu cầu:
- Phụ huynh đưa trẻ tận tay giáo viên.
- Trẻ tham gia trò chuyện cùng cô về chủ đề nhánh.
- Rèn ngôn ngữ khi trẻ giao tiếp với bạn.
- Giáo dục trẻ phải biết bảo vệ, không chọc phá các con vật,...
III. Chuẩn bị:
 Tranh ảnh theo chủ đề nhánh.
IV. Tiến hành:
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ - trò chuyện với trẻ về những ngày ở nhà cùng với ba mẹ...
Đón trẻ - Cho trẻ nghe nhạc, các bài hát có trong chủ đề. Trẻ chơi tự do ở các góc mà trẻ thích.
Đón trẻ- Cô và trẻ cùng nói chuyện về các hoạt động sẽ diễn ra trong ngày.
Đón trẻ- trò chuyện với trẻ về các con vật sống trong rừng
Đón trẻ- Trẻ nghe nhạc. Chơi ở các góc mà trẻ thích. Trao đổi giao tiếp với các bạn trong lớp
THỂ DỤC SÁNG
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành
Thể dục sáng:
Thay 
Tay 5
- Trẻ tập đều và đúng động tác theo nhịp đếm của cô.
- Rèn các cơ: tay, bụng, chân, bật phát triển tốt.
- Qua giờ học giúp trẻ phát triển thể chất một cách hài hòa, cân đối. 
- Giáo dục trẻ tập thể dục thường xuyên để cơ thể khoẻ mạnh và phát triển tốt.
- Sân trường sạch sẽ, thoáng.
- Cô tập chuẩn các động tác
- Cô dẫn trẻ ra sân, vừa đi vừa đọc thơ dạo quanh sân trường (giáo dục bảo vệ môi trường)
- Tập trung trẻ thành 3 hàng dọc.
* Khởi động: Cho trẻ đi, chạy luân phiên các kiểu theo vòng tròn rồi chuyển thành 3 hàng ngang
* Trọng động: Cô làm mẫu, vừa làm vừa đếm cho trẻ tập lần lượt từng động tác theo cô.
- Thở 1: Gà gáy (2lx4n) 
- Tay 5: Từng tay đưa lên cao (2lx4n)
TTCB: Đứng thẳng.
Nhịp 1: Tay phải đưa lên cao, hạ xuống.
Nhịp 2: Tay trái đưa lên cao, hạ xuống.
Nhịp 3: Đưa hai tay sang ngang.
Nhịp 4: Về TTCB.
- Bụng-lườn 4: Đứng cúi về trước (2lx4n)
- Chân 1: Đứng, khuỵu gối (2lx4n)
- Bật 2: Bật tại chổ (2lx4n)
* Hồi tỉnh: Cho trẻ đi tự do hít thở.	
ĐIỂM DANH
Điểm danh
- Cô nắm được sỉ số trẻ trong lớp, báo phiếu ăn.
- Trẻ biết tên bạn vắng trong lớp.
- Sổ chấm phiếu ăn
- Viết
- Cô cho tổ trưởng từng tổ điểm danh, báo cáo số bạn có trong tổ.
- Trẻ biết xếp hàng ngay ngắn khi bạn đếm số. Tổ trưởng lên báo tên bạn vắng.
- Cô điểm danh lại cho chính xác.
- Cô ghi vào sổ chấm phiếu ăn.
TIÊU CHUẨN BÉ NGOAN
Ba tiêu chuẩn bé ngoan
- Trẻ thuộc và hiểu ý nghĩa 3 tiêu chuẩn bé ngoan.
- Biết thực hiện đúng 3 TCBN sẽ được cắm cờ
Cô thuộc và hiểu được ý nghĩa của 3 TCBN 
Cô đưa ra và hỏi trẻ ý nghĩa của 3TCBN : 
1. Chào hỏi lễ phép
2. Hăng hái phát biểu
3. Tay chân sạch sẽ
- Giáo dục trẻ thực hiện đúng 3 TCBN sẽ được cắm cờ và được phiếu bé ngoan cuối tuần.
- Cô cho trẻ nhắc lại 3 TCBN theo tổ, lớp.
GIỜ CHƠI NGẮN
Giờ chơi ngắn
- Cháu biết và chơi các trò chơi ngắn.
- Biết tác dụng của giờ chơi ngắn
- Giáo dục trẻ biết thu dọn đồ chơi sau khi chơi
Một số đồ chơi theo chủ đề
- Qua giờ chơi nhằm giúp trẻ lấy lại hứng thú để chuẩn bị hoạt động sau.
- Xen kẽ vào lúc chuyển tiết
- Khi chơi trẻ chơi theo tự nguyện, khi chơi trẻ biết tự lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định. Nhường nhịn bạn khi chơi, không giành đồ chơi với bạn
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I. Mục đích yêu cầu chung:
1/ Kiến thức: Trẻ nhận biết được tên gọi, đặc điểm hình dáng, môi trường sống của một số con vật sống trong rừng.
2/ Kỹ năng:
- Trẻ tham gia đàm thoại cùng cô qua đó trẻ biết thêm 1 số từ mới, trẻ mạnh dạn và tự tin. 
- Trẻ được tắm nắng, hít thở không khí trong lành vào buổi sáng giúp phát triển các giác quan trong cơ thể 1 cách hài hòa, cân đối. 
3/ Giáo dục: 
- Biết bảo vệ động vật có ích, không chọc phá chúng.
II. Chuẩn bị:
- Tranh về một số con vật sống trong rừng.
III. Tiến hành:
Ổn định trước khi ra sân:
 Giáo viên kiểm tra sức khỏe của trẻ trước khi ra sân, nếu trẻ bị ốm, hoặc không khỏe thì cho trẻ ở lại lớp.
Cho trẻ sửa lại quần áo đầu tóc gọn gàng mang giầy dép gọn gàng cô dẫn đi dạo
Tổ chức ra sân:
Giáo viên cho trẻ ra sân, gợi ý để trẻ nói về thời tiết hôm nay như thế nào? Giáo dục trẻ về biến đổi khí hậu.
Cho trẻ đi dạo vừa đi vừa đọc đồng dao.
Cho trẻ ra thăm vườn hoa hít thở không khí trong lành.
Cho trẻ đến nơi quan sát.
Nội dung quan sát
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành
Thứ 2: 
Con gấu
- Trẻ biết ra ngoài trời được hít thở không khí trong lành.
- Trẻ nhận biết được một số đặc điểm, tên gọi, nơi sống, của con gấu.
- Trẻ tham gia trả lời câu hỏi của cô giúp trẻ rèn ngôn ngữ.
- Giáo dục trẻ bảo vệ con vật, không chọc phá.
- Địa điểm - Tranh.
 - Hột, hạt, đồ chơi ngoài trời.
- Cô và trẻ hát bài: Ta đi vào rừng xanh
+ Con vừa hát bài hát có con gì?
+ Con gấu có đặc điểm gì?
+ Con gấu sống ở đâu?
+ Lông gấu như thế nào?
+ Con thường thấy gấu ở đâu?
+ Vậy khi đi sở thú xem gấu thì con phải như thế nào?
Giáo viên nói cho trẻ biết, gấu sống ở trong rừng, gấu là động vật quí hiếm cần được bảo vệ và khi đi xem gấu ỏ sở thú thì phải đứng xa chuồng gấu, không chọc phá gấu.
- Chơi vận động “Mèo đuổi chuột”
Chơi tự do: Cát, lá cây, đồ chơi ngoài trời. Cô bao quát xử lý tình huống. Báo hết giờ. Tập trung trẻ lại.
Nhận xét buổi hoạt động: Giáo viên cho trẻ nói lại những hoạt động đã diển ra. Cho trẻ rửa tay chân vào lớp. 
Thứ 3:
Con cọp
- Trẻ biết ra ngoài trời được hít thở không khí trong lành.
- Trẻ nhận biết được một số đặc điểm, tên gọi, của con cọp.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin trả lời câu hỏi của cô. Phát triển thể chất cho trẻ thông qua tcvđ.
- Giáo dục trẻ bảo vệ con vật.
- Địa điểm - Tranh.
 - Hột, hạt, đồ chơi ngoài trời.
- Hát: Ta đi vào rừng xanh
+ Con gì đây con? Cọp còn gọi là gì?
+ Con cọp có đặc điểm gì?
+ Con nhìn xem lông cọp có gì đặc biệt?
+ Con cọp sống ở đâu?
+ Bạn nào biết con cọp ăn gì?
+ Cọp ăn thịt vậy có nguy hiểm không con?
+ Được ba mẹ cho đi sở thú xem cọp thì con phải như thế nào?
Giáo viên nói cho trẻ biết, cọp sống trong rừng, cọp ăn thịt nên rất nguy hiểm, được đi xem cọp thì con phải đứng xa, không chọc phá hổ.
- Chơi vận động “Mèo đuổi chuột”
- Chơi tự do: Cát, lá cây, đồ chơi ngoài trời. Cô bao quát xử lý tình huống. Báo hết giờ. Tập trung trẻ lại.
Nhận xét buổi hoạt động: Giáo viên cho trẻ nói lại những hoạt động đã diển ra. Cho trẻ rửa tay chân vào lớp. 
 Thứ 4:
Con khỉ
- Trẻ biết ra ngoài trời được hít thở không khí trong lành.
- Trẻ nhận biết được một số đặc điểm, tên gọi, ích lợi, thức ăn, của con khỉ.
- Trẻ tham gia trả lời câu hỏi của cô to ro, mạnh dạn.
- Giáo dục trẻ bảo vệ con vật, không chọc phá.
- Địa điểm - Tranh.
 - Hột, hạt, đồ chơi ngoài trời.
- Hát: Ta đi vào rừng xanh
+ Cô có tranh con gì đây?
+ Con khỉ sống ở đâu?
+ Con khỉ có đặc điểm gì?
+ Khỉ thích ăn gì ?
Giáo viên nói cho trẻ biết khỉ sống trong rừng, thích ăn chuối, khi cho khỉ ăn mình đứng xa lồng ra không nên đứng gần.
- Chơi vận động “Thỏ đổi chuồng”
- Chơi tự do: Cát, lá cây, đồ chơi ngoài trời. Cô bao quát xử lý tình huống. Báo hết giờ. Tập trung trẻ lại.
Nhận xét buổi hoạt động: Giáo viên cho trẻ nói lại những hoạt động đã diển ra. Cho trẻ rửa tay chân vào lớp. 
 Thứ 5: 
Con sư tử
- Trẻ biết ra ngoài trời được hít thở không khí trong lành.
- Trẻ nhận biết được một số đặc điểm, tên gọi, thức ăn, của con sư tử.
 - Trẻ tham gia trả lời câu hỏi của cô giúp trẻ rèn ngôn ngữ.
- Giáo dục trẻ bảo vệ con vật.
- Địa điểm - Tranh.
 - Hột, hạt, đồ chơi ngoài trời.
- Hát: Ta đi vào rừng xanh
- Cho trẻ xem tranh
+ Con sư tử có đặc điểm gì?
+ Con sư tử sống ở đâu?
+ Sư tử ăn gì?
+ Đầu sư tử có gì?
 Giáo viên nói cho trẻ biết sư tử rất nguy hiểm không nên đến gần.
- Chơi vận động “Thỏ đổi chuồng”
- Chơi tự do: Cát, lá cây, đồ chơi ngoài trời. Cô bao quát xử lý tình huống. Báo hết giờ. Tập trung trẻ lại.
Nhận xét buổi hoạt động: Giáo viên cho trẻ nói lại những hoạt động đã diển ra. Cho trẻ rửa tay chân vào lớp. 
Thứ 6: 
Con voi
- Trẻ biết ra ngoài trời được hít thở không khí trong lành.
- Trẻ nhận biết được một số đặc điểm, tên gọi, ích lợi, thức ăn, của con voi.
- Trẻ tham gia trả lời câu hỏi của cô to rõ và mạnh dạn. 
- Giáo dục trẻ bảo vệ con vật, không chọc phá chúng.
- Địa điểm - Tranh.
 - Hột, hạt, đồ chơi ngoài trời.
- Hát: Ta đi vào rừng xanh
- Cho trẻ xem tranh
+ Cô có con gì đây?
+ Con voi sống ở đâu?
+ Con voi có đặc điểm gì?
+ Tai con voi như thế nào so với các con vật khác?
+ Con voi ăn gì?
Giáo viên nói cho trẻ biết voi sống trong rừng nhưng ăn thực vật, nên voi không nguy hiểm, nhưng cũng không nên đến gần vì voi là động vật to lớn.
- Chơi vận động “Thỏ đổi chuồng”
- Chơi tự do: Cát, lá cây, đồ chơi ngoài trời. Cô bao quát xử lý tình huống. Báo hết giờ. Tập trung trẻ lại.
Nhận xét buổi hoạt động: Giáo viên cho trẻ nói lại những hoạt động đã diển ra. Cho trẻ rửa tay chân vào lớp. 
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
I. Mục đích yêu cầu chung:
1/ Kiến thức: Trẻ biết thể hiện vai chơi và cùng chơi với các bạn trong góc 
2/ Kỹ năng: 
- Trẻ dùng ngôn ngữ của mình để giao tiếp với các bạn trong góc
- Qua giờ chơi giúp phát triển các giác quan tốt
3/ Giáo dục: Giáo dục trẻ biết bảo vệ các con vật quý hiếm, bảo vệ môi trường, biết giữ gìn những đồ dùng, đồ chơi trong lớp.
II. Chuẩn bị : 
 Đồ chơi 5 góc
III. Tiến hành :
- Cho trẻ hát “Ta đi vào rừng xanh”
+ Bài hát nói về gì?
+ Là con vật sống ở đâu?,...
Giáo dục trẻ biết bảo vệ, không đánh đập, chọc phá các con vật,... 
- Chủ đề của tuần là gì? Bây giờ đến giờ gì?
- Hôm nay giờ hoạt động góc các con sẽ được chơi ở các góc. Cho trẻ kể tên các góc. khi chơi các con chơi như thế nào?
- Chơi xong mình nhớ làm gì?
- Cho trẻ chọn và về góc chơi.
- Cô bao quát gợi ý từng góc chơi.
- Nếu trẻ nào chơi chán cho trẻ chơi vận động.
 - TCVĐ: “Tập tầm vong”
- Cô báo hết giờ nhận xét từng góc, hướng trẻ đến góc trọng tâm nhận xét.
TÊN GÓC - YÊU CẦU – CHUẨN BỊ - GỢI Ý
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Góc xây dựng:
Thảo cầm viên.
vYêu cầu:
- Trẻ biết xây dựng khuôn viên của sở thú, có những cây xanh xung quanh, chuồng trại.
 - Giáo dục trẻ chơi ngoan, không tranh dành đồ chơi của bạn. 
vChuẩn bị:
Gạch, cây xanh, chuồng, con vật,...
vGợi ý: 
Trẻ xây dựng khuôn viên thảo cầm viên bằng gạch, trồng các cây xanh, lấp ráp những chuồng nuôi thú.
- Góc phân vai: Bán thức ăn
 - Góc học tập: Xem truyện tranh về thế giới động vật
 - Góc nghệ thuật: Tô màu các con vật sống trong rừng
- Góc thiên nhiên: Chơi với cát
Góc phân vai: Bán thức ăn
vYêu cầu: 
- Trẻ biết phân vai chơi.
- Trẻ thể hiện tốt vai chơi của mình.
- Biết mua bán bằng tiền.
- Giáo dục trẻ chơi ngoan.
v Chuẩn bị : Thức ăn cho các con vật, tiền...
v Gợi ý : 
Trẻ mua thì phải trả tiền, người bán thì nhẹ nhàng hòa nhã với người mua...
 - Góc xây dựng: Thảo cầm viên.
 - Góc học tập: Xem truyện tranh về thế giới động vật.
- Góc nghệ thuật: Tô màu các con vật sống trong rừng
 - Góc thiên nhiên: Chơi với cát
Góc học tập:
Xem tranh về động vật
vYêu cầu:
- Trẻ biết xem tranh ảnh trong truyện, nói được những hình ảnh các con vật.
- Trẻ hứng thú khi xem những hình ảnh trong câu chuyện.
- Giáo dục trẻ yêu quí và bảo vệ các con vật.
vChuẩn bị: 
Truyện tranh theo chủ đề.
v Gợi ý:
Trẻ xem tranh và nói được những hình ảnh trong truyện.
- Góc xây dựng: Thảo cầm viên
 - Góc phân vai: Bán thức ăn
- Góc nghệ thuật: Tô màu các con vật sống trong rừng
- Góc thiên nhiên: Chơi với cát
Góc nghệ thuật: 
 Tô màu các con vật sống trong rừng
vYêu cầu:
- Trẻ biết sử dụng bút màu để tạo ra sản phẩm.
- Rèn sự khéo léo đôi tay trẻ. 
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm làm ra.
vChuẩn bị: Tranh để trẻ tô màu. Chì màu.
vGợi ý: 
Các con sẽ dùng bút màu để tô những mẫu hình, tô cho đều, đẹp, không lem ra ngoài.
- Góc xây dựng: Thảo cầm viên
- Góc phân vai: Bán thức ăn
- Góc học tập: Xem truyện tranh về thế giới động vật.
- Góc thiên nhiên: Chơi với cát 
Góc thiên nhiên: Chơi với cát
vYêu cẩu:
- Trẻ biết sử dụng những dụng cụ để tạo những sản phẩm từ cát.
- Giáo dục trẻ chơi ngoan không tranh giành đồ chơi với bạn.
vChuẩn bị: Đồ dùng dụng cụ in hình từ cát.
vGợi ý : 
Cô hướng dẫn cho trẻ cách cho cát vào khuôn, ấn mạnh để tạo ra sản phẩm.
- Góc xây dựng: Thảo cầm viên
 - Góc học tập: Xem truyện tranh về thế giới động vật.
- Góc nghệ thuật: Tô màu tranh động vật.
- Góc phân vai: Bán thức ăn
HOẠT ĐỘNG CHUNG
Thứ hai 5/1/2015 
Chủ đề nhánh: Một số con vật sống trong rừng
KPKH: Tìm hiểu con gấu, con cọp, con khỉ
(Lĩnh vực phát triển nhận thức)
I. Mục đích yêu cầu:
1/ Kiến thức:
- Trẻ biết được tên gọi, một số đặc điểm, ích lợi, thức ăn,của một số con vật sống trong rừng.
2/ Kỹ năng:
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
- Trẻ phát triển thể lực thông qua các hoạt động
3/ Giáo dục:
- Giáo dục trẻ không chọc phá các con vật chúng rất giữ,... 
II. Chuẩn bị: 
+ Powerpoint về các con vật 
+ Tranh ảnh, lô tô.
III. Tiến hành:
- Cho trẻ hát “Ta đi vào rừng xanh”
	+ Con vừa hát bài hát gì?
	+ Trong bài hát có các con vật nào?
	+ Các con vật sống ở đâu?
Giáo dục trẻ biết bảo vệ các con vật, không chọc phá chúng.
Hôm nay cô biết có một khu triển lãm tranh rất đẹp cô sẽ dẫn các con đi xem nha. 
Kết hợp cho trẻ xem tranh về biển đảo (GDATGT + GD biển đảo)
- Cô còn có một số tranh khác rất đẹp, các con có thích xem không.
* Tranh con gấu:
+ Đây là con gì? 
+ Con gấu có đặc điểm gì?
+ Con gấu sống ở đâu?
+ Con thường thấy gấu ở đâu?
+ Vậy khi đi sở thú xem gấu thì con phải như thế nào?
Giáo dục trẻ gấu là động vật quí hiếm cần được bảo vệ và khi đi xem gấu ỏ sở thú thì phải đứng xa chuồng gấu, không chọc phá gấu.
* Tranh con cọp:
+ Con gì đây con? Cọp còn gọi là gì?
+ Con cọp có đặc điểm gì?
+ Con nhìn xem lông cọp có gì đặc biệt?
+ Con cọp sống ở đâu?
+ Được ba mẹ cho đi sở thú xem cọp thì con phải như thế nào?
Giáo viên giáo dục cọp sống trong rừng, cọp rất nguy hiểm, được đi xem cọp thì con phải đứng xa, không chọc phá hổ.
* Tranh con khỉ:
+ Cô có tranh con gì đây?
+ Con khỉ sống ở đâu?
+ Con khỉ có đặc điểm gì?
+ Khỉ thích ăn gì ?
Giáo viên nói cho trẻ biết khỉ sống trong rừng, thích ăn chuối, khi cho khỉ ăn mình đứng xa lồng ra không nên đứng gần.
- Cho trẻ chơi: Con gì biến mất?
So sánh con gấu và con cọp (Giống nhau: Đều là vật sống trong rừng. Khác nhau: Hình dáng, màu sắc, con cọp đi bằng 4 chân, con gấu đi được bằng 2 chân)
Giáo dục trẻ biết bảo vệ không chọc phá vì chúng rất giữ và là những con vật quý hiếm.
- Cho trẻ chơi: Về đúng chuồng? 
Cô phát cho mỗi trẻ 1 lô tô con vật. Trẻ vừa đi vừa hát, khi nghe tín hiệu của cô trẻ chạy về đúng chuồng giống lô tô trẻ cầm. 
- Cho trẻ chơi 2,3 lần – cô nhận xét trẻ chơi.
- Lớp nghỉ.	
HOẠT ĐỘNG 2
GDAN: DH: Cá vàng bơi (l1)
NH: Cùng múa hát dưới trăng 
TC: Nghe tiếng hát tìm đồ vật?
(Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ)
I. Mục đích yêu cầu :
1/ Kiến Thức:
- Trẻ biết được nội dung bài hát.
- Trẻ biết chú ý lắng nghe cô hát và hiểu nội dung bài hát: “Cùng múa hát dưới trăng”
2/ Kỹ năng:
- Tham gia tích cực vào trò chơi: “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”
3/ Giáo dục: Giáo dục trẻ chăm sóc, cho cá ăn.
II. Chuẩn bị : 
Đĩa nhạc, máy vi tính.
Con vật bằng nhựa, dây vải.
III. Tiến hành :
- Mở nhạc cho trẻ hát bài: “Ta đi vào rừng xanh”
+ Các con vừa hát bài hát gì? 
Giáo dục trẻ bảo vệ các con vật, không chọc phá chúng.
- Hôm nay cô cũng có một bài hát nói về con cá vàng đó là bài hát: Cá vàng bơi, nhạc và lời của Hà Hải, cô sẽ dạy cho các con, các con có thích không.
- Cô hát – đàm thoại nội dung bài hát: Nói về các động tác bơi lượn và bắt bọ gậy của con cá vàng cho nước sạch trong.
- Cô dạy cho trẻ hát theo cô bằng nhiều hình thức: Cả lớp, nhóm, tổ, cá nhân,đến khi thuộc bài hát: Cá vàng bơi.
- Cho trẻ nghe hát “Cùng múa hát dưới trăng” sưu tầm lần 1+ lần 2 cô giải thích nội dung bài hát: Nói về thỏ mẹ, thỏ con cùng múa hát dưới trăng, khi hươu, nai, sóc đến xem thì được thỏ mời vào cùng múa hát.
- TC “trời tối, trời sáng”
- Nhìn xem cô có gì ?
- Cho trẻ chơi: “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”
Cách chơi: Cô mời trẻ xung phong lên dùng dây vải che mắt và cô mời 1 bạn lên giấu con vật sau lưng các bạn. Tháo dây vải cho bạn đi tìm, cả lớp cùng hát một bài khi đến gần đồ vật trẻ hát lớn lên cho bạn tìm con vật. Trẻ t

File đính kèm:

  • docGiao an tuan 18.doc